Nhắc tới Nguyễn Du, ngƣời ta nghĩ ngay đến "Truyện Kiều" - một dấu son chói
lọi trong sự nghiệp sáng tác của ông. Nhƣng sẽ thật thiếu sót nếu nhƣ chúng ta chỉ nhắc đến
"Truyện Kiều" mà quên dành cho thơ chữ Hán Nguyễn Du sự quan tâm và một vị trí xứng
đáng. Những áng thơ chữ Hán của ông đƣợc đánh giá là "mới lạ, độc đáo trong một nghìn
năm thơ chữ Hán của ông cha ta" cũng nhƣ so với mấy ngàn năm thơ chữ Hán của Trung
Quốc nữa [dẫn theo tr.3; 24].
"Về phương diện kết tinh nghệ thuật, thơ chữ Hán Nguyễn Du đã đạt đến trình độ cổ
điển, đỉnh cao của nền văn học trung đại Việt Nam ". Mặt khác "về tư tưởng, thơ chữ Hán
của ông như một khối trầm tích lớn, phần chìm cùa tảng băng trôi" [tr. 11; 1]. Nếu nhƣ ở
Truyện Kiều, tâm tình Nguyễn Du đƣợc bộc lộ gián tiếp, đƣợc ánh xạ qua sự kể chuyện
khách quan thì thơ chữ Hán đƣợc xem là nơi giải bày trực tiếp tấm lòng của ông, ghi dấu
trung thành những sự biến trong cuộc đời thăng trầm của nhà thơ
47 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 5316 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cảm hứng nghệ thuật trong "thanh hiên thi tập và "Nam trung tạp ngâm" của Nguyễn Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC"
NĂM 2007
Tên công trình:
CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT
TRONG "THANH HIÊN THI TẬP
VÀ "NAM TRUNG TẠP NGÂM" CỦA NGUYỄN DU
Thuộc nhóm ngành: XH2a
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC"
NĂM 2007
Tên công trình:
CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT
TRONG "THANH HIÊN THI TẬP
VÀ "NAM TRUNG TẠP NGÂM" CỦA NGUYỄN DU
Thuộc nhóm ngành: XH2a
Trang 1
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU ..................................................................................... 3
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................... 3
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ................................................................................................ 4
3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ............................................................................................... 5
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 6
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI – KẾT CẤU ĐỀ TÀI ................................................ 6
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG ..................................................................................... 7
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................ 7
1. Thời đại - gia thế và cuộc đời Nguyễn Du ......................................................... 7
1.1. Thời đại Nguyễn Du ................................................................................... 7
1.2. Gia thế và cuộc đời Nguyễn Du .................................................................. 8
2. Thơ chữ Hán Nguyễn Du ................................................................................... 9
2.1. "Thanh Hiên thi tập" ................................................................................. 10
2.2. "Nam Trung tạp ngâm": ............................................................................ 10
2.3. "Bắc hành tạp lục" .................................................................................... 10
3. Cảm hứng nghệ thuật dƣới mắt các nhà lý luận ............................................... 11
3.1. Khái niệm cảm hứng ................................................................................. 11
3.2. Cảm hứng nghệ thuật ................................................................................ 11
CHƢƠNG II: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG "THANH HIÊN THI TẬP"
VÀ "NAM TRUNG TẠP NGÂM" CỦA NGUYỄN DU ................................................... 13
Trang 2
1. Cảm hứng trữ tình ............................................................................................ 13
