Đề tài Cải cách hệ thống giấy phép kinh doanh Việt Nam trong giai đoạn hậu WTO

Từ ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với các quyền và nghĩa vụ theo các nguyên tắc chung của tổ chức này và các cam kết cụ thể của Việt Nam. Trong suốt 11 năm đàm phán, và đặc biệt là trong những năm gần đây, mục tiêu gia nhập WTO đã là một động lực, một sức ép tốt để chúng ta thực hiện những cải cách đáng ghi nhận nhằm cải thiện môi trường kinh doanh trong nước. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng có một động lực khác, mạnh mẽ hơn, đằng sau những cải cách này, đó là nhu cầu tự thân của nước ta trong phát triển kinh tế, vì mục tiêu giải phóng sức lao động, thu hút đầu tư và phát triển bền vững. Chính động lực này sẽ là yếu tố quyết định cho những cải cách sắp tới về môi trường kinh doanh ở nước ta, khi mà mục tiêu gia nhập WTO đã hoàn thành và các cam kết mở cửa đã được ấn định. Nói về mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh ở nước ta, có lẽ không thể không nhắc đến hệ thống giấy phép kinh doanh (thường được biết đến nhiều hơn dưới cái tên “Giấy phép con” - tức là các loại giấy tờ, chấp thuận bằng văn bản hoặc dưới hình thức khác mà doanh nghiệp phải xin cơ quan quản lý nhà nước trước khi có thể tiến hành hoạt động kinh doanh, ngoài giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập ban đầu). Đã từ lâu, Giấy phép kinh doanh là một chủ đề nóng bỏng của nhiều nỗ lực cải cách bởi đây là yếu tố khó kiểm soát nhất và cũng là nguyên nhân chủ yếu của các hiện tượng tiêu cực khiến bức tranh về môi trường kinh doanh có nhiều điểm tối. Kể từ năm 2000 (thời điểm có hiệu lực của Luật Doanh nghiệp 1999, văn bản pháp lý được đánh giá là đã tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức và phương pháp quản lý kinh tế dân doanh ở Việt Nam), những nỗ lực cải cách hệ thống giấy phép quan trọng nhất ở Việt Nam có thể kể đến bao gồm: (i) 03 đợt bãi bỏ giấy phép kinh doanh của Chính phủ; (ii) Các đợt bãi bỏ giấy phép rải rác khác của các bộ, ngành; (iii) Các nghiên cứu về giấy phép nhằm đánh giá thực trạng hệ thống giấy phép kinh doanh; (iv) Rà soát hệ thống các giấy phép kinh doanh của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005. Những cải cách này đã góp một phần không nhỏ vào quá trình cải thiện môi trường kinh doanh nước ta (thể hiện qua một số lượng lớn các loại giấy phép được hủy bỏ, qua nhận thức rộng rãi của các đối tượng liên quan và qua những cải thiện cụ thể về trình tự, thủ tục của một số loại giấy phép). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi chúng ta có thể nói về một hệ thống giấy phép kinh doanh hoàn thiện ở Việt Nam (I). Có một điều chắc chắn rằng những nỗ lực đó sẽ tiếp tục được hậu thuẫn, vẫn sẽ có những động lực thúc đẩy cải cách dù sức ép của mục tiêu gia nhập WTO đã hoàn thành (II).

doc10 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1819 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cải cách hệ thống giấy phép kinh doanh Việt Nam trong giai đoạn hậu WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẢI CÁCH HỆ THỐNG GIẤY PHÉP KINH DOANH VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HẬU WTO Từ ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với các quyền và nghĩa vụ theo các nguyên tắc chung của tổ chức này và các cam kết cụ thể của Việt Nam. Trong suốt 11 năm đàm phán, và đặc biệt là trong những năm gần đây, mục tiêu gia nhập WTO đã là một động lực, một sức ép tốt để chúng ta thực hiện những cải cách đáng ghi nhận nhằm cải thiện môi trường kinh doanh trong nước. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng có một động lực khác, mạnh mẽ hơn, đằng sau những cải cách này, đó là nhu cầu tự thân của nước ta trong phát triển kinh tế, vì mục tiêu giải phóng sức lao động, thu hút đầu tư và phát triển bền vững. Chính động lực này sẽ là yếu tố quyết định cho những cải cách sắp tới về môi trường kinh doanh ở nước ta, khi mà mục tiêu gia nhập WTO đã hoàn thành và các cam kết mở cửa đã được ấn định. Nói về mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh ở nước ta, có lẽ không thể không nhắc đến hệ thống giấy phép kinh doanh (thường được biết đến nhiều hơn dưới cái tên “Giấy phép con” - tức là các loại giấy tờ, chấp thuận bằng văn bản hoặc dưới hình thức khác mà doanh nghiệp phải xin cơ quan quản lý nhà nước trước khi có thể tiến hành hoạt động kinh doanh, ngoài giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập ban đầu). Đã từ lâu, Giấy phép kinh doanh là một chủ đề nóng bỏng của nhiều nỗ lực cải cách bởi đây là yếu tố khó kiểm soát nhất và cũng là nguyên nhân chủ yếu của các hiện tượng tiêu cực khiến bức tranh về môi trường kinh doanh có nhiều điểm tối. Kể từ năm 2000 (thời điểm có hiệu lực của Luật Doanh nghiệp 1999, văn bản pháp lý được đánh giá là đã tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức và phương pháp quản lý kinh tế dân doanh ở Việt Nam), những nỗ lực cải cách hệ thống giấy phép quan trọng nhất ở Việt Nam có thể kể đến bao gồm: (i) 03 đợt bãi bỏ giấy phép kinh doanh của Chính phủ; (ii) Các đợt bãi bỏ giấy phép rải rác khác của các bộ, ngành; (iii) Các nghiên cứu về giấy phép nhằm đánh giá thực trạng hệ thống giấy phép kinh doanh; (iv) Rà soát hệ thống các giấy phép kinh doanh của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005. Những cải cách này đã góp một phần không nhỏ vào quá trình cải thiện môi trường kinh doanh nước ta (thể hiện qua một số lượng lớn các loại giấy phép được hủy bỏ, qua nhận thức rộng rãi của các đối tượng liên quan và qua những cải thiện cụ thể về trình tự, thủ tục của một số loại giấy phép). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi chúng ta có thể nói về một hệ thống giấy phép kinh doanh hoàn thiện ở Việt Nam (I). Có một điều chắc chắn rằng những nỗ lực đó sẽ tiếp tục được hậu thuẫn, vẫn sẽ có những động lực thúc đẩy cải cách dù sức ép của mục tiêu gia nhập WTO đã hoàn thành (II). I. Thực trạng hệ thống giấy phép kinh doanh Việt Nam Mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu, điều tra về giấy phép kinh doanh ở Việt Nam nhưng có lẽ việc đưa ra một bức tranh đầy đủ, chính xác về thực trạng hệ thống giấy phép kinh doanh ở Việt Nam dường như vẫn còn là mục tiêu quá tham vọng. Thực tế, việc rà soát tổng thể là rất khó khăn bởi: - Một phần lớn các loại “phép” mà doanh nghiệp phải tuân thủ là do các cơ quan quản lý địa phương đặt ra (từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường); mà mỗi địa phương lại có một hệ thống các quy định của riêng mình, do đó chưa có nghiên cứu nào đủ đồ sộ để rà soát tất cả các địa phương; - Giấy phép kinh doanh có thể tồn tại ở bất kỳ lĩnh vực nào, từ những lĩnh vực quan trọng – nhạy cảm (như bưu chính-viễn thông, văn hoá thông tin, ngân