Đề tài Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách cổ tức của các công ty niêm yết

Trong tài chính doanh nghiệp có ba quyết định cơ bản: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định chi trả cổ tức. Vì vậy, cả ba quyết định trên đều phải nhất quán với mục tiêu nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp Chẳng hạn, các nhà đầu tư của một doanh nghiệp ấn định mức lợi nhuận tương lai và có tiềm năng cổ tức tương lai; cấu trúc vốn ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn và chi phí sử dụng vốn ấn định một phần đến số cơ hội đầu tư có thể chấp nhận được; và chính sách cổ tức ảnh hưởng đến số lượng vốn cổ phần thường trong cấu trúc vốn của một doanh nghiệp (qua lợi nhuận giữ lại). Do đó, chính sách cổ tức là một phần quan trọng trong chính sách tài chính của doanh nghiệp vì nó vừa ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cổ đông, vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đóng một vai trò quan trọng, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều vấn đề bất cập còn tồn tại.

doc35 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3820 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách cổ tức của các công ty niêm yết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách cổ tức của các công ty niêm yết Contents LỜI MỞ ĐẦU Trong tài chính doanh nghiệp có ba quyết định cơ bản: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định chi trả cổ tức. Vì vậy, cả ba quyết định trên đều phải nhất quán với mục tiêu nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp Chẳng hạn, các nhà đầu tư của một doanh nghiệp ấn định mức lợi nhuận tương lai và có tiềm năng cổ tức tương lai; cấu trúc vốn ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn và chi phí sử dụng vốn ấn định một phần đến số cơ hội đầu tư có thể chấp nhận được; và chính sách cổ tức ảnh hưởng đến số lượng vốn cổ phần thường trong cấu trúc vốn của một doanh nghiệp (qua lợi nhuận giữ lại). Do đó, chính sách cổ tức là một phần quan trọng trong chính sách tài chính của doanh nghiệp vì nó vừa ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cổ đông, vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đóng một vai trò quan trọng, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều vấn đề bất cập còn tồn tại. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH : A. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Chương I : Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách cổ tức của các công ty niêm yết. Chương II: Các chính sách cổ tức. B. CÁC HÌNH THỨC TRẢ CỔ TỨC Chương I: Trả cổ tức bằng tiền. Chương II: Trả cổ tức bằng cổ phiếu. Chương III: Trả cổ tức bằng tài sản. C. NHỮNG BẤT CẬP VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG VIỆC LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT HIỆN NAY. D. KẾT LUẬN A. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CHƯƠNG I: CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT. 1. Các hạn chế pháp lý : - Hạn chế suy yếu vốn: tức là doanh nghiệp không thể dùng vốn (gồm mệnh giá cổ phần thường và thặng dư vốn) để chi trả cổ tức bởi vì sẽ làm giảm nguồn vốn của doanh nghiệp. - Hạn chế lợi nhuận ròng: Hạn chế này đòi hỏi một công ty phải có phát sinh lợi nhuận trước khi được phép chi trả cổ tức tiền mặt. Điều này nhằm ngăn cản các chủ sở hữu rút lại vốn đầu tư ban đầu và làm suy yếu vị thế an toàn của các chủ nợ của doanh nghiệp. - Hạn chế mất khả năng thanh toán: nghĩa là nợ đang nhiều hơn tài sản. Và việc tiếp tục chi trả cổ tức sẽ dẫn tới cản trở các trái quyền ưu tiên của các chủ nợ đối với tài sản của công ty. 2. Các điều khoản hạn chế: Các điều khoản hạn chế nằm trong các giao dịch