Nghiên cứu về Franz Kafka không còn là một cái gì quá mới mẻ với chúng ta. Có thể liệt kê ra đây những bài viết lớn nhỏ như:
- Tính chất mê cung trong tác phẩm của Kafka do Ths Lê Tử Hiển, Lê Minh Kha viết đăng trên báo NCVH và Tạp chí của viện nghiên văn học số 2/2009.
- Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Kafka do Ths Lê Văn Mẫu viết trên tạp chí Viện văn học Việt Nam số 6/2009.
- Kafka với cuộc chiến chống phi lí- Nguyễn Văn Dân, Tạp chí văn học nước ngoài.
34 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 5899 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cái nghịch dị trong thế giới nghệ thuật của Franz Kafka, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Franz Kafka( 1883-1924)
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu về Franz Kafka không còn là một cái gì quá mới mẻ với chúng ta. Có thể liệt kê ra đây những bài viết lớn nhỏ như:
Tính chất mê cung trong tác phẩm của Kafka do Ths Lê Tử Hiển, Lê Minh Kha viết đăng trên báo NCVH và Tạp chí của viện nghiên văn học số 2/2009.
Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Kafka do Ths Lê Văn Mẫu viết trên tạp chí Viện văn học Việt Nam số 6/2009.
Kafka với cuộc chiến chống phi lí- Nguyễn Văn Dân, Tạp chí văn học nước ngoài.
Đặc biệt là các tiểu luận, luận văn, luận án, các cuốn sách chuyên luận... Các bài viết, các công trình nghiên cứu này phần nào đã đi sâu tìm hiểu những vấn đề cơ bản về phong cách và nghệ thuật trên một số phương diệ như: kết cấu không gian, tính trí tuệ, lối văn bất động,khuynh hương hiện thực huyễn ảo, mạc văn theo dong ý thức... hầu hết mới chỉ tập trung đi vào những khía cạnh nhỏ trên phương diện cáu trúc học và thi pháp họ. Qua nghiên cứu khảo sát chúng tôi nhận thấy cái nghịch dị - một yếu tố có ở hầu khắp các sáng tác của F. Kafka chưa được nghiên cứu triệt để. Vì lẽ đó mà với công trình này chúng tôi muốn đi sâu vào tìm hiểu yếu tố nghịch dị trong thế giới nghệ thuật của F. Kafka để chứng minh nó là vấn đề mang tính cốt lõi khi phân tích bất cứ tác phẩm nào của nhà văn này.
Lịch sử vấn đề
F. Kafka là một nhà văn phương Tây ở thế kỉ XX , với một cuộc đời ngắn ngủi và khi qua đời tên tuổi và tác phẩm còn bị vùi dập nên chúng ta biết về ông quá ít. Ngay ở phương Tây giới nghiên cứu cũng chưa khảo sát toàn vẹn hết về cuộc đời, sự nghiệp của F. Kafka thì với phương Đông, cụ thể là ở Việt Nam lại càng ít ỏi.
Từ những năm 60 của thế kỉ XX, F. Kafka đã được biết tới ở Việt Nam qua tác phẩm dịch: Nữ ca sĩ giô- giê- phin hay chuyện cổ về loài chuột. Cũng trong thời điểm này, ta biết đến các bài dịch thuật của Trần Thiên Đạo và công trình nghiên cứu của Hoàng Trinh: Phương Tây văn học và con người.
Đến năm 1990, PGS.TS Đặng Anh Đào phất cờ lệnh đưa F. Kafka vào chương trình giảng dạy bậc đại học cùng với đó là những bài nghiên cứu của bà về toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của F. Kafka. Bài viết được phát triển thành tiểu luận khá đầy đủ về tiểu sử của nhà văn này với những dấu ấn tạo nên phong cách mới lạ của nhà văn này trên cơ sở phân tích những tác phẩm tiêu biểu như: Biến dạng, Lâu dài, Vụ án.
