Đề tài Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” trên địa bàn quận 3

Thực tập cuối khóa là một trong những nội dung quan trọng trong khóa học đào tạo cử nhân hành chính của Học viện Hành chính. Hai tháng thực tập – một khoảng thời gian không dài để sinh viên có thể nắm bắt hết tình hình thực tế cũng như vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn. Song đây là khoảng thời gian quý giá nhằm giúp sinh viên có cơ hội tìm hiểu về tổ chức, hoạt động của Bộ máy Nhà nước và thể chế hành chính Nhà nước; nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trong cơ quan nơi thực tập. Trên cơ sở đó có thể hình dung phần nào thực tiễn nền hành chính nước ta hiện nay và năng lực hoạt động của cơ quan nơi thực tập. Nhưng hơn hết đây là cơ hội cho sinh viên được “cọ xát” thực tế, tìm hiểu công việc cụ thể tại nơi thực tập để rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hành chính, so sánh giữa lý thuyết và thực tế để bổ sung và nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm giúp sinh viên tự tin hơn khi “bắt tay” vào công việc sau này.

doc44 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 13705 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” trên địa bàn quận 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC TẬP 1. Mục đích thực tập Thực tập cuối khóa là một trong những nội dung quan trọng trong khóa học đào tạo cử nhân hành chính của Học viện Hành chính. Hai tháng thực tập – một khoảng thời gian không dài để sinh viên có thể nắm bắt hết tình hình thực tế cũng như vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn. Song đây là khoảng thời gian quý giá nhằm giúp sinh viên có cơ hội tìm hiểu về tổ chức, hoạt động của Bộ máy Nhà nước và thể chế hành chính Nhà nước; nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trong cơ quan nơi thực tập. Trên cơ sở đó có thể hình dung phần nào thực tiễn nền hành chính nước ta hiện nay và năng lực hoạt động của cơ quan nơi thực tập. Nhưng hơn hết đây là cơ hội cho sinh viên được “cọ xát” thực tế, tìm hiểu công việc cụ thể tại nơi thực tập để rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hành chính, so sánh giữa lý thuyết và thực tế để bổ sung và nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm giúp sinh viên tự tin hơn khi “bắt tay” vào công việc sau này. 2. Tình hình thực tập 2.1. Địa điểm thực tập Tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng Ủy ban nhân dân Quận 3. 2.2. Thời gian thực tập Thời gian thực tập là 02 tháng, được tổ chức vào kì học thứ 8 từ ngày 15/03/2010 đến ngày 14/05/2010. 2.3. Giảng viên hướng dẫn: Ths. Trần Anh Hùng. 2.4. Nội dung thực tập Ÿ Tìm hiểu tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và thể chế hành chính nhà nước. Ÿ Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nơi thực tập và đội ngũ cán bộ công chức. Ÿ Rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ hành chính đối với công việc được phân công cùng với những kiến thức được trang bị tại Học Viện để hoàn thành báo cáo thực tập. Ÿ Bổ sung và nâng cao kiến thức thực tiễn để phục vụ cho công việc sau này. 2.5. Tiến trình thực tập Thời gian Nội dung công việc Tuần 1 và 2 Gặp gỡ lãnh đạo Ủy ban và học tập quy chế làm việc của cơ quan. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. Nộp tên đề tài báo cáo thực tập. Làm quen công việc tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả. Tuần 3 và 4 Lập đề cương chi tiết cho bài báo cáo thực tập. Giúp cán bộ Tổ tiếp nhận và trả kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công như: tiếp nhận và trả hồ sơ cho công dân, tổ chức, ghi sổ sách… Tuần 5 và 6 Tiếp tục thực hiện công việc nhận hồ sơ và trả kết quả cho công dân, tổ chức. Tìm hiểu và thu thập tài liệu liên quan đến đề tài báo cáo thực tập. Tiếp tục hoàn thiện đề cương chi tiết báo cáo thực tập. Tuần 7 và 8 Tiếp tục thực hiện công việc tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả. Thu thập tài liệu, số liệu thực tế đê hoàn thiện báo cáo thực tập. Trình lãnh đạo cơ quan nhận xét quá trình thực tập. PHẦN II TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3 I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - Xà HỘI 1. Đặc điểm tự nhiên Vị trí