trái phiếu, điều khoản vay, thỏa thuận vay ngắn hạn, hợp đồng thuê tài sản và các thỏa thuận cổ phần ưu đãi. Chúng cơ bản là để giới hạn tổng mức cổ tức một công ty có thể chi trả thông qua quy định: − Không thể chi trả cổ tức cho đến khi lợi nhuận đạt đến một mức nhất định nào đó. − Một phần dòng tiền phải được dành để trả nợ. − Vốn luân chuyển (tài sản lưu động trừ nợ ngắn hạn) hay tỷ lệ nợ hiện hành không cao hơn một mức định sẵn nào đó… 3. Khả năng vay nợ và tiếp cận các thị trường vốn: - Doanh nghiệp lớn, có uy tín, dễ dàng tiếp cận với thị trường tín dụng và các nguồn vốn bên ngoài thì càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức bởi khả năng thanh khoản linh hoạt và tận dụng các cơ hội đầu tư, dễ dàng trong việc đưa ra các quyết định chính sách cổ tức. - Ngược lại, đối với các doanh nghiệp nhỏ, chỉ có vốn cổ phần, khó tiếp cận vốn bên ngoài thì khi có cơ hội đầu tư mới thuận lợi, thường việc chi trả cổ tức không nhất quán với mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. - Những Doanh nghiệp có nhiều cơ hội tăng trưởng sẽ cần nhiều vốn vì vậy nếu khi doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ làm giảm một lượng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy để đầu tư cho dự án trong tương lai thì DN phải tìm nguồn tài trợ bổ sung cho sự thiếu hụt do chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Vì vậy để hạn chế được việc thiếu hụt nguồn vốn và tận dụng cơ hội tăng trưởng tốt trong tương lai DN sẽ chọn hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. 4. Các ảnh hưởng của thuế: - Khi quyết định chi trả cổ tức, doanh nghiệp sẽ cân nhắc đến sự chênh lệch giữa thuế suất đánh trên thu nhập lãi vốn và thu nhập cổ tức. - Ngoài ra, thu nhập cổ tức bị đánh thuế ngay (trong năm hiện hành), còn thu nhập lãi vốn có thể hoãn đến các năm sau. 5. Khả năng thanh khoản: - Chi trả cổ tức là dòng tiền ra. Vì vậy, khả năng thanh khoản của doanh nghiệp phụ thuộc vào các tài sản có tính thanh khoản cao, nhất là tiền mặt. - Khi khả năng thanh khoản của DN càng cao thì DN dễ dàng trong việc chi trả cổ tức. Ngay cả khi DN đạt được lơi nhuận cao nhưng nếu khả năng thanh khoản thấp, không đủ tiền mặt để chi trả cổ tức thì DN phải cân nhắc lại việc chia cổ tức bằng tiền mặt. 6. Tính ổn định của lợi nhuận: - Một doanh nghiệp có lịch sử lợi nhuận ổn định thường sẵn lòng chi trả cổ tức cao hơn doanh nghiệp có thu nhập không ổn định. Hầu hết các doanh nghiệp lớn, có cổ phần được nắm giữ rộng rãi, thường do dự đối với việc hạ thấp chi trả cổ tức, ngay cả những lúc gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính. 7. Các cơ hội tăng trưởng vốn: - Một doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng có nhu cầu vốn lớn để tài trợ cho các cơ hội đầu tư hấp dẫn của mình. Vì thế, thay vì chi trả cổ tức nhiều và sau đó cố gắng bán cổ phần mới để huy động đủ số vốn mới cần thiết, doanh nghiệp thuộc loại này thường chi trả cổ tức ở mức thấp, giữ lại một phần lớn lợi nhuận và tránh bán cổ phần mới ra công chúng vừa tốn kém vừa bất tiện. 8. Lạm phát: - Trong môi trường lạm phát, vốn phát sinh từ khấu hao không đủ thay thế tài sản đã cũ kỹ, lạc hậu; hơn nữa, nhu cầu vốn luân chuyển, số dư tiền mặt giao dịch của doanh nghiệp cũng tăng lên. Do đó, doanh nghiệp cần phải giữ lại lợi nhuận nhiều hơn để duy trì khả năng hoạt động cho tài sản của DN. - Lạm phát cũng có tác động đến nhu cầu luân chuẩn vốn của DN bởi vì do ảnh hưởng của lạm phát nên đã làm cho số tiền thực tế đầu tư vào hàng tồn kho và khoản phải thu giảm dần….nên đòi hỏi DN cũng phải có một nguồn vốn để bù đắp sự thiếu hụt nguồn vốn tài trợ cho tài sản lưu động và vốn luân chuyển…Từ đó ảnh hưởng đến thu