Vốn là điều kiện không thể thiếu khi tiến hành thành lập doanh nghiệp và tiến hành hoạt động kinh doanh. Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm lợi nhuận, tăng thêm giá trị của doanh nghiệp. Nhưng vấn đề chủ yếu là các doanh nghiệp, các công ty phải làm như thế nào để tăng thêm giá trị cho vốn. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, nhưng mặt khác doanh nghiệp có thể gánh chịu những rủi ro về tài chính. Do vậy, để có thể huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình, giảm thiểu được rủi ro tài chình, chi phí sử dụng vốn, doanh nghiệp phải xác định cho mình một cấu trúc vốn hợp lý
Công cụ mà các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp không thể không quan tâm khi quyết định cơ cấu vốn của công ty đó là “ đòn bẩy tài chính”. Sử dụng “đòn bẩy tài chính” đúng cách sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đáng kể. Còn ngược lại, doanh sẽ phải gánh chịu những rủi ro khó tránh khỏi. Hy vọng bài thuyết trình với chủ đề “ Cấu trúc vốn và ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu trúc vốn” sẽ giúp làm rõ hơn những vấn đề này.
20 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7886 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cấu trúc vốn và ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu trúc vốn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Vốn là điều kiện không thể thiếu khi tiến hành thành lập doanh nghiệp và tiến hành hoạt động kinh doanh. Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm lợi nhuận, tăng thêm giá trị của doanh nghiệp. Nhưng vấn đề chủ yếu là các doanh nghiệp, các công ty phải làm như thế nào để tăng thêm giá trị cho vốn. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, nhưng mặt khác doanh nghiệp có thể gánh chịu những rủi ro về tài chính. Do vậy, để có thể huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình, giảm thiểu được rủi ro tài chình, chi phí sử dụng vốn, doanh nghiệp phải xác định cho mình một cấu trúc vốn hợp lý
Công cụ mà các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp không thể không quan tâm khi quyết định cơ cấu vốn của công ty đó là “ đòn bẩy tài chính”. Sử dụng “đòn bẩy tài chính” đúng cách sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đáng kể. Còn ngược lại, doanh sẽ phải gánh chịu những rủi ro khó tránh khỏi. Hy vọng bài thuyết trình với chủ đề “ Cấu trúc vốn và ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu trúc vốn” sẽ giúp làm rõ hơn những vấn đề này.
I. Định nghĩa, chỉ tiêu thể hiện cấu trúc vốn:
1. Định nghĩa:
Cấu trúc vốn là một thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạt động kinh doanh.
Khi xem xét cấu trúc vốn của một doanh nghiệp, người ta thường chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Một cấu trúc vốn hợp lí phải đảm bảo sự hài hòa giữa vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả, có chi phí sử dụng vốn thấp và rủi ro chấp nhận được, phù hợp với điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.
2. Các chỉ tiêu thể hiện:
Cấu trúc vốn của một doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Hệ số nợ = Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn
Hệ số nợ phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng được hình thành từ vốn nợ.
Hệ số vốn chủ sở hữu = Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn
Hệ số vốn chủ sở hữu phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng do chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ ra.
Nếu hệ số vốn chủ sở hữu càng cao, các khoản nợ của doanh nghiệp càng được đảm bảo khả năng thanh toán và tài chính của doanh nghiệp càng nằm trong giới hạn an toàn. Ngược lại, hệ số nợ cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay, có khả năng gặp phải rủi ro thanh toán lớn khi khoản vay đáo hạn. Tuy nhiên, vốn vay sẽ là nhân tố quan trọng kích thích doanh nghiệp đang có những hợp đồng, dự án thực sự hiệu quả tận dụng tốt lợi thế đòn bẩy tài chính để gia tăng lợi nhuận. Do vậy, nhìn vào cấu trúc vốn có thể đánh giá được một cách khái quát chính sách tài trợ vốn kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ an toàn trong sử dụng tài sản, mức độ an toàn hay rủi ro khác trong kinh doanh…
II. Ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu trúc vốn:
Cấu trúc vốn là vấn đề đã được các nhà nghiên cứu kinh tế - tài chính quan tâm và để nhiều thời gian nghiên cứu. Đứng trên góc độ nhà quản lý tài chính tại doanh nghiệp việc nghiên cứu cấu trúc vốn giúp họ tìm ra lời giải cho những câu hỏi sau:
Xác định cấu trúc vốn như thế nào là hợp lý và có lợi cho doanh nghiệp?