Tiếp theo đó, là các nhà nghiên cứu và dịch thuật có tên tuổi như Phùng Văn Tửu ( dịch Vụ án từ tiếng Pháp), Trương Đăng Dung( dịch Lâu đài từ tiếng Hung-ga-ri) và Nguyễn Văn Dân dịch các truyện ngắn từ tiếng Pháp. Chính bởi thế F. Kafka càng thâm nhập sâu vào đời sống văn học Việt Nam.
Năm 1999, cuốn giáo trình văn học Phương Tây chính thức dành cho hệ đại học đã được xuất bản và dành cho F. Kafka một vị trí xứng đáng trong những trang viết về những nhà văn thế kỉ XX. Tính đến nay đã có 2 luận văn thạc sĩ và hơn mười khóa luận tốt nghiệp của sinh viên các trường đại học viết về F. Kafka.
Từ những năm 2000 trở lại có nhiều tác phảm bài viết công trình nghiên cứu, chuyên luận, tiểu luận...về F. Kafka phổ biến trên các tạp chí các báo mạng như:
Tính chất mê cung trong tiểu thuyết của F. Kafka do Ths Lê Từ Hiển, Lê Minh Kha đăng trên Tạp chí nghiên cứu văn nghệ đồng thời được đăng trên wed của Viện văn học Việt Nam.
Nghệ thuật với cuộc chiến chống phi lí của Nguyễn Văn Dân- tạp chí văn học nước ngoài.
Nghệ thuật Phran- kap-ka, Nxb Giáo dục, H, 2006.
Về sáng tác của Franz Kafka, Nguyễn Văn Thảo dịch.
Năm 2003, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông- Tây đã phối hợp cùng các nhà nghiên cứ dịch thuật để viết nên cuốn sách Franz Kafka tuyển tập tác phẩm. Đây là công trình tổng kết quá trình nghiên cứu và dịch thuật Franz Kafka ở Việt Nam. Chính vì thế nhà văn Tiệp Khắc này dần trở nên quen thuộc với đời sống văn học ở Việt Nam nhưng không thể phủ nhận rằng xoay quanh tác giả này vẫn còn nhiều bí ẩn chửa giải mã hết.
3. Đối tượng nghiên cứu
Với công trình này, chúng tôi đi vào tìm hiểu cái nghịch dị trong sáng tác của F. Kafka:
Nghịch dị trong xây dựng hình tượng nhân vật.
Nghịch dị trong không gian nghệ thuật.
Nghịch dị trong thời gian nghệ thuật.
Nghịch dị gắn với đời thường, đời văn, tương lai.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu theo phạm vi sau:
Cái nghịch dị trong tất cả các sáng tác của F. Kafka
Tập trung cao độ vào cái nghịch dị trong 3 tiểu thuyết: Biến dạng, Lâu đài, Vụ án và một số truyện ngắn như: Một thầy thuốc nông thôn, Trước cửa pháp luật, Hang ổ...
Khảo sát cái nghịch dị trong mối tương quan với cuộc đời nhà văn và cuộc sống đời thường.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa: giúp chúng tôi tìm ra cái phổ quát của cái nghịch dị trong các tác phẩm của F. Kafka.
Phương pháp liên nghành: liên ngành lí luận và văn học, liên nghành ngôn ngữ và văn học.
Phương pháp phân tích- tổng hợp: giúp chúng tôi trong việc phân tích tác phẩm của F. Kafka để thấy rõ được cái nghịch dị và vai trò của nó trong việc khẳng định phong cánh nhà văn.
6. Đóng góp của đề tài
Đây có thể coi là một trong những bài nghiên cứu đầu tiên sâu sắc và toàn diện về cái nghịch dị trong thế giới nghệ thuật của F. Kafka. Đồng thời cũng tạo ra cái nhìn mới về cách tiếp cận một tác phẩm của nhà văn này.
7. Kết cấu đề tài
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Tác giả Franz Kafka
Một vài nét về cái nghịch dị
CHƯƠNG 2: NGHỊCH DỊ TRONG XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
2.1 Hình tượng nhân vật trung tâm
2.2 Hình tượng nhân vật vắng mặt
CHƯƠNG 3: NGHỊCH DỊ TRONG KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
3.1 Nghịch dị trong không gian nghệ thuật
3.1.1 Không gian mê lộ
3.1.2 Không gian tù đọng, khó thở
3.2 Nghịch dị trong thời gian nghệ thuật
CHƯƠNG 4: NGHỊCH DỊ GẮN VỚI ĐỜI VĂN VÀ ĐỜI THƯỜNG
4.1 Nghịch dị gắn với cuộc đời F. Kafka
4.2 Nghịch dị gắn với cái đời thường
4.3 Nghịch dị gắn với hiện thực trong tương lai
C. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Tác giả Franz Kafka
Franz Kafka (1883 – 1924) xuất thân trong một gia đình tư sản tại Praha. Ông là nhà văn Tiệp Khắc gốc Do Thái và sáng tác bằng tiếng Đức, vì thế ông mang trong mình một nền văn hóa đa bản sắc.
Kafka lấy bằng tiến sĩ luật năm 23 tuổi. Sau đó ông làm việc tại Hãng bảo hiểm tai nạn công nhân ở Praha và bắt đầu viết văn lúc rảnh rỗi. Từ đó ta thấy rằng Franz Kafka không sống bằng nghề cầm bút mà ông viết văn như là cầu nguyện, ông nói với bạn: “Đối với tôi, viết như là hình thức cầu nguyện”. Nhà văn Kafka cũng đã từng viết “Tôi chỉ là nhà văn, tôi không thể và cũng không muốn trở thành người khác, tất cả đều làm tôi chán, tôi chán tất cả những gì không phải là văn học” (Nhật kí, ngày 21 - 8 - 1913).
Mặc dù cuộc đời ngắn ngủi và sáng tác ít ỏi nhưng F. Kafka lại có tầm ảnh hưởng mang tính thế giới, mang tầm thời đại. Trong giới phê bình văn học thế giới, các nhà phê bình không thể xếp ông vào một trào lưu nào mà nhiề trường phái đều coi ông là ông tổ của trường phái mình.Bởi vì chính F.kafka đã tạo cho mình một trường phái riêng-trường phái kiểu kafka với một phong cách độc đáo không dễ bắt chước.Với các nhà văn,sự xuất hiện của F.kafka khiến họ không thể cho phép mình viết theo lối cũ đực nữa mà buộc phải xúc tiến nhanh hơn yêu cầu đổi mới văn học.buộc họ phải làm một cuộc “cách mạng nghệ thuật” để làm phong phú thêm hệ thông các phương tiện tạo hinh như:dòng ý thức,độc thọa nội tâm,sự lắp ghép các liên tưởng ,sự tương giao của kí ứcnhằm thể hiện một cách sâu sắc đa dạng hơn mối quan hệ giữa con người với xã hội và quá trình lịch sử nhưng đó là sự thể hiện mang tính tuần hoàn vô nghĩa của kinh nghiệm sống,tình trạng tâm thần phân lập phổ biến như một quy luât tồn tại và sự bất lực của cá nhân trong việc đối lập với số phận của mình.
