Đề tài Cái tôi trữ tình với phong trào thơ mới

Hơn nữa thể kỷ đã trôi qua, kể từ ngày phong trào Thơ mới ra đời (1932) và cũng chừng ấy thời gian để cho người yêu thơ đọc và suy ngẫm. Đến hôm nay, Thơ mới vẫn nguyên giá trị và khẳng định vị thế của mình đối với nền thơ ca Việt Nam nói riêng cùng như đối với tiến trình văn học Việt Nam nói chung. “ Chỉ cần giả sử nếu không có Thơ mới cũng không có Thế Lữ, Lưu Trọng Lự, Xuân Diệu, Huy Cận, Hà Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Anh Thơ. thì thơ ca sẽ nghèo đi bao nhiêu, sẽ mất đi rất nhiều hương sắc và thiếu đi nhiều mặt để cho một nền thơ ca dân tộc đạt đến tính hiện đại” (1), “Thơ mới là một bước phát triển quan trọng xét về mặt nào đó là cả một cuộc cách mạng trong tiến trình của thơ ca Việt Nam, đưa thơ cổ điển Việt Nam đạt đến hiện đại cả về mặt biểu hiện cũng như cảm hứng thơ ca” (2). Chỉ trong vòng 15 năm phát triển, Thơ mới đã có những thành tựu lớn góp phần to lớn đối với sự phát triển của nền thơ ca nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung. Một trong những thành tựu nổi bật của thơ ca nói chung và Thơ mới nói riêng là cái tôi trữ tình. Đây là một lĩnh vực được giới phê bình nghiên cứu rất quan tâm nhưng vẫn còn nhiều thú vị cần khám phá. “Thơ mới là thưo của cái Tôi ” (Lê Đình Kỵ) cái tôi trữ tình với tư cách là hạt nhân của thể loại trữ tình ngày càng được chú ý và khảo sát ở nhiều góc độ. Cái tôi trữ tình không phải chỉ đến Thơ mới mới xuất hiện nhưng cách biểu hiện của cái tôi trữ tình trong Thơ mới đã mang sắc thái riêng của các nhà thơ. Riêng đề tài này chúng tôi sẽ đi nghiên cứu về cái tôi trữ tình trong thơ của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám 1945. Xuân Diệu ra đời như một đỉnh cao của phong trào Thơ mới. Hơn bất cứ nhà thờ nào khác, ông đã bộc lộ trong thơ một cái tôi trữ tình phong phú và độc đáo. Tìm hiểu phương thức biểu hiện cái tôi trữ tình đó cũng là một hướng tiếp cận với thế giới nghệ thuật riêng Xuân Diệu nhằm qua đó hiểu rõ hơn bút pháp và phong cách của nhà thơ. Trong toàn bộ sáng tác của Xuân Diệu trước 1945, thơ tình yêu là mảng đề tài ông chú tâm nhiều nhất và đồng thời nó cũng đem lại cho thơ ông một giọng điệu riêng. Hơn bất cứ lĩnh vực nào khác trong thế giới thơ trước cách mạng. Cái tôi trữ tình của nhà thơ Xuân Diệu đã bộc lộ một cách đầy đủ và trọn vẹn trước hết và chủ yếu qua mảng lớn những bài thơ về tình yêu.

doc42 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 16297 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cái tôi trữ tình với phong trào thơ mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan