Công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam thực hiện trong hai thập kỷ vừa qua đặc trưng bởi những chính sách cải cách kinh tế, mở cửa nền kinh tế và chuyển sự vận hành các quan hệ kinh tế theo hướng thị trường. Tăng trưởng kinh tế và sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô đã khẳng định tính đúng đắn của chính sách đổi mới. Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng công nghiệp hóa; xu hướng này thể hiện đặc biệt rõ hơn trong 10 năm trở lại đây. Tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP của cả nước giảm dần, từ 27,18% năm 1995 xuống 24,37% năm 2000 và 21,76% vào năm 2004. Ở khu vực nông thôn, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng diễn ra mạnh mẽ. Tỷ trọng các ngành nghề phi nông nghiệp đã tăng lên rõ rệt, đóng góp nhiều vào cải thiện và đa dạng hóa thu nhập của người dân.
Đi liền với thay đổi về cơ cấu kinh tế trong nông thôn là sự biến đổi về cơ cấu của lực lượng lao động. Tuy nhiên thực tế cho thấy sự thay đổi đó rất chậm. Các số liệu thống kê cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu lao động của các ngành không hoàn toàn diễn ra tỷ lệ thuận với GDP do các ngành đó tạo ra. Do năng suất lao động trong các ngành công nghiệp lớn hơn trong nông nghiệp, tỷ trọng tăng lên của lao động được thu hút vào khu vực công nghiệp thường thấp hơn mức tăng của tỷ trọng GDP của ngành này so với nông nghiệp. Kết quả là một lực lượng lao động lớn vẫn nằm ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở nông thôn cao hơn ở khu vực thành thị kết hợp với tốc độ tăng việc làm ở nông thôn chậm hơn đã dẫn đến càng làm tăng sức ép về việc làm ở khu vực nông thôn. Thêm vào đó, năng suất lao động trong nông nghiệp thấp, đất đai nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do các nhu cầu về phát triển các khu công nghiệp, các khu đô thị càng làm cho thời gian nông nhàn tăng lên và sức ép về việc làm càng thêm gay gắt.
156 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4355 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG
ĐỀ TÀI TRONG KHUÔN KHỔ DỰ ÁN IAE-MISPA, HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU SỐ 2005/IAE/SF/002
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VIỆT NAM
Nhóm nghiên cứu:
TS. Lê Xuân Bá (Chủ nhiệm đề tài)
TS. Nguyễn Mạnh Hải
Ths. Trần Toàn Thắng
Ths. Vũ Xuân Nguyệt Hồng
Ths. Lưu Đức Khải
Hà nội, tháng 1-2006
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BIỂU iv
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ v
DANH SÁCH CÁC BẢN ĐỒ v
DANH SÁCH CÁC HÌNH v
GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.3. Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG MỘT 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NHIỆM QUỐC TẾ VỀ VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 7
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐÔNG Ở NÔNG THÔN 7
1.1. Một số khái niệm 7
1.2. Các mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp 10
1.3. Các yếu tố “kéo” và đẩy” việc tham gia hoạt động phi nông nghiệp nông thôn của nông dân 12
1.4. Mô hình kinh tế hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp 14
1.5. Tóm tắt về khung lý thuyết 21
II. KINH NGHIỆM VÀ THỰC TẾ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 21
2.1. Hàn Quốc 21
2.1.1.Rút dần lao động trẻ ra khỏi nông nghiệp 22
2.1.2. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn 22
2.1.3. Phát triển công nghiệp hóa nông thôn 23
2.1.4. Hỗ trợ xây dựng nhà máy ở nông thôn trong những năm 70s 23
2.1.5. Phát triển cụm công nghiệp nông thôn những năm 80s 23
2.2. Trung Quốc 24
2.2.1. Phát triển các họat động phi nông nghiệp ở nông thôn: 24
2.2.2 Sản nghiệp hóa nông nghiệp: 25
2.3. Thái Lan 26
2.3.1. Đa dạng hóa họat động nông nghiệp gia tăng việc làm thông qua các họat động thương mại 27
2.3.2. Gia tăng các nhân tố ảnh hưởng tích cực tới việc làm 28
2.4. Mông Cổ 28
2.5.1. Thất nghiệp tăng cao do cơ cấu lại nền kinh tế 29
