Đề tài Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng

Cải cách hành chính ở nước ta, nhằm đổi mới một cách căn bản nền hành chÝnh Nhà nước với mục đích xây dựng một nền hành chÝnh trong sạch, vững mạnh, có chất lượng chính trị và chất lượng chuyên môn thích hợp với điều kiện mới, tạo thuận lợi cho c¸c hoạt động sản xuất, kinh doanh và phục vụ nhân dân có hiệu quả cao, gãp phần ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững độc lập dân tộc. Nó xuất phát từ chính những yếu kém mà nền hành chính của nước ta đã và đang mắc phải. Mục tiêu đặt ra ở đây là nhanh chóng khắc phục những khâu yếu kém, những khuyết điểm của quá trình điều hành trong các cơ quan đụng chạm trực tiếp đến đời sống và hoạt động của nhân dân và các doanh nghiệp, như các thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực trọng điểm như đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, xuất nhập cảnh, cấp giấy phép xây dựng và quyền sử dụng đất, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Đồng thời cũng thông qua việc rà soát các thủ tục hành chính hiện hành mà phát hiện những chỗ cần bổ sung, đổi mới trong chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy, quy chế làm việc và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Các thủ tục hành chính được xây dựng và thực hiện cần đảm bảo yêu cầu đơn giản và phù hợp, rõ ràng, thống nhất, đúng pháp luật, công khai và thuận tiện cho việc kiểm tra của dân, của các cơ quan chức năng, góp phần ngăn chặn tệ cửa quyền, quan liêu, sách nhiễu và tham nhũng trong bộ máy nhà nước. Tháng 5 năm 1995, khi kiểm điểm 1 năm thực hiện Nghị quyết số 38/CP về cải cách một bước thủ tục hành chính và triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Chính phủ đã đề ra chủ trương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên 07 lĩnh vực trọng điểm, đồng thời ra Quyết định cho thí điểm áp dụng mô hình “một cửa” trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức. Thời gian qua, thành phố Hải Phòng đã đặc biệt chú trọng, quan tâm đến công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, coi đó là một nội dung quan trọng trong kế hoạch cải cách hành chính các cấp của thành phố và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thực hiện cơ chế “một cửa” góp phần hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân. Trong thời gian học tập tại Học viện Hành chính, được sự quan tâm của lãnh đạo Học viện, sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô, đồng thời qua thời gian thực tập tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng, với sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo Sở cùng các cô, chú Văn phòng Sở, đã giúp em quyết định lựa chọn và hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài: “ Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng”. Ngoài phần Lời nói đầu và Kết luận, báo cáo gồm 03 chương: - Chương 1. Khái quát chung về Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng. - Chương 2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng. - Chương 3. Một số kiến nghị - đề xuất.

doc40 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2977 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành báo cáo thực tập này, em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình, chu đáo của các cô trong đoàn thực tập số 3 – Khoa Hành chính học; đồng chí giám đốc và tập thể cán bộ, công chức, viên chức tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng. Em chân thành cảm ơn trưởng đoàn thực tập – cô Phạm Ngọc Hà; phó trưởng đoàn thực tập – cô Nguyễn Thị Tuyết Dịu, giáo viên hướng dẫn - cô Đào Thị Thanh Thủy đã nhiệt tình, quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong thời gian thực tập vừa qua. Em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Đào Thị Thanh Thủy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em về mặt chuyên môn để em hoàn thành bản báo cáo thực tập này. Em trân trọng cảm ơn giám đốc Nguyễn Văn Thái, các cô, các bác, các chú và toàn thể anh, chị em làm việc tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ quan. Hải Phòng, ngày 03 tháng 5 năm 2009 Sinh viên Phùng Phương Ngân MỤC LỤC BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CUỐI KHOÁ ( Từ 02/3/2009-02/5/2009) Sinh viên: Phùng Phương Ngân - Lớp KH6A Đoàn thực tập số: 03 Địa điểm: Sở Tư pháp – Thành phố Hải Phòng Truởng đoàn: Cô Phạm Ngọc Hà Phó đoàn: Cô Nguyễn Thị Tuyết Dịu Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Thanh Thủy Mục tiêu: - Hoàn thành xuất sắc báo cáo thực tập cuối khoá; - Áp dụng lý thuyết đã được học vào thực tiễn; - Làm quen với môi trường làm việc tương lai. NHẬT KÝ THỰC TẬP Thời gian Nội dung thực tập Ghi chú Tuần thứ nhất ( 02/3 đến 6/3/2009 ) - Gặp mặt cán bộ Sở Tư pháp Hải Phòng, giới thiệu bản thân và mục đích thực tập; - Làm quen và nhận nhiệm vụ; - Đọc tài liệu và tìm hiểu khái quát cơ quan thực tập; - Hoàn thành sơ lược đề cương báo cáo thực tập. Tuần thứ hai (09/3 đến 13/3/2009 ) - Đọc tài liệu, tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp; - Gặp gỡ và giao lưu với cán bộ, công chức, viên chức tại Sở Tư pháp Hải Phòng; - Hoàn thành chi tiết đề cương báo cáo thực tập. Tuần thứ 3, 4 ( 16/3 đến 27/3/2009 ) - Đọc tài liệu, tập làm các nghiệp