Trong quá trình nghiên cứu về phản ánh tâm lý thông qua hoạt động và giao tiếp, các nhà khoa học thường không chỉ quan tâm đến bản thân của quá trình đó mà còn quan tâm đến cả chủ thể của nó nữa, chủ thể đó chính là nhân cách. Nhân cách là đối tượng được nhiều ngành khoa học khác nhaunghiên cứu như triết học, xã hội học, kinh tế - chính trị học, luật học, tâm lý học, y học, giáo dục học, v.v.Nhân cách trong tâm lý học là một phạm trù nền tảng. Việc làm sáng tỏ những vấn đề về bản chất nhân cách, cấu trúc nhân cách, con đường hình thành nhân cách có ý nghĩa lý luận thực tiễn rất to lớn. Trong đó, các nhân tố như giáo dục, hoạt động, giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường như ngày hôm nay, việc nghiên cứu nhân cách con người lại mang tính cấp thiết, có ý nghĩa cấp thiết nhiều hơn nữa khi mà xây dựng và phát triển con người, nâng cao chất lượng nguồn lực con người đã trở thành nhân tố quyết định sức mạnh của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Để góp phần thực hiện thắng lợi công việc lớn lao này, em chọn đã chọn đề tài “cấu trúc nhân cách và các yếu tố cần tạo lập để hình thành nhân cách của con người tiến bộ trong chế độ xã hội chủ nghĩa” để nghiên cứu và tìm hiểu.Bằng việc đóng góp một vài ý kiến cá nhân, em hy vọng ý kiến của em sẽ phẩn nào giúp góp phần xây dựng hình ảnhcon người mới – con người tiến bộ trong chế độ xã hội chủ nghĩa để đưa đất nước Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và phồn thịnh hơn.
24 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6175 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cấu trúc nhân cách và các yếu tố cần tạo lập để hình thành nhân cách của con người tiến bộ trong chế độ xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SPACE
----------
TIỂU LUẬN
MÔN: CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI
CẤU TRÚC NHÂN CÁCH VÀ CÁC YẾU TỐ CẦN TẠO LẬP ĐỂ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CỦA CON NGƯỜI TIẾN BỘ TRONG CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Giáo viên hướng dẫn :Nguyễn Công Bá Đạt
Người thực hiện :Nguyễn Thế Tài
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 05 NĂM 2013
MỞ ĐẦU
Trong quá trình nghiên cứu về phản ánh tâm lý thông qua hoạt động và giao tiếp, các nhà khoa học thường không chỉ quan tâm đến bản thân của quá trình đó mà còn quan tâm đến cả chủ thể của nó nữa, chủ thể đó chính là nhân cách. Nhân cách là đối tượng được nhiều ngành khoa học khác nhaunghiên cứu như triết học, xã hội học, kinh tế - chính trị học, luật học, tâm lý học, y học, giáo dục học, v.v...Nhân cách trong tâm lý học là một phạm trù nền tảng. Việc làm sáng tỏ những vấn đề về bản chất nhân cách, cấu trúc nhân cách, con đường hình thành nhân cách… có ý nghĩa lý luận thực tiễn rất to lớn. Trong đó, các nhân tố như giáo dục, hoạt động, giao tiếp… có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường như ngày hôm nay, việc nghiên cứu nhân cách con người lại mang tính cấp thiết, có ý nghĩa cấp thiết nhiều hơn nữa khi mà xây dựng và phát triển con người, nâng cao chất lượng nguồn lực con người đã trở thành nhân tố quyết định sức mạnh của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Để góp phần thực hiện thắng lợi công việc lớn lao này, em chọn đã chọn đề tài “cấu trúc nhân cách và các yếu tố cần tạo lập để hình thành nhân cách của con người tiến bộ trong chế độ xã hội chủ nghĩa” để nghiên cứu và tìm hiểu.Bằng việc đóng góp một vài ý kiến cá nhân, em hy vọng ý kiến của em sẽ phẩn nào giúp góp phần xây dựng hình ảnhcon người mới – con người tiến bộ trong chế độ xã hội chủ nghĩa để đưa đất nước Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và phồn thịnh hơn.