hàng tài chính...) đến những lĩnh vực tưởng như không có nguy cơ gì lớn (phân phối, mua bán...) do đó không phải dễ dàng để rà soát tất cả các ngành nghề kinh doanh vốn rất đa dạng; - Giấy phép có thể tồn tại dưới dạng văn bản, mang tên “giấy phép...” hoặc các tên khác; cũng có thể tồn tại dưới dạng phi văn bản (lời nói, chấp thuận bằng im lặng...) nên không phải ai cũng nhận biết được rằng đó là giấy phép để mà thống kê hay điều chỉnh sửa đổi. Đây là những khó khăn của việc rà soát, đồng thời cũng cho thấy mức độ phức tạp, khó khả đoán và thiếu minh bạch của hệ thống giấy phép kinh doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu như số lượng giấy phép kinh doanh cần rà soát quá lớn và quá đa dạng thì các tiêu chí để đánh giá thế nào là một giấy phép tốt, có thể chấp nhận được lại đơn giản hơn nhiều (dù rằng một vài yếu tố trong đó tương đối khó định lượng). Các tiêu chí đó bao gồm: - Căn cứ pháp lý của giấy phép: giấy phép có được quy định trong văn bản của Quốc hội, Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ không? (Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 1999 và 2005 thì chỉ các cơ quan này có thẩm quyền quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh);[1] - Căn cứ tính hợp lý của giấy phép: Giấy phép có nhằm bảo vệ một hay một số lợi ích công cộng không? Để bảo vệ những lợi ích đó có thể dùng biện pháp nào khác ít cản trở quyền tự do kinh doanh hay không? - Điều kiện cấp phép: Các điều kiện cần có để xin và duy trì giấy phép đó có cụ thể, minh bạch không, có khả thi không, có vượt quá yêu cầu cần thiết để bảo vệ lợi ích công cộng liên quan không? - Thủ tục, trình tự cấp phép: Thủ tục để xin phép, gia hạn giấy phép có minh bạch, thuận lợi và nhanh chóng không? - Hiệu quả của giấy phép: Giấy phép có đạt hiệu quả quản lý như mong muốn không, có góp phần bảo vệ lợi ích công cộng liên quan không? Trên cơ sở các tiêu chí này (vốn đã nhận được sự đồng thuận tương đối từ các chuyên gia, doanh nghiệp cũng như nhiều đơn vị nghiên cứu trong những năm gần đây), một số rà soát cụ thể đối với các loại giấy phép kinh doanh đã được thực hiện trong nỗ lực đưa ra một bức tranh về hệ thống giấy phép này. Đáng kể nhất trong số đó là Nghiên cứu thử nghiệm rà soát chẩn đoán 37 giấy phép kinh doanh do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện và Nghiên cứu rà soát 289 giấy phép kinh doanh do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì thực hiện. Sau đây là một số điểm bất cập chính của hệ thống giấy phép kinh doanh Việt Nam rút ra từ kết quả tổng hợp của hai nghiên cứu nói trên: - Về căn cứ pháp lý: Rất nhiều giấy phép có vấn đề về căn cứ pháp lý, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: (i) hoặc là giấy phép không được nêu trong bất kỳ văn bản nào của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng (ví dụ: Văn bản đồng ý nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến và các điều kiện kinh doanh trò chơi trực tuyến khác quy định tại Thông tư liên tịch 60/2006/TTLT), (ii) hoặc là giấy phép vẫn được quy định trong những văn bản này nhưng một số quy định về điều kiện cấp phép, duy trì giấy phép lại được nêu trong văn bản cấp bộ (ví dụ các điều kiện kinh doanh quảng cáo chỉ được quy định một phần trong Pháp lệnh quảng cáo và Nghị định 24/2003/NĐ-CP, đa số các điều kiện khác được quy định tại Thông tư 43/2003/TT-BVHTT