1. Tính cấp bách của việc nghiên cứu đề tài
Quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng ở các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển đã tạo tiền đề cho sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế hội nhập đồng thời cũng là sự thách thức lớn cho sự phát triển giao thông vận tải trong các đô thị.
Hiện tại vận tải hành khách công cộng nói chung , vận tải bằng xe bus nói riêng tại thành phố Hà Nội đang là vấn đề bức xúc và cần thiết. Từ khi mới đi vào hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe bus chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu đi lại của người dân và cho đến nay chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe bus vẫn chưa thực sự đảm bảo do đó việc đi lại hàng ngày của người dân chủ yếu được thực hiện bằng phương tiện vận tải cá nhân và đang tăng trưởng với mức độ cao dẫn tới hậu quả gây ách tắc giao thông , tốc độ giao thông chậm, tai nạn giao thông có xu hướng tăng cao và gây ô nhiễm môi trường,
Bởi vậy việc nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe bus là vô cùng cần thiết nhằm hạn chế sự gia tăng của các loại phương tiện vận tải cá nhân và để cạnh tranh với các phương tiện vận tải hành khách công cộng khác là một yêu cầu cấp bách. Để cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến chúng ta phải nghiên cứu các giải pháp và đưa ra những giải pháp tối ưu nhất. Chính vì vậy đề tài “Cải tiến chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến ở công ty Cổ Phần Xe Khách Hà Nội “ nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe bus trên tuýên 51 nói riêng và vận tải hành khách công cộng bằng xe bus nói chung có tính thời sự cả về lý luận và thực tiễn.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình hoạt động của tuyến 51, đề tài tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng cho phù hợp với xu thế phát triển và nhu cầu đi lại của người dân trong thành phố.
Các số liệu phân tích, tính toán được sử dụng trong đề tài chủ yếu dựa vào các số liệu, chỉ tiêu vận tải chuyên ngành và hiện trạng hoạt động của tuyến 51.
Để thực hiện đề tài, trong đồ án có sử dụng các phương pháp tổng hợp, dự báo, khảo sát thực nghiệm, thu thập số liệu và các phương pháp điều tra.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe bus nhằm nâng cao tỉ lên người dân sử dụng xe bus để hiện đại hóa giao thông đô thị và đảm bảo phát triển giao thông vận tải bền vững và thu hút người dân sử dụng xe bus trong thành phố ngày càng nhiều hơn.
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương:
Chương I : Tổng quan về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng
Chương II : Hiện trạng chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến ở công ty Cổ Phần Xe Khách Hà Nội
Chương III : Một số giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến Trần Khánh Dư – Khu đô thị Nam Trung Yên
25 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2930 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cải tiến chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến ở công ty cổ phần xe khách Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG TRÊN TUYẾN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XE KHÁCH HÀ NỘI
2.1.Tổng quan về công ty Cổ Phần Xe Khách Hà Nội
2.1.1.lịch sử hình thành và phát triển
Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thần của công ty Cổ Phần Xe Khách Hà Nội là công ty xe khách Thống Nhất Hà Nội thành lập từ năm 1960. Ngay từ khi ra đời công ty xe khách thống nhất đã được giao nhiệm vụ phục vụ và vận chuyển hành khách đi các tuyến nội thành và kế cận. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, công ty xe khách Thống Nhất đã cũng với quân dân cả nước vận chuyển hành khách thuận tiện, an toàn, nhanh chóng, kịp thời góp phần làm nên chiến thắng lịch sử mùa xuân 1975. Năm 1972 , do nhu cầu vận chuyển hành khách ngày một bức thiết trên tất cả các luồng tuyến nội tỉnh, công ty xe khách Thống Nhất đã được tách ra thành 3 công ty theo quyết định số 343 QĐUB:
- Công ty xe bus Hà Nội.
- Công ty xe khách Nam Hà Nội.
- Công ty vận tải hành khách phía Bắc Hà Nội.
Ngày 24/03/1993 công ty vận tải hành khách phía Bắc được thành lập theo quyết định số 1193 QĐUB của UBND thành phố Hà Nội, được cấp giấy phép kinh doanh số105920/DNNN do trọng tài kinh tế Hà Nội cấp ngày 1/04/1993. Trụ sở chính của công ty ở gác 2 bến xe Gia Lâm. Nhiệm vụ của công ty là vận tải và phục vụ hành khách đi các tuyến phía Bắc với 289 lao động, tổng nguồn vốn là 4.5 tỷ đồng.