vụ hành chính ( kiểm tra văn bản, thể thức văn bản….) - Tập soạn thảo văn bản, chỉnh sửa văn bản theo thông tư 55; - Tìm tài liệu, hoàn thành sơ lược báo cáo thực tập. Tuần 5, 6, 7, 8 ( 30/3 đến 24/4/2009 ) - Tiếp tục làm những công việc tuần 2,3,4; - Chỉnh sữa lỗi kỹ thuật báo cáo thực tập Tuần 9 ( 27/4 đến 29/4/2009 ) 30/4-1/5: Nghỉ lễ - Nộp báo cáo thực tập; - Tổ chức giao lưu chia tay giữa đoàn thực tập với trưởng, phó đoàn thực tập, giảng viên hướng dẫn và cán bộ, công chức viên chức tại cơ quan thực tập./. Lêi nãi ®Çu Cải cách hành chính ở nước ta, nhằm đổi mới một cách căn bản nền hành chÝnh Nhà nước với mục đích xây  dựng một nền hành chÝnh trong sạch, vững mạnh, có chất lượng chính trị và chất lượng chuyên môn thích hợp với điều kiện mới, tạo thuận lợi cho c¸c hoạt động sản xuất, kinh doanh và phục vụ nhân dân có hiệu quả cao, gãp phần ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững độc lập dân tộc. Môc tiªu ch­¬ng tr×nh c¶i c¸ch tæng thÓ nÒn hµnh chÝnh n­íc ta tõ 2001-2010 ®Ò ra 4 néi dung c¶i c¸ch - C¶i c¸ch thÓ chÕ cña nÒn hµnh chÝnh; - C¶i c¸ch bé m¸y; - C¶i c¸ch tµi chÝnh c«ng; - X©y dùng mét ®éi ngò c«ng chøc vµ chÕ ®é c«ng vô. Trong chØ ®¹o c¶i c¸ch thÓ chÕ Nhµ n­íc, c¶i c¸ch thñ tôc hµnh chÝnh lµ kh©u ®ét ph¸. Nó xuất phát từ chính những yếu kém mà nền hành chính của nước ta đã và đang mắc phải. Mục tiêu đặt ra ở đây là nhanh chóng khắc phục những khâu yếu kém, những khuyết điểm của quá trình điều hành trong các cơ quan đụng chạm trực tiếp đến đời sống và hoạt động của nhân dân và các doanh nghiệp, như các thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực trọng điểm như đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, xuất nhập cảnh, cấp giấy phép xây dựng và quyền sử dụng đất, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Đồng thời cũng thông qua việc rà soát các thủ tục hành chính hiện hành mà phát hiện những chỗ cần bổ sung, đổi mới trong chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy, quy chế làm việc và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Các thủ tục hành chính được xây dựng và thực hiện cần đảm bảo yêu cầu đơn giản và phù hợp, rõ ràng, thống nhất, đúng pháp luật, công khai và thuận tiện cho việc kiểm tra của dân, của các cơ quan chức năng, góp phần ngăn chặn tệ cửa quyền, quan liêu, sách nhiễu và tham nhũng trong bộ máy nhà nước. Tháng 5 năm 1995, khi kiểm điểm 1 năm thực hiện Nghị quyết số 38/CP về cải cách một bước thủ tục hành chính và triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Chính phủ đã đề ra chủ trương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên 07 lĩnh vực trọng điểm, đồng thời ra Quyết định cho thí điểm áp dụng mô hình “một cửa” trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức. Thời gian qua, thành phố Hải Phòng đã đặc biệt chú trọng, quan tâm đến công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, coi đó là một nội dung quan trọng trong kế hoạch cải cách hành chính các cấp của thành phố và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thực hiện cơ chế “một cửa” góp phần hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân. Trong thời gian học tập tại Học viện Hành chính, được sự quan tâm của lãnh đạo Học viện, sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô, đồng thời qua thời gian thực tập tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng, với sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo Sở cùng các cô, chú Văn phòng Sở, đã giúp em quyết định lựa chọn và hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài: “ Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng”. Ngoài phần Lời nói đầu và Kết luận, báo cáo gồm 03 chương: - Chương 1. Khái quát chung về Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng. - Chương 2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng. - Chương 3. Một số kiến nghị - đề xuất. CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Vị trí, chức năng: - Sở Tư pháp Hải Phòng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; công chứng, chứng thực; hộ tịch, quốc tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài; lý lịch tư pháp; luật sư, tư vấn pháp luật; trợ giúp pháp lý; dịch vụ bán đấu giá tài sản; giám định tư pháp và các công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật. - Sở Tư pháp Hải Phòng chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp. Nhiệm vụ, quyền hạn: Theo Quyết định số 1185/2006/QĐ-UBND, ngày 01 tháng 6 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp Hải Phòng, Sở Tư pháp trực tiếp đảm nhiệm những nhiệm vụ, quyền hạn sau: 2.1 Trình Ủy ban nhân dân thành phố chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực quản lý của Sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và tổ chức, hướng dẫn thực hiện chương trình, kế hoạch đó sau khi được phê duyệt. 