địa lý Quận 3 là một trong những quận trung tâm của Thành phố Hố Chí Minh, là địa bàn mang tính cư trú hành chính với diện thích 4.9 km2 chiếm 0.22% diện tích của Thành phố. Quận 3 có vị trí tiếp giáp với các quận như sau: + Phía Đông giáp Quận 1(dài 4.285m); + Phía Nam giáp Quận 5 dài 50m; + Phía Tây giáp Quận 10 (dài 4.427m); + Phía Bắc giáp Quận Phú Nhuận (dài 2.276m). Khí hậu – thủy văn Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mang tính chất chung là nóng, ẩm với nhiệt độ cao và mưa nhiều. Chịu ảnh hưởng của bán nhật triều không đều trên sông Sài Gòn qua kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè. 2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Dân số: Tính đến năm 2008 là 201.122 người với 42.697 hộ. Theo dự kiến đến năm 2020 dân số toàn Quận 3 dao động khoảng 200.000-220.000 người. Đây là nguồn nhân lực dồi dào và cũng là nguồn tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế trên địa bàn quận. Trên lĩnh vực kinh tế: Trên địa bàn Quận, hiện có hơn 12.998 cơ sơ sản xuất - kinh doanh dịch vụ với hơn 65 ngàn lao động. Giá trị tổng sản lượng năm 2004 đạt 1000 tỷ đồng, doanh thu thương mại - dịch vụ đạt 9000 tỷ đồng, thu ngân sách nhà nước hàng năm đạt 430 tỷ đồng, thu nhập bình quân của một người dân là 1.115.000đ/người/tháng. Trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, giáo dục thể thao: Quận 3 có 04 trường đại học đóng trên địa bàn, có 27 trường mầm non, 22 trường tiểu học, 17 trường phổ thông cơ sở, 01 trường cấp II, III và 01 trường trung học phổ thông. Nhiều trường của quận trở thành trường điểm của thành phố. Quận 3 cũng là nơi tập trung nhiều bệnh viện chuyên khoa lớn của Thành phố và Trung ương. Ngành Thể dục thể thao của Quận cũng có nhiều đóng góp cho phong trào chung của Thành phố: 14 vận động viên, hai huấn luyện viên, 17 trọng tài tham dự Seagames 22, đạt được hai huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 4 huy chương đồng tham dự Seagames 22. II. CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA UBND QUẬN 3 1. Vị trí và chức năng của Ủy ban nhân dân quận 3 trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước Ủy ban nhân dân Quận 3 là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. Ủy ban nhân dân Quận 3 chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo toàn diện của Quận Ủy Quận 3. Ủy ban nhân dân Quận có trách nhiệm báo cáo toàn bộ hoạt động của mình với Ủy ban nhân dân Thành Phố và Quận Ủy. Ủy ban nhân dân Quận thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước, nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ủy ban nhân dân mỗi cấp, các quy định khác của Chính Phủ và phân công, phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân Thành Phố. Ủy ban nhân dân Quận là cơ quan hành chính cấp trên của Ủy ban nhân dân cấp Phường. 2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân quận 3 2.1.Tổ chức của Thường trực của Ủy ban nhân dân quận - Gồm 01 Chủ tịch và 03 Phó Chủ tịch: + Phó Chủ tịch quản lý Đô thị + Phó Chủ tịch quản lý Văn xã + Phó Chủ tịch quản lý Kinh tế - Các Ủy viên Ủy ban nhân dân. Ủy ban nhân dân Quận có 12 Phòng ban chuyên môn tham mưu giúp việc để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và nâng cao năng lực phục vụ nhân dân của Ủy ban. 2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận và các thành viên của Ủy ban nhân dân quận Ủy ban nhân dân làm việc theo chế độ tập thể và kết hợp cá nhân phụ trách do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công điều hành thống nhất. Ủy ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với những vấn đề sau: Chương trình làm việc của Ủy ban nhân dân; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phương; Đề án thành lập mới, sát nhập giải thể các Phòng - Ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Quận và việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương. 3. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Văn phòng UBND Quận 3 3.1. Chức năng Văn Phòng Ủy ban nhân dân là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận, hoạt động theo cơ chế “ một cửa” chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân Quận, có chức năng tham mưu tổng hợp và tổ chức làm việc cho Ủy ban nhân dân Quận trong việc quản lý nhà nước trên địa bàn Quận, đồng thời chịu sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố. 3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn Văn phòng Ủy ban nhân dân Quận có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau: Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, lịch làm việc của Ủy ban nhân dân Quận. Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân Quận triển khai tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác và các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Quận. Thực hiện công tác quản lý hành chính các văn bản của các cơ quan Nhà nước gửi đến Ủy ban nhân dân Quận, xử lý sao y, sao lục, truyền đạt các chủ trương, chính sách các văn bản chỉ đạo của Chính Phủ, Bộ ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân và các Sở, Ngành Thành Phố phuc vụ công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành của Ủy ban nhân dân Quận. Đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân Quận chuẩn bị các phương án, đề án, hồ sơ văn bản cần thiết phục vụ các hội nghị cuộc họp do Ủy ban nhân dân Quận chủ trì. Tổ chức bộ phận thực hiện nghiệp vụ hành chính công theo cơ chế “một cửa” để tiếp nhận, nghiên cứu thụ lý và phối hợp với các ngành chức năng giải quyết các hồ sơ hành chính của công dân và các tổ chức. Bảo đảm các điều kiện làm việc và phục vụ hậu cần của Ủy ban nhân dân Quận. 3.3. Thẩm quyền ký văn bản - Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng Ủy ban nhân dân Quận được kí các thông báo kết luận cuộc họp, các văn bản truyền đạt chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận với tư cách thừa lệnh Ủy ban nhân dân Quận hoặc thừa lệnh Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận, những văn bản này nhất thiết phải được Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách khối duyệt thông qua nội dung trước khi Chánh, Phó Văn phòng kí, văn bản do Ủy ban nhân dân và đóng dấu Ủy ban nhân dân Quận. - Đối với các văn bản mang tính chất, nội dung công việc của Văn phòng Ủy ban nhân dân thì Chánh, Phó Văn phòng ký theo chức năng phân công và đóng dấu Văn phòng. UBND P.. 14 TOÀ ÁN NHÂN DÂN QUẬN 3 55 TRƯỜNG HỌC VÀ CSGD BQL CHỢ NGUYỄN VĂN TRỖI BAN. BTGP MẶT BẰNG BQL CHỢ VƯỜN CHUỐI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC THANH TRA XD BỆNH VIỆN Q3 BQL CHỢ BÀN CỜ BAN.QL DỰ ÁN SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN QUẬN 3 TRƯỜNG TC NGHỀ BQL CHỢ BÙI PHÁT TT. Y TẾ DN CÔNG ÍCH TRUNG TÂM VĂN HÓA CTY. THƯƠNG MẠI VẬT TƯ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3 TRUNG TÂM TDTT Q.3 P. Y TẾ P. Y TẾ PHÒNG BAN QLNN P.VĂN HÓA - TT THỂ THAO CƠ QUAN THUỘC NGÀNH DỌC ĐỘI THI HÀNH ÁN DÂN SỰ P.VĂN HÓA - TT THỂ THAO P. THỐNG KÊ P.GIÁO DỤC P.LĐTB &Xà HỘI P.LĐTB &Xà HỘI P.KINH TẾ CHI CỤC THUẾ QUẬN 3 P.KINH TẾ P.TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN 3 ĐỘI KIỂM TRA THỊ TRƯỜNG 3B P.QL ĐÔ THỊ P.TƯ PHÁP BAN CHỈ HUY QS QUẬN 3 P. THANH TRA CÔNG AN Q.3 P.TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH BẢO HIỂM Xà HỘI P.NỘI VỤ UBND P. 12 UBND P. 11 UBND P.10 UBND P.9 UBND P. 8 UBND P. 7 UBND P. 6 UBND P. 5 UBND P. 4 UBND P. 3 UBND P. 2 UBND P.1 UBND P.. 13 VĂN PHÒNG UBND UBND 3.4. Tổ chức bộ máy và hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân quận 3 Văn phòng Ủy ban nhân dân tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng. 3.4.1. Chánh Văn Phòng Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân Quận và trước pháp luật về tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao cho Văn phòng Ủy ban nhân dân Quận. Theo dõi, đôn đốc các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân Quận, Ủy ban nhân dân Phường thực hiện các chương trình, kế hoạch, công tác của Ủy ban nhân dân Quận. Theo dõi, nắm tình hình hoạt động chung của Ủy ban nhân dân, tổ chức việc thu thập tổng hợp và cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận. Trong điều hành hoạt động của cơ quan, Chánh Văn Phòng phụ trách chung các tổ, các bộ phận, tổ chức mối quan hệ phối hợp giữa các tổ, bộ phận của Văn phòng Ủy ban nhân dân, điều hành thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ công tác của cơ quan, phụ trách công tác tổ chức, tài vụ, chủ tài khoản, quản lý kinh phí hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân. 3.4.2. Phó Chánh Văn Phòng Phó Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng về các nội dung công việc thuộc lĩnh vực được phân công, tham gia ý kiến với Chánh Văn phòng về những công việc chung của Văn phòng Ủy ban nhân dân Quận và được thay mặt Chánh văn Phòng ký các văn bản, thư mời theo nội dung được phân công phụ trách. PHẦN III BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CƠ CHẾ “MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG” CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Khái niệm cải cách hành chính Cải cách hành chính là vấn đề được quan tâm ở hầu hết các nước trên thế giới bởi nó được coi là đòn bẩy để nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước trong việc phát triển kinh tê, phát huy dân chủ và tiếng nói của người dân trong hoạt động của bộ máy công quyền, củng cố và tăng cường tiềm lực mọi mặt cho đất nước. Theo nghĩa rộng, cải cách hành chính là hoạt động của Chính phủ căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị của xã hội mà hiện đại hoá, khoa học hoá, hiệu suất hoá thể chế hành chính, cơ cấu tổ chức, chế độ công tác, phương thức quản lý để nâng cao năng suất và hiệu lực hành chính của Chính phủ. Theo nghĩa hẹp, cải cách hành chính là sự cải tổ và điều chỉnh cơ cấu tổ chức do đó dẫn đến sự thay đổi về chức năng, phương thức quản lý và cơ cấu của nhân viên. Nội dung của cải cách hành chính Trong chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 đã đề ra mục tiêu của công cuộc cải cách hành chính giai đoạn này. Đồng thời, chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 cùng đưa ra những nội dung cải cách hành chính như sau: Cải cách thể chế: Thuật ngữ “ thể chế” được hiểu là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế xã hội có thẩm quyền ban hành. Cải cách thể chế nhằm xây dựng một hệ thống các quy phạm pháp luật đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính được đặc biệt chú trọng bởi nó được coi là “ khâu đột phá” trong tiến trình cảc cách hành chính. Cải cách bộ máy hành chính nhà nước: bộ máy hành chính nhà nước bao gồm hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. Phương hướng cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy là làm cho tinh gọn, kiện toàn tổ chức nền hành chính theo hướng quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực bao quát các thành phần kinh tế, xã hội. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức: đội ngũ cán bộ công chức luôn là nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc cải cách hành chính. Vì vậy, cần tiến hành đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức; có chính sách cải cách tiền lương và chế độ đãi ngộ thỏa đáng để nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức góp phần thúc đẩy công tác cải cách hành chính mau lẹ và hiệu quả. Cải cách tài chính công: Đây là một nội dung rất quan trọng trong công tác cải cách hành chính nhằm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước; đảm bảo tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương; đồng thời, phát huy tính năng động, chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của chính quyền địa phương và các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách; xóa bỏ cơ chế cấp phát tài chính theo kiểu “ xin-cho”. II. CƠ CHẾ “ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG” 1. Khái niệm và mô hình cơ chế “ một cửa, một cửa liên thông” 1.1. Khái niệm. 1.1.1. “Một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận, yêu cầu hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại cơ quan hành chính nhà nước. Việc thực hiện cơ chế “một cửa” nhằm đạt được bước chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân; giảm phiền hà cho tổ chức, công dân; chống tệ quan liêu, tham nhũng cửa quyền của cán bộ, công chức; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước. Thực chất, việc thực hiện mô hình “một cửa” để tập trung các đầu mối giải quyết thủ tục hành chính từ các phòng ban chuyên môn về một đầu mối tại Ủy ban nhân dân quận hay huyện thông qua “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” và thực hiện 3 công khai: Công khai các giai đoạn của từng thủ tục hành chính; Công khai thời gian và quy trình giải quyết đối với từng loại hồ sơ; Công khai lệ phí giải quyết hồ sơ. 1.1.2. Cơ chế “một cửa liên thông” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước. Hiện nay, các cơ quan hành chính thực hiện liên thông theo hai chiều: + Liên thông theo chiều dọc: là liên thông giữa các cấp hành chính trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân trên các lĩnh vực. + Liên thông theo chiều ngang: là sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn cùng cấp (thuộc quận- huyện hay xã – phường) trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân. Lợi ích của việc thực hiện liên thông nhằm tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan, đảm bảo tính thông suốt và giải quyết nhanh thủ tục hành cho nhân dân. MÔ HÌNH 1CỬA LIÊN THÔNG 2. Nguyên tắc thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật; Công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân; Nhận yêu cầu và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân; Bảo đảm sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận, cơ quan hành chính nhà nước để giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân. 3. Các cơ quan áp dụng Văn phòng Ủy ban nhân dân, các Sở và cơ quan tương đương (gọi chung là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh) thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Các cơ quan tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc đặt tại địa phương của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Tính ưu việt của mô hình cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” so với mô hình cơ chế “ một cửa, một dấu” trước đây. Thứ nhất, mang lại sự thuận tiện cho người dân: Giải quyết công việc nhanh: Việc tiếp nhận hồ sơ được tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở Ủy ban nhân dân, đặc biệt là việc tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận này tại Ủy ban nhân dân các phường xã (trường hợp liên thông giữa Ủy ban nhân dân Quận với Ủy ban nhân dân phường) đã giảm bớt sự đi lại của nhân dân, hồ sơ được giải quyết nhanh chóng, kịp thời; số hồ sơ hành chính giải quyết đúng hẹn đạt tỷ lệ cao. Thủ tục hành chính đơn giản: Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật được coi là nguyên tắc hàng đầu trong việc thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông”. Ngoài ra, phải công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức; nhiều loại thủ tục đã kiên quyết được loại bỏ. Thứ hai, đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước: Xác định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan các cấp và cán bộ, công chức bao gồm: Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ,Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Điều 11 Quy chế cũng quy định rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả khi xem xét hồ sơ của cá nhân, tổ chức: Trường hợp yêu cầu của tổ chức, cá nhân không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể một lần, đầy đủ để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh. Hiện đại hóa một bước công sở hành chính: Thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” đã làm thay đổi căn bản bộ mặt của cơ quan hành chính các cấp, nâng cao chất lượng hiện đại hóa công sở hành chính theo chủ trương của Chính phủ. Thứ ba, nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ, công chức: Một điểm mới đáng ghi nhận là Quy chế dành riêng một chương để quy định về các điều kiện khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ. Theo đó, cá nhân nào hoàn thành tốt các nhiệm vụ sẽ được xem xét khen thưởng hàng năm theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng và là nguồn cán bộ được quy hoạch được xem xét bổ nhiệm của cơ quan. Ngược lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định hoặc cản trở việc tổ chức thực hiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dock7_bc_cchc mot cua lien thong_q3.doc
  • docBIABCTT1.DOC
  • docSƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA UBND Q3.doc
  • docSO DO VAN PHONG.doc
Luận văn liên quan