Tháng 7/1996 theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội, công ty tách một phần quản lý bến xe Gia Lâm chuyển về công ty quản lý bến xe.
Ngày 23/06/1999 theo quyết định số 2582 QĐUB thành phố Hà Nội chuyển doanh nghiệp nhà nước công ty vận tải hành khách phía Bắc thành công ty Cổ Phần Xe Khách Hà Nội. Khi chuyển sang thành công ty cổ phần, hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải hành khách tập trung chủ yếu phía đông bắc và các tuyến lân cận, lực lượng lao động công ty là 321 người với tổng nguồn vốn 7.482.936.560 đồng.
b) Giới thiệu chung về công ty
- Tên công ty: Công ty cổ phần xe khách Hà Nội
- Trụ sở chính: Gác 2 bến xe Gia Lâm
- Tài khoản: 710A - 00502 Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam
- Mã số thuế: 01 0010601 – 7
- Điện thoại: (04) 827 1923 - (04) 873 3780
- Fax: (04) 827 1923
Hiện nay Công ty cổ phần xe khách Hà Nội là thành viên của Tổng công ty Vận tải Hà Nội theo quyết định số 72/2004/QĐ-UB ngày 14 tháng 05 năm 2005 của UBND Thành phố Hà Nội “Về việc thành lập Tổng công ty Vận tải Hà Nội thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con”.
- Đăng ký kinh doanh: Số 056699 ngày 05/10/1999 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
- Vốn điều lệ khi thành lập: 4.330.000.000 đồng.
Hiện nay công ty hoạt động kinh doanh trên các ngành nghề sau:
- Kinh doanh vận tải hành khách liên tỉnh, vân tải hành khách công cộng bằng xe bus, taxi
- Kinh doanh vận tải hành khách du lịch.
- Tổ chức bảo dưỡng sửa chữa các cấp trung, đại tu, đóng mới, lắp ráp chi tiết các loại phương tiện vận tải.
- Kinh doanh khai thác bến đỗ xe, trông giữ xe và hàng hoá.
- Dịch vụ đặt đại lý bán xe ô tô, phụ tùng các loại.
- Các dịch vụ tổng hợp khác.
c) Chức năng và nhiệm vụ của công ty
- Tổ chức vân chuyển hành khách đi các tuyến phía Bắc.
- Tổ chức dịch vụ trông giữ xe ô tô ngày và đêm.
- Tổ chức kinh doanh khai thác dịch vụ và hàng nước, vệ sinh, trông xe đạp, xe máy, bốc xếp hàng hóa.
- Tổ chức bảo dưỡng sửa chữa phương tiện ô tô của công ty, khai thác dịch vụ sửa chữa ô tô bên ngoài.
2.1.2. Quy mô của công ty
Từ khi thành lập với nguồn vốn 7.482.936.560 đồng, sau một thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh với những thuận lợi mang lại nguồn vốn của công ty cũng liên tục tăng. Năm 2002 tổng tài sản của công ty đã tăng lên đến 13.392.000.000 đồng, đến năm 2003 là 16.956.000.000 đồng và đến cuối 2006 nguồn vốn của công ty đã là 19.538.956.000 đồng
Tổng số lao động công ty lên đến 267 người với 15 cán bộ chủ chốt với trình độ chuyên môn nghiệp vụ sau :
Bảng 2.1: Trình độ nghiệp vụ lao động trong công ty
STT
Trình Độ
Xếp Loại
Số Lượng
Trung Bình Xếp Loại
1
Đại học -Cao đẳng
Quản lý kinh tế
11
Chuyên ngành cơ khí kỹ thuật
6
Các ngành khác
5
2
Trung cấp
2
3
Công nhân sửa chữa ô tô
Bậc 5/7
5
4,1/7
Bậc 4/7
2
Bậc 3/7
2
Bậc 2/7
1
4
Lái xe
Bậc 4/4
11
1,8/4
Bậc ¾
12
Bậc 2/4
18
Bậc ¼
54
Hiện nay công ty Cổ Phần Xe Khách Hà Nội đang tham gia vận tải hành khách liên tỉnh trên tuyến cố định với 79 xe trong đó có 78 xe là chất lượng cao và 1 xe W50. Hầu hết chất lượng đều tốt và có thời gian sử dụng dưới 10 năm. Trong vận tải hành khách công cộng trên tuyến 49 với 13 xe hoạt động được sản xuất năm2005, mác xe Transinco 1-5 B55 với sức chứa 60 hành khách . Tuyến 51 với 11 xe vận doanh trong tổng số 13 xe có đề được sản xuất năm 2006, mác xe Transinco 1-5ACB90 với sức chứa 80 hành khách. Nhìn chung chất lượng đoàn phuơng tiện của công ty tương đối tốt để hoạt động với điều kiện địa hình các tuýên phía Bắc
2.1.3. Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Từ tháng 10/2006 công ty Cổ Phần Xe Khách Hà Nội đưa vào hoạt động mô hình tổ chức quản lý mới như sau:
Hình 2.2 : Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty
Ban giám đốc : là người trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty do hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm và bãi nhiệm. Giám đốc công ty là người quyết đinh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .
Phòng nhân sự : Tham mưu , đề xuất và thực hiện : công tác tổ chức nhân sự, công tác lao động , tiền lương- khen thưởng, kỷ luật, công tác giải quyết khiếu nại, công tác quản trị hành chính
Phòng tài chính kế toán : có chức năng tham mưu tổ chức thực hiện:
+ Công tác kế toán.
+ Tổng hợp phân tích báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định.
+ Thủ quỹ và thu ngân.
Gara ôtô
+Tham mưu cho giám đốc công ty về quy chế quản lý, định mức kỹ thuật, kiểm tra chất lượng phương tiện.
+ Lập và tổ chức việc thực hiện kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa phương tiện . Giám sát chất lượng bảo dưỡng sửa chữa phương tiện theo quy trình.
+Quản lý kỹ thuật, chất lượng phương tiện vật tư phụ tùng, nguyên nhiên liệu.
Phòng kế hoạch điều độ
Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trực tiếp tổ chức điều hành hoạt động các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh, du lịch, các tuyến vận tải bus và các hoạt động khai thác dịch vụ trong các ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty.
- Xây dựng và giao kế hoạch cho các đơn vị trong công ty theo tháng, quý, năm.
- Xây dựng các biểu đồ chạy xe cho các tuyến xe thuộc công ty phù hợp với năng lực sản xuất và kế hoạch sản xuất của công ty .
- Tổ chức thực hiện quản lý và điều hành các hoạt động vận tải hàng ngày trong công ty theo kế hoạch và quy định của Nhà nước.
- Trực tiếp quản lý, điều hành lao động, phương tiện và các trang thiết bị để phục vụ công tác vận tải các tuyến buýt và liên tỉnh.
- Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, các hợp đồng cam kết của các đầu xe, đơn vị sản xuất trong công ty .
- Đề xuất việc giao nhận xe, chuyển đổi, thanh lý hợp đồng cam kết và các hoạt động vận tải của phương tiện trên các tuyến liên tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm phương tiện, máy móc thiết bị phục vụ cho kế hoạch sản xuất .
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế của công ty với các đơn vị trong và ngoài công ty (hợp đồng vân tải, dịch vụ…)
- Tổ chức cấp phát lệnh vận chuyền, vé và nghiệm thu vé, lệnh, doanh thu theo quy định .
- Tổng hợp báo cáo kết quả vận chuyển hàng ngày của công ty.
- Tổ chức lực lượng kiểm tra giám sát hoạt động xe buýt và hoạt động trên các tuyến vận tải liên tỉnh của công ty .
- Quản lý tổ chức thực hiện các dịch vụ tìm kiếm nguồn công việc theo chức năng nhiệm vụ và các quy định của công ty .
- Tham gia xây dựng các quy chế về tổ chức quản lý điều hành của công ty.
- Chủ động phối hợp các phòng ban trong công ty tổ chức thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh theo yêu cầu và các công việc chung của công ty .
Theo mô hình tổ chức quản lý mới các phòng ban ít hơn, mô hình gọn nhẹ hơn, dễ quản lý hơn, hoạt động sẽ hiệu quả hơn mang lại lợi nhuận kinh tế nhiều hơn. Do mới được đưa vào áp dụng nên bước đầu hiệu quả mang lại có thể chưa cao và gặp nhiều khó khăn trong quản lý hoạt động và điều hành cần chú ý hoàn thiện hơn mô hình này.