Với bốn cuốn tiểu thuyết: Châu Mĩ (1912), Vụ án (1914), Biến dạng (1915), Lâu đài (1920), cùng với một số truyện ngắn, Kafka đã làm một cuộc cách tân to lớn trong nghệ thuật văn xuôi. “Ông trở thành một trong những cây cột trụ vững chãi làm cơ sở cho nền văn học phương Tây hiện đại phát triển, và hơn thế nữa, nhiều nhà văn trên thế giới cho đến nay vẫn còn lấy Kafka làm hình mẫu sáng tác, trong đó có cả nhà văn Việt Nam.” (Nguyễn Văn Dân)
Một vài nét về cái nghịch dị
“Chủ nghĩa hiện đại là một trào lưu triết học- mĩ học trong triết học văn nghệ thế kỉ XX,phản ánh sự khủng hoảng của thế giới tư bản và hệ ý thức do nó tạo ra” (Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán,Trần Đình Sử, Nguyễn khắc Phi, chủ biên,NXB Giáo dục 2009)
Thuật ngữ này dùng để chỉ chung các trường phái văn nghệ phương Tây hiện đại như chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện sinh, tiểu thuyết dòng ý thức, tiểu thuyết mới
Cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa hiện đại là triết học của Nit-sơ, Béc-xông, Hút-xen, học thuyết Phrớt và chủ nghĩa hiện sinh của Hai-dê-gô. Tất cả những chủ nghĩa và học thuyết này đều lấy những giải thích khác nhau theo lối chủ quan chủ nghĩa để đối lập với chủ nghĩa duy lí của tư duy tư sản trong việc nhận thức thực tại. Điều này gắn liền với sự phát hiện những bất cập của chủ nghĩa duy lí truyền thống đối với nhận thức đời sống con người.
Sang đầu thế kỉ XX với những phát minh khoa học hiện đại đã tác động to lớn tới cảm thức nhà văn. Cho nên,buộc các nhà văn phải nhìn hiện thực bằng con mắt hiện đại.
Nhắc tới chủ nghĩa hiện đại là phải nhắc tới những phát minh mới xét về mặt kĩ thuật viết . Chính kĩ thuật là niềm đam mê lớn nhất của các nhà văn hiện đại. Đặc biệt là trong việc xây dựng cấu trúc tác phẩm.
Một trong những nhà văn đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện đại trong văn học là Franz Kafka.
F.kafka là một ngôi sao sáng nhất trên bầu trời văn học thế kỉ XX, ông đã khiến văn đàn thế giới phải chuyển mình tích cực. Ông có thể được xem như một “cơn động đất” cực mạnh khiến cho chủ nghĩa hiện đại có khả năng khuyếch tán rộng khắp tới mọi nền văn học.
Trong số tất cả những sáng tạo mang tính nguyên tắc của các nhà hiện đại chủ nghĩa thì cái nghịch dị được xem là ưu tiên số 1. Và chính F. Kafka là người tiên phong sáng tạo ra “ cái nghịch di”. Cùng với những phá cách về phương thức tự sự và cấu trúc tự sự, giọng điệu, điểm nhìn về thế giới và con người, phạm vi chủ đề, cách xây dựng hình tượng và chiếm lĩnh hiện thực, yếu tố ngịch dị đi trong tác phẩm của Kafka bằng một hình dạng khác thường, kì lạ, nhiều màu sắc đã đẩy vết đứt gãy của “ cơn động đất”- Kafka nên sắc nhọn hơn và cũng vọng lại sâu sắc hơn thanh âm muôn thuở của văn chương phương Tây.
Cái nghịch dị trong sáng tác của Kafka nó nhẹ nhàng chồi lên khỏi câu chữ nhưng nó không nằm yên tại đó mà nó va đập với thế giới và khủng khiếp hơn nó va đập vào chính nội tâm nhân vật. Yếu tố ngịch dị trong tác phẩm của F. Kafka vừa cái vỏ bọc để vừa chứa đựng, vừa bộc lộ một cách cụ thể thế giới tinh thần, thế giới bên trong và đồng thời ngay bản thân nó cũng là một thế giới trừu tượng mang cơn dư chấn.
Theo Từ điển Văn học, khái niệm “ nghịch dị” ( grotesque) cũng có cách dịch khác là thô kệch hoặc kỳ quặc. Thuật ngữ chỉ một kiểu hình thức tổ chức nghệ thuật ( hình tượng, phong cách, thể loại) dựa và huyễn tưởng, vào tính trào phúng, tính ngụ ngôn, ngụ ý, vào sự kết hợp và tương phản một cách kỳ quặc cái huyền hoặc và cái xấu, cái bi và cái hài, cái giống thực và cái biếm họa” ( trang 1053, từ điển văn học- bộ mới. Đỗ Đức Hiếu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá chủ biên, NXB Thế giới, 2004).
