Đề tài Cải tổ hội đồng bảo an Liên hợp quốc

LHQ – tổ chức quốc tế vì hòa bình và phát triển ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ hai trên cơ sở của các quốc gia thắng trận trước nhu cầu phải đoàn kết tất cả các nước để chống lại thảm họa phát xít và ý tưởng về một tổ chức an ninh quốc tế để thay thế Hội Quốc liên không có hiệu quả đã bắt đầu xuất hiện. Ngày 25/4/1945, đại biểu của 50 quốc gia gặp nhau tại San Francisco để soạn thảo và thông qua Hiến chương LHQ gồm 111 điều khoản. Hiến chương đã được các nước có mặt ký ngày 26/6/1945. Ngày 24/10/1945, Hiến chương có hiệu lực sau khi Anh, Liên Xô, Mỹ, Pháp, Trung Quốc và đa số các quốc gia khác ký kết; LHQ chính thức được thành lập. Ngày 10/1/1946, Đại Hội đồng họp khóa đầu tiên tại Luân Đôn. Ban đầu, LHQ chỉ có 51 quốc gia thành viên nhưng đến nay đã có 193 thành viên. Nhằm thực hiện các mục tiêu của Hiến chương, LHQ được tổ chức thành sáu cơ quan chính: Đại Hội đồng, HĐBA, Hội đồng kinh tế - xã hội, Hội đồng quản thác, Ban thư ký và Tòa án Công lý quốc tế.

doc8 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2276 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cải tổ hội đồng bảo an Liên hợp quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Một vài nét sơ qua về lịch sử hình thành của LHQ và HĐBA LHQ 1. Liên hợp quốc LHQ – tổ chức quốc tế vì hòa bình và phát triển ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ hai trên cơ sở của các quốc gia thắng trận trước nhu cầu phải đoàn kết tất cả các nước để chống lại thảm họa phát xít và ý tưởng về một tổ chức an ninh quốc tế để thay thế Hội Quốc liên không có hiệu quả đã bắt đầu xuất hiện. Ngày 25/4/1945, đại biểu của 50 quốc gia gặp nhau tại San Francisco để soạn thảo và thông qua Hiến chương LHQ gồm 111 điều khoản. Hiến chương đã được các nước có mặt ký ngày 26/6/1945. Ngày 24/10/1945, Hiến chương có hiệu lực sau khi Anh, Liên Xô, Mỹ, Pháp, Trung Quốc và đa số các quốc gia khác ký kết; LHQ chính thức được thành lập. Ngày 10/1/1946, Đại Hội đồng họp khóa đầu tiên tại Luân Đôn. Ban đầu, LHQ chỉ có 51 quốc gia thành viên nhưng đến nay đã có 193 thành viên. Nhằm thực hiện các mục tiêu của Hiến chương, LHQ được tổ chức thành sáu cơ quan chính: Đại Hội đồng, HĐBA, Hội đồng kinh tế - xã hội, Hội đồng quản thác, Ban thư ký và Tòa án Công lý quốc tế. 2. Hội đồng bảo an HĐBA là cơ quan duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, là cơ quan hoạt động thường xuyên của LHQ. Phiên họp đầu tiên của HĐBA được triệu tập ngày 17 tháng 1 năm 1946 tại Church House, London. Những nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua mà phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc thì bắt buộc các nước hội viên của Liên Hiệp Quốc phải thi hành. Hội đồng Bảo an không phục tùng Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Mọi nghị quyết của HĐBA chỉ được thông qua với sự nhất trí của 5 nước thành viên thường trực là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. Hay