2.5.2.Tạo việc làm nhờ phát triển chăn nuôi và các ngành phụ trợ 29
2.5.3.Chương trình xúc tiến việc làm quốc gia. 29
2.5. Quản lý di cư ở Hàn Quốc 30
2.6. Quản lý di cư ở Malaysia 30
2.7. Quản lý di cư ở Trung Quốc 31
2.8. Một số bài học rút ra 33
2.8.1. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và tạo việc làm 33
2.8.2. Về di chuyển lao động và quản lý lao động di cư 36
CHƯƠNG HAI 38
THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM 38
I. MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CÓ MỤC TIÊU TÁC ĐỘNG TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 38
1.1. Chính sách đất đai 38
1.2. Các chính sách tài chính tín dụng 41
1.3 Chính sách đầu tư 42
1.4 Các chính sách về công nghiệp hóa, đô thị hóa 42
1.5. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nông thôn 43
1.6. Các chính sách phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn 45
1.7. Các chính sách về di cư 47
II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN TRONG 10 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY 48
2.1. Thực trạng nguồn lao động nông thôn 48
2.1.1 Tình hình về số lượng lao động và việc làm ở nông thôn 48
2.1.2 Chất lượng lao động nông thôn 51
2.2. Thực trạng về cơ cấu lao động, việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn trong thời gian qua 53
2.2.1 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động cả nước 53
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo các vùng 54
2.2.3.Chuyển dịch cơ cấu lao động của lao động làm thuê và tự làm 59
2.3. Thực trạng của quá trình di cư nông thôn-thành thị 61
2.3.1 Di cư lao động giữa các vùng trong cả nước 61
2.3.2 Di cư lao động từ nông thôn ra thành thị 63
2.4 Đặc điểm của một số hình thức chuyển dịch cơ cấu lao động hiện nay ở các địa phương khảo sát 69
2.5. Một số nhận định về thực trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam trong 10 năm qua 82
CHƯƠNG BA 85
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 85
I. SỐ LIỆU DÙNG CHO PHÂN TÍCH 85
II. MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG XÁC ĐỊNH YẾU TỐ CHUYỂN DỊCH 87
III. KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH VÀ Ý NGHĨA PHÂN TÍCH 98
3.1. Nhóm yếu tố về đặc điểm của cá nhân người chuyển dịch 99
3.1.1. Giáo dục và đào tạo: 99
3.1.2. Giới tính của người lao động 104
3.2. Các yếu tố về hộ gia đình 105
3.2.1.Đất sản xuất của hộ gia đình 106
3.2.2. Tỷ lệ đất nông nghiệp có sổ đỏ 108
3.2.3.Yếu tố về nhân khẩu học của hộ gia đình: 112
3.2.4.Sức ép về chi tiêu: 112
3.2.5.Tiềm lực kinh tế của hộ gia đình: 114
3.3. Các yếu tố thuộc về cộng đồng 117
3.3.1. Cơ sở hạ tầng: 120
3.3.2. Chương trình mục tiêu 121
3.3.3. Công nghiệp hóa nông thôn 123
IV. TỔNG KẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM 125
CHƯƠNG BỐN 131
KẾT LUẬN VÀ CÁC ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TÍCH CỰC QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VIỆT NAM 131
I. CÁC KẾT LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU 131
1.1. Về thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn 132
1.2. Về các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn: 134
II. CÁC ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TÍCH CỰC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
DANH SÁCH CÁC BIỂU
Biểu 1. Kết quả thực hiện phát triển cụm công nghiệp đến 1997 của Hàn Quốc 24
Biểu 2. Lao động được thu hút vào lĩnh vực phi nông nghiệp ở nông thôn Trung Quốc 25
Biểu 3. Dân số, lao động của Thái Lan 2000-2004 27
Biểu 4. Cơ cấu dân số nông thôn và cơ cấu GDP theo ngành 28
Biểu 5. Lao động nhập cư vào Malaysia làm việc 31
Biểu 6. Các chính sách đất đai có tác động đến cơ cấu lao động nông thôn 39
Biểu 7. Một số chính sách về tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực nông thôn. 44
Biểu 8. Số lượng lao động Việt Nam thời kỳ 1996-2004 50
Biểu 9. Tổng sản phẩm (GDP) cả nước của các ngành sản xuất 53