1.1. Buồn hận và cô độc ................................................................................... 13
1.2. Bức chân dung tự họa ............................................................................... 16
1.3. Nỗi nhớ quê hƣơng và ngƣời thân ............................................................ 18
1.4. Sự trôi nhanh của thời gian ....................................................................... 19
1.5. Cuộc đấu tranh giữ mình ........................................................................... 21
2. Cảm hứng hiện thực ......................................................................................... 25
2.1. Những nghịch lý cuộc đời ......................................................................... 25
2.2. Danh lợi chốn quan trƣờng ....................................................................... 29
CHƢƠNG III: VÀI NÉT ĐẶC SẮC VỀ PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN CẢM
HỨNG NGHỆ THUẬT ....................................................................................................... 31
1. Những biểu tƣợng nghệ thuật .......................................................................... 31
2. Giọng điệu nghệ thuật ...................................................................................... 38
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN ..................................................................................... 42
THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 43
Trang 3
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Nhắc tới Nguyễn Du, ngƣời ta nghĩ ngay đến "Truyện Kiều" - một dấu son chói
lọi trong sự nghiệp sáng tác của ông. Nhƣng sẽ thật thiếu sót nếu nhƣ chúng ta chỉ nhắc đến
"Truyện Kiều" mà quên dành cho thơ chữ Hán Nguyễn Du sự quan tâm và một vị trí xứng
đáng. Những áng thơ chữ Hán của ông đƣợc đánh giá là "mới lạ, độc đáo trong một nghìn
năm thơ chữ Hán của ông cha ta" cũng nhƣ so với mấy ngàn năm thơ chữ Hán của Trung
Quốc nữa [dẫn theo tr.3; 24].
"Về phương diện kết tinh nghệ thuật, thơ chữ Hán Nguyễn Du đã đạt đến trình độ cổ
điển, đỉnh cao của nền văn học trung đại Việt Nam ". Mặt khác "về tư tưởng, thơ chữ Hán
của ông như một khối trầm tích lớn, phần chìm cùa tảng băng trôi" [tr. 11; 1]. Nếu nhƣ ở
Truyện Kiều, tâm tình Nguyễn Du đƣợc bộc lộ gián tiếp, đƣợc ánh xạ qua sự kể chuyện
khách quan thì thơ chữ Hán đƣợc xem là nơi giải bày trực tiếp tấm lòng của ông, ghi dấu
trung thành những sự biến trong cuộc đời thăng trầm của nhà thơ.
Lựa chọn đề tài "Cảm hứng nghệ thuật trong "Thanh Hiên thi tập" và "Nam trung
tạp ngâm" của Nguyễn Du, ngƣời viết muốn nhận diện sâu sắc hơn về một bản sắc thơ độc
đáo đã chiêm một vị trí đặc biệt quan trọng trên văn đàn văn học dân tộc giai đoạn cuối thế
kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Những giá trị đặc sắc về nghệ thuật và tầm vóc tƣ tƣởng thơ chữ
Hán Nguyễn Du đã đóng góp lớn lao vào tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.
1.2. Thực hiện đề tài này, ngƣời viêt bƣớc đầu làm quen với công việc nghiên cứu
khoa học - một công việc đòi hỏi tính nghiêm túc, khoa học cao. Mặt khác, bên cạnh "Truyện
Kiều", thơ chữ Hán Nguyễn Du đã đƣợc đƣa vào giảng dạy ở trƣờng phổ thông. Đây là lĩnh
vực còn mới mẻ và gây không ít khó khăn đối với giáo viên. Vì vậy việc thực hiện đề tài này
sẽ giúp ngƣời viết trang bị cho
Trang 4
mình những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết nhằm phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy ở
trƣờng phổ thông sau này.
1.3. Đề tài "Cảm hứng nghệ thuật trong "Thanh Hiên thi tập" và "Nam trung tạp
ngâm" của Nguyễn Du" thực sự đã gây hứng thú cho ngƣời viết ngay từ những buổi đâu tập
hợp tƣ liệu. Điều đó đã trở thành động lực trong suốt quá trình ngƣời viết thực hiện khoa
luận.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Về mảng thơ chữ Hán, ngƣời viết chỉ chú ý điểm qua những công trình nghiên cứu từ
sau cách mạng tháng Tám năm 1945.
