Nước ta đã từng bước phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Quyền dân chủ của nhân dân, trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo không ngừng được phát huy.
Cùng với những thành tựu đạt được trong nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân cũng có những diễn biến mới.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám khóa VIII đã ra Nghị quyết về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính nhà nước nhằm xây dựng Nhà nước ta thực sự là “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Một trong các vấn đề bức xúc mà Nghị quyết Trung ương 8 nhấn mạnh là các cấp, các ngành cần tập trung giải quyết có hiệu quả các khiếu nại, tố cáo của công dân.
Thực hiện Nghị quyết của Trung ương và sự chỉ đạo của Chính phủ, trong thời gian qua, các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo tổ chức tiếp công dân, tiếp nhân, xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân, và đã đạt được những kết quả đáng kể. Nhiều khiếu nại, tố cáo của công dân đã được xem xét, giải quyết kịp thời, đúng chính sách, pháp luật, qua đó góp phần vàp việc duy trì trật tự kỷ cương, pháp luật, giữ vững ổn định tình hình chính trị - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo hiện nay vẫn đang có chiếu hướng ngày càng gia tăng, số người trực tiếp đi khiếu nại, tố cáo ngày càng nhiều, tính chất khiếu nại, tố cáo rất gay gắt và phức tạp, nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng và vượt cấp lên trên; việc giải quýêt còn chậm; tình trạng vi phạm pháp luật còn phổ biến.
Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiêu, trong đó có nguyên nhân quan trọng là việc tiếp công dân, giải quýêt khiếu nại, tố cáo còn qua nhiều thủ tục hành chính rườm rà hoặc trong quá trình thực hiện không tuân thủ đúng trình tự, thủ tục pháp luật đã qua định gây khó khăn, phiên hà cho công dân cũng như cơ quan nhà nước khi xem xét, giải quyết.
Tình trạng trên đòi hỏi phải nghiên cứu tìm giải pháp để khắc phục nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới.
Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu tìm ra những giải pháp chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, thiếu sót về thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo cảu công dân trong tình hình hiện nay. Qua đó hoàn thiện các thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đó là yếu tố cơ bản để hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo của công dân.
Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào 3 vấn đề chính như sau:
- Cơ sở lý luận về thủ tục hành chính trong tổ chức tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Thực trạng về thủ tục hành chính trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Một số kết quả bước đầu thực hiện cải cách hành chính hiện nay.
- Những kiến nghị về cải cách thủ tục hành chính trong tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian tới.
48 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2572 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cải cách thủ tục hành chính trong tổ chức tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO
Mã số: 97 – 98 – 065/ĐT
Chủ nhiệm đề tài: LÊ ĐÌNH ĐẤU
Vụ trưởng Vụ Thanh tra xét khiếu tố
Nghiệm thu năm: 1999
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, thự hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta đã từng bước phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Quyền dân chủ của nhân dân, trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo không ngừng được phát huy.
Cùng với những thành tựu đạt được trong nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân cũng có những diễn biến mới.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám khóa VIII đã ra Nghị quyết về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính nhà nước nhằm xây dựng Nhà nước ta thực sự là “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Một trong các vấn đề bức xúc mà Nghị quyết Trung ương 8 nhấn mạnh là các cấp, các ngành cần tập trung giải quyết có hiệu quả các khiếu nại, tố cáo của công dân.
Thực hiện Nghị quyết của Trung ương và sự chỉ đạo của Chính phủ, trong thời gian qua, các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo tổ chức tiếp công dân, tiếp nhân, xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân, và đã đạt được những kết quả đáng kể. Nhiều khiếu nại, tố cáo của công dân đã được xem xét, giải quyết kịp thời, đúng chính sách, pháp luật, qua đó góp phần vàp việc duy trì trật tự kỷ cương, pháp luật, giữ vững ổn định tình hình chính trị - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo hiện nay vẫn đang có chiếu hướng ngày càng gia tăng, số người trực tiếp đi khiếu nại, tố cáo ngày càng nhiều, tính chất khiếu nại, tố cáo rất gay gắt và phức tạp, nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng và vượt cấp lên trên; việc giải quýêt còn chậm; tình trạng vi phạm pháp luật còn phổ biến.
Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiêu, trong đó có nguyên nhân quan trọng là việc tiếp công dân, giải quýêt khiếu nại, tố cáo còn qua nhiều thủ tục hành chính rườm rà hoặc trong quá trình thực hiện không tuân thủ đúng trình tự, thủ tục pháp luật đã qua định gây khó khăn, phiên hà cho công dân cũng như cơ quan nhà nước khi xem xét, giải quyết.