nói cách khác, 5 nước này có quyền phủ quyết. Ngoài 5 thành viên thường trực, còn có các nước thành viên không thường trực (các thành viên này do các nước luân phiên nhau đảm nhiệm theo kết quả bầu cử tại ĐHĐ). Từ 1946 đến 1965, HĐBA chỉ có 6 thành viên luân phiên (theo bầu cử) nhưng con số này sau đó được mở rộng lên 10 thành viên với định mức cho mỗi khu vực như sau: 2 ghế cho các khu vực châu Phi, Bắc/Nam Mỹ, Á Châu và Tây Âu, một ghế cho Đông Âu, và ghế còn lại luân phiên giữa châu Phi và châu Á (hiện đang đến phiên của châu Phi). Các nước thành viên luân phiên được chia thành 2 nhóm với nhiệm kỳ 2 năm xen kẽ nhau, tức mỗi năm có 5 thành viên ra đi để nhường chỗ cho 5 gương mặt mới. II. Yêu cầu cải tổ HĐBA Năm 2003, một tiểu ban đặc biệt về vấn đề cải cách đã được thành lập đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cựu Tổng Thư ký LHQ Kofi Annan. Tháng 12 năm 2004, nhóm chuyên gia cao cấp này đã đệ trình lên Tổng Thư ký LHQ báo cáo về “Đe dọa, thách thức và thay đổi của LHQ” nhấn mạnh cải tổ HĐBA là một việc làm cần thiết và tất yếu. Quá trình cải tổ HĐBA cần được tiến hành với mục đích xây dựng một “HĐBA có tính đại diện cao hơn, dân chủ, hiệu quả và minh bạch, khắc phục được những nhược điểm trong hoạt động của cơ quan này”. Để đạt được mục tiêu trên, việc cải tổ HĐBA cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau: Ưu tiến những nước đóng góp nhiều nhất đối với LHQ trên các mặt tài chính, quân sự và ngoại giao; mở rộng sự tham gia của các nước đang phát triển để tăng thêm tính đại diện của HĐBA; không được làm tổn hại đến hiệu quả của HĐBA và cuối cùng là phải làm cho HĐBA dân chủ hơn, trách nhiệm hơn. Cải tổ HĐBA sẽ là vấn đề gai góc nhất. Quá trình cải cách sẽ căn cứ vào mấy vấn đề chính sau: 1. Mở rộng thành viên HĐBA So với thời điểm 1945, khi LHQ được thành lập, bối cảnh quốc tế mới đã có nhiều thay đổi, chiến tranh thế giới cũng như chiến tranh lạnh đã kết thúc, quan hệ quốc tế chuyển sang xu thế đối thoại, các nước bại trận trong chiến tranh thế giới thứ hai đã trở thành các cường quốc, đóng góp nhiều cho hòa bình, an ninh quốc tế nhưng lại không phải là ủy viên thường trực HĐBA (điển hình là Nhật Bản với mức đóng góp lớn thứ nhì cho ngân sách thường niên của LHQ chiếm 19,5%; tiếp đó là Đức với mức đóng góp nhiều thứ ba chiếm 8,7%; Anh chiếm 6,1% và Pháp 6%) – Vấn đề cải tổ LHQ trong bối cảnh quốc tế mới hiện nay, Đinh Quý Độ, 2007. Bên cạnh đó, những mối đe dọa mới như nội chiến, tranh chấp, khủng bố đang xuất hiện đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Hơn bao giờ hết, thế giới đang cần một HĐBA hoạt động chủ động và hiệu quả hơn để đẩy mạnh hòa bình và an ninh thế giới. Trong khi cơ cấu của HĐBA với 15 thành viên và phương thức vận hành theo nguyên tắc nhất trí của 5 nước thường trực không hề thay đổi trong suốt 60 năm qua thì số lượng thành viên LHQ đã tăng từ 51 nước ban đầu lên 192 nước. Thực tế cho thấy, cơ chế và thành phần đó là không dân chủ và