Yếu tố nghịch dị đã xuất hiện và gắn liền với đời sống văn học từ trong thần thoại, biểu hiện quan niệm duy vật tự phát của dân gian về tồn tại và phát triển lên đến đỉnh cao với nghệ thuật thời Phục Hưng và mang tính “ lưỡng trị”. Đến thế kỉ XX, yếu tố nghệ thuật này có những sự biến đổi để vừa vặn với kích cớ chiếc áo của thời đại. Xu thế của kiểu nghịch dị này là sự biến hóa đột ngột từ thế giới quen thuộc “ của ta” thành thế giới xa lạ và thù nghịch do “nó” cai quản. “ Nó” là một thế lực phi nhân và không thể hiểu được, một “tinh thần tất yếu” tuyệt đối biến con người thành con rối, nghịch dị thấm nhuần “ nỗi sợ sống”, thấm nhuần ý thức về tính phi lý của tồn tại”( trang 1054, từ điển Văn học (bộ mới), Đỗ Đức Hiếu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá chủ biên, NXB Thế giới, 2004).
Như vậy, cùng với sự biến đổi và phát triển, yếu tố nghịch dị đến thế kỉ XX đã hiện hữu trong văn học như là sự biểu thị cho cái phi lý, trái ngược với cái thông thường. Đó không phải là cái huyễn ảo giả tưởng được đặt ra như một sự giả định hiện thực. Nghịch dị dịch chuyển giữa cái thực và cái phi lý. Nó là cái phi lý của hiện thực có thực. Như vậy, có thể hiểu, yếu tố nghịch dị là yếu tố tạo nên hình tượng trái với thông thường, ở dạng thức méo mó, lệch lạc so với thông niệm.
Và trong sáng tác của F. kafka, yếu tố nghịch dị ám khói lên nhân vật, tạo tác cả một màn sương mù có khi ủ uất, có khi huyễn hoặc, nhẹ nhàng nhưng bủa vây, tĩnh lặng và mờ ảo nhưng luôn gào thét, cuồng nộ. Đi ra từ cuộc sống đời thường và từ cuộc đời tác giả, những nghịch dị ấy vừa mang tính thời đại, vừa đi sâu vào bản thể con người, chạm đến những vấn đề muôn thưở của cuộc sống.
CHƯƠNG 2
NGHỊCH DỊ TRONG XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
Cái nghịch dị trong các tác phẩm của Kafka để thể hiện rõ nét qua thế giới nghệ thuật- “ Đó là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng có không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lý riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niện đạo đức, thang bậc giá trị riêngchỉ xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tác nghệ thuật”(trang 302, từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục- Lê Bá Hán, Trần Đình Sử - Nguyễn khắc Phi chủ biên, 2009).
Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Kafka là một hiện tượng độc đáo nhất trong văn học thế giới thế kỉ XX. Qua thế giới đó, Kafka đã cảm nhận được sâu sắc về tình trạng tồn tại của con người và thể hiện bản chất của thời đại mình một cách độc đáo mở ra những khả năng mới cho tiểu thuyết hiện đại.
Chỉ với 3 tiểu thuyết và hơn 20 truyện ngắn, F.Kafka đã vẽ lên một thế giới nghệ thuật - thế giới của những nghịch dị, thế giới của Kafka.
2.1 Hình tượng nhân vật trung tâm
F.kafka xây dựng nên những hình tượng nhân vật chứa đựng những ám ảnh về thân phận con người cô đơn, lạc loài phải sống kiếp lưu đày ngay trong không gian sống của mình.Số phận nhân vật chứa đựng những cái phi lý, cái không thể giải quyết bằng lý trí nhưng khi đi sâu vào ta vẫn thấy le lói cái hợp lý của nó.