và Thông tư 79/2005/TT-BVHTT của Bộ Văn hóa Thông tin); (iii) hoặc là có căn cứ pháp lý rất mơ hồ (các điều kiện kinh doanh đại lý Internet quy định tại Thông tư liên tịch 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT dựa trên một căn cứ duy nhất là quy định “Đại lý Internet có trách nhiệm thực hiện các quy định về quản lý dịch vụ Internet do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành” trong Nghị định 55/2001/NĐ-CP). Nếu các doanh nghiệp đều biết rằng các giấy phép không có căn cứ pháp lý đều không có giá trị thi hành, rằng họ không có nghĩa vụ phải xin các giấy phép này, rằng họ có thể khiếu nại/tố cáo các cơ quan liên quan và thậm chí có thể yêu cầu tòa án bảo vệ quyền không cần xin các giấy phép này thì có lẽ tình hình giấy phép kinh doanh ở Việt Nam sẽ có được sự thay đổi căn bản ngay cả khi chưa có những điều chỉnh cụ thể của các cơ quan lập pháp, lập quy. - Về tính mục đích của các giấy phép: Trong khi một số lượng lớn các giấy phép ít nhiều có hướng tới việc bảo vệ một hoặc một số lợi ích công cộng nhất định (ví dụ an ninh quốc phòng, trật tự xã hội, sức khỏe cộng đồng, môi trường...); đa số giấy phép được xem là có vấn đề về tính mục đích, ví dụ: (i) lợi ích công cộng là mục tiêu bảo vệ của giấy phép đó thực chất đã được bảo vệ bằng một cơ chế kiểm soát khác, thậm chí bằng một giấy phép khác đang tồn tại (ví dụ giấy xác nhận đủ điều kiện về an toàn trật tự do Bộ Công an cấp cho các đại lý bán lẻ xăng dầu hướng tới việc đảm bảo an toàn cháy nổ của các cơ sở này trong khi vấn đề này thực tế đã được đảm bảo khi Bộ Thương mại xem xét các điều kiện để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu); (ii) lợi ích liên quan không thể được bảo vệ bằng giấy phép đó (ví dụ giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm không thể bảo vệ trật tự văn hoá xã hội bởi việc in ấn không có liên quan đến nội dung xuất bản phẩm trong khi nội dung xuất bản phẩm mới là thứ cần quản lý và vốn đã được quản lý bằng giấy phép xuất bản); Nếu có thể khoanh vùng các loại lợi ích công cộng cần bảo vệ bằng giấy phép, có lẽ sẽ có thể hạn chế được một số lượng tương đối các loại giấy phép hiện nay và đặc biệt là hạn chế được việc ban hành thêm giấy phép mới. - Về điều kiện cấp phép: Một bộ phận lớn các giấy phép hiện hành có vấn đề về điều kiện cấp phép, ví dụ: (i) Điều kiện cấp phép không liên quan đến lợi ích công cộng cần bảo vệ (ví dụ, các điều kiện để được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về an toàn trật tự đối với ngành nghề khắc dấu bao gồm cả các điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy, phòng nổ, phòng độc, vệ sinh môi trường - tức là các điều kiện hoàn toàn không liên quan đến việc kiểm soát làm con dấu giả hoặc làm con dấu không được phép để lừa đảo, gây bất ổn xã hội); (ii) Điều kiện chung chung, không rõ ràng, do đó doanh nghiệp không biết khi nào đáp ứng đúng (ví dụ một trong hai điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm là doanh nghiệp phải có “đủ nhân lực về ngoại ngữ và nghiệp vụ về xuất khẩu”); (iii) Điều kiện không thể thực hiện được đối với một số chủ thể (ví dụ, điều kiện kinh doanh Internet là chủ đại lý phải “cài đặt chương trình, biện pháp kỹ thuật đảm bảo ngăn chặn người sử dụng truy cập website có nội dung xấu” – cho đến nay chưa có chủ thể nào đáp ứng được yêu cầu này). - Về thủ tục, trình tự