Nội dung bài tiểu luận của em được trình bày theo các phần như sau:
Mục lục
Trang
A. MỞ ĐẦU 2
B. NỘI DUNG CHÍNH 4
I. NHÂN CÁCH VÀ CẤU TRÚC NHÂN CÁCH 4
1. Khái niệm nhân cách 4
2. Cấu trúc nhân cách 5
II. XÂY DỰNG NHÂN CÁCH CON NGƯỜI TIẾN BỘ CHO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 6
1. Tạo lập các tiền đề 6
a) Tiền đề vật chất 6
b) Tiền đề văn hóa, giáo dục, tư tưởng (thế giới quan) 10
c) Một số nhân tố mang tính tiền đề khác 12
2. Vấn đề nhân cách con người Việt Nam hiện nay so với các dân tộc văn minh và những yêu cầu xây dựng con người MỚI 17
a) Các giá trị đã có 17
b) Các khiếm khuyết, biểu hiện lạc hậu cần khắc phục 18
c) Một số kiến nghị 19
C. KẾT LUẬN 21
Và bây giờ chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu kỹ các yếu tố cấu thành cũng như ảnh hưởng của nó tới nhân cách con người.
NỘI DUNG CHÍNH
NHÂN CÁCH VÀ CẤU TRÚC NHÂN CÁCH
Khái niệm nhân cách
Nói đến nhân cách thì nhân cách được xem là một trong những vấn đề phức tạp trong các vấn đề phức tạp khác của con người. Trên thế giới, do có nhiều trường phái nghiên cứu khác nhau nên cũng có nhiều quan niệm khác nhau về nhân cách. Vậy nhân cách là gì?
Theo chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo quan niệmcó “tính người bẩm sinh”; “nhân cách là yếu tố tinh tinh thần đầu tiên của tồn tại người và chúa là nhân cách tối cao nhất có trước và chi phối nhân cách con người”…
Còn chủ nghĩa duy vật và các khoa học cụ thể thông thường thì lại có xu hướng tuyệt đối hoá mặt tâm lý, sinh lý, xem nhẹ mặt xã hội hay tách rời mặt xã hội với mặt tự nhiên của nhân cách.
Ngày nay,nhờ những thành tựu có được của nhiều ngành khoa học nghiên cứu về nhân cách, người ta đã đưa ra một quan niệm tổng hợp và đúng đắn hơn về nhân cách như sau: nhân cách là toàn bộ những năng lực và phẩm chất xã hội – sinh lý – tâm lý tạo thành một chỉnh thể mà nhờ nó mỗi cá nhân có thể đóng vai trò chủ thể, tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định, tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình.
Trên cơ sở những quan điểm đó, ta có thể nêu lên một khái niệm tổng quát về nhân cách như sau: nhân cách là tổ hợp thái độ, thuộc tính riêng trong quan hệ hành động của từng người với giới tự nhiên, với xã hội và bản thân.
Khái niệm trên nhấn mạnh vấn đề “hành động”, có nghĩa là nhân cách của một con người chỉ bộc lộ trong hành động thông qua các mối quan hệ ứng xử của người đó với tự nhiên, với xã hộivà với bản thân. Vì lẽ đó mà Platôn đã rất có lý khi ông nói rằng: “Người đang ngủ thì kẻ cướp cũng như thiên thần”.
Cấu trúc nhân cách
Trên thế giới, có rất nhiều quan điểm về cách xác định cấu trúc của nhân cách:
Theo các sách giáo khoa tâm lý học của Liên Xô và Việt Nam thì cấu trúc của nhân cách được xác định gồm 4 yếu tố như sau: xu hướng phát triển cá nhân, năng lực cá nhân, tính cách cá nhân và tính khí của cá nhân. Quan điểm giáo dục học quy cấu trúc của nhân cách vào ba lĩnh vực: nhận thức, rung cảm và ý chí.Gần đây một số nhà tâm lý học Việt Nam lại cho rằng nhân cách gồm 3 thành phần: Một là,những thuộc tính tâm lý ổn định bao gồm không gian bên trong của nhân cách; Hai là,mối quan hệ giữa các cá nhân với xã hội, với người khác thông qua giao tiếp;Ba là,mối quan hệ giữa cá nhân với công việc.