Nên vay nợ hay là không?
Nếu vay nợ, doanh nghiệp gánh chịu rủi ro ở mức độ nào?
Việc hiểu tường tận về cấu trúc vốn các nhà quản trị sẽ tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi ở trên, từ đó đề ra các quyết định tài trợ đúng đắn nhằm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Gia tăng lợi nhuận cho cổ đông nhưng vẫn hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.Cấu trúc vốn tối ưu liên quan tới việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của doanh nghiệp. -Tài trợ bằng vốn vay nợ tạo ra “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp, đồng thời giảm mức độ phân tán các quyết định quản lý (đặc biệt với số lượng hạn chế cơ hội kinh doanh và đầu tư). Gánh nặng nợ, mặt khác, tạo áp lực với doanh nghiệp. Chi phí vay nợ có tác động đáng kể tới vận hành kinh doanh, thậm chí, dẫn tới đóng cửa doanh nghiệp. -Tài trợ từ vốn góp cổ phần không tạo ra chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các cổ đông có thể can thiệp vào hoạt động điều hành doanh nghiệp. Kỳ vọng cao vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư cũng tạo sức ép đáng kể cho đội ngũ quản lý.
Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh.
1. Đòn bẩy tài chính
Nhà bác học As-si-met đã từng phát biểu: “Nếu cho tôi một điểm tựa và một đòn bẩy, tôi sẽ bẩy được cả trái đất lăn đi chỗ khác”. Câu nói này muốn nhấn mạnh rằng sức mạnh của đòn bẩy là vô biên.
Còn trong kinh doanh, nếu chỉ dựa vào đồng tiền của mình thì con đường tiến lên rất xa vời và thậm chí là thụt lùi. Vì vậy trong lĩnh vực kinh doanh và các hoạt động tài chính, thuật ngữ “ đòn bẩy” được sử dụng thường xuyên.
Khái niệm: Đòn bẩy tài chính là mối quan hệ giữa tổng số nợ so với tổng vốn của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định và nó được thể hiện bằng hệ số nợ. Thông qua hệ số nợ người ta còn xác định được mức độ vốn góp của chủ sở hữu với số nợ vay.
Gọi E (Equity) là tổng số vốn chủ sở hữu
D (Debt) là tổng số nợ
Hệ số nợ HD =
Nợ/( Nợ + Vốn chủ sở hữu)
Hệ số này phản ánh trong một đồng vốn mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng có bao nhiêu đồng được hình thành từ các khoản nợ. Khi đó mức độ góp vốn của chủ sở hữu HE = 1 – HD.
Ví dụ: Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N của 1 doanh nghiệp A:
BÀNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
TSLĐ …
TSCĐ …
NỢ PHẢI TRẢ
NỢ NGẮN HẠN
NỢ DÀI HẠN
NGUỒN VCSH
320
80
240
680
TỔNG CỘNG TS
1000
TỔNG CỘNG NV
1000
Bảng cân đối kế toán cho thấy hệ số nợ của doanh nghiệp A là 32% (320/1000).
2.Tác động của đòn bẩy tài chính đến doanh nghiệp
Các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng là sẽ gia tăng được lợi nhuận cho cổ đông thường. Nếu sử dụng phù hợp, công ty có thể dùng các nguồn vốn có chi phí cố định, bằng cách phát hành trái phiếu hoặc đi vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác để tạo ra lợi nhuận cao nhất. Điều này sẽ được thể hiện rõ nét nhất khi phân tích mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Hay nói các khác, đó chính là sự tác động của đòn bẩy tài chính lên mức sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Để thể hiện cho mức sinh lời mà nhà đầu tư nhận được bỏ vốn trong tài chính được phản ánh rõ nét bằng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( gọi tắt là ROE). ROE phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Qua quá trình triển khai rộng hơn với công thức này. Ta có :
ROE = Tỷ suất sinh lời tài sản / (1- Hệ số nợ)
Từ công thức trên ta thấy, khi thu nhập từ lợi nhuận của một đồng tài sản (nguồn vốn) không đổi, hệ số nợ càng cao, thì thu nhập từ lợi nhuận ròng của một đồng vốn chủ sở hữu càng lớn. Vì vậy, đòn bẩy tài chính (đòn cân nợ) và dùng nó để khuếch đại thu nhập của một đồng vốn chủ sở hữu.