cấp phép: Mặc dù theo các quy định tại văn bản pháp luật thì quy trình cấp phép thường rất đơn giản, với 3 bước chủ yếu (nộp hồ sơ; xem xét, thẩm định cấp phép; và cấp phép), trên thực tế đây lại là tiêu điểm bị chỉ trích nhất của hệ thống giấy phép với rất nhiều bất cập, ví dụ: (i) Rất khó khăn để hoàn thiện bộ hồ sơ cấp phép (bởi cơ quan tiếp nhận có thể đòi hỏi thêm nhiều giấy tờ bổ sung, hoặc là người xin giấy phép không được hướng dẫn cụ thể để hoàn thiện hồ sơ dẫn tới tình trạng phải đi lại nhiều lần, hoặc người xin cấp phép phải có giấy tờ chấp thuận, xác nhận của nhiều cơ quan khác..., ví dụ như giấy phép quảng cáo); (ii) Cơ quan cấp phép có quyền tự do khá lớn trong việc quyết định cấp phép hoặc từ chối cấp phép (do thiếu các quy định về căn cứ cấp phép/từ chối cấp phép, hoặc thiếu các tiêu chí để đánh giá mức độ thỏa mãn từng điều kiện cấp phép, hoặc thiếu quy định giới hạn các cơ quan có thể tham gia vào quá trình thẩm tra cấp phép và vai trò của từng cơ quan; ví dụ các loại giấy phép trong lĩnh vực xây dựng); (iii) Thủ tục thiếu minh bạch, bất hợp lý (không có một tập hợp đầy đủ về tất cả các loại giấy phép kinh doanh mà doanh nghiệp hoặc tổ chức phải có trước khi tiến hành một hoạt động kinh doanh nào đó; nhiều loại giấy phép không có quy định cụ thể nào về cách thức, nội dung công khai các thông tin về giấy phép; một số giấy phép nhất định phải do cơ quan trung ương cấp khiến người xin phép phải mất thêm nhiều thời gian, chi phí đi lại/liên lạc; việc phân cấp thẩm quyền cấp phép không rõ ràng, gây khó khăn cho người đi xin phép...); Nếu như các vấn đề về trình tự, thủ tục cấp phép là vấn đề nổi cộm nhất thì đây đồng thời cũng là lĩnh vực mà về mặt lý thuyết là dễ điều chỉnh nhất (vì không động đến các vấn đề nội dung). Cải cách hành chính sẽ là yếu tố cơ bản để cải thiện tình hình này. - Về hiệu quả quản lý của các giấy phép kinh doanh: Cho đến nay chưa có một nghiên cứu đầy đủ và đáng tin cậy nào về hiệu quả quản lý của giấy phép kinh doanh hay về từng khía cạnh của vấn đề này. Do đó sẽ rất khó đánh giá chính xác tác dụng tích cực của các loại giấy phép trong việc quản lý nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích công cộng. Tuy nhiên, theo thông tin từ báo chí và từ ý kiến của nhiều chuyên gia, hiệp hội, doanh nghiệp và người dân thì có vẻ như hệ thống giấy phép hiện nay chưa hoặc không đạt được hiệu quả quản lý mong muốn, ví dụ: (i) Hiện tượng kinh doanh không phép hoặc không đúng điều kiện giấy phép diễn ra khá phổ biến trong một số lĩnh vực đòi hỏi phải có giấy phép (ví dụ hiện tượng đa số nhà thuốc không có dược sỹ, tức là không đủ tiêu chuẩn để được cấp giấy phép kinh doanh thuốc đối với nhà thuốc; đa số các biển quảng cáo tấm lớn ngoài trời ở Hà Nội vi phạm quy định về quảng cáo; hầu hết các cây xăng có hiện tượng vi phạm quy định về đo lường, chất lượng); (ii) Nhiều lợi ích công cộng vẫn bị vi phạm một cách nghiêm trọng dù đã được quản lý bằng giấy phép (ví dụ hiện tượng phần lớn các quán ăn cố định hoặc di động không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm...). Rõ ràng bức tranh về hệ thống giấy phép kinh doanh ở Việt Nam không có nhiều điểm sáng. Ngoài ra, cần lưu ý đây là một bức tranh động với nhiều yếu tố biến thiên theo thời gian và theo cách thức áp dụng, hành xử của các cơ quan quản lý cũng như công chức quản lý (Tiếc rằng những