Những quan điểm được nêu ra ở trên tuy có khác nhau nhưng cũng có những điểm chung. Trên cơ sở những điểm chung đó, ta có thể hình dung một cách khái quát cấu trúc của nhân cách bao gồm:
Hạt nhân của nhân cách là thế giới quan của cá nhân, đó là toàn bộ những quan điểm, lý tưởng, niềm tin, định hướng giá trị chung của cá nhân.
Không gian bên trong của nhân cách là những năng lực và phẩm chất xã hội của cá nhân như thể chất, năng lực, trí tuệ, trình độ chuyên môn, các phẩm chất chính trị, pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ,…
Bộ phận sâu kín và nhạy cảm nhất của nhân cách là tâm hồn con người, nó là tầng sau nhất, là tập mờ của nhân cách, là nơi lắng đọng và tiềm ẩn của mỗi cá nhân. Đó là thế giới nội tâm, có chức năng làm tăng thêm hay giảm nhẹ, kiềm chế hay thúc đẩy hành vi của mỗi con người.
XÂY DỰNG NHÂN CÁCH CON NGƯỜI TIẾN BỘ CHO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Tạo lập các tiền đề
Để giải quyết vấn đề nhân cách và xây dựng nhân cách con người tiến bộ cho xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần xem xét mối quan hệ giữa cái sinh học và cái xã hội trong con người, bởi như C.Mác đã nói: “con người là một thực thể sinh học - xã hội”. Trong quá trình phát triển của mình, con người đã bỏ xa giới động vật trong sự tiến hoá, nhưng điều đó không thể khẳng định rằng con người đã lột bỏ được tất cả những cái tự nhiên, cái sinh học trong mình. Do đó, nhân cách của con người cũng không ngoại lệ. Nó phải chịu sự chi phối của nhiều yếu tố mang tính tiền đề như vật chất, văn hoá, giáo dục, tư tưởng, v.v…Chúng ta hãy cùng nghiên cứu về yếu tố mang tính tiền đề đầu tiên.
Tiền đề về vật chất
Trước hết, muốn tìm hiểu về nhân cách, ta phải dựa trên cơ sở sinh học. Khi nói tới những yếu tố sinh học trong con người, có thể hiểu đó là những yếu tố hữu sinh, hữu cơ, những cái mà về mặt phát sinh, luôn gắn bó với tổ tông động vật của con người, những cái làm cho con người hình thành và hoạt động như một cá thể, một hệ thống phục tùng các quy luật sinh học hoặc cũng có thể coi đó là toàn bộ tiền đềsinh học của con người. Một con người phát triển đầy đủ, không khiếm khuyết về cơ thể, giác quan và tư duy thì mới có thể có một nhân cách tốt. Để có được điều đó, trước tiên, con người phải được sống trong một xã hội ổn địnhvà có nền kinh tế phát triển. Khi được sống trong một nền kinh tế phát triển, một xã hội ổn định thì nhu cầu ăn, mặc, ở của con người sẽ được đáp ứng đầy đủ. Đồng thời, con người cũng sẽ được chăm sóc đầy đủ và tốt nhất về giáo dục, y tế, văn hóa, tư tưởng. Đó là bước đệm để hình thành một con người phát triển toàn diện, từ đó nhân cách con người cũng được phát triển theo hướng tích cực hơn. Song đây chỉ là “điều kiện cần” bởi vì nhân cách không hẳn là những yếu tố có sẵn có trong cấu trúc cơ thể (không phải từ khi sinh ra đã có bẩm sinh) rồi lớn dần lên về lượng theo thời gian và không gian mà nó được hình thành dần dần cùng với sự phát triển của cá nhân và sự quy định của môi trường xã hội. Cũng như A.N.Leonchiev đã chỉ ra rằng: “nhân cách con người không phải được đẻ ra mà được hình thành”.
Tiền đề vật chất đóng vai trò “điều kiện đủ” chính là môi trường xã hội.Môi trường xã hội cụ thể là các nhóm mà các cá nhân là thành viên, đó là: gia đình, làng xóm, khu phố, cộng đồng, tập thể.