không phản ánh được sự tiến triển của hệ thống thế giới với sự nổi lên của các cường quốc khu vực mới (như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ…) và sự gia tăng cả về số lượng và vai trò của các nước đang phát triển trong trật tự kinh tế quốc tế. Như vậy, cơ cấu thành phần của HĐBA dựa trên tương quan lực lượng và hiện thực của thời điểm vừa kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai đã không còn mang tính đại diện cho tương quan quốc tế về quyền lực và tầm ảnh hưởng của các quốc gia ngày nay. Do đó, mở rộng thành viên của HĐBA để thích ứng vớ một thế giới mới là yêu cầu thực tế khách quan. 2. Cải tổ quyền phủ quyết (veto) Quyền phủ quyết được coi là công cụ quan trọng nhất của các nước thành viên thường trực (P5) trong việc thực hiện duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Quyền này đồng thời cũng được thừa nhận như một công cụ để bảo vệ quyền lợi của các nước lớn. Tuy nhiên, việc sử dụng quyền phủ quyết trong 60 năm qua không thật sự đáp ứng được những mong muốn của LHQ, có phần bị lạm dụng và tỏ ra không phù hợp với nguyên tắc công bằng. Đi liền với vấn đề cải tổ thành phần HĐBA có cả vấn đề tăng hay hạn chế quyền phủ quyết cho các ủy viên thường trực HĐBA. Tính đến năm 2007, quyền phủ quyết đã được sử dụng 261 lần, trong đó Liên Xô/ Nga 123 lần, Mỹ 82 lần, chiếm ¾ tổng số. Nhiều lần quyền phủ quyết được sử dụng không đúng với mục tiêu đề ra. Ví dụ khoảng ¼ số lần sử dụng quyền phủ quyết (59/261) là để bác bỏ việc cho một nước mới trở thành thành viên, tập trung vào những năm đầu thnafh lập, thực sự không liên quan gì đến duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. 43 lần veto (1/6) được sử dụng để ngăn chặn việc giới thiệu ứng viên chức vụ Tổng Thư ký LHQ. Quyền phủ quyết các thành viên thường trực HĐBA cần có sự thay đổi theo hướng giảm tính tuyệt đối: Để bác bỏ một quyết định cần có phiếu phủ quyết của từ hai đến ba thành viên thường trực thay vì một phiếu duy nhất như hiện nay. Cải cách này cũng đảm bảo tăng cường tính dân chủ trong hoạt động của HĐBA. 3. Cải tổ phương thức làm việc – yêu cầu của dân chủ hóa và minh bạch hoạt động của HĐBA Bên cạnh việc mở rộng cơ cấu thành viên, yếu tố trọng yếu để có thể thích ứng với tình hình hiện nay là làm cho HĐBA mang tính hiệu quả, công khai, minh bạch hơn, nhất là về phương thức làm việc. Sau hơn 60 năm kể từ khi thành lập, quy trình hoạt động của HĐBA còn mang nặng tính “tạm thời” và chủ tịch Hội Đồng thì thay đổi luân phiên theo tháng. Các hoạt động của HĐBA còn mang tính “đóng”, thiếu cơ chế kiểm soát và giải trình trách nhiệm. Quyền tham dự các cuộc họp của HĐBA theo quy định Điều 35 và Điều 37 Hiến chương LHQ chỉ có thể được thực hiện khi HĐBA tiến hành họp công khai và mở rộng thành phần tham dự. Tuy nhiên, lấy lý do là phức tạp hoặc cho rằng các vấn đề cần phải xem xét kỹ lưỡng nên HĐBA còn tiến hành khá thường xuyên các cuộc họp kín, loại bỏ những nước không phải là thành viên HĐBA được quyền tham gia