Đề tài Chất lượng nước mặt ở đồng bằng sông Cửu long, các nguồn gây ô nhiễm nước mặt và giải pháp hạn chế

ĐBSCL có tổng số dân 17.517.600 [5] với diện tích 40.576 km2 (Tổng cục thống kê, 2014) có vị trí nằm liền kề với Đông Nam Bộ, Bắc giáp Campuchia, Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, Đông Nam là biển Đông. Được hình thành từ trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỉ nguyên thay đổi mực nước biển. ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mê Công và nước mưa. Cả hai nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông Mê Công chảy qua ĐBSCL hơn 460 tỷ m3 [6] và vận chuyển khoảng 150-200 triệu tấn phù sa. Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi bổ lâu dài đã tạo nên Đồng bằng ngày nay.

pdf16 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 4729 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chất lượng nước mặt ở đồng bằng sông Cửu long, các nguồn gây ô nhiễm nước mặt và giải pháp hạn chế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO MÔN HỌC CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG CHỦ ĐỀ: CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC MẶT VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Ngành: Khoa học Môi trường NHÓM 6: Nguyễn Phước Qúi Phan Thị Diễm Mi Trần Quang Xuyên Nguyễn Phát Đạt Trần Thị Ngọc Nhung Trần Trung Trí 1 NỘI DUNG CHÍNH I. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NƯỚC MẶT Ở ĐBSCL ...................................................................... 2 II.1 Hiện trạng nguồn nước mặt ở ĐBSCL........................................................................................... 2 I.2 Vai trò của nguồn nước mặt ở Đ BSCL........................................................................................... 3 II. Chất lượng nước mặt ở vùng ĐBSCL ........................................................................................... 3 II.1 Hiện trạng ......................................................................................................................................... 3 II.2 Tình hình ô nhiễm nước mặt ở ĐBSCL ............................................................................................. 4 III. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt ở ĐBSCL ................................................................................ 5 III.1 Do tự nhiên ...................................................................................................................................... 5 III.1.1 Do hiện tượng chua phèn: .......................................................................................................... 5 III.1.2 Do nhiễm mặn: ........................................................................................................................... 6 III.1.3 Do các hiện tượng mưa, lũ: ........................................................................................................ 6 III.2 Do nhân tạo ....................................................................................................................................... 7 III.2.1 Trong nông nghiệp ..................................................................................................................... 7 III.2.2 Trong nuôi trồng thủy sản .......................................................................................................... 7 III.2.3 Trong sản xuất công nghiệp ..................................................................................................... 10 III.2.4 Do sinh hoạt: ............................................................................................................................ 10 a) Do nước thải sinh hoạt: ........................................................................................................................ 10 b) Chất thải sinh hoạt: .............................................................................................................................. 