Gia đình là nhóm cơ sở, là cái nôi đầu tiên mà cá nhân con người hình thành từ ấu thơ. Đây cũng là hình thức nhóm có sớm nhất trong lịch sử loài người. Gia đình là khái niệm có nhiều cách tiếp cận khác nhau, vì vậy, cách hiểu về gia đình cũng rất đa dạng. Năm 1994 - Năm Quốc tế Gia đình, Liên Hợp Quốc có bàn đến khái niệm "gia đình" trong cuốn tài liệu "Sự tiến triển của cấu trúc gia đình" như sau: "Gia đình là một thể chế có tính chất toàn cầu". Mặc dù không đưa ra một khái niệm cụ thể về gia đình nhưng kết luận của Liên Hợp Quốc đã khẳng định tính toàn cầu, phổ biến và đa dạng của gia đình. Khi đã coi gia đình là một thể chế thì có nghĩa là ở mỗi quốc gia(hoặc vùng lãnh thổ), gia đình lại có những "biến thể" khác nhau tuỳ thuộc vào lối sống, nền văn hoá cụ thể. Ở Việt Nam cũng tương tự, hiện vẫn chưa có một khái niệm gia đình mang tính "chuẩn mực" nào được thừa nhận. Tuy nhiên, theo cách hiểu thông thường vẫn được chấp nhận trong các nghiên cứu cũng như trong các văn bản, tài liệu, v.v… thì gia đình là "tế bào của xã hội", "một thiết chế xã hội", "một đơn vị kinh tế - xã hội cơ sở", đồng thời là "một nhóm tâm lý - xã hội đặc thù".
Từ những quan niệm như trên ta có thể thấy gia đình có vai trò vô cùng to lớn đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội thông qua các vài trò và chức năng của nó. Gia đình có rất nhiều chức năng khác nhau, nhưng theo nghiên cứu thì có bốn chức năng được chú ý và thừa nhận rộng rãi nhất là: chức năng tái sản xuất con người nhằm duy trì nòi giống;chức năng kinh tế để nuôi sống và đảm bảo các nhu cầu vật chất của các thành viên;chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái và chức năng làm cân bằnglàm cân bằng tâm lý, thoả mãn các nhu cầu tình cảm của các thành viên trong gia đình.
Trong các chức năng nêu trên, chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi cá nhân từ khi sinh ra đến khi giã từ cuộc đời mà các thiết chế khác như giáo dục, pháp luật, tôn giáo.v.v. không thể thay thế được. Đây là chức năng xã hội hoá và giáo dục nhân cách con người của gia đình.
Tiếp theo đó, con người là thành viên của các nhóm theo tên gọi khác nhau: nhóm chính thức, nhóm không chính thức, nhóm lớn, nhóm nhỏ, nhóm chuẩn mực, nhóm quy chiếu,... Các nhóm có thể đạt tới trình độ phát triển cao nhất được gọi là tập thể. Tập thể là một nhóm người, một bộ phận của xã hội được thống nhất lại theo những mục đích chung phục vụ từng các mục đích của xã hội.Tập thể có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách.Trước hết, tập thể giúp con người tìm thấy chỗ đứng của nhu cầu hoạt động, giao tiếp vốn là những nhu cầu cơ bản và xuất hiện rất sớm của con người. Vì vậy, hoạt động tập thể là điều kiện, đồng thời là phương thức thể hiện và hình thành những năng khiếu, năng lực và các phẩm chất trong nhân cách. Tập thể tác động đến nhân cách thông qua hoạt động cùng nhau, qua dư luận tập thể, truyền thống tập thể, bầu không khí tâm lý tập thể. Nhờ vậy nhân cách mỗi thành viên liên tục được đều chỉnh, điều khiển cũng như phải thay đổi để phù hợp với quan hệ xã hội mà nó tham gia. Ngược lại, mỗi cá nhân tác động tới cộng đồng, xã hội, tới cá nhân khác thông qua tập thể của mình. Chính vì thế, trong giáo dục người ta thường vận động nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể. Trong các buổi sinh hoạt lớp, ta được quyền nói lên ý kiến của mình cũng như tiếp thu ý kiến nhận xét của các bạn để sửa đổi những cái chưa tốt, phát huy nhửng cái tốt, hướng nhân cách đến sự chẩn mực.
Ví dụ: là một thành viên của Đoàn xã (phường), thông qua quá trình cùng học tập, tham gia các thành viên khác trong Đoàn, ta thấy rằng cần phải học tập những đức tính tốt như chăm chỉ, cần cù, tham học hỏi, tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, Đội, các công tác xã hội…, tránh xa những thói quen xấu như: vô lễ, ăn chơi, đua đòi…Đồng thời, ta phải biết rèn luyện theo những truyền thống, giữ gìn những giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Về mặt này thì mỗi cá nhân có một môi trường riêng, độc đáo,(mỗi gia đình là một “tế bào” của xã hội) từ đó quy định sự khác nhau về sắc thái nhân cách cá nhân. Từ đó có thể thấy rằng sự phong phú của các quan hệ xã hội mà cá nhân tham gia quy định sự phong phú của nhân cách.
Tuy nhiên mối quan hệ giữa nhân cách và môi trường xã hội không phải là một chiều mà là quan hệ biện chứng có tính hai chiều: mỗi cá nhân, một mặt, tiếp nhận sự tác động của môi trường xã hội một cách có tích cách, có chọn lọc, kế thừa, cải biến và chuyển hóa để biến thành cái bên trong của mình; mặt khác, thông qua sự hoạt động tích cực của mỗi cá nhân, sự hoạt động tích cực đó lại tác động trở lại môi trường xã hội.
Sự hình thành nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa cũng không nằm ngoài những tiền đề trên, nhưng trên mỗi yếu tố đó có sự khác nhau về chất so với các xã hội có giai cấp trong lịch sử. Chẳng hạn, yếu tố “con người sinh học”, đó là con người được cả xã hội chăm lo, tôn trọng, giúp đỡ từ trong bào thai đến tuổi trưởng thành. Yếu tố “môi trường xã hội” là nền tảng của phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa hình thành nền giáo dục mới, các mối quan hệ xã hội mới, các chuẩn mực giá trị mới cho sự ra đời một nhân cách mới.
Tiền đề về văn hoá, giáo dục, tư tưởng (thế giới quan)
Sự hình thành nhân cách nói chung và nhân cách xã hội chủ nghĩa nói riêng diễn ra trong cả một đời người, trong đó giáo dục và tự giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là lứa tuổi trẻ. Vì giáo dục theo nghĩa chung nhất là hoạt động có định hướng của con người nhằm hình thành và phát triển nhân cách nhanh hơn. Ý thức được vị trí đó của giáo dục, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết về vấn đề này, đặc biệt trong nghị quyết VIII: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” và sau đó có một nghị quyết riêng (nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII) chuyên bàn về giáo dục. Điều đó tiếp tục được khẳng định trong Đại hội Đảng khóa IX với tinh thần: “Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn”.
Qua những nhận thức của Đảng và những nghị quyết được Đảng đưa ra, ta thấy rằng giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, điều đó được thể hiện ở những mặt sau đây:
Giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả các mục đích đã đề ra.
Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân tố khác như bẩm sinh- di truyền hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có được.
Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người bị khuyết tật, nó có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho con người.
Giáo dục còn có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội. Đó chính là hiệu quả của công tác giáo dục lại đối với trẻ em hư và những người phạm pháp.
Không giống với những nhân tố khác, giáo dục không chỉ thích ứng mà còn có thể đi trước hiện thực và thúc đẩy nó phát triển. Điều đó có giá trị định hướng cho việc xây dựng mô hình nhân cách của con người việt nam với tư cách là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thực tế giáo dục cũng chứng minh rằng: sự phát triển tâm lý cảu trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong những điều kiện của giáo dục và dạy học tiên tiến. Điều đó càng chứng tỏ được tầm quan trọng của nền giáo dụctiên tiến. Nền giáo dục, dạy họctiên tiến sẽ tạo nên sự phát triển nhân cách khi trong quá trình ấy, những sức mạnh của bản thân trẻ được thúc đẩy, khi nhu cầu, động cơ, hứng thú của trẻ được chú ý, khi giáo dục và dạy học phù hợp với những quy luật bên trong của sự phát triển cá nhân.
Yếu tố mang tính tiền đề ảnh hưởng đến nhân cách tiếp theo chính là tư tưởng chính trị. Nòng cốt của tiền đề này chính là chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là những lý luận và tư tưởng vừa có tính chất khoa học, vừa có tính cách mạng, vừa thấm đẫm chủ nghĩa nhân văn cao cả: “Tất cả do con người, tất cả vì con người” với lý tưởng tối cao là con người giải phóng, con người tự do, phát triển toàn diện.Vì vậy, người dân phải được giáo dục một cách đầy đủ về chủ nghĩa Mác – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh để nhân cách được phát triển toàn diện.