các cuộc họp HĐBA. Vấn đề còn không minh bạch hơn nữa khi 5 thành viên thường trực họp riêng rẽ (không có các thành viên khác của HĐBA) trong khi họ đưa ra những giải pháp và quyết định có hiệu lực ảnh hưởng đến hầu hết các công việc còn lại của Hội Đồng. Bên cạnh đó, các thành viên Hội đồng cũng không thỏa mãn với báo cáo hàng năm của HĐBA trình lên ĐHĐ bởi nó chưa kịp thời, thiếu thông tin, nhất là sự phân tích cũng như cơ hội để các thành viên góp ý và đưa ra kiến nghị. Cải tiến phương thức làm việc của HĐBA theo cơ chế mở và minh bạch hơn là điều cần thiết. HĐBA nên tăng cường những hình thức họp công khai với sự tham gia đông đảo của các quốc gia thành viên LHQ, tăng cường những hình thức họp cho phép các bên liên quan và các bên quan tâm đến vấn đề mà HĐBA giải quyết được nêu ý kiến và tham gia tranh luận. Biện pháp này có tác dụng gia tăng áp lực đối với các ủy viên HĐBA, hạn chế việc họ lợi dụng hoạt động của Hội đồng vì lợi ích cá nhân của mình. Song song với đó là giảm bớt các phiên họp kín, với thành phần hạn chế. 4. Về mối quan hệ giữa HĐBA với các cơ quan khác của LHQ Hiện nay, HĐBA được giao thẩm quyền rất lớn, quyết định những vấn đề trọng đại nhất của đời sống kinh tế nhưng trách nhiệm của nó lại không tương xứng với quyền lực được trao. Rất khó để có thể truy cứu trách nhiệm của ủy viên HĐBA, nhất là các ủy viên thường trực khi họ đưa ra những quyết định sai trái hay các giải pháp không hiệu quả. Cần phải có cơ chế kiềm tỏa và chế ước quyền lực dường như vô hạn này. Chẳng hạn như cơ chế cho phép ĐHĐ xem xét lại các nghị quyết và quyết định của HĐBA trong một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, cho phép ĐHĐ đánh giá hiệu quả hoạt động và có những biện pháp đòi hỏi HĐBA phải có những động thái tích cực hơn về một số tình huống và tranh chấp cụ thể. Bên cạnh đó cần nâng cao vai trò của Ban Thư ký, đặc biệt là Tổng thư ký và Tòa án công lý đối với hoạt động của HĐBA. Đã đến lúc cần phải có cơ chế rõ ràng, minh bạch và dân chủ hơn trong các mối quan hệ này. III. Các yếu tố pháp lý và thực tiễn cản trở quá trình cải tổ HĐBA 1. Yếu tố pháp lý Nhìn chung muốn cải tổ HĐBA theo những hướng trên thì cần phải sửa đổi Hiến chương LHQ nhưng sửa đổi Hiến chương là một vấn đề hết sức khó khăn bởi Hiến chương chỉ được sửa đổi nếu 2/3 số thành viên của LHQ phê chuẩn, trong đó có tất cả các ủy viên thường trực HĐBA phê chuẩn theo quy định tại Điều 108 và Khoản 2 Điều 109 Hiến chương LHQ. Điều 108: “Những điều bổ sung Hiến chương này sẽ có hiệu lực đối với tất cả các thành viên LHQ, sau khi được đa số 2/3 các thành viên ĐHĐ chấp thuận và 2/3 các quốc gia thành viên LHQ, trong đó có tất cả các ủy viên thường trực của HĐBA phê chuẩn theo đúng những thủ tục của Hiến pháp từng nước” 2. Yếu tố thực tiễn a. Về vấn đề mở rộng thành viên HĐBA * Đến từ các nước là ủy viên thường trực của HĐBA, bao gồm 5 nước là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc Về vấn đề mở rộng thành viên HĐBA, quan