Năm 1965, một công trình nghiêm túc đáng đƣợc chú ý ra mắt vào dịp kỷ niệm 200
năm năm sinh Nguyễn Du. Đó là cuốn "Thơ chữ Hán Nguyễn Du" do Lê Thƣớc, Trƣơng
Chính sƣu tầm, hiệu đính và chú thích với 249 bài thơ.
Đến năm 1978, cuốn sách trên đƣợc tái bản, nhà xuất bản Vãn học ấn hành. Trong
phần giới thiệu, Trƣơng Chính nhận xét: Thơ chữ Hán Nguyễn Du, "bài nào cũng chứa đựng
một lời tâm sự " và "bộc lộ thái độ sống của ông một cách rõ nét".
Nguyễn Lộc trong cuốn "Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ
XIX" có những nhận định xác đáng về tâm sự của Nguyễn Du trong thơ chữ Hán: "Buồn
thương như một tiếng đàn réo rắt, não ruột vang lên trong hầu hết các thi phẩm của ông" [tr.
304; 10].
Năm 1960, Hoài Thanh trong bài viết "Tâm tình Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ
Hán" khẳng định: "Các điều rõ ràng là Nguyễn Du không bằng lòng với toàn bộ cuộc đời lúc
bấy giờ" [tr. 35; 5].
Năm 1966, trong một bài viết có tên "Con người Nguyễn Du trong thơ chữ Hán"
đăng trên Tạp chí Văn học, Xuân Diệu tỏ ra sắc sảo khi cho rằng: "Chính thơ chữ Hán chứa
đựng bóng hình, đời sống, nét mặt, mái tóc, dấu chân, tâm tình, suy nghĩ của Nguyễn Du" [tr.
44; 5].
Ở bài viết "Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán". Nguyễn
Huệ Chi đã chú ý đến mặt trữ tình trong cảm hứng nghệ thuật
Trang 5
Nguyễn Du: "Thơ chữ Hán khắc họa cái hình ảnh trữ tình của chỉnh Nguyễn Du, một hình
ảnh rất động trước mọi biến cổ của cuộc đời" [tr. 57; 5]. Nguyễn Huệ Chi dành sự quan tâm
đến một cảm hứng khác của Nguyễn Du là: "Xót thương cho một loại người có tài và có tình"
[tr. 71; 5].
Trong luận án "Nguyễn Du và Đỗ Phủ - những tương đồng và dị biệt về tư tưởng
nghệ thuật", Hoàng Trọng Quyền nhấn mạnh "cảm quan hiện thực" của Nguyễn Du trong
sáng tác chữ Hán, thể hiện ở hai khía cạnh của "cái nhìn hiện thực" là "cải nhìn từ những
nghịch lý" và "cải nhìn chiều kích".
Xét về phƣơng diện nghệ thuật, công trình nghiên cứu đáng lƣu ý là cuốn "Đặc điểm
nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du" của Lê Thu Yến. Công trình này tiến hành những khảo
sát cụ thể, những chất liệu minh họa và phân tích phạm trù: hình ảnh con ngƣời nghệ thuật,
không gian và thời gian nghệ thuật. Qua đó, tác giả Lê Thu Yến nhận thấy: "có rất nhiều
Nguyễn Du trong một Nguyễn Du".
Trên đây là một số bài viết, công trình nghiên cứu về thơ chữ Hán Nguyễn Du có đề
cập hoặc có liên quan trực tiếp đến đề tài cảm hứng nghệ thuật. Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu
kết quả của những ngƣời đi trƣớc, chúng tôi bắt đầu sắp xếp, hệ thống lại và phân tích rõ hơn
nhằm làm sáng tỏ yêu cầu của đề tài.