2.1.4. Điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bao gồm 5 điều kiện sau:
Điều kiện kinh tế xã hội
Hiện nay công ty hoạt động chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Tình hình kinh tế xã hội ở một số tỉnh có tuyến hoạt động của công ty như sau:
Bảng 2.3: Tình hình kinh tế xã hội một số tỉnh
TT
Các chỉ tiêu
Hà Nội
Thái Bình
Quảng Ninh
Hải Dương
1
Diện tích đất tự nhiên (1000 ha)
92,1
154,5
590
146,8
2
Dân số (1000 người)
3.007,9
1831,1
1.055,6
1.689,3
3
Tổng thu nhập GDP (tỷ VND)
46.322,9
7.141,6
8.679,0
9.997,0
4
Thu nhập TB tháng (1000 VND)
919,7
737,8
987,6
1.018,8
5
Tốc độ tăng GDP so với 2002 (%)
114.6
108,1
116,1
112,8
Nhìn vào bảng trên ta thấy thu nhập bình quân đầu người ở các tỉnh là thị trường tiềm năng của doanh nghiệp là tương đối cao so với thu nhập bình quân của cả nước, và dân số ở các tỉnh này cũng rất đông đây chính là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển ở hiện tại và trong tương lai.
Điều kiện đường sá
Chất lượng đường trên các tuyến hoạt động của công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.4: Tình trạng một số tuyến đường
Tên đường
Loại mặt đường
Loại đường
Chiều rộng(m)
Tình trạng
Từ Hà Nội đi
Quốc lộ 1A
Asphalt
Không giải phân cách
30
Tốt
TP HCM
Quốc lộ 1B
Asphalt
Không giải phân cách
30
Tốt
Lạng Sơn
Quốc lộ 5
Asphalt
Có giải phân cách cứng
50
Tốt
Hải Phòng
Quốc lộ 6
Asphalt
Không giải phân cách
50
Bình thường
Hoà Bình
Bắc Thăng Long
Asphalt
Có giải phân cách cứng
50
Tốt
Vĩnh Phúc
Nhìn vào bảng mạng lưới các loại đường mà xe của công ty chạy qua ta thấy: Hiện nay trên tất cả các tuyến liên tỉnh chất lượng đường đều tương đối tốt, còn một số tuyến huyện như: Sặt, Yên Mỹ, Gia Lương, Phổ Yên, Tuyên Quang thì chất lượng đường còn chưa được tốt.
Điều kiện đường sá có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận tải của công ty đặc biệt là những tuyến đường đang làm như đường quốc lộ số 2, nó làm tăng chi phí nguyên nhiên liệu (xăng, dầu) và ảnh hưởng tới chất lượng vận tải của công ty. Để khắc phục được điều kiện này thì doanh nghiệp buộc phải sử dụng những phương tiện hiện đại.
c) Điều kiện về thời tiết khí hậu
Trong số các tuyến liên tỉnh mà công ty đang hoạt động thỡ hầu hết các tuyến đều không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết khí hậu. Riêng tuyến Tuyên Quang thì lại chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện thời tiết khí hậu khi có lũ lụt thì tuyến này không thể hoạt động được.
d) Điều kiện vận tải
Hiện nay doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên 2 tuyến xã hội hoá: tuyến 51(Trần Khánh Dư – KĐT Trung Yên) và tuyến 49 (Trần Khánh Dư – KĐT Mỹ Đình II), đồng thời thực hiện vận chuyển hành khách liên tỉnh tuyến cố định. Cụ thể các tuyến đang khai thác vận hành như sau:
Bảng 2.5: Các tuyến đang khai thác của công ty
TT
Tuyến Khai Thác
Cự ly tuyến
( Km)
Loại Xe
Số xe
hoạt động
Số chuyến
trong tháng
1
Sặt
43
TQ
7
350
2
Gia Lương
TQ
10
580
- Gia Lương
42
TQ
8
480
- Minh Tân
65
H.TRÀ
1
50
- Đại Bái
42
TQ
1
50
3
Bắc Ninh
29
TQ
5
450
4
Yên Mỹ -H.Hà -T.Bình
8
450
- Yên Mỹ
38
TQ
6
350
- Thái Bình
110
CL
2
100
5
Thái Nguyên
18
900
- M.Đình – T.Nguyên
80
CL
10
480
- G.Lâm – T.Nguyên
80
CL
8
420
6
Nỷ - Phổ Yên
42
TQ
3
150
7
Bãi Cháy
165
CL
9
480
8
Hải Phòng
105
CL
2
210
9
Cẩm Phả
4
200
- M.Đình - Cẩm Phả
200
CL
2
100
- G.Lâm - Cẩm Phả
200
CL
2
100
10
Tuyên Quang
7
310
- M.Đình – T.Quang
165
CL
4
150
- G.Lâm – T.Quang
165
CL
3
160
11
Cẩm Khê
120
CL
1
50
12
Sơn Dương
140
TQ
1
50
13
Vĩnh Yên
56
W50
1
50
14
Hương Canh
60
TQ
1
50
15
Phúc Yên
49
TQ
1
50
Nhìn vào bảng các tuyến đang khai thác của công ty ta thấy: Công ty đang phục vụ việc vận chuyển hành khách ở các tỉnh phía bắc Hà Nội như: tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình và một số tỉnh kế cận như tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Bắc Ninh… Cự li vận chuyển nằm trong khoảng từ 29km đến 200km và thời gian vận chuyển có những tuyến kéo dài tới gần 4 giờ đồng hồ. Tuy nhiên các tuyến đường dài đều là tuyến chất lượng cao đây chính là ưu thế để công ty tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.