Các công ty chỉ làm điều này khi nhu cầu vốn cho đầu tư của doanh nghiệp khá cao mà vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ. Khoản nợ vay của công ty sẽ trở thành khoản nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên số nợ gốc này. Một doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ khi nó có thể tin chắc rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ.Hiện nay, đa số ở tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng đòn bẩy tài chính. Các tập đoàn Mỹ trước đây nhìn chung có tỷ số vay nợ vào khoảng 1.0; tức là 1 đồng vốn vay trên 1 đồng vốn tự có. Trong những thập kỷ gần đây, tỷ số vay nợ của các tập đoàn Mỹ đã và đang có xu hướng vượt qua mức 1.0.
Việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mỗi doanh nghiệp ngoài những chính sách quản lý của bản thân doanh nghiệp đó thì còn chịu sự tác động của môi trường vĩ mô. Ví dụ như trong năm 2009, trong những quyết định của chính phủ có hỗ trợ 4% lãi suất vốn vay ngân hàng, điều này làm cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp gia tăng khi chi phí cho việc sử dụng đồng vốn nợ thấp hơn.
3. Mục đích của việc sử dụng đòn bẩy tài chính
Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính với hi vọng là sẽ gia tăng được lợi nhuận cho chủ sở hữu. Nếu sử dụng phù hợp, doanh nghiệp có thể dùng các nguồn vốn có chi phí cố định, bằng cách phát hành trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi để tạo ra lợi nhuận lớn hơn chi phí trả cho việc huy động vốn có lợi tức cố định. Phần lợi nhuận còn lại sẽ thuộc về chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Để xem xét mức độ tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ta xem xét ví dụ sau:
Doanh nghiệp
Cơ cấu
X
Y
Vốn (tr.đ)
Cơ cấu vốn
Vốn (Tr.đ)
Cơ cấu vốn
Vốn chủ sở hữu
1.000
100%
500
50%
Vốn vay
0
0%
500
50%
Cộng
1.000
100%
1.000
100%
Xét trong các điều kiện kinh tế : suy thoái, phục hồi, bình thường và phát triển.
Chỉ tiêu
Điều kiện nền kinh tế
Suy thoái
Phục hồi
Bình thường
Phát triển
X
Y
X
Y
X
Y
X
Y
1.Vốn kinh doanh
1000
1000
1000
1000
1000
1000
1000
1000
2.Vốn vay
0
500
0
500
0
500
0
500
3. Lợi nhuận chưa - lãi và thuế (EBIT)
80
80
150
150
180
180
240
240
4.Tỷ suất lợi nhuận/vốn(=3/1)(%)
8
8
15
15
18
18
24
24
5.Lãivay(15%/năm)
0
75
0
75
0
75
0
75
6.Lợi nhuận trước thuế EBT(= 3-5)
80
5
150
75
180
105
240
165
7.Thuế TNDN(25%)
20
1.25
37.5
18.8
45
26.3
60
41.25
8.Lợi nhuận ròng
(=6-7)
60
3.75
113
56.3
135
78.8
180
123.8
9.Tỷ lệ lãi/VCSH(%)
6
0.75
11.3
11.3
13.5
15.8
18
24.75
Nhận xét:
Trường hợp nền kinh tế bình thường và phát triển, tỷ suất lợi nhuận trên vốn (18%, 24%) cao hơn lãi vay (15%), nếu doanh nghiệp có hệ số nợ càng cao thì sẽ làm gia tăng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu so với khi không có hệ số nợ. Vì vậy trong trường hợp này doanh nghiệp nên sử dụng đòn bẩy tài chính.
Trường hợp nền kinh tế suy thoái, tỷ suất lợi nhuận trên vốn (8%) thấp hơn lãi suất vay, nếu doanh nghiệp có hệ số nợ càng cao sẽ làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không nên sử dụng đòn bẩy tài chính.
Trường hợp nền kinh tế phục hồi, tỷ suất lợi nhuận trên vốn (15%) sẽ bằng với lãi suất vay, bất kể doanh có dùng đòn bẩy tài chính hay không thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu luôn bằng nhau. Đây chính là EBIT hòa vốn.
4.EBIT hòa vốn
Khái niệm: là điểm mà ở đó cho dù có dùng đòn bẩy tài chính hay không thì giá trị tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là như nhau.