11 III.2.5 Do khai thác khoáng sản: ......................................................................................................... 12 IV. Hậu quả: ......................................................................................................................................... 12 V. Các giải pháp hạn chế ô nhiễm nước mặt ở ĐBSCL ..................................................................... 12 VI. Kết luận .......................................................................................................................................... 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................... 15 2 I. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NƯỚC MẶT Ở ĐBSCL II.1 Hiện trạng nguồn nước mặt ở ĐBSCL ĐBSCL có tổng số dân 17.517.600 [5] với diện tích 40.576 km2 (Tổng cục thống kê, 2014) có vị trí nằm liền kề với Đông Nam Bộ, Bắc giáp Campuchia, Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, Đông Nam là biển Đông. Được hình thành từ trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỉ nguyên thay đổi mực nước biển. ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mê Công và nước mưa. Cả hai nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông Mê Công chảy qua ĐBSCL hơn 460 tỷ m3 [6] và vận chuyển khoảng 150-200 triệu tấn phù sa. Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi bổ lâu dài đã tạo nên Đồng bằng ngày nay. ĐBSCL có 2 con sông chính: Sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên, Thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng đổ ra biển bằng 3 cửa Định An, của Ba Thắc, cửa Tranh Đề. Sông Tiền có lòng sông rộng với nhiều cù lao giữa sông chảy qua Tân Châu, Hồng Ngự, Cao Lãnh, Cai Lậy, chia làm 4 sông đổ ra biển bằng 6 cửa: o Sông Mỹ Tho, chảy qua thành phố Mỹ Tho, và phía nam sông Gò Công ra biển bằng cửa Đại và cửa Tiếu qua đường sông Cửa Tiếu o Sông Hàm Luông chảy qua phía Nam tỉnh Bến Tre, ra cửa Hàm Luông o Sông Cổ Chiên, làm thành ranh giới tỉnh Bến Tre và Trà Vinh, đổ ra biển bằng cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu Sông Ba Lai chảy qua phía Bắc tỉnh Bến Tre, ra cửa Ba Lai. Hiện nay đã bị hệ thống cống đập Ba Lai ngăn lại, nằm trong dự án ngọt hoá vùng ven biển của tỉnh Bến Tre. ĐBSCL có hệ thống sông kênh rạch lớn nhỏ đan xen, nên rất thuận lợi cung cấp 3 nước ngọt quanh năm. Về mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, sông Mê Công là nguồn nước mặt duy nhất. Về mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 2.400 mm ở vùng phía Tây ĐBSCL đến 1.300 mm ở vùng trung tâm và 1.600 mm ở vùng phía Đông. Về mùa lũ, thường xảy ra vào tháng 9, nước sông lớn gây ngập lụt. I.2 Vai trò của nguồn nước mặt ở Đ BSCL - Cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của con người. - Phục vụ cho thủy lợi, tưới tiêu nông nghiệp. - Trong Công nghiệp: Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học, II. Chất lượng nước mặt ở vùng ĐBSCL II.1 Hiện trạng Chất lượng nước bị biến đổi suy giảm mực nước trên các dòng sông chính vào mùa khô, chất lượng nước mặt diễn biến xấu đi do tác động từ các nguồn thải đô thị, sản xuất công nghiệp, canh tác nông-lâm-ngư nghiệp chưa được xử lý triệt để vẫn tiếp tục thải vào sông rạch. Tình trạng mặn hóa, phèn hóa cục bộ càng ngày càng diễn biến phức tạp tác động nhiều mặt đến chất lượng nước mặt ở ĐBSCL. Việc khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặt ở ĐBSCL đang trở thành một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trong đó có nhiều vấn đề cần phải giải quyết đồng bộ. Nguồn nước trên sông Tiền, sông Hậu và các cửa sông thông ra biển đã có dấu hiệu nhiễm bẩn chất hữu cơ và vi sinh. Quan trắc môi trường cho thấy các chỉ tiêu bị nhiễm bẩn chất hữu cơ là BOD,COD, coliform, H2S, NH4, phèn sắt do các nguồn thải sản xuất công nghiệp, đô thị và khu dân cư Bên cạnh đó, tình trang nhiễn Asen cũng đã được phát hiện ở Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, vĩnh Long, Bạc Liêu Điều nguy