Tình trạng trên đòi hỏi phải nghiên cứu tìm giải pháp để khắc phục nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới.
Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu tìm ra những giải pháp chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, thiếu sót về thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo cảu công dân trong tình hình hiện nay. Qua đó hoàn thiện các thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đó là yếu tố cơ bản để hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo của công dân.
Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào 3 vấn đề chính như sau:
- Cơ sở lý luận về thủ tục hành chính trong tổ chức tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Thực trạng về thủ tục hành chính trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Một số kết quả bước đầu thực hiện cải cách hành chính hiện nay.
- Những kiến nghị về cải cách thủ tục hành chính trong tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian tới.
Phần I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
I. QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VÀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Những vấn đề chung về quản lý hành chính nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước là một công việc đa dạng và phức tạp, là đòi hởi tự thân, khách quan của hoạt động nhà nươc, của sự phát triển xã hội và mang tíh liên tục, kế thừa. Điều này thể hiện rõ nhất ở chỗ các hoạt động trong xã hội luôn diễn ra không ngừng, nêng cũng luôn cần có sự quản lý, điều hành quá trình đó.
Đối với một quốc gia thì vấn đề quản lý nhà nước bao giờ cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nó quyết định sự lạc hậu hay phát triển của đất nước. Điều đó, xét cho cùng, đều phụ thuộc vào nghệ thuật quản lý, điều hành của Nhà nứơc, mà đại diện là các cơ quan có thẩm quỳên.
Sự đa dạng và phức tạp của quản lý nhà nước được quy định bởi sự đa dạng và phức tạp của các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, của xã hội; bởi các công việc quản lý trong từng lĩnh vực họat động đó; bởi sự phong phú của các chủ thể quản lý; cuối cùng là bởi mối quan hệ theo chiều dọc, chiều ngang trong nội bộ từng cơ quan quản lý, giữa các cơ quan quản lý với nhau hoặc giữa cơ quan quản lý với công dân và các tổ chức khác. Nhà nước có bao nhiêu lĩnh vực hoạt động thì có bấy nhiêu dạng quản lý. Mỗi một lĩnh vực hoạt động lại có những đặc thù riêng, phạm vi, môi trường quản lý riêng, đối tượng chịu sự quản lý khác nhau, nên các phương pháp, biện pháp quản lý, điều hành đối với từng lĩnh vực là không giống nhau. Từ đấy phải có nhiều loại cơ quan khác nhau để thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh. Cơ quan quản lý có thẩm quyền chung: Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; cơ quan quản lý thẩm quyền riêng: Bộ ngành, sở, phòng, ban…
Quản lý hành chính nhà nước chủ yếu được thực hiện bằng các cơ quan thuộc hệ thống hành pháp. Song trong thực tế, các cơ quan quyền lực: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan thuộc hệ thống Tòa án, Viện kiểm sát, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế cũng thực hiện không ít các hoạt động quản lý hành chính.
Theo quan niệm rộng thì quản lý hành chính nhà nước là thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của Nhà nước đối với xã hội và hành vi của con người để duy trì và phát triển các mối quan các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
Hoạt động quản lý hành chính bao gồm nhiều yếu tố, nhưng có ba yếu tố sau đây là cơ bản nhất, đó là con người, tổ chức bộ máy và ban hành văn bản mang tính quyền lực nhà nước, trong đó yếu tố con người là đặc biệt quan trọng giữ vai trò quyết định đối với toàn bộ quá trình quản lý.
Ba yếu tố trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; nhân sự có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, am hiểu pháp luật, thông thạo nghiệp vụ quản lý; có chế điều hành rõ ràng, đúng đắn sẽ giúp cho công tác quản lý, điều hành có hiệu lực, hiệu quả. Ngược lại, bộ máy cồng kềnh, nhân sự yếu kém, cơ chế quản lý phức tạp, sẽ làm cho nền hành chính cứng nhắc, kém năng động.
2. Thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính, trước hết là khuôn mẫu, chuẩn mực để công chức tiến hành các họat động công vụ, xử lý, giải quyết các công việc quản lý hàng ngày. Thiếu thủ tục hành chính hữu hiệu sẽ phá vỡ tính ổn định, sự minh bạch, công bằng trong hoạt động quản lý. Vì thế trong mọi trường hợp, các cơ quan nhà nước, các công chức khi giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình phải tuân theo một cách triệt để các thủ tục đã được pháp luật quy định, không tự đặt thêm các thủ tục nhằm gây khó khăn, cản trở người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, hoặc “linh hoạt” vượt ra khỏi phạm vi trật tự đó. Nếu vi phạm điểm trên có khẳ năng dẫn đến các quyết định hành chính, hành vi hành chính sai lầm.