nhập, các khoản lợi nhuận của DN và ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chính sách cổ tức của công ty. 9. Ưu tiên của cổ đông : - Một doanh nghiệp được kiểm soát chặt chẽ với tương đối ít cổ đông thì ban điều hành có thể ấn định mức cổ tức theo ưu tiên của các cổ đông (tức là mục tiêu, sở thích của cổ đông). - Các doanh nghiệp có số lượng cổ đông lớn, rộng rãi thì không thể tính đến các ưu tiên của cổ đông khi quyết định chi trả cổ tức mà chỉ có thể xem xét các yếu tố cơ hội đầu tư, nhu cầu dòng tiền, tiếp cận thị trường tài chính và các yếu tố liên quan khác. Vì vậy, việc ưu tiên cho các cổ đông như thế nào cũng sẽ ảnh hưởng đến việc các nhà đầu tư sẽ lựa chọn các công ty có chính sách cổ tức phù hợp với mục tiêu của mình. - Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách cổ tức như: cấu trúc cổ đông, hình thức sở hữu, quy mô doanh nghiệp, khả năng tạo lợi nhuận, đặc điểm phát triển của doanh nghiệp, lãi suất ngân hàng,... CHƯƠNG II: CÁC CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 1. Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động: - Chính sách này xác định rằng một doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi doanh nghiệp có các cơ hội đầu tư, hứa hẹn các tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi mà các cổ đông đòi hỏi. - Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động ngụ ý việc chi trả cổ tức của doanh nghiệp là nên thay đổi từ năm này sang năm khác tùy thuộc vào các cơ hội đầu tư có sẵn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp thường cố gắng duy trì một mức cổ tức ổn định theo thời gian. Điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp đã bỏ qua nguyên lý về chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động, mà bởi vì cổ tức có thể được duy trì ổn định hàng năm theo hai cách: + Thứ nhất, doanh nghiệp có thể giữ lại lợi nhuận với tỷ lệ khá cao trong những năm có nhu cầu vốn cao. Nếu đơn vị tiếp tục tăng trưởng, các giám đốc có thể tiếp tục thực hiện chiến lược này mà không nhất thiết phải giảm cổ tức. + Thứ hai, doanh nghiệp có thể đi vay vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư và do đó tăng tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần một cách tạm thời để tránh phải giảm cổ tức. Nếu doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư tốt trong suốt một năm nào đó thì chính sách vay nợ sẽ thích hợp hơn so với cắt giảm cổ tức. Sau đó, trong những năm tiếp theo, doanh nghiệp cần giữ lại lợi nhuận để đẩy tỷ số nợ trên vốn cổ phần về lại mức thích hợp. - Ngoài ra, các công ty đang “tăng trưởng” thường có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn các công ty đang trong giai đoạn sung mãn (bão hòa). * Thực trạng một số công ty sử dụng chính sách lợi nhuận giữ lại ổn định : - Công ty cổ phần Gạch Men Chang Yih ( mã CK : CYC) : + Công ty CP Gạch Men Chang Yih đạt được lợi nhuận sau thuế qua các năm như sau: Năm 2008: 15,059 tỷ đồng; năm 2009: 2,132 tỷ đồng; năm 2010: -464 tỷ đồng. + CYC là công ty vẫn đang trong giai đoạn phát triển và rất cần nguồn vốn. Chính vì vậy, qua các năm gần đây, CYC không chi trả cổ tức cho các cổ đông, và giữ lại phần lợi nhuận đó để tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh để giúp cho công ty phát triển hơn trên thị trường chứng khoán trong thời gian sắp tới. - Công ty cổ phần Cơ khí và xây dựng Bình Triệu ( mã CK BTC): + Công ty cổ phần Cơ khí và xây dựng Bình Triệu có lợi nhuân giảm dần qua các năm. Năm 2008 lợi nhuận đạt được là 7,2 tỷ đồng; năm 2009 đạt 5,75 tỷ đồng; năm 2010 đạt 2,11 tỷ đồng. + Vì vậy, BTC là công ty vẫn trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, nên công ty trả cổ tức với tỷ lệ tương đối thấp (năm 2009: 7%, năm 2010 :10%), và không thường xuyên như các công ty đang trong giai đoạn bão hòa. + Do đó, BTC sử dụng chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động, dùng lợi nhuận không chi trả cổ tức cho cổ đông để BTC tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp phát triển hơn trên thị trường chứng khoán sắp tới. - Công ty cổ phần MIRAE (mã CK KMR): + Công ty cổ phần MIRAE đạt lợi nhuận sau thuế qua các năm như sau : Năm 2008: 14,817 tỷ đồng; năm 2009: 29,481 tỷ đồng; năm 2010: 36,45 tỷ đồng. + Với lợi nhuận sau thuế đạt được như vậy, nhưng KMR không chi trả cổ tức cho cổ đông qua các năm và sử dụng lợi nhuận đó để đầu tư vào các dự án và phát triển tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đến ngày 06/10/2010, KMR chỉ chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100/22,02 cho các cổ đông hiện hữu. Như vậy, qua các năm, KMR vẫn đang là một công ty đang phát triển nên cần vốn để tái đầu tư. Vì vậy, KMR đã sử dụng chính sách này. => Các công ty niêm yết đang trong giai đoạn phát triển và tăng trưởng thì thường chọn chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động, không chi trả cổ tức cho các cổ đông. Để giúp công ty có thêm nguồn vốn tái đầu tư, và phát triển doanh nghiệp để trong tương lai, cổ phiếu đạt được mức giá cao hơn. Và những cổ đông nào có thể dự đoán được sự tăng trưởng của công ty đó trong tương lai là tốt thì sẽ chấp nhận với việc không chi trả cổ tức để tương lai nhận được khoản lợi nhuận cao hơn. 2. Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định: - Hầu hết các doanh nghiệp và cổ đông đều thích chính sách cổ tức tương đối ổn định. Chính sách cổ tức ổn định được ưu tiên vì: + Các nhà đầu tư cho rằng việc thay đổi chính sách cổ tức có nội dung hàm chứa thông tin – họ đánh đồng các thay đổi trong mức cổ tức của doanh nghiệp với mức sinh lợi. Cắt giảm cổ tức như một tín hiệu là tiềm năng lợi nhuận dài hạn của doanh nghiệp đã sụt giảm và ngược lại một sự gia tăng trong lợi nhuận như một minh chứng rằng lợi nhuận tương lai sẽ gia tăng. + Các giám đốc tài chính tin rằng các nhà đầu tư sẽ trả môt giá cao hơn cho cổ phần công ty chi trả cổ tức ổn định, do đó làm giảm chi phí sử dụng vốn cổ phần của doanh nghiệp. - Tương tự, những gia tăng trong tỷ lệ cổ tức cũng thường bị trì hoãn cho đến khi các giám đốc tài chính công bố rằng các khoản lợi nhuận trong tương lai đủ cao đến mức độ thỏa mãn cổ tức lớn hơn. Như vậy, tỷ lệ cổ tức có khuynh hướng đi theo sau một gia tăng trong lợi nhuận và đồng thời cũng thường trì hoãn lại trong một chừng mực nào đó. * Thực trạng một số công ty sử dụng chính sách tiền mặt ổn định : - Công ty cổ phần Container Việt Nam (mã CK : VSI) liên tục chi trả cổ tức bằng tiền mặt qua nhiều năm với tỷ lệ cổ tức : + Năm 2008 : đợt 1 là 20%, đợt 2 là 30% + Năm 2009 : 20% + Năm 2010 : 20% - Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (mã CK: SSI): trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ: + Năm 2007: 20% + Năm 2008 : 10% + Năm 2009 : đợt 1 là 5%, đợt 2 là 10% + Năm 2010 : 10% - Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (mã CK : DHG): trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ : + Năm 2007 : đợt 1 là 15%, đợt 2 là 10% + Năm 2008 : đợt 1 là 10%, đợt 2 là 15% + Năm 2009 : đợt 1 là 15%, đợt 2 là 10%, đợt 3 là 5% + Năm 2010 : đợt 1 là 10%, đợt 2 là 30% - Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sacom (mã CK : SAM) : trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ : + Năm 2007 : đợt 1 là 8%, đợt 2 là 17% + Năm 2009: đợt 1 là 10%, đợt 2 là 12% + Năm 2010 : đợt 1 là 10%, đợt 2 là 5% - Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (mã CK : VNM) : trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ : + Năm 2007 : đợt 1 là 19%, đợt 2 là 10% + Năm 2008 : đợt 1 là 10%, đợt 2 là 19% + Năm 2009 : đợt 1 là 20%, đợt 2 là 10% + Năm 2010 : 30% => Từ các sổ liệu của một số công ty niêm yết trên: Các công ty này sử dụng chính sách cổ tức bằng tiền mặt để chi trả cổ tức cho các cổ đông, các nhà đầu tư. Hầu hết các công ty này có giá cổ phiếu trên thị trường tăng trưởng, tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty rất phát triển, công ty ở trong giai đoạn bão hòa (sung mãn) giúp đẩy giá cổ phiếu của công ty lên rất nhanh. Các cổ phiếu này được gọi là cổ phiếu thượng hạng. Trong khi thị trường chứng khoán đang biến động ( tăng hoặc giảm) thì các công ty niêm yết này vẫn luôn sẵn sàng trả cổ tức cho các cổ đông bằng tiền mặt. Vì vậy, với chính sách cổ tức bằng tiền mặt ổn định này thì thường thu hút các nhà đầu tư ngại rủi ro, thích mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt ổn định. 3. Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi.: - Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi nhiều từ năm này sang năm khác thì cổ tức cũng có thể dao động theo. * Thực trạng một số công ty sử dụng chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi: - Công ty cổ phần Nước giải khát Sài Gòn (mã CK: TRI) : + Công ty cổ phần Nước giải khát Sài Gòn có lợi nhuận sau thuế qua các năm: Năm 2008: -143,708 tỷ đồng; năm 2009: 82,296 tỷ đồng; năm 2010: 3,638 tỷ đồng. + Với lợi nhuận sau thuế đạt được vào mỗi năm, TRI vẫn chi trả cổ tức cho các cổ đông với mức lợi tức ổn định là 15%/năm. - Công ty cổ phần Viễn Thông VTC (mã CK: VTC): + Công ty cổ phần Viễn Thông VTC đạt được lợi nhuận sau thuế qua các năm : năm 2008: 3,769 tỷ đồng; năm 2009: 3,9 tỷ đồng; năm 2010: 787 tỷ đồng. + Về việc chi trả cổ tức, thì VTC luôn chọn chính sách chi trả cổ tức bằng cổ phiếu ổn định qua các năm. Để thu hút các nhà đầu tư dự đoán được trong tương lai sự tăng trưởng của công ty, nên doanh nghiệp chọn mức tỷ lệ chi trả cổ tức không đổi bằng cổ phiếu là 100/12. - Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy Sản An Giang (mã CK: AGF): + Công ty cổ phần XNK Thủy Sản An Giang đạt được lợi nhuận sau thuế qua các năm : năm 2008: 12,366 tỷ đồng; năm 2009: 14,445 tỷ đồng; năm 2010: 42,185 tỷ đồng. + Mức cổ tức ổn định được AGF trả cho các cổ đông là 10%/năm bằng tiền mặt. Dù công ty có lợi nhuận đạt được qua các năm cao, nhưng AGF vẫn sử dụng chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi. Vì vậy, với chính sách này, công ty sẽ thu hút những nhà đầu tư mua cổ phiếu vì mục tiêu thu nhập hiện tại, và họ chắc chắn rằng khi đầu tư vào AGF thì mỗi năm đều được nhận một khoản cổ tức là nhất định. 4. Chính sách chi trả một cổ tức định kỳ ở mức thấp và các khoản thưởng thêm vào cuối năm: - Chính sách này đặc biệt thích hợp cho những doanh nghiệp có lợi nhuận hoặc nhu cầu tiền mặt biến động giữa năm này với năm khác, hoặc cả hai. Ngay cả khi doanh nghiệp có mức lợi nhuận thấp, các nhà đầu tư vẫn có thể trông cậy vào một mức chi trả cổ tức đều đặn của họ. - Còn khi lợi nhuận cao và không có nhu cầu sử dụng ngay nguồn tiền dôi ra này, các doanh nghiệp sẽ công bố một mức cổ tức thưởng cuối năm. => Chính sách này giúp ban điều hành có thể linh hoạt giữ lại lợi nhuận khi cần mà vẫn thỏa mãn được nhu cầu của các nhà đầu tư là muốn nhận được một mức cổ tức “bảo đảm”. * Thực trạng công ty niêm yết trả cổ tức định kỳ ở mức thấp và các khoảng thưởng thêm vào cuối năm: - Công ty cổ phần FPT (mã CK: FPT): + Công ty cổ phần FPT với mức chi trả cổ tức mỗi đợt qua các năm thường dao động từ 5% - 15% bằng tiền mặt: Năm 2009: đợt 1 là 10%, đợt 2 là 15% Ngày 2/7/2009: FPT phát hành thêm cổ phiếu nội bộ cho các cán bộ có thành tích trong năm 2008 là 220.125 cổ phiếu. Năm 2010: trả cổ tức bằng tiền mặt 10% Ngày 13/08/2010: phát hành thêm số cổ phiếu cho các nhân viên có thành tích năm 2009 là : 1.718.909 cổ phiếu. Ngày 16/09/2010: phát hành thêm số cổ phiếu ưu đãi nhân viên từ năm 2007 là 772.060 cổ phiếu. Với chính sách cổ tức này, các công ty muốn thu hút các nhà đầu tư ngại rủi ro và thích có một khoản lợi tức là gần như ổn định và có thể có một lợi nhuận nếu như công ty đạt được hiệu quả kinh doanh vượt mức kế hoạch trong năm đó. Như vậy, các công ty niêm yết có thể lựa chọn các chính sách cổ tức cho mình, phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp cũng như đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư. Việc chọn chính sách cổ tức đòi hỏi phải xem xét cẩn thận bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cổ đông và tới sự phát triển của công ty. Sau khi đã thống nhất chọn được chính sách chi trả cổ tức, việc tiếp theo mà Đại hội đồng cổ đông cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp phải cân nhắc đó là: lựa chọn phương thức chi trả cổ tức để thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, các cổ đông, giúp doanh nghiệp tăng thêm nguồn vốn kinh doanh. B. CÁC HÌNH THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC * Việc chia cổ tức ở Việt Nam như thế nào? - Ở Việt Nam, các công ty niêm yết thường chia cổ tức làm thành 2 đợt : + Đợt 1 : Đây là thời điểm sau khi kết thúc năm tài chính, các công ty có kết quả của kiểm toán và công bố kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cả năm vừa rồi và thông báo phân chia lợi nhuận, cổ tức (sau khi đã được Đại hội đồng Cổ đông thông qua.) + Đợt 2 : Các công ty sau khi có kết quả nửa năm (2 quý đầu năm) thường tạm ứng cổ tức cho các cổ đông dựa vào chỉ tiêu kế hoạch và kết quả thực tế đạt được trong nửa năm. CHƯƠNG I : TRẢ CỔ TỨC BẰNG TIỀN MẶT I. Hình thức trả cổ tức bằng tiền mặt: Theo luật 2005, nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải thực hiện bằng đồng tiền Việt Nam và có thể được thanh toán bằng Séc hoặc lệnh trả tiền gởi qua bưu điện đến địa chỉ thường trú của cổ đông. Cổ tức có thể được chuyển khoản qua Ngân hàng khi công ty đã có đủ chi tiết về ngân hàng của cổ đông và có thể chuyển trực tiếp được vào tài khoản ngân hàng của cổ đông. Nếu công ty đã chuyển theo đúng các thông tin chi tiết về ngân hàng như thông báo của cổ đông thi công ty không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh từ việc chuyển khoản đó. Phần lớn cổ tức được trả dưới dạng tiền mặt. Cổ tức tiền mặt được trả tính trên cơ sở mỗi cổ phần, được tính bằng phần trăm mệnh giá. Mệnh giá là giá trị được ấn định trong giấy chứng nhận cổ phiếu theo điều lệ hoạt động của công ty. Trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm tiền mặt dẫn đến giảm tài sản và giảm vốn lợi nhuận, nghĩa là giảm vốn cổ phần cổ đông. * Ưu điểm - Các cổ đông sẽ được nhận tiền ngay. - Đối với các nhà đầu tư dài hạn, thì việc thanh toán cổ tức bằng tiền mặt sẽ mang lại một nguồn doanh thu nhất định. * Nhược điểm: - Cổ đông nhận được cổ tức tiền mặt sẽ phải đóng thuế trên giá trị được chia đó, do vậy giá trị được nhận cuối cùng sẽ ít hơn mức cổ tức công bố. II. Thực trạng hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các công ty niêm yết: 1. Các công ty trả cổ tức bằng tiền mặt cao nhất năm vừa qua: a/ Công ty Cổ phần Vincom ( mã VIC) - 58,8% : - Trong quý I, doanh thu và lợi nhuận của VIC đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 473,96 tỷ đồng, tăng 354,16% so với cùng kỳ và lợi nhuận ròng đạt 96,63 tỷ đồng, tăng 190%. - Tính tới thờ
Luận văn liên quan