3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Do điều kiện thời gian và tài liệu hạn chế, chúng tôi chọn khảo sát các tác phẩm thơ
chữ Hán Nguyễn Du đƣợc trích trong cuốn "Nguyễn Du - tác phẩm và lịch sử văn bản" do
Nguyễn Thạch Giang và Trƣơng Chính biên khảo và chú giải, nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh
ấn hành, tái bản năm 2000. Đây là cuốn sách đƣợc đánh giá là có độ tin cậy cao. Ngƣời viết
tiến hành khảo sát thơ chữ Hán trong hai tập "Thanh Hiên thi tập" và "Nam trung tạp
ngâm" là chủ yếu, bên cạnh đó có xem xét đối chiếu một số bài thơ trong tập "Bắc Hành tạp
lục".
Cảm hứng nghệ thuật là một vấn đề thuộc phạm trù lý luận văn học. Cảm hứng nghệ
thuật đƣợc phân biệt ở hai dạng thức: Cảm hứng sáng tạo của nhà văn và cảm hứng tƣ tƣởng
của tác phẩm. Hai cảm hứng này liên quan chặt chẽ với nhau nhƣng không phải là một. Nói
tới cảm hứng sáng tạo của nhà văn là nói đến trạng thái tâm lý sáng tạo. Còn nói tới cảm
hứng tƣ tƣởng - cảm hứng chủ đạo -
Trang 6
cảm hứng nghệ thuật của tác phẩm là cảm hứng của nhà văn đƣợc truyền đến hệ thống hình
tƣợng mà họ miêu tả. Đề tài mà chúng tôi lựa chọn hƣớng đến mục tiêu tìm hiểu cảm hứng
này. Điều đó đồng nghĩa với việc nhận ra giá trị của sáng tác Nguyễn Du, tìm ra những lời
nhắn gửi đích thực của thi nhân cho hậu thế.
Thơ chữ Hán Nguyên Du không nói hết đƣợc tâm hồn ông, cần phải tổng hợp cả thơ
Nôm và thơ Hán mới có cái nhìn toàn diện và sâu sắc. Tuy nhiên trong đề tài này ngƣời viết
chỉ xét hai tập thơ chữ Hán thể hiện rõ nhất "những suy tư bạc tóc" của thi nhân.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi phối hợp vận dụng nhiều phƣơng pháp: phƣơng
pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp phân loại thống kê, phƣơng pháp so sánh liên
tƣởng, phƣơng pháp phối hợp đồng đại và lịch đại. Đồng thời, kết hợp các thao tác: diễn dịch,
quy nạp. Tất cả đều dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và quan điểm lịch sử cụ thể.
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI – KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Khoa luận đƣợc thực hiện trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của những
ngƣời đi trƣớc, ngƣời viết chỉ sắp xếp lại, hệ thống lại những luận điểm quan trọng. Bên cạnh
đó, ngƣời viết miêu tả sâu hơn, phân tích và lý giải thơ chữ Hán Nguyễn Du gắn liền với lý
luận văn học - vấn đề cảm hứng nghệ thuật, mà cụ thể hơn là cảm hửng nghệ thuật trong thơ
trữ tình trung đại.
Kết cấu phần NỘI DUNG của đề tài gồm 3 chƣơng:
Chƣơng I: Những vấn đề chung
1. Thời đại - gia thế và cuộc đời Nguyễn Du
2. Thơ chữ Hán Nguyễn Du
3. Cảm hứng nghệ thuật dƣới mắt các nhà lý luận
Chƣơng II: Cảm hứng nghệ thuật trong "Thanh Hiên tập" và "Nam trung tạp ngâm"
1. Cảm hứng trữ tình
1.1. Buồn hận và cô độc
1.2. Bức chân dung tự họa
Trang 7
1.3. Nỗi nhớ quê hƣơng
1.4. Sự trôi nhanh của thời gian
1.5. Cuộc đấu tranh giữ mình
2. Cảm hứng thế sự
2.1. Những nghịch lý cuộc đời
2.2. Danh lợi chốn quan trƣờng
Chƣơng III: Vài nét đặc sắc về phƣơng thức biểu hiện cảm hứng nghệ thuật
1. Những biểu tƣợng nghệ thuật
2. Giọng điệu nghệ thuật
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Thời đại - gia thế và cuộc đời Nguyễn Du
1.1. Thời đại Nguyễn Du
Nguyễn Du sống trong một thời đại vô cùng rối ren: nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu
thế kỷ XIX.