2.2 Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: - Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân thành phố. - Trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các quyết định, chỉ thị về công tác tư pháp trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ. - Tham gia soạn thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan chuyên môn khác của Ủy ban nhân dân chủ trì soạn thảo theo sự phân công của Ủy ban nhân dân thành phố. - Thẩm định và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố nội dung thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố ban hành theo quy định của pháp luật. - Tổ chức việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố. - Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Tư pháp. 2.3 Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật: - Giúp Ủy ban nhân dân thành phố tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành. - Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn theo quy định của pháp luật. - Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với văn bản trái pháp luật. 2.4 Về phổ biến, giáo dục pháp luật: - Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân thành phố kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hành năm ở thành phố; tổ chức, hướng dẫn thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt. - Làm Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố. - Chủ động biên soạn, biên tập và phát hành các tài liệu sách, báo phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố theo sự phân công của Ủy ban nhân dân thành phố. - Xây dựng và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo pháp luật các cấp trên địa bàn thành phố. - Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở phường, xã, thị trấn và các cơ quan đơn vị khác trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật. - Chủ trì, phối hợp với Sỏ Văn hóa – Thông tin giúp Ủy ban nhân dân thành phố hướng dẫn việc xây dựng hương ước, quy ước của thôn, làng, khu dân cư phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế ở địa phương. 2.5 Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, các doang nghiệp nhà nước của thành phố. 2.6 Hướng dẫn, kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật. 2.7 Quản lý Nhà nước về tổ chức, hoạt động công chứng của các Phòng công chứng thuộc Sở theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động chứng thực của Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố. 2.8 Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ về quản lý tổ chức, cán bộ của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. 2.9 Về quản lý hộ tịch, quốc tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài và lý lịch tư pháp: - Hướng dẫn, kiểm tra công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn thành phố. - Chịu trách nhiệm giải quyết các công việc về hộ tịch, quốc tịch, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố. - Cấp Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về việc cập nhật nội dung Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật. 2.10 Quản lý luật sư và hoạt động tư vấn pháp luật: - Trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định cho phép thành lập, tổ chức lại, giải thể Đoàn luật sư. - Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, Chi nhánh Văn phòng luật sư, Chi nhánh Công ty luật hợp danh, Trung tâm tư vấn pháp luật; Giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật. - Thực hiện đăng ký hoạt động, đăng ký thay đổi nội dung Giấy phép thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài ở Việt Nam trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật. - Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam trên địa bàn thành phố cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật. - Theo dõi việc thuê luật sư nước ngoài, luật sư Việt Nam, việc hợp tác hành nghề, việc nhận luật sư tập sự Việt Nam của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, việc thuê và hoạt động hành nghề của luật sư nước ngoài tại Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh Việt Nam trên địa bàn thành phố. - Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật cho tư vấn viên pháp luật. - Giúp Ủy ban nhân dân thành phố kiểm tra hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam, tổ chức hành nghề luật su nước ngoài tại Việt Nam và Trung tâm tư vấn pháp luật theo thẩm quyền. 2.11 Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước và trực tiếp tổ chức một số hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật. 2.12 Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về công tác giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại trong phạm vi thành phố theo quy định của pháp luật. 2.13 Xây dựng, trình ủy ban nhân dân thành phố chương trình cải cách hành chính trong lĩnh vực tư pháp và tổ chức thực hiện chương trình đó sau khi được phê duyệt. 