Nhiệt độ là gì?
- Là đại lượng vật lý đặt trưng cho trạng thái cân bằng nhiệt động của một hệ vĩ mô.
- Là đại lượng biểu diễn mức độ nóng lạnh của vật thể.
1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến các đại lượng khác.
Trong tất cả các đại lượng vật lý, nhiệt độ là một trong số những đại lượng được quan
tâm nhiều nhất. Đó là vì nhiệt độ có vai trò quyết định trong nhiều tính chất của vật
chất.Như là làm thay đổi áp suất và thể tích của chất khí, làm thay đổi điện trở của kim
loại hay nói cách khác nhiệt độ làm thay đổi liên tục các đại lượng chịu ảnh hưởng
của nó.
2. Các phương pháp đo nhiệt độ.
Có nhiều cách đo nhiệt độ, trong đó có thể liệt kê các phương pháp chính sau đây:
- Phương pháp quan dựa trên sự phân bố phổ bức xạ nhiệt do dao động nhiệt (hiệu ứng
Doppler ).
- Phương pháp cơ dựa trên sự dãn nở của vật rắn, của chất lỏng hoặc chất khí (với áp
suất không đổi ).
- Phương pháp điện dựa trên sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ (hiệu ứng Seebeck).
28 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 10804 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cảm biến nhiệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA CƠ ĐIỆN- ĐIỆN TỬ
BÁO CÁO: MÔN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VÀ CẢM BIẾN
Đề tài: CẢM BIẾN NHIỆT
(GVHD: ĐỖ BÌNH NGUYÊN)
SVTH:
Phạm Việt Hùng
Nguyễn Ngọc Lanh
BIÊN HÒA 18/11/2013
TRANG 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA CƠ ĐIỆN- ĐIỆN TỬ
BÁO CÁO: MÔN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VÀ CẢM BIẾN
Đề tài: CẢM BIẾN NHIỆT
(GVHD: ĐỖ BÌNH NGUYÊN)
SVTH:
Phạm Việt Hùng
Nguyễn Ngọc Lanh
BIÊN HÒA 18/11/2013
TRANG 3
MỤC LỤC
PHẦN 1:CÁC KHÁI NIỆM VỀ NHIỆT ĐỘ ................................................................................................. 5
I. KHÁI NIỆM VỀ NHIỆT ĐỘ ........................................................................................................... 5
1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến các đại lượng khác. ...................................................................... 5
2. Các phương pháp đo nhiệt độ. ..................................................................................................... 5
3. thang đo nhiệt độ: .......................................................................................................................... 5
PHẦN 2: CÁC LOẠI DỤNG CỤ ĐO NHIỆT VÀ CẢM BIẾN .................................................................... 6
I. NHIỆT KẾ: ........................................................................................................................................ 6
1) Nhiệt kế là gì? ................................................................................................................................ 6
2) Lịch sử của nhiệt kế: ..................................................................................................................... 6
3) Các loại nhiệt kế. ............................................................................................................................. 7
a) Nhiệt kế chất lỏng: ... ...................................................................................................................... 7
b) Nhiệt kế điện tử:............................................................................................................................. 8
c) Nhiệt Kế Điện Trở Kim Loại: ......................................................................................................... 9
d) Nhiệt kế hồng ngoại: ..................................................................................................................... 14
4) Các loại nhiệt kế chuyên dụng dùng. ......................................................................................... 14
a) Nhiệt kế đảo: ................................................................................................................................ 14
b) Nhiệt kế độ sâu,. ............................................................................................................................ 14
c) Nhiệt kế tiếp điểm: ........................................................................................................................ 15
d) Nhiệt biểu thường ........................................................................................................................ 15
II. CẢM BIẾN NHIỆT: ....................................................................................................................... 15
1) Cảm Biến Nhiệt Điện Trở: .......................................................................................................... 15
a) Cảm biến nhiệt điện trở kim loại: .............................................................................................. 15
b) Thermistor: .................................................................................................................................. 17
2. Cảm biến nhiệt độ bán dẫn: .............................................................................................................. 18
a) Cấu tạo của cảm biến nhiệt độ bán dẫn: ..................................................................................... 18
Hoạt động và phương trình chuyển đổi của cảm biến nhiệt độ bán dẫn: .............................................. 19
Cảm biến bán dẫn hoạt động trên nguyên tắc của tiếp giáp P-N. .......................................................... 19
b) Mạch đo dùng cảm biến nhiệt độ bán dẫn: ............................................................................... 20
3 Cặp nhiệt điện (Thermocouple): ................................................................................................ 20
a) Cấu tạo của Thermocouple: ....................................................................................................... 20
TRANG 4
b) Nguyên lý hoạt động của Thermocouple:.................................................................................. 22
c) Mạch đo dùng Thermocouple: ................................................................................................... 23
PHẦN III. MẠCH ỨNG DỤNG SỬ DỤNG CẢM BIẾN LM35. ............................................................... 25
I. Sơ lược về cảm biến nhiệt LM35. ..................................................................................................... 25
1. Dải nhiệt độ và sự thay đổi trở kháng theo nhiệt độ của LM35 ................................................. 25
2. Các bộ cảm biến nhiệt họ LM35. ................................................................................................. 26
II. Mạch Bảo Vệ Quá Nhiệt Sử Dụng Cảm Biến LM35 ....................................................................... 26
1. LINH KIỆN: .................................................................................................................................. 26
2. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ: ................................................................................................................ 27
3. SƠ ĐỒ MẠCH IN ....................................................................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
31467/
lm35-173260/
giáo trình kỹ thuật đo lường và cảm biến
TRANG 5
PHẦN 1:CÁC KHÁI NIỆM VỀ NHIỆT ĐỘ
I. KHÁI NIỆM VỀ NHIỆT ĐỘ
Nhiệt độ là gì?
- Là đại lượng vật lý đặt trưng cho trạng thái cân bằng nhiệt động của một hệ vĩ mô.
- Là đại lượng biểu diễn mức độ nóng lạnh của vật thể.
1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến các đại lượng khác.
Trong tất cả các đại lượng vật lý, nhiệt độ là một trong số những đại lượng được quan
tâm nhiều nhất. Đó là vì nhiệt độ có vai trò quyết định trong nhiều tính chất của vật
chất.Như là làm thay đổi áp suất và thể tích của chất khí, làm thay đổi điện trở của kim
loại…hay nói cách khác nhiệt độ làm thay đổi liên tục các đại lượng chịu ảnh hưởng
của nó.
2. Các phương pháp đo nhiệt độ.
Có nhiều cách đo nhiệt độ, trong đó có thể liệt kê các phương pháp chính sau đây:
- Phương pháp quan dựa trên sự phân bố phổ bức xạ nhiệt do dao động nhiệt (hiệu ứng
Doppler ).
- Phương pháp cơ dựa trên sự dãn nở của vật rắn, của chất lỏng hoặc chất khí (với áp
suất không đổi ).
- Phương pháp điện dựa trên sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ (hiệu ứng Seebeck).
3. thang đo nhiệt độ:
nhiệt độ được chia làm 3 thang đo.
- Thang kelvin: hay còn gọi là thang nhiệt độ động học tuyệt đối, đơn vị 0k . trong thang
kelvin này người ta gán cho nhiệt độ của điểm cân bằng của 3 trạng thái nước đá-
nước- hơi (rắn- lỏng- khí) một giá trị bằng 273,15 0k (thường được sử dụng là 2730k).
- Từ thang kelvin người ta xác định thêm các thang mới là thang celsius và thang
fahrenheit bằng cách dịch chuyển các giá trị nhiệt độ.
- Thang celsius: đơn vị nhiệt độ là 0C. quan hệ giữa nhiệt độ celsius và kelvin được xác
định bởi biểu thức:
0( ) ( ) 273T C T K
- Thang fahrenheit đơn vị nhiệt độ là 0F
- Ta chuyển đổi qua lại giữa 0C và 0F như sau:
0 0
0 0
5
( ) ( ) 32
9
9
( ) ( ) 32
5
T C T F
T F T C
TRANG 6
PHẦN 2: CÁC LOẠI DỤNG CỤ ĐO NHIỆT VÀ CẢM BIẾN
I. NHIỆT KẾ:
1) Nhiệt kế là gì?
Nhiệt kế là thiết bị dùng để đo nhiệt độ. Một nhiệt kế có hai thành phần quan trọng:
phần cảm nhận nhiệt độ (thí dụ: bầu đựng thủy ngân hoặc rượu trong nhiệt kế) và phần
biểu thị kết quả (thí dụ: thang chia vạch trên nhiệt kế). Các loại nhiệt kế trong công
nghiệp thường dùng thiết bị điện tử để biểu thị kết quả như máy vi tính.
2) Lịch sử của nhiệt kế:
GALILEO GALILEI
(1564-1642)
Nhiều nhà phát minh đã ghi công vào việc sáng tạo ra nhiệt kế
như Avicenna, Cornelius Drebbel, Robert Fludd, Galileo Galilei hay Santorio
Santorio. Nhiệt kế không phải là kết quả của một phát minh duy nhất, mà nó phải trải
qua quá trình phát triển.
Philo và Hero of Alexandria biết một nguyên tắc là đối với một số chất, đặc biệt là
không khí, sẽ co và dãn khi thay đổi nhiệt độ . Cơ chế này sau đó được dùng để chỉ thị
nhiệt độ không khí với một ống và mực nước bên trong được điều khiển bởi sự co và
dãn của không khí. Các thiết bị này được phát triển bởi Avicenna vào thế kỷ 11, và
nhiều nhà khoa học khác ở châu Âu vào thế kỷ 16 và thế kỷ 17, đặc biệt là Galileo
Galilei .
TRANG 7
Một bản vẽ rõ ràng đầu tiên của nhiệt kế được xuất bản vào năm 1617 là của Giuseppe
Biancani: trong bản vẽ này có thang đo và sau đó cấu tạo thành nhiệt kế bởi Robert
Fludd vào năm 1638. Đây là một ống thẳng đứng với một bầu đặt ở phía trên và phía
dưới nhúng vào nước. Mực nước bên trong ống được điều khiển bởi sự co dãn không
khí, vì vậy chúng ta còn gọi nó là nhiệt kế không khí.
Người đầu tiên đặt thang đo vào nhiệt kế có thể là nhiều người khác nhau
như Francesco Sagredo hay Santorio Santorio từ khoảng năm 1611 đến 1613.
Các dụng cụ trên mắc phải một nhược điểm là nó đồng thời cũng là một áp kế, nghĩa là
nó nhạy cảm với sự thay đổi áp suất không khí. Vào khoảng năm 1654, Ferdinando II
de' Medici, đại công tước của Tuscany đã chế tạo nhiệt kế theo kiểu hiện đại bằng cách
hàn kín phần ống với bầu chứa chất lỏng, do đó không bị ảnh hưởng bởi áp suất không
khí và chỉ phụ thuộc vào sự dãn nở của chất lỏng. Nhiều nhà khoa học khác đã thử
nghiệm với những loại chất lỏng khác nhau và thiết kế ra nhiệt kế.
Tuy nhiên, mỗi nhà phát minh và mỗi loại nhiệt kế không tuân theo một chuẩn chung
nào. Vào năm 1665, Christiaan Huygens đề nghị dùng điểm nóng chảy và điểm sôi của
nước làm chuẩn, và vào năm 1694 Carlo Renaldini đưa ra đề nghị dùng nó như các
điểm cố định trên tất cả các thang đo. Vào năm 1701, Isaac Newton đưa ra một thang
đo có 12 độ giữa điểm nóng chảy của nước và nhiệt độ cơ thể. Cuối cùng vào năm
1724, Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra một thang nhiệt độ mà hiện nay (với một số
thay đổi nhỏ) là thang Fahrenheit. Ông có thể làm như vậy vì ông sản xuất nhiệt kế
dùngthủy ngân (có hệ số co dãn cao) đầu tiên và chất lượng của nhiệt kế có thể thể
hiện thang chia nhỏ hơn và sản xuất dễ dàng hơn, dẫn đến việc sử dụng rộng rãi. Vào
năm 1742, Anders Celsius đề nghị thang đo với 0 ở điểm nóng chảy của nước đá, và
100 ở điểm sôi của nước và hiện nay gọi là thang Celsius với thang đo đặt ngược lại .
Vào năm 1866, ngài Thomas Clifford Allbutt phát minh ra nhiệt kế y tế có thể đưa ra
nhiệt độ cơ thể chỉ sau 5 phút thay vì 20 phút như trước đó.
3) Các loại nhiệt kế.
Nhiệt kế :
a) Nhiệt kế chất lỏng: hoạt động trên cơ sở dãn nhiệt của các chất. Các chất lỏng sử
dụng ở đây phổ biến là thủy ngân, rượu màu, rượu etylic (C2H5OH), pentan (C5H12),
benzen toluen (C6H5CH3)...
TRANG 8
Hình 1. Nhiệt kế thủy ngân
b) Nhiệt kế điện tử:
Nhiệt kế điện tử được cấu tạo bởi một đầu dò nhiệt độ, khi có nhiệt độ tác dụng vào
đầu dò, nó sẽ chuyển các đại lượng nhiệt độ sang dạng tín hiệu điện áp. Các tín hiệu
điện áp ở dạng tương tự được chuyể sang tin hiệu số thông qua bộ chuyển đổi tín hiệu
tương tự sang số. bộ xử lý sẽ xử lý các tín hiệu số và chuyển nó sang màn hình hiển
thị để chúng có thể đọc được. sơ đồ khối của nhiệt kế điện tử được biể diễn như hình
Hình 2: sơ đồ khối của nhiệt kế điện tử
Các loại nhiệt kế điện tử đang dần thay thế nhiệt kế thủy ngân vì các lý do sau:
- Độ phân giải cao
- Có thể lưu lại giá trị đo (tùy loại)
- Không ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Bộ xử lý
Màn hình
hiển thị
TRANG 9
Hình 3: nhiệt kế điện tử
c) Nhiệt Kế Điện Trở Kim Loại:
Vật liệu:
Yêu cầu chung đối với vật liệu làm điện trở:
Có điện trở suất ρ đủ lớn để điện trở ban đầu R0 lớn mà kích thước nhiệt kế vẫn nhỏ.
Hệ số nhiệt điện trở của nó tốt nhất là luôn luôn không đổi dấu, không triệt tiêu.
Có đủ độ bền cơ, hoá ở nhiệt độ làm việc.
Dễ gia công và có khả năng thay lẫn.
Các cảm biến nhiệt thường được chế tạo bằng Pt và Ni. Ngoài ra còn dùng Cu, W.
- Platin :
+ Có thể chế tạo với độ tinh khiết rất cao (99,999%) do đó tăng độ chính xác
của các tính chất điện.
+ Có tính trơ về mặt hoá học và tính ổn định cấu trúc tinh thể cao do đó đảm
bảo tính ổn định cao về các đặc tính dẫn điện trong quá trình sử dụng.
+ Hệ số nhiệt điện trở ở 0oC bằng 3,9.10-3/oC.
+ Điện trở ở 100oC lớn gấp 1,385 lần so với ở 0oC.
+ Dải nhiệt độ làm việc khá rộng từ -200oC ÷1000oC.
- Nikel:
+ Có độ nhạy nhiệt cao, bằng 4,7.10-3/oC.
+ Điện trở ở 100oC lớn gấp 1,617 lần so với ở 0oC.
+ Dễ bị oxy hoá khi ở nhiệt độ cao làm giảm tính ổn định.
+ Dải nhiệt độ làm việc thấp hơn 250oC.
- Đồng:
Đồng được sử dụng trong một số trường hợp nhờ độ tuyến tính cao của điện trở theo
nhiệt độ. Tuy nhiên, hoạt tính hoá học của đồng cao nên nhiệt độ làm việc thường
không vượt quá 180oC. Điện trở suất của đồng nhỏ, do đó để chế tạo điện trở có điện
trở lớn phải tăng chiều dài dây làm tăng kích thước điện trở.
- Wonfram:
Wonfram có độ nhạy nhiệt và độ tuyến tính cao hơn platin, có thể làm việc ở nhiệt độ
cao hơn. Wonfram có thể chế tạo dạng sợi rất mảnh nên có thể chế tạo được các điện
TRANG 10
trở cao với kích thước nhỏ. Tuy nhiên, ứng suất dư sau khi kéo sợi khó bị triệt tiêu
hoàn toàn bằng cách ủ do đó giảm tính ổn định của điện trở.
Cấu tạo nhiệt kế điện trở
Để tránh sự làm nóng đầu đo dòng điện chạy qua điện trở thường giới hạn ở giá trị một
vài mA và điện trở có độ nhạy nhiệt cao thì điện trở phải có giá trị đủ lớn.
Muốn vậy phải giảm tiết diện dây hoặc tăng chiều dài dây. Tuy nhiên khi giảm tiết
diện dây độ bền lại thấp, dây điện trở dễ bị đứt, việc tăng chiều dài dây lại làm tăng
kích thước điện trở. Để hợp lý người ta thường chọn điện trở R ở 0oC có giá trị vào
khoảng 100, khi đó với điện trở platin sẽ có đường kính dây cỡ vài μm và chiều dài
khoảng 10cm, sau khi quấn lại sẽ nhận được nhiệt kế có chiều dài cỡ 1cm. Các sản
phẩm thương mại thường có điện trở ở 0oC là 50, 500 và 1000, các điện trở lớn
thường được dùng để đo ở dải nhiệt độ thấp.
- Nhiệt Kế Công Nghiệp:
Để sử dụng cho mục đích công nghiệp, các nhiệt kế phải có vỏ bọc tốt chống được va
chạm mạnh và rung động, điện trở kim loại được cuốn và bao bọc trong thuỷ tinh hoặc
gốm và đặt trong vỏ bảo vệ bằng thép. Trên hình 3 là các nhiệt kế dùng trong công
nghiệp bằng điện trở kim loại platin.
Hình 4: Nhiệt kế công nghiệp dùng điện trở platin
1) Dây platin 2) Gốm cách điện 3) ống platin 4) Dây nối 5) Sứ
cách điện 6) Trục gá 7) Cách điện 8) Vỏ bọc 9) Xi măng
TRANG 11
- Nhiệt kế bề mặt:
Nhiệt kế bề mặt dùng để đo nhiệt độ trên bề mặt của vật rắn. Chúng thường được chế
tạo bằng phương pháp quang hoá và sử dụng vật liệu làm điện trở là Ni, Fe-Ni hoặc Pt.
Cấu trúc của một nhiệt kế bề mặt có dạng như hình vẽ 3.5. Chiều dày lớp kim loại cỡ
vài àm và kích thước nhiệt kế cỡ 1cm2
Hình 5: Nhiệt kế bề mặt
Đặc trưng chính của nhiệt kế bề mặt:
- Độ nhạy nhiệt : ~5.10-3/oC đối với trường hợp Ni và Fe-Ni~4.10-3/oC đối với trường
hợp Pt.
- Dải nhiệt độ sử dụng: -195oC ÷ 260oC đối với Ni và Fe-Ni.
- 260oC ÷1400oC đối với Pt. Khi sử dụng nhiệt kế bề mặt cần đặc biệt lưu ý đến ảnh
hưởng biến dạng của bề mặt đo.
- Nhiệt kế điện trở silic: Silic tinh khiết hoặc đơn tinh thể silic có hệ số nhiệt điện trở âm,
tuy nhiên khi được kích tạp loại n thì trong khoảng nhiệt độ thấp chúng lại có hệ số
nhiệt điện trở dương, hệ số nhiệt điện trở ~0,7%/oC ở 25oC. Phần tử cảm nhận nhiệt của
cảm biến silic được chế tạo có kích thước 500x500x240 μm được mạ kim loại ở một
phía còn phía kia là bề mặt tiếp xúc. Trong dải nhiệt độ làm việc (-55 ÷200oC) có thể
lấy gần đúng giá trị điện trở của cảm biến theo nhiệt độ theo công thức: (1)
2
0 00
1
T
A T T B T TR R
(1)
Trong đó R0 và T0 là điện trở và nhiệt độ tuyệt đối ở điểm chuẩn.
TRANG 12
Sự thay đổi nhiệt của điện trở tương đối nhỏ nên có thể tuyến tính hoá bằng cách mắc
thêm một điện trở phụ.
Hình 6: Sự phụ thuộc nhiệt độ của điện trở silic
Nhiệt kế điện trở oxyt bán dẫn
- Vật liệu chế tạo
Nhiệt điện trở được chế tạo từ hỗn hợp oxyt bán dẫn đa tinh thể như: MgO, MgAl2O4,
Mn2O3, Fe3O4, Co2O3, NiO, ZnTiO4.