Biểu 10. Cơ cấu lực lượng lao động có việc làm 54
Biểu 11. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp 1996-2004 58
Biểu 12. Cơ cấu lao động phi nông nghiệp theo vùng 58
Biểu 13. Cơ cấu lao động tự làm của các vùng và cả nước 59
Biểu 14. Cơ cấu lao động làm thuê nông thôn của các vùng 60
Biểu 15. Số lao động di cư đi và đến theo vùng trong cả nước 61
Biểu 16. Cơ cấu lao động nông thôn di cư theo vùng và theo nơi điều tra 64
Biểu 17. Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi 65
Biểu 18. Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi theo nơi điều tra 65
Biểu 19. Cơ cấu lao động di cư theo trình độ văn hoá 67
Biểu 20. Các biến số sử dụng trong mô hình 96
Biểu 21. Kết quả mô hình với các biến vế đặc điểm của người lao động 101
Biểu 22. Kết quả mô hình với các biến vế đặc điểm của hộ gia đình 110
Biểu 23. Kết quả mô hình với các biến vế đặc điểm của cộng đồng 118
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 1. Tuổi của lao động nông nghiệp Hàn Quốc 22
Đồ thị 2. Thay đổi cơ cấu GDP và việc làm trong ngành phi nông nghiệp ở Trung Quốc 25
Đồ thị 3. Dân số và lao động nông thôn cả nước 48
Đồ thị 4. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế ở nông thôn 49
Đồ thị 5. Lực lượng lao động cả nước và lực lượng lao động nông thôn 50
Đồ thị 6. Tăng trưởng GDP, GDP nông nghiệp và lao động ở nông thôn 51
Đồ thị 7. Chất lượng lao động theo trình độ văn hóa ở nông thôn 51
Đồ thị 8. Tỷ trọng lao động có trình độ ở nông thôn 52
Đồ thị 9. Cơ cấu kinh tế 1995-2004 53
Đồ thị 10. Cơ cấu lao động di cư đi và đến của cả nước phân theo vùng 62
Đồ thị 11. Di cư tính theo địa bàn của nơi đi 63
Đồ thị 12. Tỷ lệ lao động di cư theo giới tính 63
Đồ thị 13. Phân bố lao động di cư theo độ tuổi 66
Đồ thị 14. Cơ cấu lao động di cư theo giới và tuổi 67
Đồ thị 15. Cơ cấu lao động di cư nông thôn theo trình độ văn hoá ở nơi đến 68
Đồ thị 16. Lý do lao động nông thôn di cư theo vùng 69
DANH SÁCH CÁC BẢN ĐỒ
Bản đồ 1: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở nông thôn năm 2001 55
Bản đồ 2: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở nông thôn năm 2004 56
Bản đồ 3: Thay đổi về tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở nông thôn 96-04 57
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1. Các mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp 11
Hình 2. Phân bổ thời gian của hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp 17
Hình 3. Phân bổ thời gian của hộ nông dân không có hoạt động phi nông nghiệp 19
Hình 4. Nhân tố quyết định của hoạt động phi nông nghiệp 20
DANH SÁCH CÁC HỘP
Hộp 1: Thu nhập không phải là tất cả mà giữ nghề cho con cháu cũng quan trọng 72
Hộp 2. Vì có làng nghề không nghĩ đến chuyển đổi công việc 73
Hộp 3. Thu nhập từ nông nghiệp quá thấp nên phải giữ việc làm ở nhà máy 76
Hộp 4: Tôi không có việc gì làm sau khi tái định cư 78
Hộp 5: “Tốt nhất là làm phi nông nghiệp ở tại địa phương” 79
Hộp 6: Hết đất chúng tôi buộc phải làm nghề khác 82
Hộp 7: Nếu có đủ ruộng, làm nông nghiệp cũng tốt 107
Hộp 8: Sức ép của chi tiêu 114
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam thực hiện trong hai thập kỷ vừa qua đặc trưng bởi những chính sách cải cách kinh tế, mở cửa nền kinh tế và chuyển sự vận hành các quan hệ kinh tế theo hướng thị trường. Tăng trưởng kinh tế và sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô đã khẳng định tính đúng đắn của chính sách đổi mới. Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng công nghiệp hóa; xu hướng này thể hiện đặc biệt rõ hơn trong 10 năm trở lại đây. Tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP của cả nước giảm dần, từ 27,18% năm 1995 xuống 24,37% năm 2000 và 21,76% vào năm 2004. Ở khu vực nông thôn, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng diễn ra mạnh mẽ. Tỷ trọng các ngành nghề phi nông nghiệp đã tăng lên rõ rệt, đóng góp nhiều vào cải thiện và đa dạng hóa thu nhập của người dân.
Đi liền với thay đổi về cơ cấu kinh tế trong nông thôn là sự biến đổi về cơ cấu của lực lượng lao động. Tuy nhiên thực tế cho thấy sự thay đổi đó rất chậm. Các số liệu thống kê cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu lao động của các ngành không hoàn toàn diễn ra tỷ lệ thuận với GDP do các ngành đó tạo ra. Do năng suất lao động trong các ngành công nghiệp lớn hơn trong nông nghiệp, tỷ trọng tăng lên của lao động được thu hút vào khu vực công nghiệp thường thấp hơn mức tăng của tỷ trọng GDP của ngành này so với nông nghiệp. Kết quả là một lực lượng lao động lớn vẫn nằm ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở nông thôn cao hơn ở khu vực thành thị kết hợp với tốc độ tăng việc làm ở nông thôn chậm hơn đã dẫn đến càng làm tăng sức ép về việc làm ở khu vực nông thôn. Thêm vào đó, năng suất lao động trong nông nghiệp thấp, đất đai nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do các nhu cầu về phát triển các khu công nghiệp, các khu đô thị càng làm cho thời gian nông nhàn tăng lên và sức ép về việc làm càng thêm gay gắt.
Trong thời gian qua, Việt nam đã có nhiều chính sách khác nhau nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn nói riêng. Những chính sách này tập trung vào: xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, cung cấp tín dụng, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của nông dân cho mục tiêu phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, khuyến khích phát triển các làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, đào tạo nghề v.v.. Những giải pháp chính sách kể trên được đánh giá là đã góp phần không nhỏ vào cải thiện đời sống kinh tế nông thôn và làm thay đổi cơ cấu lao động ở nông thôn. Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là liệu những giải pháp chính sách này có thực sự là đòn bẩy, có tính quyết định cho chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trrong thời gian qua cũng như trong thời gian tới hay không vẫn còn bỏ ngỏ?
Trên thế giới, đã có khá nhiều các nghiên cứu về đề tài chuyển dịch cơ cấu lao động có thể kể đến như C. Cindy Fan (2002) về chuyển dịch ở Trung quốc; Colin Green và Gareth Leeves về quá trình chuyển từ lao động phổ thông sang các lao động có công việc ổn định ở Australia; Bhattacharya (2000) về di cư nông thôn thành thị ở Ấn Độ; Haan Arjan và Ben Rogaly (2002); Lanzona về Philipnes v.v... Các nghiên cứu này phần nào đã phân tích nguyên nhân của chuyển dịch lao động hoặc di cư từ nông thôn ra thành thị nhưng số các nghiên cứu phân tích mức độ tác động của các nhân tố này đến khả năng di chuyển lao động giữa các ngành hoặc các vùng cũng chưa thật nhiều.
Ở Việt nam vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động cũng được sự quan tâm nhiều của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Lê Hồng Thái, 2002 nghiên cứu về thực trạng lao động việc làm nông thôn chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến dịch chuyển chậm lao động ở nông thôn là: việc phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng, đất nông nghiệp/người quá thấp lại có xu hướng ngày càng thấp hơn khiến nông dân có ít tích lũy cho phát triển sản xuất phi nông nghiệp, chất lượng lao động ở nông thôn quá thấp dẫn đến khả năng chuyển đổi nghề thấp. Thân Văn Liên và cộng sự (1997) phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động thông qua di cư nông thôn-thành thành thị ở Hà nội và Huế cho rằng các yếu tố kinh tế – xã hội yếu kém ở nông thôn là những lực đẩy và sự hấp dẫn ở cuộc sống đông thị là những lực hút làm tăng sự di cư nông thôn thành thị hiện nay. Nguyễn Văn Tài (1998) và Đỗ Văn Hoà (1999) đưa ra các kết luận quan trọng là di dân là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Di dân chịu sự tác động trực tiếp và gián tiếp của chính sách phát triển kinh tế xã hội, chính sách phát triển vùng .v.v... Các nghiên cứu về thị trường lao động của Việt Nam như John Luke Gallup (2002), Adam McCarty (1999); Patrick Belser (2000) cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm vừa qua không nằm ở những ngành dựa vào lao động nhưng nhận định rằng trong tương lai sắp tới tăng trưởng kinh tế sẽ phụ thuộc nhiều hơn ở những ngành này.
Tổng kết những nghiên cứu trên cho thấy hầu hết các nghiên cứu về đề tài thị trường lao động và những vấn đề liên quan ở Việt Nam chưa đề cập hoặc đã có đề cập nhưng ở một mức độ còn tương đối sơ lược, sử dụng phương pháp thống kê mô tả là chủ yếu. Việc phân tích sâu về vấn đề chuyển dịch lao động và đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch này ở Việt Nam trong thập kỷ vừa qua còn tương đối ít. Ngoài ra, cũng ít có nghiên cứu nào đánh giá chung cho cả quá trình chuyển dịch từ những năm 1993 trở lại đây.
Một đặc điểm quan trọng khác trong các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động thời gian qua đó là hầu như ít có nghiên cứu nào đánh giá vấn đề này trên góc độ kinh tế hộ gia đình. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động mạnh như một yếu tố tạo cầu cho lao động phi nông nghiệp và sẽ kéo theo quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Tuy nhiên việc đánh giá nó nếu chỉ dừng trên bình diện vĩ mô sẽ khó có những kết quả thỏa đáng. Về cơ bản việc chuyển dịch lao động nói chung và chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp nói riêng gắn kết chặt chẽ vói những đặc điểm của người lao động, của hộ gia đình nơi họ đang sinh sống cũng như của cộng đồng xung quanh hộ gia đình đó. Điều này giúp giải thích được tại sao trong cùng một môi trường chính sách như nhau việc chuyển dịch cơ cấu lao động ở các địa phương lại rất khác nhau. Hoặc ngay trong cùng một địa phương, có những hộ phát triển được rất mạnh ngành nghề phi nông nghiệp của mình nhưng lại có những hộ bị bỏ lại khá xa.
Quá trình công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam càng làm cho các luồng di chuyển lao động, biến động về cơ cấu lao động phát triển mạnh mẽ hơn và các vấn đề kinh tế - xã hội và khó khăn nảy sinh ngày càng gay gắt. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm ở nông thôn cũng ngày càng trở lên cấp thiết hơn. Những vấn đề đó đòi hỏi việc phân tích một cách hệ thống các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các yếu tố này đến quá trình chuyển dịch lao động nông thôn. Nghiên cứu này được đặt ra để phần nào trả lời các câu hỏi đó.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ giữa thập kỷ 1990 đến nay, chỉ ra các yếu tố ngăn cản và thúc đẩy quá trình chuyển dịch và đưa ra các đề xuất chính sách nhằm tác động tích cực tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên được chi tiết hóa bằng các mục tiêu cụ thể sau:
Mô tả thực trạng và xu thế chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trong 10 năm qua: (a) giữa các ngành nghề công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; (b) Cơ cấu lao động giữa các hình thức tự tạo việc làm và làm thuê.