Cách xác định EBIT hòa vốn:
EPS =
(EBIT-I) (1-t) - PD
NS
Trong đó:
PD: cổ tức cổ phiếu ưu đãi
NS: số cổ phiếu thường phát hành
I : lãi vay ngân hàng
T : thuế thu nhập doanh nghiệp
Tại điểm hòa vốn:
EPS1= EPS2 =
=
(EBIT0-I1) (1-t) – PD1 (EBIT0-I2) (1-t) – PD2
NS1 NS2
Trong đó:
EBIT0: EBIT hòa vốn
- Phương án 1: không tài trợ nợ
- Phương án 2: tài trợ bằng cả vốn của chủ sở hữu và vay nợ
Ý nghĩa của điểm hòa vốn: là căn cứ giúp các nhà quản trị quyết định có nên hay không nên sử dụng đòn bẩy tài chính.
Nếu EBIT của doanh nghiệp nhỏ hơn EBIT hòa vốn thì DN nên duy trì cấu trúc vốn 100% vốn cổ phần . Vì EPS1> EPS2.
Nếu EBIT của DN bằng đúng EBIT hòa vốn, thì DN có thể tài trợ bằng bất kỳ phương án nào cũng đem lại cùng một giá trị EPS.
Nếu EBIT của doanh nghiệp vượt quá điểm EBIT hòa vốn, thì doanh nghiệp nên sử dụng đòn bẩy tài chính vì EPS2> EPS1.
5. Độ bẩy tài chính
Ở trên, chúng ta đã nghiên cứu về tác động của đòn bẩy tài chính. Tác động này được thể hiện cụ thể qua chỉ tiêu DFL (Degree of Financial Leverage – độ bẩy tài chính). Độ bẩy tài chính là một chỉ tiêu định lượng dùng để đo lường mức độ biến động của EPS khi EBIT thay đổi, DFL cho thấy ảnh hưởng của một khoản nợ vay xác định đối với thu nhập trên mỗi cổ phần của doanh nghiệp. Độ bẩy tài chính ở một mức độ EBIT nào đó được xác định như là % thay đổi của EPS khi EBIT thay đổi 1%. Do đó:
Độ bẩy tài chính (DFL)
ở mức EBIT
Phần trăm thay đổi của EPS
=
Phần trăm thay đổi của EBIT
∆ EBIT/ EBIT
∆ EPS/ EPS
=
DFLEBIT
% ∆ EPS
% ∆ EBIT
=
(1)
Ta có: EPS= [(EBIT-I)(1-t)-PD]/NS, thay vào phương trình (1) ta được :
EBIT
DFLEBIT =
EBIT- I-PD/(1-t)
(2)
Xét tiếp ví dụ ở trên các doanh nghiệp có tổng tài sản là 1000 triệu đồng. Trong đó:
- Doanh nghiệp X sử dụng 100% vốn cổ phần, hệ số nợ bằng 0
- Doanh nghiệp Y sử dụng 50% vốn cổ phần và 50% là vốn vay với lãi suất 15%, hệ số nợ là 50%
Áp dụng công thức, ta tính được độ bẩy tài chính của doanh nghiệp X và Y:
DFLX =240/(240 - 0) =1
Nghĩa là tại mức lợi nhuận hoạt động 240 triệu đồng, khi EBIT thay đổi 1% thì EPS không thay đổi.
DFLY = 240/(240 - 75) = 1.45
Như vậy tại mức lợi nhuận hoạt động 240 triệu đồng, khi EBIT thay đổi 1% thì EPS thay đổi 1,45%.
Xét 2 trường hợp:
Dùng phương án tài trợ bằng nợ
EBIT
DFLEBIT 1 =
EBIT- I
Dùng phương án tài trợ bằng cổ phần ưu đãi
EBIT
EBIT- I-PD/(1-t)
DFLEBIT 2 =
Ý nghĩa:
Nếu DFL của phương án dùng cổ phần ưu đãi lớn hơn DFL của phương án dùng nợ thì mức biến động EPS khi EBIT biến động đối với phương án tài trợ bằng cổ phần ưu đãi cao hơn mức biến động của EPS khi EBIT biến động đối với phương án tài trợ bằng nợ. Như vậy DFL là căn cứ để quyết định sử dụng phương án tài trợ nào.