Sự phụ thuộc của điện trở của nhiệt điện trở theo nhiệt độ cho bởi biểu thức: (2)
2
0
0 0
1 1
( ) EX
T
R T R P
T T T
(2)
Trong đó R0() là điện trở ở nhiệt độ T0(K).
Độ nhạy nhiệt có dạng:
2R
b
T
(3)
Vì ảnh hưởng của hàm mũ đến điện trở chiếm ưu thế nên biểu thức (3.11) có thể viết
lại:
TRANG 13
0
0
1 1
( ) EXR T R P B
T T
(4)
Và độ nhạy nhiệt:
2R
B
T
(5)
Với B có giá trị trong khoảng 3.000 - 5.000K.
- Cấu tạo
Hỗn hợp bột oxyt được trộn theo tỉ lệ thích hợp sau đó được nén định dạng và thiêu
kết ở nhiệt độ ~1000oC. Các dây nối kim loại được hàn tại hai điểm trên bề mặt và
được phủ bằng một lớp kim loại. Mặt ngoài có thể bọc bởi vỏ thuỷ tinh.
Nhiệt điện trở có độ nhạy nhiệt rất cao nên có thể dùng để phát hiện những biến thiên
nhiệt độ rất nhỏ cỡ 10-4 -10-3K. Kích thước cảm biến nhỏ có thể đo nhiệt độ tại từng
điểm. Nhiệt dung cảm biến nhỏ nên thời gian hồi đáp nhỏ. Tuỳ thuộc thành phần chế
tạo, dải nhiệt độ làm việc của cảm biến nhiệt điện trở từ vài độ đến khoảng 300oC.
Hình 7: Cấu tạo nhiệt điện trở có vỏ bọc thuỷ tinh
TRANG 14
d) Nhiệt kế hồng ngoại:
Dựa trên hiệu ứng bức xạ nhiệt dưới dạng hồng ngoại của các vật nóng.Bộ phận chính
của nhiệt kế hồng ngoại là bộ cảm biến nhiệt điện. Với bộ cảm biến này năng lượng
của bức xạ hồng ngoại sẽ được hấp thụ và chuyển thành tín hiệu điện. Tín hiệu điện
này sẽ hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng theo một tỉ lệ đã được qui đổi. Như chúng
ta đã biết trên độ 0 tuyệt đối tất cả các vật thể đều phát ra bức xạ. Các bức xạ từ một
vật cách ly tại nhiệt độ cơ thế có biểu đồ phụ thuộc bước sóng riêng được thể hiện qua
đồ thị bức xạ vật thể đen tuyệt đối. Tại nhiệt độ cơ thể 37°C bức xạ đạt giá trị cao nhất
tại bước sóng 9340 nm thuộc vùng tia hồng ngoại, ( ánh sáng nhìn thấy trong khoảng
bước sóng 400nm đến 700nm). Giá trị bước sóng cực đại này được xác định bởi định
luật dịch chuyển Wien. Nếu bộ cảm ứng nhiệt điện sinh ra điện tích tỉ lệ thuận với
năng lược được hấp thụ, độ chênh lệch năng lượng cần thiết để có một kết quả chính
xác được tính bằng định luật Stefan-Boltzmann cho biết mối liên quan giữa năng
lượng bức xạ và nhiệt độ. Tỷ số năng lượng bức xạ chênh lệch 1°C sẽ là
4
(38 273)
1,0123
(37 273)
vì năng lượng bức xạ tỉ lệ với 4T . Như vậy với biến thiên rất
nhỏ của nhiệt độ cơ thể ta cũng thu được sự biến thiên nhiệt lớn . Điều này tăng sự
chính xác của phép đo. Khi dùng nhiệt kế hồng ngoại này người ta đo nhiệt độ trực
tiếp từ màng nhĩ của tai, do đó nó sẽ phản ánh trung thực hơn giá trị nhiệt độ của cơ
thể. Điều này các nhiệt kế y tế kiểu cũ không thể thực hiện được.
4) Các loại nhiệt kế chuyên dụng dùng.
a) Nhiệt kế đảo:
đo nhiệt độ nước biển ở các tầng có độ sâu khác nhau. Nhiệt kế đảo có cấu tạo đặc
biệt, thắt hẹp ở gần bầu thuỷ ngân. Đặt nhiệt kế này ở độ sâu cần đo, cột thủy ngân sẽ
ngắt k