Trong tiểu thuyết “ Biến dạng”, Gregor Samsa- nhân vật của truyện - vốn là một nhân viên chào hàng cần mẫn và nghiêm túc, là nơi nương tựa và niềm tự hào của gia đình... song một sáng thức dậy, Samsa “ thấy mình đã biến thành một con côn trùng khổng lồ. Lưng anh rắn chắc thể được bọc một lớp giáp sắt , anh nằm ngửa dợm nhấc đầu lên nhìn thấy bụng mình khum tròn, nâu bóng phân chia thành nhiều đốt cong cứng đỏ, tấm chăn bông đắp trên bụng đã bị xô lệch, gần tuột hẳn. Chân anh nhễu ra, mảnh khảnh đến thảm hại so với phần còn lại của thân hình to đùng, vùng vẫy bất lực trước mắt anh”
Số phận nghịch dị của G.Samsa bắt đầu từ đây. Trong cái hình hài của một con bọ giữa cuộc sống đời thường, người ta sẽ tự hỏi: làm sao có thể huyền hoặc như vậy? làm sao lại phi lý như thế? Nhưng có như vậy mới là nghịch dị, mới là Kafka. Hiện tượng biến dạng của Samsa là một sự biến dạng đặc biệt làm ta gợi nhớ sự biến dạng trong cổ tích thần kì- đó là chu kì trở về nguồn gốc cũ: người"vật"người hoặc vật"người"vật nhưng cái làm cho tác phẩm của Kafka khác so với truyện cổ tích là ở chỗ chu kỳ số phận con người là mới lạ: người"vật"chết.
Đến các truyện dựa trên nền tảng cái phi lý vật hóa người của truyện ngụ ngôn như: Hang ổ, Chó sói và người Ả rập, Nữ ca sĩ Giôđephin, F.Kafka đã tạo ra những sắc thái phi lí mới trong mê lộ của ông. Nó không ở đâu xa mà ngay trong cuốc sống tự nó chi phối vận mệnh con người, là đối tượng nhận thức - là không thể nhận thức. Nút mở là nhân vật suy nghĩ, tồn tại trong phi lý và tính phi lý này dẫn đường cho toàn truyện . Mở đầu Hang ổ, con vật ở hang mà sống thật bất an. Nó tạo ra một mê lộ tầng hầm mà không có một phút yên tâm. Trong mê lộ ấy có một sự gắn kết vô hình giữa các con vật và tấn bi kịch kiếp người.
Có thể nói, yếu tố cơ bản làm nên sự khác biệt của cái nghịch dị trong tác phẩm Kafka so với thần thoại, cổ tích, tôn giáo nằm ở sự phi thần thánh hóa thế giới. Đây là một hiện tượng mang tính thời đại, Gắn với sự nhìn lại, đánh giá lại lịch sử và các huyền thoại nở rộ vào những năn đầu thế kỉ XX, đúng như lời miêu tả của Heidegger: “ Và như vậy, cuối cùng thượng đế đã ra đi. Khoảng trống để lại được lấp đầy bằng sự thăm giò về mặt lịch sử và các tâm lý huyền thoại”
Cái nghịch dị trong thân phận của nhân vật trong tác phẩm của Kafka thường được trải dài từ bản thể đến tha nhân. Cả Gregor Samsa ( Biến dạng), Joseph K. ( Vụ án) lẫn K. ( Lâu đài) đến thiếu năng lực phản tư để tự nhận ra mình và hoàn cảnh xung quanh. Chút lóe sáng trong nhận thức của Joseph K ở đoạn kết của Vụ án chỉ là ánh sao băng qua trời. Nhưng đấy là chớp sáng cho mỗi người thức tỉnh và trầm tư trước mê lộ của cõi lòng mình.
Để làm nổi bật cái bản thể cô đơn, các nỗi bất an của nhân vật, Kafka thường đặt nhân vậy của mình vào giữa đám đông. Hình ảnh đám đông trong tác phẩm của ông gắn liền với nguy cơ tha hóa, gợi ý niệm về cái chết. Có nhứng đám đông cầm cờ, xuất hiện bên nghĩa trang ( Giấc mơ), có những đám đông hát những lời ca nhạt nhẽo như một nghi lễ cúng tế, cởi quần áo và đặt viên thầy thuốc bất lực trên chiếc giường bệnh nhân (Một thầy thuốc nông thôn), có đám đông chen chúc dọc theo các hành lang và phồng xử án nơi tầng áp mái ( Vụ án) Trong cách nhìn của Kafka “ Tha nhân là địa ngục”. Mối quan hệ giữa bản thể và tha nhân luôn trong tình trạng mất liên lạc, không thấu hiểu, con người đã đánh mất sợi dây dẫn đường, khiến cái tôi không thể nào kết giao, hòa nhập với cộng đồng, và dần dần họ tự thu mình vào những ốc đảo cô đơn. “ Con người cô đơn đi lang thang thang trong mê cung vắng ngắt của một thế giới nơi diễn ra những sự mô phỏng lố bịch bang bổ của luật pháp”.
Khi biến thành con bọ, cứ tưởng đó sẽ là lúc G. Samsa cần sự an ủi nhất thì tất cả mọi người đều chĩa cái nhìn như mũi nhọn về phía anh: Viên quản lý sợ hãi bỏ chạy, người mẹ bối rối ngã qụy, người cha hung tợn giận dữ, G.Samsa bị ghẻ lạnh ngay chính tại ngôi nhà của mình, anh phải sống những tháng ngày cô đơn trong bốn bức tường và bị đối xử như một con quái vật.
Mọi sự nỗ lực của Samsa nhằm làm cho mọi người hiểu mình, nhằm bày tỏ tình cảm của mình vói người thân, chỉ càng đào sâu thêm hố ngăn cách: từ sự kinh hoàng, sợ hãi trước sự biến dạng của anh, mọi người chuyển sang thái độ ân cần thương hại, rồi nhanh chóng trở nên thờ ơ và cuối cùng hoàn toàn trở nên xa lạ. Không những thế họ còn xem anh như một vết nhơ, một nỗi nhục nhã, một sự đe dọa đối với cuộc sống của mình. Cả gia đình tỏ ra nhẹ nhõm sung sướng như trút được gánh nặng trước cái chết của con bọ- người Gregor Samsa
Chúng ta hãy chú ý đến chi tiết nói về sự nỗ lực của Samsa, vượt lên trên mọi nỗi đau của thể xác, sự mắc cảm xấu hổ về hình hài của mình để lết đến bên cạnh cô em gái, tìm cách an ủi, động viên cô khi cô chơi đàn, tâm sự với cô về những dự định tốt đẹp của anh dành cho cô Song những tình cảm đẹp đẽ ấy của anh không những không ai cảm nhận được, không ai hiểu được, mà hành động của anh còn là nguyên cớ làm bùng lên sự giận dữ của cả nhà, dẫn đến kết cục anh phải chết. Rõ ràng, Samsa và gia đình đồng loạt đã là những con người hoàn toàn xa lạ. Họ không cùng một “kênh” giao tiếp, họ thuộc về những thế giới khác nhau.
Cảm giác xa lạ của con người về thế giới còn được đẩy lên một mức cao hơn- sự xa lạ với chính mình. Hình tượng đầy ẩn dụ-G.Samsa bị biến thành bọ, chính là biểu tượng bi đát về sự tha hóa, lạ hóa con người. Không những không cắt nghĩa được thế giới mà ngay chính bản thân mình, con người cũng không thể hiểu nổi. Cuộc sống sẽ đi về đâu khi ngay cả mình cũng không còn là mình, không thể tự lý giải-mình là ai? Cái bản thể con người đặt trong khối hỗn độn g