e) Điều kiện về tổ chức kỹ thuật
Hiện nay công ty đang thực hiện chế độ chạy xe như sau: Mỗi tháng có 26 ngày xe tốt, 24 ngày xe vận doanh và 4 ngày xe nằm bảo dưỡng sửa chữa. Công ty giao cho lái xe thực hiện nhiệm vụ bảo dưỡng thường xuyên còn công ty thực hiện nhiện vụ sửa chữa lớn.
Cùng với chế độ chạy xe như trên thì chế độ làm việc của lái xe cũng tương ứng như sau: mỗi tháng lái xe làm việc 24 ngày và nghỉ 6 ngày.
Với điều kiện tổ chức kỹ thuật như trên công ty cũng đó phần nào trao quyền tự chủ cho lái xe, đảm bảo chất lượng kỹ thuật của phương tiện và đảm bảo cho lái xe có những ngày nghỉ cần thiết trong tháng.
f) Các điều kiện khác
Quyết định của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thành lập Tổng công ty vận tải Hà Nội , theo quyết định này công ty Cổ Phần Xe Khách Hà Nội là đơn vị thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội , hoạt động theo mô hình Tổng công ty mẹ - con. Đây cũng là điều kiện cho quá trình xã hội hóa phát triển vận tải hành khách công cộng ở Hà Nội.
Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của thủ đô Hà Nội giai đoạn đến năm 2010 và các năm tiếp theo và chủ trương chỉ đạo của thủ tướng chính phủ các ban ngành Trung ương về phát triển kinh tế xã hội
Định hướng phát triển của Tổng công ty vận tải Hà Nội đến năm 2010: Là thành viên của Tổng công ty vận tải Hà Nội, Công ty nhận thấy rõ sự phát triển của công ty sẽ tạo điều kiện phát triển cho Tổng công ty và ngược lại. Với trách nhiệm của mình Công ty cần phải có giải pháp nhằm khai thác tối đa tiềm năng hiện có, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả . Để đạt được mục tiêu chiến lược chung của Công ty là mở rộng thị trường bằng sản phẩm mới chất lượng cao.
Hiện nay, công ty tổ chức chạy xe trên các tuyến theo biểu đồ cố định và quản lý theo hình thức khoán sản phẩm. Hình thức huy động vốn chủ yếu là vốn góp đầu tư vào mua sắm phương tiện của cán bộ nhân viên trong công ty
. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Từ khi đi vào hoạt đông thí điểm theo mô hình “Công ty mẹ, công ty con ” Công ty Cổ Phần Xe Khách Hà Nội đã hoạt động tương đối hiệu quả và đạt được những lợi nhuận nhất định.