1.1.1. Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng
Xét trên bình diện hệ thống các sự kiện, bức tranh toàn cảnh xã hội Việt Nam thời Lê
mạt - Nguyễn sơ đầy rẫy những biến động. Chế độ phong kiến tập quyền ngày càng lộ rõ
những ung nhọt, ngày càng lún sâu hơn vào những căn bệnh trầm kha. Đặc biệt là cuộc đối
đầu giữa hai dòng họ: họ Trịnh ở Đàng Ngoài và họ Nguyễn ở Đàng Trong kéo dài hơn hai
thế kỷ (từ năm 1570 đến 1786).
1.1.2. Đời sống nhân dân cực khổ lầm than
Trăm họ, muôn dân thời này khốn đốn trăm bề. Chiến tranh, thiên tai và áp bức, thuế
khóa nặng nề khiến ngƣời dân không một ngày thấy mặt trời. Nạn đói lan tràn, "Việt sử thông
giảm cương mục" còn ghi lại cảnh tƣợng "Dân lưu vong bồng bế, dắt díu nhau đi kiếm ăn đầy
đường (...). Người chết đói ngổn
Trang 8
ngang, người sống không còn một phần mười. Làng nào có tiếng là trù mật cũng chi còn năm
ba hộ mà thôi".
1.2. Gia thế và cuộc đời Nguyễn Du
1.2.1. Gia thế
Nguyễn Du xuất thân từ một gia đình đại quý tộc, thuộc dòng họ nổi tiếng về đƣờng
khoa hoạn, nhiều ngƣời đỗ đạt, làm quan to. Dân gian thƣờng truyền tụng câu ca dao:
Bao giờ ngàn Hống hết cây
Sông Rum hết nước, họ này hết quan
Cha Nguyễn Du - ông Nguyễn Nghiễm thông minh học rộng, từng giữ chức tể tƣớng
trong triều Lê. Anh em Nguyễn Du đều đậu cao, làm quan to: Nguyễn Khản đậu tiến sĩ,
Nguyễn Triều trúng tam triều thi hội, giữ chức Trấn thủ Hƣng Hóa. Nguyễn Luyện trúng tam
trƣờng thi hƣơng, Nguyễn Tƣớc và Nguyễn Nễ trúng tứ trƣờng thi hƣơng.
Gia đình Nguyễn Du có bề dày lịch sử, về truyền thống văn học nghệ thuật nổi tiếng.
Ông nội Nguyễn Du - Nguyễn Quỳnh là ngƣời chú giải Kinh Dịch. Cha lại là một sử gia, làm
nhiều thơ văn. Anh cả Nguyễn Khản giỏi thơ Nêm, thƣờng hay xƣớng họa với chúa Trịnh
Sâm. Đặc biệt, Nguyễn Du chịu ảnh hƣởng sâu sắc từ ngƣời mẹ trong những ngày còn thơ bé.
Mẹ ông là bà Trần Thị Tân (vợ thứ ba của Nguyên Nghiêm) vốn là một cô gái xứ Kinh Bắc
giỏi nghề hát xƣớng.