yếu tố động này thường không nhằm mục đích cập nhật để các giấy phép phù hợp hơn với thực tiễn mà theo hướng tiêu cực, ví dụ: giấy phép đã bị bãi bỏ lại xuất hiện lại dưới hình thức mới, sự ra đời của các giấy phép mới, bổ sung các điều kiện cấp phép mới...). Vì thế, bức tranh thực trong từng thời điểm thậm chí còn nhiều điểm tối hơn nữa. Tình hình không mấy sáng sủa về hệ thống giấy phép kinh doanh trên đây cho thấy còn rất nhiều việc phải làm, nhiều nỗ lực cần thực hiện để có thể xây dựng một hệ thống giấy phép hoàn thiện, góp phần vào việc cải thiện môi trường kinh doanh Việt Nam. Và mặc dù những cải cách này về cơ bản không nằm trong nhóm các nghĩa vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO, chúng ta có nhiều lý do để tin tưởng rằng sẽ có những động lực để thúc đẩy những cải cách này. II. Những động lực thúc đẩy các nỗ lực cải cách hệ thống giấy phép kinh doanh giai đoạn hậu WTO Trong các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, giấy phép kinh doanh là chủ đề nhỏ, chỉ xuất hiện với tính chất như điều kiện mở cửa thị trường trong một vài lĩnh vực dịch vụ (như phân phối, du lịch, thuế, tư vấn kỹ thuật, quy hoạch kiến trúc đô thị, thú y...) và thường được đặt ra như một thủ tục bổ sung mà chủ thể kinh doanh nước ngoài phải thực hiện, không kèm theo bất kỳ quy định nào về nội dung (ví dụ điều kiện cấp phép, điều kiện kinh doanh khác) hay thủ tục cụ thể. Vậy có gì để đảm bảo các nỗ lực cải cách hệ thống giấy phép kinh doanh sẽ được tiếp tục khi không còn áp lực của mục tiêu gia nhập WTO, cũng không có sức nặng của những nghĩa vụ phải tuân thủ theo cam kết? Câu trả lời là có. Chúng ta đang bị đặt dưới ít nhất 2 nhóm áp lực để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh: những áp lực từ bên ngoài và nhu cầu nội tại. 1. Những áp lực từ bên ngoài WTO thực ra vẫn sẽ là một áp lực để Việt Nam tiếp tục cải cách hệ thống giấy phép kinh doanh, không phải từ những cam kết cụ thể mà chủ yếu là từ những nguyên tắc xương sống của WTO mà tất cả các thành viên đều phải tuân thủ. Thứ nhất, nguyên tắc không phân biệt đối xử đòi hỏi Việt Nam phải có những quy định áp dụng tương tự nhau giữa các chủ thể kinh doanh trong nước và nước ngoài. Như vậy Việt Nam tiếp tục phải điều chỉnh: + những giấy phép có phân biệt đối xử về đối tượng phải xin phép (trừ trường hợp cam kết cho phép Việt Nam có thể quy định về cấp phép với chủ thể nước ngoài – khi đó Việt Nam có thể buộc chủ thể kinh doanh nước ngoài phải xin phép trong khi các chủ thể trong nước không phải xin giấy phép này), ví dụ như giấy phép thầu (giấy phép mà chỉ nhà thầu nước ngoài phải xin, sau khi đã trúng thầu/được chọn thầu hoặc đã có hợp đồng thầu); + những điều kiện cấp phép, thủ tục cấp phép phân biệt đối xử giữa các chủ thể xin phép (đặc biệt là giữa chủ thể kinh doanh trong nước và nước ngoài), ví dụ đối với nhiều loại giấy phép, nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì phải xin phép ở cấp bộ, còn nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước thì có thể xin cấp phép tại địa phương (như giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu - đại lý bán lẻ; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược); mặc dù về hình thức đây chỉ là việc phân cấp trong thẩm quyền cấp phép nhưng trong thực tế đây lại là một sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đối tượng đi