Độ bẩy tài chính khi dùng phương án cổ phiếu ưu đãi hay nợ phụ thuộc vào vấn đề tiết kiệm thuế so với chi trả cổ tức.
Nếu chi trả cổ tức (PD) lớn hơn phần chênh lệch giữa lãi và tiết kiệm thuế do sử dụng nợ, ta có: DFL(nợ)< DFL(cp ưu đãi).
Nếu chi trả cổ tức (PD) nhỏ hơn phần chênh lệch giữa lãi và tiết kiệm thuế do sử dụng nợ, ta có: DFL(nợ)> DFL(cp ưu đãi).
Ví dụ công ty cần huy động thêm 50 triệu. Công ty xem xét 3 phương án huy động vốn:
+ Phát hành cổ phiếu thường
+ Phát hành trái phiếu lãi suất 12%
+ Phát hành cổ phiếu ưu đãi cổ tức 11%
Công ty có EBIT hiện tại là 15 triệu. Nếu mở rộng sản xuất EBITkỳ vọng là 27 triệu. Thuế thu nhập công ty là 40%. Ta xác định độ bẩy tài chính như sau:
+ Dùng phương án tài trợ bằng nợ:
DFLEBIT=27.000.000 = EBIT / ( EBIT – I)
= 27.000.000 / (27.000.000 -6.000.000 ) = 1,285
+ Dùng phương án tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi:
DFLEBIT=27.000.000 = EBIT / {EBIT – I – [PD / (1- t)]}
= 27.000.000 / {27.000.000 – 6.000.000 - {5.500.000 / (1 – 0,4 ) = 1,57
Độ bẩy tài chính của phương án dùng cổ phiếu ưu đãi lớn hơn độ bẩy của phương án dùng nợ có nghĩa là mức biến động của EPS khi EBIT biến động đốivới phương án tài trợ tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi cao hơn phương án tài trợ bằng nợ.
Như vậy, tỷ số DFL cho thấy mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính. Do đó, nó có thể được sử dụng để công ty quyết định xem mức độ đòn bẩy cần sử dụng là bao nhiêu để đạt được mục tiêu đặt ra
6. Đòn bẩy tài chính tác động đến rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính là rủi ro xảy ra khi doanh nghiệp không có khả năng chi trả các khoản chi phí cố định như lãi vay, cổ tức cổ phần ưu đãi, chi phí thuê mua tài chính.
Rủi ro tài chính là loại rủi ro gắn liền với quyết định tài chính của doanh nghiệp. Nói cách khác rủi ro tài chính là hậu quả của việc sử dụng đòn cân nợ trong cấu trúc tài chính. Rủi ro tài chính có thể triệt tiêu được nếu trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp được tài trợ 100% bằng chủ sở hữu. Đối với việc đi vay nợ thì khi lãi suất kinh doanh lớn hơn lãi suất nợ vay thì nợ vay sẽ có tác động tích cực còn khi lãi suất kinh doanh nhỏ hơn lãi suất nợ vay thì nợ vay sẽ có tác động tiêu cực.
Để minh họa cho điều này, chúng ta xem xét 2 công ty A và B đều có EBIT là 240.000.000 đồng. Công ty A không sử dụng nợ trong khi công ty phát hành 200 triệu trái phiếu vĩnh cửu với lãi suất 15%, như vậy hàng năm công ty B phải trả 30.000.000 đồng tiền lãi. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét rủi ro do sự biến động của EPS. Giả sử EBIT của công ty A và B là biến ngẫu nhiên có giá rị kỳ vọng 80.000.000 đồng với độ lệch chuẩn là 40.000.000 đồng. Công ty A không sử dụng nợ nhưng có 4.000 cổ phần với mệnh giá 100.000 đồng/cổ phần, công ty B có nợ phát hành trái phiếu trị giá 200.000.000 đồng và 2.000 cổ phần với mệnh giá 100.000 đồng/cổ phần
Bảng 3.Phân tích ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến EPS của hai công ty. (ĐVT:đồng)
Công ty A
Công ty B
Phần A: dự báo thông tin về thu nhập
Lợi nhuận trước thuế và lãi kỳ vọng [E(EBIT)]
240.000.000
240.000.000
Lãi (I)
-
30.000.000
Lợi nhuận trước thuế kỳ vọng [E(EBT)]
240.000.000
210.000.000
Thuế kỳ vọng [E(EBT) x t]
96.000.000
84.000.000
Lợi nhuận kỳ vọng dành cho cổ đông thường [E(EACS)]
144.000.000
126.000.000
Lợi nhuận trên cổ phần kỳ vọng [E(EPS)]