Một số nhân tố mang tính tiền đề khác
Bên cạnh các yếu tố mang tính tiền đề như vật chất, văn hóa, giáo dục, tư tưởng còn có yếu tố hoàn cảnh sống, di truyền, hoạt động, giao tiếp cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triển nhân cách.
Ảnh hưởng của nhân tố môi trường sống đến nhân cách
Hoàn cảnh tự nhiên: nhân cách như là một thành viên của xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quá của dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp – những cái vốn có liên hệ với điều kiện tự nhiên ấy qua phương thức sống của chính bản thân nó. Ví dụ như: một người sống lâutrong rừng, quen với thói chạy nhảy, săn bắt, khi được về thành phố họ cũng mamg theo sự hoang dã đó. Khi đó, muốn thay đổi được bản tính là một điều khó khăn và phải mất thời gian khá dài.
Hoàn cảnh xã hội: có vai trò lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Nếu như không có sự tiếp xúc với con người thì cá thể lớn lên và phát triển trong trạng thái động vật, nó không thể trở thành một con người, một nhân cách. Nhân cách đó là sản phẩm của xã hội.Quan hệ sản xuất là một thuộc tính của xã hội, quy định nội dung của nhiều nét tâm lý cơ bản của nhân cách. Tâm lý nhân cách phụ thuộc vào quan hệ chính trị và pháp luật. vị trí giai cấp cá nhân sẽ kích thích của nó ở mức độ này, mức độ khác trong vai trò xã hội. nhu cầu, hứng thú,…phụ thuộc không ít vào vai trò ấy. Trong những mối quan hệ được nêu trên, nhân cách không chỉ là một khách thể mà còn là một cụ thể. Cá nhân là một tồn tại có ý thức, nó có thể lựa chọn phương thức sống của mình và do đó nó lựa chọn những phản ứng khác nhau trước tác động của hoàn cảnh xã hội. Ngoài ra, ta còn thấy những hiện tượng tâm lý nhân cách. Dư luận và tâm trạng chung. Đó là sự phán xét đánh giá của đông người về sự kiện đời sống xã hội của hoạt động tập thể của hành vi cá nhân, đóng vai trò tích cực hoặc tiêu cực trong đời sống.
Tâm trạng chung bao trùm bầu không khí lạc quan hay bi quan, sức phấn đấu chung của cả nhóm hay cá nhân đều chịu ảnh hưởng của tâm trạng chung đó.
Thi đua là phương thức tác động qua lại giữa cá nhân, nhóm và tập thể làm tăng kết quả hoạt động của nhau, nhiều phẩm chất nhân cách, tập thể được phát triên qua thi đua.
Bắt chước thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống (vui chơi, học tập….). Bắt chước diễn ra một cách có ý thức hay không ý thức, bắt chước trong giao tiếp, ngôn ngữ,v.v…
Ví dụ minh họa: khi bạn tham gia giao thông chẳng may vượt đèn đỏ, cảnh sát giao thông tuýt còi và phạt hành chính bạn. Để không bị giữ xe, bạn đã dúi cho anh ta ít tiền. Sau khi được cho đi, bạn phàn nàn rằng cảnh sát dạo này xuống cấp quá. Tốt nghiệp đại học xong, bạn cũng được vào làm trong ngành cảnh sát. Mặc dù những ngày đầu bạn giữ phẩm chất của người cảnh sát khá tốt, nhưng khi về nhà bị vợ phàn nàn, bạn bè khích bác nên cuối cùng bạn cũng nhận tiền của người dân. Đây là một sự tác động tiêu cực của hoàn cảnh xã hội đến nhân cách.
Ảnh hưởng của nhân tố hoạt động
Mọi hoạt động của giáo dục đều là vô nghĩa nếu thiếu hoạt đông của cá nhân. Vì vậy hoạt động của cá nhân là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người luôn có tính mục đích, tính xã hội, được thực hiện bằng những thao tác và công cụ nhất định. Vì vậy, mỗi loại hoạt động đều có những yêu cầu ở con người những phẩm chất và năng lực nhất định. Quá trình tham gia hoạt