điểm của các nước P5 cũng rất khác nhau nhưng nhìn chung đều muốn bảo vệ vai trò độc quyền của mình và chỉ thay đổi cho phù hợp với cục diện chính trị thế giới và tính toán chiến lược của mình. Năm 2001, Mỹ ủng hộ Nhật Bản và Đức trở thành thành viên thường trực HĐBA: Cần tăng thếm 3 ghế không thường trực nữa cho đại diện của các khu vực khác nhau; số lượng thành viên của HĐBA không nên vượt quá 20; nên cho phép các ủy viên không thường trực có cơ hội ứng cử ghế này lần thứ hai liên tiếp. Ngày 16/6/2005, Mỹ đưa ra lập trường cải tổ cụ thể hơn: cần có sự nhất trí của tất cả các nước thành viên; không nên áp đặt thời hạn cho việc cải tổ; phải giữ quyền phru quyết cho 5 thành viên HĐBA hiện tại; HĐBA chỉ nên ở mức 20 nước, thêm 2 ủy viên thường trực (Mỹ chính thức ủng hộ Nhật Bản và một nước đang phát triển) và từ 2 đến 3 ủy viên không thường trực; việc lựa chọn thành viên mới không nên xét theo yếu tố địa lý mà cần dựa trên một số tiêu chuẩn: quy mô dân số, kinh tế, quân sự, khả năng đóng góp tài chính, hoạt động chống khủng bố, chống phổ biến hạt nhân, giữ gìn hòa bình có tính đến yếu tố cân bằng địa lý. Mỹ cũng thay đổi lập trường không ủng hộ Đức vì nước này phản đối Mỹ trong cuộc chiến tranh vùng vịnh 2003. Mỹ chỉ muốn HĐBA gọn nhẹ, hiệu quả, chia sẻ gánh nặng tài chính, không cản trở khả năng tự do thi hành chính sách toàn cầu của Mỹ, vừa có thể là công cụ, cái ô sử dụng khi cần. Trung Quốc ủng hộ phương án B “tăng số ủy viên không thường trực HĐBA, ưu tiên các nước đang phát triển, phù hợp với nguyên tắc phân bổ công bằng về địa lý”. TQ tuyên bố phủ định phương án cải cách của G4 và công khai phản đối Nhật Bản do giữa hai nước tồn tại những mâu thuẫn ngoại giao chính trị từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Lúc đầu, TQ chống Ấn Độ vì những lý do chính trị. Ngày 11/4/2005, TQ chính thức ủng hộ việc dành cho Ấn Độ một ghế ủy viên thường trực HĐBA, miễn là không có quyền phủ quyết. Tháng 6/2005 Nga chính thức đưa ra quan điểm của mình là giữ nguyên quyền phủ quyết của nhóm P5 và cho rằng việc mở rộng HĐBA lên 25 thành viên là quá nhiều. Nga tuyên bố ủng hộ Nhật Bản, Đức, Braxin và một ứng viên của Châu Phi. Quan điểm của Anh, Pháp ủng hộ việc cả các nước đang phát triển (nhưng không nêu rõ ghế thường trực hay không) cũng như Đức và Nhật Bản trở thành ủy viên thường trực HĐBA. Về phần mình, Pháp ủng hộ đề nghị của nhóm G4 tăng thếm 6 thành viên mới, trong đó có Đức – một đối tác quan trọng của Pháp trong EU. * Quan điểm của Tổng thư ký LHQ Tại khóa họp 59 của ĐHĐ LHQ, Tổng thư ký LHQ đã đưa ra hai phương án về việc mở rộng thành viên HĐBA: Phương án A: Tăng thêm 6 thành viên thường trực HĐBA (không có quyền phủ quyết) nâng số thành viên thường trực lên 11, trong đó Châu Á và Châu Phi mỗi châu thêm 2 thành viên; Châu Âu và Châu Mỹ mỗi châu thêm 1 thành viên. Ngoài ra thêm 3 thành viên không thường trực với nhiệm kỳ 2 năm. Phương án B: Duy trì 5 thành viên thường trực hiện nay, tăng thêm 8 thành viên “bán thường trực” nhiệm kỳ 4 năm được tái cử và 1 thành viên không thường trực nhiệm kỳ 2 năm (không tái cử). Số ghế “bán thường trực” phân đều cho 4 khu vực là châu Phi, châu Âu, châu Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương. Nếu xét về số lượng thì cả hai phương án A và B đều đề xuất tăng số lượng thành viên HĐBA lên 24, đảm bảo tính đại diện cao hơn của cơ quan này, giải quyết được vấn đề hiện nay: khi số lượng thành viên của LHQ tăng mà số lượng thành viên của HĐBA không tăng. Việc tăng số lượng thành viên của HĐBA dựa trên Điều 23 của Hiến chương LHQ là khuyến khích các quốc gia đóng góp tích cực hơn cho hòa bình và an ninh quốc tế bằng việc kéo dài nhiệm kỳ của các ủy viên không thường trực hoặc tăng số lượng ủy viên thường trực. Việc lựa chọn các quốc gia dựa trên cơ sở: 3 nước có đóng góp nhiều nhất cho ngân sách thường niên của LHQ trong khu vực Hoặc 3 nước tình nguyện đóng góp nhiều nhất cho phát triển khu vực Hoặc 3 nước đóng góp quân số lớn nhất cho lực lượng giữ gìn hòa bình của LHQ Trên thực tế, việc áp dụng các tiêu chuẩn này không hề đơn giản. Nếu tiêu chuẩn đầu tiên được áp dụng, Đức và Nhật Bản chắc chắc sẽ được chấp thuận. Nếu tiêu chuẩn thứ hai thì sẽ không có đại diện của châu Phi, mặc dù các nước châu Phi chiếm 33% số thành viên của LHQ mà ngược lại, tính đại diện của Tây Âu và Bắc Mỹ lại quá nhiều. Trong các cuộc thảo luận tại LHQ vào tháng 5 và tháng 6 năm 2005, hầu hết các nước đều ủng hộ lập trường mở rộng HĐBA. Có 41 nước ủng hộ phương án A; 11 nước ủng hộ phương án B; 18 nước không tán thành cả hai phương án và cho rằng nên tìm công thức mới và 21 nước không bày tỏ lập trường. * Quan điểm của Đức, Nhật Bản, Ấn Độ và Braxin (G4) Đây là 4 nước ứng cử viên sáng giá cho các ghế thành viên thường trực HĐBA (gọi là nhóm G4). Các nước G4 vận động cho phương án “xanh lam” của nhóm mà về cơ bản là gần với phương án cải tổ A. Ngày 21/11/2004, nhóm G4 đã ra thông cáo chunug ủng hộ lẫn nhau giành 4 vị trí thường trực HĐBA cùng 1 vị trí cho châu Phi. Ngày 16/5/2005 nhóm này lại đưa ra dự thảo với nội dung mở rộng HĐBA thêm 6 ghế thường trực và 5 ghế ủy viên không thường trực. Tiếp đó, ngày 8/6/2005 nhóm G4 lại đưa ra dự thảo nghị quyết sửa đổi tăng thêm 1 ghế không thường trực, nâng tổng số thành viên HĐBA lên 25 nước và các nước ủy viên thường trực mới tạm thời không có quyền phủ quyết. Tính đến tháng 8/2005 mới có khoảng 90 quốc gia thành viên LHQ ủng hộ phương án của G4 (trong đó có Anh, Pháp) nhưng con số này còn xa so với yêu cầu 2/3 tổng số phiếu ĐHĐ theo quy định của LHQ. * Quan điểm của nhóm “đoàn kết vì đồng thuận” Để ngăn chặn phương án A và phương án G4, các quốc gia gồm: Italia, Tây Ban Nha, Pakistan, Hàn Quốc, Achentina và Mehico đã hình thành nên nhóm “Đoàn kết vì đồng thuận”. Nhóm này đề xuất phương án “Xanh lá cây” mà về cơ bản giống với phương án B, theo đó tăng số thành viên của HĐBA từ 15 thành viên lên 25 thành viên (tăng thêm 10 thành viên không thường trực