36.000
63.000
Phần B: Các bộ phận rủi ro
Độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên cổ phần (EPS)
6.000
12.000
Hệ số biến đổi của EBIT [(EBIT /E(EBIT)]
0,1667
0,1667
DFLE( EBIT)
1,0000
1,1428
Hệ số biến đổi của EPS [ EPS /E(EPS)]
0,1667
0,19
Với:EPS = EBIT (1- t)/ NS = 40(1- 0,4)/ 2.000 = 0,012
Do sử dụng nguồn tài trợ từ nợ nên công ty B có EPS cao hơn công ty A, đồng thời mức độ rủi ro của công ty B cũng cao hơn mức độ rủi ro của công ty A, điều này thể hiện ở chỗ công ty B có độ lệch chuẩn của EPS, độ bẩy tài chính và hệ số biến đổi của EPS đều cao hơn công ty A. Vì vậy đi đến kết luận: độ bẩy tài chính càng cao thì lợi nhuận càng cao, rủi ro cũng tăng.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn trong các doanh nghiệp:
Các lý thuyết về cấu trúc tài chính có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, trong đó có việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn. Mối quan hệ giữa các nhân tố này với cấu trúc vốn dựa trên những dự đoán từ các mô hình lý thuyết.
Khi hoạch định chính sách cấu trúc vốn tối ưu cần lưu ý các yếu tố ảnh hưởng như sau:
1/Đòn bẩy tài chính:
Được đo lường bằng giá trị sổ sách của tổng nợ trên tổng tài sản; nợ vay ngắn hạn trên tổng tài sản; nợ dài hạn trên tổng tài sản. Các doanh nghiệp thường sử dụng đòn bẩy tài chính để làm tăng thu nhập cho các cổ đông. Tuy nhiên, việc đạt được lợi nhuận gia tăng kéo theo rủi ro gia tăng.
2/Lợi nhuận (ROA):
Được đo lường bằng lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA). Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì các nhà quản lý thích tài trợ cho các dự án bằng nguồn vốn từ nội bộ hơn sau đó mới đến nguồn vốn từ bên ngoài. Ngoài ra, các công ty có lời không thích huy động thêm vốn chủ sở hữu nhằm tránh việc pha loãng quyền sở hữu. Điều này có nghĩa là các công ty có lời sẽ có tỷlệ nợ vay thấp. Tuy nhiên, với lợi ích của tấm chắn thuế lại cho rằng các công ty đang hoạt động có lời nên vay mượn nhiều hơn, khi các yếu tố khác không đổi, vì như vậy họ sẽ tận dụng được tấm chắn thuế nhiều hơn. Do vậy, về mặt lý thuyết lợi nhuận có tác động (+) hoặc (-) đến đòn bẩy tài chính.
3/Tài sản cố định hữu hình (Tangibility):
Được đo lường bằng tổng tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản. Theo các lý thuyết, tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với đòn bẩy tài chính, bởi vì các chủ nợ thường đòi hỏi phải có thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay. Hơn nữa, giá trị thanh lý của công ty cũng tăng lên khi có tài sản cố định hữu hình và làm giảm thiệt hại trong trường hợp công ty phá sản.
4/Thuế(Tax):
Được đo lường bằng khoản thuế công ty phải nộp trên thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) của công ty, tức là mức thuế thực sự mà công ty phải nộp. Các công ty có mức thuế thực nộp cao sẽ sử dụng nhiều nợ vay để tận dụng tấm chắn thuế, do vậy thuế có quan hệ tỷ lệ thuận (+) với đòn bẩy tài chính. Giá trị của tấm chắn thuế tạo nhiều tranh luận. Tiết kiệm thuế ròng từ nợ vay sẽ bằng thuế suất biên tế thuế thu nhập doanh nghiệp nhân với chi trả lãi từ chứng khoán nợ. Hầu hết các nhà kinh tế đều tin tưởng vào lợi ích của tấm chắn thuế. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhưng nợ thì gần như không có. Nhưng nợ vay có thể là lợi thế với doanh nghiệp này nhưng trái lại với các công ty khác khi mà lợi nhuận thu về không đủ bù đắ