1.2.2. Cuộc đời Nguyễn Du
Nguyễn Du tên chữ là Tố Nhƣ, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi
Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1766 (có nơi ghi 1765) niên hiệu Cảnh Hƣng thứ 26 đời
vua Lê Hiển Tôn. Ông là con thứ bảy của Xuân quận công Nguyễn Nghiễm. Tuy đỗ thấp (thi
hƣơng ở Sơn Nam, đỗ tam trƣờng), nhƣng ông là ngƣời thông minh, học rộng, thông hiểu cả
tam giáo: Nho, Phật, Đạo. Cảnh sống sung túc từ thuở bé mau chóng chấm dứt trƣớc những
biến động của xã hội và gia đình. Năm Nguyễn Du mƣời tuổi, cha ông qua đời. Ba năm sau,
mẹ
Trang 9
Nguyễn Du cũng mất, bỏ lại ông và bốn anh em, chƣa một ai đến tuổi trƣởng thành. Mồ côi
cả cha lẫn mẹ, anh em Nguyễn Du phải đến nƣơng nhờ ở nhà anh cả khác mẹ là Nguyễn
Khản. Chiến tranh loạn lạc xảy ra, bản thân Nguyễn Du cũng trôi dạt, "mười năm gió bụi" với
biết bao nỗi niềm.
Ông tận mắt chúng kiến cảnh "thay đổi sơn hà", gia đình ly tán, anh em lƣu lạc mỗi
ngƣời một nơi. Khi Quang Trung tiến quân ra Bắc, Nguyễn Du từng chạy theo vua Lê Chiêu
Thống nhƣng không kịp. Bản thân ông cũng từng có lúc đau khổ gần nhƣ tuyệt vọng: trôi dạt
từ đầu sông đến cuối bể, cơm không đủ ăn, ốm không thuốc uống. Nhƣng cũng chính những
bƣớc đƣờng thƣơng đau ấy đã giúp ông thật sự có dịp hiểu biết quần chúng, sống gần quần
chúng - ngọn nguồn của mọi giá trị tinh thần cao quý của dân tộc.
Trong thời gian ở Thái Bình - quê vợ Nguyễn Du, gia phả chép rằng "Ông tập hợp
hào mục, tính việc phục quốc nhưng chí không thành". Khi ngƣời vợ họ Đoàn mất, ông về
quê Hà Tĩnh làm "người đi săn ở núi Hồng" (Hồng Sơn Liệp Hộ), "người câu cá ở biển
Nam" (Nam Hải điếu đồ). Năm 1796 ông có ý định vào Nam giúp Nguyễn Ánh nhƣng bị trấn
tƣớng của Tây Sơn ở Nghệ An là Nguyễn Thận bắt giam, sau đó đƣợc tha. Từ đó, Nguyễn Du
về ở hẳn ở làng Tiên Điền một thời gian dài. Đây là những năm Nguyễn Du ở "dưới chân núi
Hồng".
Năm 1802, Gia Long lật đổ triều đại Tây Sơn. Tháng 8 năm ấy, Nguyễn Du đƣợc bổ
nhiệm làm tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam. Từ đó, Nguyễn Du đƣợc giữ
nhiều chức vụ khác nhau trong triều. Năm 1813, Nguyễn Du đƣợc thăng Cần chánh điện học
sĩ và đƣợc cử làm Chánh sứ Trung Quốc. Năm 1820, Minh Mệnh lên ngôi, định cử ông làm
Chánh sứ đi Trung Quốc lần nữa nhƣng chƣa kịp đi thì ông bị bệnh và mất đột ngột vào ngày
10 tháng 8 năm Đinh Thìn.
2. Thơ chữ Hán Nguyễn Du
Theo sự xác định của hai ông Lê Thƣớc và Trƣơng Chính, những ngƣời biên soạn
cuốn "Thơ chữ Hán Nguyễn Du" thì thơ chữ Hán Nguyễn Du đƣợc sáng tác liên tục trong
một thời gian dài từ năm nhà thơ 21 tuổi (1786) cho đến năm 49 tuổi (1814) trƣớc lúc chết
năm năm. Ba tập thơ chữ Hán của ông là:
Trang 10
- Thanh Hiên thi tập (Thanh Hiên tiền hậu tập)
- Nam Trung tạp ngâm
- Bắc hành tạp lục
Ở đề tài này, ngƣời viết tập trung tìm hiểu: "Thanh Hiên thi tập" và "Nam Trung tạp
ngâm".