2.14 Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý của Sở; giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công của Ủy ban nhân dân thành phố. 2.15 Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công, ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố. 2.16 Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý tư pháp ở cấp quận, huyện, thị xã. 2.17 Thống nhất với Sở Nội vụ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng phòng. Phó Trưởng phòng Tư pháp các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố. 2.18 Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ra Quyết định quy định số lượng cán bộ, công chức tư pháp – hộ tịch của các phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố. 2.19 Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về tư pháp. 2.20 Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Tư pháp. 2.21 Quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Sở; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ làm công tác tư pháp trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật. 2.22 Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố. 2.23 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố giao. Tổ chức và biên chế: - Cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp Hải Phòng gồm có: 3.1 Lãnh đạo Sở có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc Giám đốc là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và trước pháp luật về các hoạt động của Sở. Giám đốc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định và theo các quy định về quản lý công tác cán bộ. Phó Giám đốc giúp Giám đốc phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về nhiệm vụ công tác được phân công. Phó Giám đốc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định và theo đề nghị của Giám đốc và các quy định về quản lý công tác cán bộ. Việc khen thưởng, miễn nhiệm, cho từ chức, kỷ luật Giám đốc, Phó Giám đốc thực hiện theo quy định của pháp luật. 3.2 Cơ cấu tổ chức của Sở: Các tổ chức giúp việc Giám đốc Sở: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Phòng tuyên truyền pháp luật, Phòng Hộ tịch – Quốc tịch, Phòng tư pháp bổ trợ. Các đơn vị trực thuộc Sở: Phòng công chứng số 1, Phòng công chứng số 2, Phòng công chứng số 3, Phòng công chứng số 4, Phòng công chứng số 5, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước - thành phố, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản – thành phố. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Sở Tư pháp Hải Phòng: Giám đốc P.Giám đốc P.Giám đốc P.Giám đốc Phòng kiểm tra văn bản QPPL Văn phòng Sở Thanh tra Sở Phòng Hộ tịch – Quốc tịch Phòng tuyên truyền pháp luật Phòng Tư pháp bổ trợ - Biên chế của Sở Tư pháp: Căn cứ vào khối lượng, tính chất, đặc điểm nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác tư pháp của thành phố, căn cứ các quy định về chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định biên chế hàng năm của Sở Tư pháp. Bộ phận “ một cửa” thuộc Văn phòng Sở Tư pháp Hải Phòng Bộ phận “ một cửa”của Sở Tư pháp Hải Phòng được thành lập theo Quyết định số 07/QĐ-STP, ngày 19 tháng 3 năm 2007. Theo đó, cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ phận này được quy định như sau: - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” độc lập, chuyên trách ( gọi tắt là bộ phận “một cửa” ) thuộc Văn phòng Sở Tư pháp để tiếp nhận, đề xuất, giải quyết và trả kết quả các việc về Hộ tịch – Quốc tịch, Lý lịch tư pháp và các việc khác cho tổ chức và công dân theo quy định của pháp luật. - Trưởng Bộ phận “một cửa” là Lãnh đạo Văn phòng Sở do Giám đốc Sở quyết định và phân công. Bộ phận “một cửa” chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Sở; chịu sự quản lý về chuyên môn, hành chính của Chánh Văn phòng Sở. - Việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết và trả kết quả tại bộ phận “một cửa” được thực hiện theo các quy định về thủ tục, thời hạn, lệ phí đối với từng loại việc do cơ quan có thẩm quyền ban hành, theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận “một cửa” và theo các Quy trình nội bộ do Giám đốc Sở Tư pháp ban hành. - Biên chế của Bộ phận “một cửa” do Giám đốc Sở Tư pháp sau khi thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ quyết định. Hiện nay, Bộ phận “một cửa” của Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng có 04 người phụ trách: 01 Phó Chánh Văn phòng và 03 chuyên viên. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG I/. Một số vấn đề chung về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” 1.Thủ tục hành chính 1.1 Khái niệm: Trong nghiên cứu thủ tục hành chính, có nhiều quan niệm về phạm vi cụ thể của khái niệm thủ tục hành chính. Ở đây, ta có thể đưa ra một định nghĩa tổng quan nhất về thủ tục hành chính như sau: “ thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định cho bộ máy nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và các cá nhân công dân”. Có thể khẳng định rằng, thủ tục hành chính là chiếc cầu nối quan trọng giữa cơ quan nhà nước với dân, với các tổ chức khác. Chiếc cầu nối này có thể tạo ra khả năng làm bền chặt các mối quan hệ của quá trình quản lý, làm cho nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân. 1.2 Quá trình cải cách thủ tục hành chính được thực hiện trong thời gian qua Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đã đề ra công cuộc đổi mới một cách toàn diện. Trong hoạt động quản lý nhà nước, cải cách nền hành chính nhà nước đã được đặt ra chính thức trong Văn kiện Đại hội lần thứ VII của Đảng năm 1991. Trong những năm 1992, 1993, 1994, thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã đề ra và tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình và chỉ đạo một số việc về cải cách nền hành chính nhà nước như đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hành chính, chấn chỉnh tổ chức bộ máy quản lý, xây dựng quy chế công chức, tiến hành sửa đổi một số thủ tục hành chính. Ở giai đoạn đầu thực hiện đổi mới các thủ tục hàn
Luận văn liên quan