Thủ tục hành chính là căn cứ pháp lý để công dân, các tổ chức, các doanh nghiệp và các đối tượng quản lý khác thực hịên và bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của mình, là phương tiện để kiểm tra, kiểm soát tính đúng đắn trong hoạt động quản lý của các cơ quan, công chức nhà nước, ngăn ngừa vi phạm pháp luật đối với các hoạt động công vụ, buộc các cơ quan hành chính và công chức tôn trọng các quyền hợp pháp của công dân.
Nếu thủ tục hành chính rõ ràng, không phức tạp, công khai, dễ thực hiện sẽ thúc đẩy, mở rộng và củng cố nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước, tiết kiệm thời gian, sức lực, nó thể hiện trình độ pháp lý cũng như kỹ thuật ban hành pháp luật của đất nước.
Chính phủ có Nghị định số 38/CP ngày 4/8/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của công dân và tổ chức, coi đây là khâu đột phá trong cải cách hành chính nhà nước, Tính năng động của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các thủ tục hành chính, phong cách làm việc của viên chức trong việc giải quyết các yêu cầu, đòi hỏi của nhân dân và các nhà đầu tư nước ngoài phải đơn giản, nhanh ngọn. Các thủ tục rườm rà trong giải quyết một đề nghị; thái độ thiếu sẵn sàng của viên chức hành chính, thủ tục thiếu công khai; nhiều cấp, nhiều ngành ban hành thủ tục hành chính dẫn đến tình trạng phổ biến là gây ách tác, chậm trễ, làm cho nhân dân và các nhà đầu tư đánh giá sai về bộ máy hành chính nhà nứoc là bộ máy nặng nề, quan liêu.
Thủ tục hành chính trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân, liên quan đến phục vụ cho họat động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong kinh doanh, xây dưngj, xuất nhập khẩu, khai sinh, khai tử, giá thú, đăng ký kết hôn, thay đổi chỗ ở, nơi làm việc, giải quyết khiếu nại, tố cáo… Cho nên, quy trình thực hiện thủ tục hành chính cần phải nhanh gọn, đúng quy định của Nhà nước nhằm tạo thuận lợi cho mọi họat động phục vụ đắc lực đời sống của nhân dân.
Hiện nay có nhiều cách hỏi khác nhau về thủ tục hành chính. Có quan niệm cho rằng thủ tục hành chính là cách thức, lề lối làm việc, là mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân. Quan niệm khác lại cho rằng thủ tục hành chính là các lọai giấy tờ trong giải quyết một vụ việc, nên dẫn đến việc cải cách thủ tục hành chính chỉ đơn giản là giảm bớt sự đòi hỏi về các loại giấy tờ. Trong quản lý hành chính, nếu không có đủ các loại giấy tờ cần thiết làm căn cứ thì không thể đưa ra một quyết định đúng đắn. Quan niệm thứ ba, cho thủ tục hành chính là trình tự kế tiếp nhau theo thứ tự thời gian nhằm thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Quan niệm này chúng tôi cho là hợp lý hơn.
Theo chúng tôi, thủ tục hành chính là trình tự, trật tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền hành pháp trong giải quyết các công việc của Nhà nứơc và các kiến ngị, yêu cầu chính đáng của công dân hoặc tổ chức nhằm thi hành nghĩa vụ hành chính, bảo đảm công vụ nhà nước và phục vụ công dân.
Phân biệt các loại thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính bao gồm những thủ tục giải quyết công việc thuộc quan hệ nội bộ của cơ quan nhà nước và những thủ tục liên quan đến những công việc thuộc quan hệ của cơ quan nhà nước với các đối tượng quản lý hành chính nhà nước thuộc các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, với tập thể lao động và cá nhân công dân, cũng như người nước ngoài. Mỗi loại thủ tục này lại chia ra nhiều loại riêng áp dụng cho từng loại công việc cụ thể:
a) Thủ tục hành chính nội bộ là thủ tục thực hiện các công việc nội bộ trong cơ quan, công sở nhà nước. Nó bao gồm các thủ tục quan hệ lãnh đạo, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên với cấp dưới, quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước cùng cấp, ngang cấp, ngang quyền như:
+ Thủ tục ban hành quyết định chỉ đạo.
+ Thủ tục ban hành quyết định quy phạm.