xin phép (doanh nghiệp phải xin phép cấp trung ương sẽ mất nhiều thời gian, chi phí hơn là xin phép tại địa phương); + những giấy phép có điều kiện cấp phép chung chung, không rõ ràng khiến dễ xảy ra nguy cơ áp dụng pháp luật không thống nhất, các cơ quan cấp phép khác nhau có những giải thích khác nhau về cùng một điều kiện, từ đó dẫn tới phân biệt đối xử, ví dụ như giấy phép xây dựng (các điều kiện để cấp phép liên quan đến môi trường, an toàn cháy nổ... mang tính định tính, không định lượng được); + những giấy phép lấy quản lý nhà nước là mục đích tự thân, không nhằm bảo vệ một lợi ích công cộng nào hoặc lợi ích công cộng đó đã được bảo vệ bằng các cơ chế quản lý khác (bởi nhìn từ góc độ rộng, các giấy phép này đã tạo ra sự phân biệt đối xử giữa những trường hợp phải xin giấy phép này với các hoạt động kinh doanh không cần giấy phép khác trong khi cả hai nhóm đều không liên quan trực tiếp và tức thời đến một lợi ích công cộng quan trọng cần bảo vệ nào), ví dụ như giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, hay ý kiến thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền về quy hoạch đối với các dự án xây dựng nhóm B tại nơi chưa có quy hoạch. Thứ hai, nguyên tắc minh bạch đòi hỏi chúng ta phải minh bạch hóa hệ thống giấy phép kinh doanh từ nhiều góc độ, và do đó phải khắc phục các hiện tượng thiếu/không minh bạch hiện tại như: + tình trạng mù mờ về loại, số lượng các giấy phép kinh doanh đối với một ngành nghề nhất định (cho đến thời điểm hiện tại chưa có một thống kê chính thức và đầy đủ nào về các loại giấy phép kinh doanh đang có hiệu lực tại Việt Nam, các Sở Kế hoạch và Đầu tư khi đăng ký kinh doanh chỉ có thể hướng dẫn doanh nghiệp về giấy phép con trên cơ sở Danh mục giấy phép kinh doanh do VCCI tập hợp); + hiện tượng các điều kiện kinh doanh không rõ ràng, chung chung và do đó khó có thể dự đoán trước được (đây là hiện tượng phổ biến đối với hầu hết các loại giấy phép); + các thủ tục cấp phép không rõ ràng, không được công khai, không thuận tiện (theo rà soát thử nghiệm 37 Giấy phép của VCCI thì có đến 89% loại giấy phép hiện đang ở tình trạng này); + tình trạng không công khai về quá trình ban hành các giấy phép mới hoặc sửa đổi các giấy phép cũ, không công khai các thông tin về bản thân các quy định liên quan đến giấy phép cũng như quy trình thực thi các quy định này (mặc dù các quy định về quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã đề cập đến vấn đề này nhưng việc thực thi còn rất hạn chế; hơn nữa, quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật cấp bộ, đặc biệt là các văn bản có liên quan đến giấy phép kinh doanh, chưa được quy định rõ ràng và chủ yếu vẫn thuộc quyền tự quyết của các bộ). Bên cạnh áp lực mang tính bắt buộc từ các nguyên tắc của WTO, cần lưu ý rằng các chính phủ, các tổ chức tài chính và các công ty nước ngoài luôn luôn là một áp lực “mềm” nhưng rất mạnh mẽ từ bên ngoài buộc Việt Nam phải tiếp tục các cải cách cụ thể trong môi trường kinh doanh nếu muốn tiếp tục nhận thêm các nguồn vốn ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài mới. 2. Những áp lực nội tại Việc cải thiện môi trường kinh doanh xuất phát từ và được thúc đẩy chủ yếu bởi nhu cầu nội tại của nền kinh tế Việt Nam nhằm mở rộng sản xuất, giải phóng các nguồn lực và thu hút vốn đầu tư. Cải thiện hệ thống giấy phép kinh doanh sẽ
Luận văn liên quan