Bảng 2.6: kết quả hoat động sản xuất kinh doanh
Đơn vị: Nghìn đồng
TT
Các chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Vốn sản xuất kinh doanh
13.746.215
14.873.857
16.001.500
2
Tổng doanh thu
10.886.863
13.162.531
16.784.011
3
Giá vốn
9.273.277
11.650.382
15.670.341
4
Lợi nhuận gộp
1.613.586
1.512.149
1.113.669
5
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
431.733
545.577
376.383
6
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
- 68.011
- 39.695
0
7
Lợi nhuận khác
333.915
349.941
12.000
8
Tổng lợi nhuận trước thuế
697.637
855.823
338.383
9
Thuế thu nhập doanh nghiệp
195.339
239.630
150.747
10
Tổng lợi nhuận sau thuế
502.298
616.193
188.636
Mặc dù lợi nhuận sản xuất kinh doanh mang lại chưa lớn nhưng phần nào phản ánh được hiệu quả hoạt động của mô hình sản xuất mới là một mô hình tiên tiến và thuận lợi phát triển trong tương lai
2.2.Phân tích chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến của công ty
2.2.1.Phân tích chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng của công ty nói chung
Hiện tại chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng ở công ty đảm bảo theo yêu cầu chất lượng dịch vụ cuả tổng công ty vận tải Hà Nội ( Hà Nội Transerco) tổng công ty vận tải Hà Nội thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu cũng như về chất lượng dịch vụ của công ty:
Thông qua các hình thức và phương pháp kiểm tra giám sát (kiểm tra bí mật, kiểm tra công khai) đồng thời từ kênh thông tin khách hàng, các thiết bị hệ thống theo dõi giám sát… Để phát hiện vi phạm. Nhân viên kiểm tra giám sát tiến hành kiểm tra chất lượng dịch vụ, kiểm tra việc chấp hành nội quy , quy chế của lái xe, nhân viên bán vé, các nhân viên nghiệp vụ khác trong phạm vi quyền hạn của lực lượng kiểm tra giám sát. Trên cơ sở các vi phạm được phát hiện, nhân viên kiểm tra giám sát tiến hành lập biên bản đầy đủ, chính xác và kịp thời lỗi vi phạm và yêu cầu người vi phạm làm chứng ký xác nhận trong biên bản. Đối với các vi phạm được phát hiện từ những kênh thông tin khác thì phải triệu tập người vi phạm tới để xác minh.
Để đảm bảo chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, công ty thực hiện các định mức kỹ thuật bảo dưỡng sửa chữa đối với phương tiện như sau :
Bảng 2.7: Định mức kỹ thuật phương tiện
TT
Hạng mục
ĐVT
Đinh mức áp dụng
1
Bảo dưỡng định kỳ cấp 1
km
3.000
2
Bảo dưỡng định kỳ cấp 2
km
12.000
3
Mức tiêu hao nhiên liệu có sử dụng điều hoà
l/100km
36
4
Mức tiêu hao nhiên liệu không sử dụng điều hoà
l/100km
30
5
Số giờ công cho bảo dưỡng cấp 1
Giờ
23
6
Số giờ công cho bảo dưỡng cấp 2
Giờ
108
7
Định ngạch sử dụng lốp
Km
58.000
8
Định ngạch sử dụng ắc quy
Tháng
18
9
Chi phí bảo dưỡng cấp 1
Đồng/km
116
10
Chi phí bảo dưỡng cấp 2
Đồng/km
150
Trong quá trình bảo dưỡng định kỳ các phương tiện được kiểm tra chất lượng hệ thống khí thải đảm bảo yêu cầu về an toàn theo tiêu chuân Việt Nam. Khi phương tiện hết ca hoạt động về gara phải được vệ sinh công nghiệp
Phương tiện phải được đảm bảo an toàn khi vận hành :
- Phải có đầy đủ hệ thống đèn tín hiệu, đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, cần gạt nước, gương chiếu hậu…
- Hệ thống còi phải đảm bảo tiêu chuẩn về âm lượng.
- Hệ thống hãm, hệ thống chuyển hướng đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.
- Các loại kính đảm bảo đúng an toàn kỹ thuật : kính chắn gió, kính cửa, cửa sổ..
- Lốp xe phải đúng kích cỡ và an toàn kỹ thuật, các kết cấu phải đủ độ bền và đảm bảo tính năng vận hành ổn định
- Phương tiện phải đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển.
- Các phương tiện cấp cứu tạm thời : hộp cứu hỏa, bình cứu hỏa luôn đảm bảo.
Đảm bảo an toàn vận hành đối với người lao động :
- Nhân viên gara và nhân viên lái xe không được uống rượu bia khi làm việc.
- Không được tự ý giao tay lái cho người khác không có nhiệm vụ điều khiển phương tiện
- Nhân viên gara trước khi giao và nhận xe cho lái xe phải cùng kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xe.
- Không tự ý cho người khác lên xe khi xe đang chạy (