+ Thủ tục ban hành quyết định cá biệt, cụ thể.
Thủ tục lập và tổ chức và thi tuyển, bổ nhiệm cán bộ, công chức nhà nước.
+ Thủ tục khen thưởng và kỷ luật.
b) Thủ tục hành chính liên hệ là thủ tục tiến hành giải quyết các công việc liên quan đến tự do, quyền và lợi ích hợp pháp, phòng ngừa, ngăn chặn, xử phạt các hành vi vi phạm hành chính, trưng thu, trưng mua các động sản của công dân và tổ chức như:
+ Thủ tục xem xét kiến nghị, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo của công dân.
+ Thủ tục giải quyết các yêu cầu của các cơ quan, tổ chức khác của Nhà nước.
+ Thủ tục áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành chính.
+ Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính.
Khi thực hiện thủ tục hành chính phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, công minh. Yêu cầu này được bảo đảm bởi hoạt động của các cơ quan nhà nước. Do vậy, cơ quan được phép tiến hành thủ tục phải có đủ các loại giấy tờ, tài liệu, chứng cứ cần thiết và có quyền đòi hỏi đối tượng giải trình, cung cấp thông tin, áp dụng các biện pháp khác. Các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tư liệu cần thiết để thực hiện thủ tục hành chính thuận lợi.
Thủ tục hành chính được thực hiện công khai. Do đó phải niêm yết công khai các loại thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan nơi tiếp nhận và giải quyết công việc để nhân dân biết, đồng thời khi tiến hành thủ tục cũng phải công khai, theo đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp phải bảo đảm bí mật theo quy định chung hoặc theo yêu cầu của các bên tham gia.
Các bên tham gia thủ tục hành chính bình đẳng trước pháp luật, điều này có ý nghĩa là cơ quan hành chính nhà nước phải giải quyết các quyền chủ thể của công dân, tổ chức khi đề ngị của họ có đủ điều kiện luật định bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Thủ tục hành chính được thực hiện đơn giản, tiết kiệm, trước hết cần giảm bớt các cấp, các khâu, các cửa, đồng thời tăng quyền và trách nhiệm của các cơ quan điều hành. Điều quan trọng là giảm bớt mức tối thiểu hoặc bỏ hẳn các loại phí và lệ phí khi tiến hành thủ tục đối với công dân và tổ chức. Có như vậy họ mới có khả năng tham gia thủ tục để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời Nhà nước cũng có điều kiện phục vụ công dân tốt hơn đúng với nghĩa hành chính là phục vụ công dân tốt hơn.
II. VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO.
Công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo là trực tiếp tham gia quản lý và xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền hiến định (Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992), đồng thời đã được cụ thể hóa bằng luật, pháp lệnh, các nghị địng, quyết định, chỉ thị, thông tư..
Mấy năm gần đây, việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân có nhiều diễn biến phức tạp. Hàng năm, số người trực tiếp đến cơ quan nhà nước khiếu nại, tố cáo tăng, do vậy đã có nhiều ý kiến đánh giá rất khác nhau về vấn đề này.
Theo chúng tôi, nếu như việc khiếu nại, tố cáo đúng với quy định của pháp luật, không vượt khỏi khuôn khổ của pháp luật và được thực hiện một cách có trật tự thì tình hình khiếu tố như vậy là đáng mừng vì:
Trước hết, nhân dân đã không còn thờ ơ với công việc của Nhà nước, đã thực sự coi Nhà nước là Nhà nước của dân, và biết cần phải làm như thế nào để Nhà nước ta thật sự trong sạch, vững mạnh.
Thứ hai là ý thức trách nhiệm công dân, đặc biệt là trình độ pháp luật của người dân được nâng cao. Người dân nhận thức rõ được quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình, chủ động, tích cực bảo vệ các quyền đo. Thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo các cơ quan công quyền tự hoàn thiện mình.
2. Những yêu cầu đối với thủ tục hành chính trong tổ chức tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thủ tục hành chính trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một bộ phận của thủ tục hành chính nói chung. Thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng mang đầy đủ những tính chất, đặc trưng và những nguyên tắc như bất kỳ thủ tục hành chính nào khác.
Trước hết, nó bảo đảm cho việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật và thực hiện được thuận lợi.