với nhiệm kỳ có thể gia hạn thêm 2 năm). b. Về cải tổ phương thức làm việc của HĐBA * P5 Các nước P5 vẫn nghi ngờ về đặc quyền của họ khi cải tổ phương thức làm việc của HĐBA và thường phản đối sự thay đổi về thủ tục mà có thể làm giảm (dù nhỏ) quyền lực đặc biệt của họ. * Nhóm S5 (gồm Thụy Sỹ, Costa Rica, Jordan, Liechtenstein và Singapore) đã đưa 19 đề xuất cải tiến thủ tục hoạt động của HĐBA. Theo đó, HĐ cần tổ chức nhiều hơn các cuộc họp báo và các cuộc họp công khai; xem xét những cách thức để thu hút sự trợ giúp từ Ban thư ký, nhóm làm việc, các chuyên gia, các nhà hoạt động chính sách và các tổ chức phi chính phủ; HĐ tư vấn thường xuyên và kịp thời các quốc gia thành viên và cả các quốc gia không là thành viên HĐBA, coi đó như là thru tục hoạt động chính thức của HĐBA. Những quyết định cần sự thực hiện của tất cả các thành viên thì HĐBA phải xem xét ý kiến của tất cả các thành viên và đảm bảo rằng đó là ý kiến và nguyên vọng của họ, có tính đến khả năng thực hiện quyết định được tính đến trong quá trình ra quyết định. Chương trình và kết quả các cuộc họp cần công bố kịp thời và công khai hơn nữa, các báo cảo của HĐBA cũng cần có nhiều phân tích và luận giải cho cơ sở của các quyết định, nhất là trong trường hợp sử dụng quyền phủ quyết. Khác với việc mở rộng thành viên, cải tiến thủ tục làm việc của HĐBA dễ đạt được hơn bởi nó không yêu cầu sự sửa đổi Hiến chương LHQ và có thể được thực hiện bởi quyết định của HĐBA. c. Về quyền veto * HĐBA Trong các phương án cải tổ của HĐBA có thể thấy tư tưởng chủ đạo: Quyền veto không được trao thêm cho bất kỳ quốc gia nào khác ngoài 5 ủy viên thường trực cũ của HĐBA. Các nước P5 không đời nào từ bỏ đặc quyền này khi cho rằng chính quyền phủ quyết làm cho LHQ có hiệu quả hơn Hội quốc liên (hoạt động theo nguyên tắc nhất trí). Các nước lớn, ứng cử viên chính cho ghế thường trực và không thường trực mở rộng, coi mục tiêu lọt vào HĐBA quan trọng hơn việc đòi quyền phủ quyết. Các nước đang phát triển, nhất là các nước Á – Phi, không liên kết, phản đối sự tồn tại của đặc quyền này, cho rằng nó vi phạm nguyên tắc “bình đẳng chủ quyền” giữa các nước thành viên. Một phương án khác được đề nghị là hạn chế và sửa đổi đối với quyền phủ quyết. Cần thiết có một đạo luật về quyền phủ quyết quy định cụ thể trong những trường hợp nào được dùng quyền phủ quyết, trường hợp nào không sử dụng quyền phủ quyết để hành động. Đồng thời, đạo luật này còn xác định trách nhiệm pháp lý đối với các thành viên HĐBA khi không thực hiện quyền phủ quyết hay lạm dụng quyền phủ quyết vì lợi ích của quốc gia mình. Đây được coi là biện pháp nâng cao giá trị sử dụng và hiệu quả hành động của quyền phủ quyết. Tuy nhiên, ngay ở đây cũng có ý kiến trái ngược. Một nhóm các nước (châu Phi, Đức..) đòi sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các nước thường trực cũ và mới, kể cả quyền phủ quyết, trong khi một nhóm khác (Ooxxtraaylia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Aixolen…) phản đối.