Mô tả quá trình chuyển dịch lao động nông thôn ra thành thị (theo lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, chuyên môn tay nghề và mức thu nhập…) trong 10 năm trở lại đây.
Tổng kết và xem xét tác động của các nhóm chính sách liên quan đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung và cơ cấu lao động nông thôn nói riêng.
Xác định các yếu tố chính ngăn cản và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn: (a) trong nội bộ nông thôn; (b) giữa nông thôn và thành thị, trong đó tập trung vào tác động của các chính sách kể trên.
Đề xuất các chính sách cụ thể nhằm tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.
1.3. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần giới thiệu, Đề tài được kết cấu thành bốn chương chính: Chương một làm rõ về cơ sở lý thuyết, khung khổ nghiên cứu của đề tài. Trong đó làm rõ các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu, những mô hình lý thuyết về mối liên kết giữa hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp (dựa trên lý thuyết hai khu vực của Lewis), về nhóm các yếu tố tác động đến chuyển lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Đặc biệt phần này sẽ tóm lược lại mô hình kinh tế hộ sử dụng trong trường hợp hộ tham gia vào họat động phi nông nghiệp- Đây là những khung khổ lý thuyết chính được dùng để phân tích trong phần phân tích định lượng của báo cáo. Cũng trong chương này, nhóm nghiên cứu điểm lại kinh nghiệm quốc tế về chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn trong đó tập trung vào một số nước có tình trạng tương đồng như ở Việt nam nhằm làm rõ những bài học mà trong quá trình phát triển các nước này đã gặp phải, những kinh nghiệm hay mà Việt nam có thể tham khảo trong họach định chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn
Chương Hai của Đề tài tập trung phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn Việt nam từ đầu những năm 1990 trở lại đây. Trong phần mở đầu của Chương hai, Đề tài tập trung điểm lại những chính sách trực tiếp và gián tiếp tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn, điểm lại những chương trình hỗ trợ của Nhà nước cho mục tiêp phát triển kinh tế nông thôn nói chung và tạo việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn nói riêng. Bằng phương pháp phân tích đồ thị kết hợp với các bảng biểu, Chương Hai tập trung làm rõ xu hướng chuyển dịch lao động nông thôn hiện nay; đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực, mặt được và chưa được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Cũng trong Chương này, sử dụng số liệu Điều tra Di cư mới nhất của Tổng cục Thống kê và số liệu Điều tra Lao động Việc làm, Đề tài làm rõ thực trạng di cư lao động nông thôn-thành thị trong những năm gần đây, cũng như phân tích về đặc điểm của người di cư và không di cư, trên cơ sở đó rút ra những đặc điểm quan trọng là yếu tố tác động đến người di cư.
Chương Ba của Đề tài là chương chính trong nghiên cứu này. Bằng phương pháp phân tích định lượng, sử dụng mô hình hồi quy đa biến Probit trong khuôn khổ của Mô hình kinh tế hộ gia đình đề tài sẽ tập trung vào tìm hiểu các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch lao động ở nông thôn trong thời gian qua. Do những hạn chế về mặt số liệu, Đề tài tập trung đánh giá các yếu tố chuyển dịch trong hai giai đoạn 1993-1997 và 2001-2004 và không xét đến khía cạnh chuyển dịch lao động trong nội bộ khu vực nông nghiệp. Trên cơ sở so sánh mô hình ước lượng giữa các vùng, miền, giữa các loại hình chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, từ nông nghiệp sang làm thuê, sang lao động tự làm, từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, từ nông nghiệp sang họat động dịch vụ ở nông thôn giữa hai thời kỳ khác nhau, Đề tài sẽ tổng kết những yếu tố cơ bản tác động đến việc tham gia lao động phi nông nghiệp của nông dân.
Trên cơ sở của những phân tích của các Chương Một, Hai, Ba, Chương Bốn của Đề tài sẽ tóm lược lại những phát hiện chính trong quá trình n