2.1. "Thanh Hiên thi tập"
Gồm 78 bài thơ, sáng tác từ 1786 - 1804, giai đoạn từ năm Tây Sơn kéo quân ra Bắc
cho đến những năm kết thúc giai đoạn Nguyễn Du làm quan ở Bắc Hà. Tập thơ ghi lại tâm sự
của một con ngƣời đầy "hùng tâm", "tráng chi" nhƣng thời vận lỡ làng, cảnh ngộ gặp nhiều
điều bất nhƣ ý, đành ôm trong lòng mối u uất không cách gì giải tỏa đƣợc. Bao trùm tập thơ
là điệp khúc buồn thƣơng, u uẩn day dứt khôn khuây. Tập thơ đƣợc sáng tác trong 3 giai
đoạn:
- "Mười năm gió bụi" (1786 - cuối 1795)
- "Dưới chân núi Hồng" (1796 - 1802)
- "Làm quan ở Bắc Hà" (1802 - cuối 1804)
Có thể nói, đọc "Thanh Hiên thi tập" chúng ta nhìn thấy tâm hồn Nguyễn Du, con
ngƣời Nguyễn Du ở những góc chiếu rất khác nhau, đa dạng và phong phú.
2.2. "Nam Trung tạp ngâm":
"Nam Trung tạp ngâm" gồm 40 bài thơ, sáng tác từ năm 1805 - 1812, giai đoạn từ lúc
nhà thơ đƣợc thăng hàm Đông các điện học sĩ vào làm quan ở kinh đô Phú Xuân (gần bốn
năm) đến hết thời kỳ làm Cai bạ dinh Quảng Bình (ba năm, năm tháng). Gửi gắm ở tập thơ
này là tâm sự của nhà thơ trong những ngày làm quan không lấy gì làm vui vẻ, thoải mái.
Quan trƣờng đây những rối ren, ganh đua, lòng ngƣời hiểm ác khiến nhà thơ của chúng ta
luôn phải cẩn thận giữ gìn.
2.3. "Bắc hành tạp lục"
Trang 11
"Bắc hành tạp lục" gồm 132 bài thơ, đƣợc sáng tác trong khoảng 1813 - 1814, khi đó
Nguyễn Du đƣợc nhà Nguyễn cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc tuế cống. Tập thơ ghi lại
những điều tai nghe mắt thấy trên đƣờng đi sứ, "mỗi một cảnh, mỗi một di tích, mỗi một con
người của quá khứ và hiện tại trên đất nước Trung Hoa như xác nhận thêm một lần nữa
những điều nhà thơ từng nghiền ngẫm, nung nấu" [tr. 320; 10].
3. Cảm hứng nghệ thuật dưới mắt các nhà lý luận
3.1. Khái niệm cảm hứng
Theo Từ điển Tiếng Việt, "Cảm hứng là trạng thái tâm lý đặc biệt khi sức chú ý được
tập trung cao độ, kết hợp với cảm xúc mãnh liệt, tạo điều kiện để óc tưởng tượng, sáng tạo
hoạt động có hiệu quả" [tr. 106; 14]. Song cần phân biệt cảm hứng thông thƣờng - cảm hứng
công việc với cảm hứng trong văn chƣơng - cảm hứng nghệ thuật. Phƣơng Lựu trong "Lý
luận văn học" phân biệt: "Cảm hứng có thể có trong tất cả các ngành sản xuất khi mà con
người lao động hoàn toàn tự nguyện theo những mục đích hoàn toàn phù hợp với lý tưởng và
khả năng của mình. Nhưng khác với thành phẩm của tất cả các ngành lao động khác, tác
phẩm văn học nghệ thuật còn chứa đựng tình cảm chủ quan của chủ thể sáng tạo"[tr. 209-
210; 12].
Một nhận định đáng để chúng ta lƣu tâm khi khảo sát về cảm hứng trong văn chƣơng
là nhận định