Thứ hai, nó bảo đảm cho các cơ quan hành chính thực hiện đúng chức năng, thẩm quyền. Thông qua việc quy định các trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo để làm tõ thứ bậc trong bộ máy quản lý hành chính, sự hiệp đồng chặt chẽ với nhau để công việc được tiến hành có trật tự, tạo sự thống nhất, tránh sự chồng chéo trong giải quyết hoặc lạm quyền để đơn từ của công dân chạy lòng vong, mặt khác làm cơ sở cho việc giám sát các cơ quan, công chức hành hính được tiến hành mộtc cách tích cực, hiệu quả.
Ba là, thủ tục phải đơn giản, dễ thực hiện, tiện lợi. Có nghĩa là mọi thủ tục hành chính phải vì sự thuận lợi cho công dân chứ không phải vì mang lại thuận tiện và an nhàn cho cơ quan nàh nước mà dẫn đến sách nhiễu nhân dân,
Bốn là, mọi thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo phải quy định thành văn bản công khai, niêm yết tại trụ sở tiếp công dân để công dân biết và thực hiện quyền giám sát của mình.
Trong thực tế, vị trí trụ sở tiếp công dân, cách bố trím tổ chức, trang trì các ghi thức ở nơi tiếp công dân có ảnh hướng rất lớn tới môi trường tiếp công dân. Đôi khi những hòm thư góp ý: hòm thư kiến nghị, đề bạt, hòm thư tố cáo… đặt tại trụ sở tiếp công dân; những bản thông báo trả lời kịp thời của chính quyền về những vấn đề trên có sức thuyết phục hơn cả trăm lần những khẩu hiệu. Người dân chỉ mong sao chính quyền đã đề ra cái gì thì phải thực hiện bằng được, chính những biện páp cụ thể trong quá trình thực hiện mới đem lại hiệu quả cao và niềm tin cho người dân.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHỮNG CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO.
Nói đến thủ tục tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nói đến hệ thống văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Như vậy, thủ tục tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo không chỉ đơn thuần là những quy định mang tính nghiệp vụ trong quá tình tiếp nhận, xem xét, kết luận, ra quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo mà còn bao hàm cả những quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của cá nhân và cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 1980, Nhà nứơc đã ban hành Pháp lệnh quy định việc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Mười năm sau, ngày 7/5/1991 Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân. Sau đó, ngày 28/1/1992 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị đinh số 38/HĐBT về việc thi hành Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân, quy định cụ thể thủ tục xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Ngày 15/1/1993, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 18/TTg về tăng cường công tác tiếp công dân và Chỉ thị 64/TTg ngày 25/1/1995 về tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Ngày 7/8/1997, Chính phủ đã ra Nghị định số 89/CP ban hành Quy chế tổ chức tiếp công dân và Thanh tra nhà nước đã ban hành Thông tư số 1178/TTNN hướng dẫn thực hiện Quy chế trên. Ngày 23/11/1998, tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa X đã thông qua Luật khiếu nại, tố cáo.
Qua trình tiếp công dân, xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một qúa trình phực tạp và phải được tiến hành theo những thủ tục hành chính đã được quy định tại các văn bản pháp luật, pháp quy nêu trên.
1. Thủ tục tiếp công dân, nhận đơn, vào sổ và thụ lý để giải quyết các khiếu nại, tố cáo
Việc tiếp nhận đơn thư khiếu tố gắn liền với việc thực hiện một nhiệm vụ có tính chất bắt buộc đối với tất cả các cơ quan nhà nứoc, tổ chức, đó là hoạt động tiếp công dân. Họat động này phải được tiến hành thường xuyên bởi vì có rất nhiều trường hợp công dân trực tiếp đến trụ sở cơ quan nhà nước để đưa đơn khiếu nại, tố cáo hoặc trực tóêp trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo. Thực tế cho thấy những năm gần đây, công dân trực tiếp đến khiếu nại, tố cáo tại các cơ quan nhà nước ngày càng tăng.
Điều 17 Luật khiếu nại, tố cáo quy định người khiếu nại có quyền “tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại”. Như vậy là công dân có thể lực chọn một trong hai khả năng hoặc tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để thực hiện quyền khiếu nại của mình và việc nhận đơn, tiếp công dân là nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên trách tiếp công dân và bản thân họ phải hành thời gian nhất định trực tiếp tiếp công dân (Điều 7, Điều 8 Quy chế tổ chức tiếp công dân ban hành kèm theo Nghị định 89/ Cp ngày 7/8/1997).
Cán bộ trực tiếp làm công tác tiếp công dân phải liêm khiếy, trung thực, có năng lực chuyên môn, am hiểu thực tế, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phải có thái độ lịch thiệp, nhã nhặn, quan tâm đến yêu cầu và đòi hỏi của người dân. Sự t