hiểm là hiện ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 20 đến 30% số hộ gia đình chưa có nước sạch để sử dụng trong đời sống và sinh hoạt. 4 II.2 Tình hình ô nhiễm nước mặt ở ĐBSCL Trạng thái nước bị biến đổi suy giảm mực nước trên các dòng sông chính vào mùa khô, chất lượng nước mặt diễn biến xấu đi do tác động từ các nguồn thải đô thị, sản xuất công nghiệp, canh tác nông-lâm-ngư nghiệp chưa được xử lý triệt để vẫn tiếp tục thải vào sông rạch. Tình trạng mặn hóa, phèn hóa cục bộ càng ngày càng diễn biến phức tạp tác động nhiều mặt đến chất lượng nước mặt ở ĐBSCL. Việc khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặt ở ĐBSCL đang trở thành một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trong đó có nhiều vấn đề cần phải giải quyết đồng bộ. Trong nông nghiệp, ĐBSCL có diện tích canh tác trên 2,9 triệu ha, nguồn nước tưới chủ yếu là nước ngọt trên sông rạch do sông Mê Công chảy đến và nước trời do mưa đem đến. Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng do phát triển tăng vụ trong trồng trọt (lúa đông xuân, lúa hè thu), chăn nuôi trong khi chúng ta lại chưa kiểm soát được chặt chẽ về số lượng và chất lượng nước cho canh tác nông nghiệp. Ở ĐBSCL, sử dụng nước còn rất tùy tiện, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất Do đó, đã dẫn đến tình trạng lãng phí nước vào mùa, nhưng vào mùa khô lại thiếu nước trầm trọng. Hàng năm, ĐBSCL sử dụng khoảng 2 triệu tấn phân bón hóa học và gần 500.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật, có thể gây các rủi ro sự cố môi trường do sự tồn dư hóa chất độc hại trong môi trường nước. Trong nuôi trồng thủy sản, toàn vùng có diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, nước mặn trên 685.800 ha, sản lượng gần 1 triệu tấn/năm, với rất nhiều mô hình canh tác khác nhau. Một điều hết cần hết sức quan tâm là, với các mô hình nuôi thâm canh càng cao, quy mô công nghiệp càng lớn thì lượng chất thải lại càng lớn và mức độ nguy hại cho môi trường nước càng nhiều. Các nguồn chất thải sau nuôi trồng chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường vẫn được thải ra các sông, kinh, rạch trong khu vực (ở khu vực ĐBSCL theo đánh giá đã cho thấy hàng năm thải ra 456,6 triệu m3/ bùn thải và chất thải nuôi trồng thủy sản) gây nên các tác động xấu đến chất lượng nước và dịch bệnh phát sinh. 5 Trong sản xuất công nghiệp, ở ĐBSCL có trên 12.700 doanh nghiệp đang hoạt động, tác động mạnh đến các thành phần của môi trường, nhất là môi trường nước. Đặc biệt có 111 khu công nghiệp và cụm sản xuất công nghiệp, 119 cơ sở chế biến thủy sản với công suất 3.200 tấn/ngày sử dụng các nguồn nước trong sản xuất chế biến đã thải ra lượng nước thải trên 47 triệu m3/năm; các đô thị và các khu dân cư thải ra 102 triệu m3/năm. Lượng nước thải này chưa được xử lý triệt để, tiếp tục thải ra nguồn tiếp nhận là sông, kinh, rạch, làm suy giảm chất lượng nước mặt, gây nên các dịch bệnh cho nuôi trồng thủy sản và đặc biệt là gây hại đến sức khỏe người dân. Quá trình chuyển dịch nuôi trồng thủy sản diễn ra quy mô lớn ở vùng mặn hóa ven biển cũng đã làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển. Tác động làm suy giảm rừng ngập mặn ven biển tiếp tục diễn ra ảnh hưởng đến các hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nuôi cá bè trên sông rạch, nuôi thâm canh thủy sản vùng ngọt hóa đã gây nên các tác động đến chất lượng môi trường nước ở đây. Xâm nhập mặn gia tăng vào mùa khô trên các sông lớn (sông Tiền, sông Hậu và sông rạch ven biển). Ở vùng ven biển khu vực ĐBSCL, nước mặn trong mùa khô hạn đã tiến vào sâu nội địa 50-80 km. Theo đánh giá của các cơ quan khoa học, trong các tháng 3-5 năm nay, do lượng bốc hơi cao nên độ mặn trên các sông tiếp tục tăng cao và diễn biến phức tạp hơn các năm trước đây. Mực nước sông Tiền, sông Hậu tiếp tục xuống thấp rất khó khăn về nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Tình trạng thiếu nước ngọt, kiệt nước trong mùa khô tiếp tục diễn ra ngày càng nghiêm trọng ở nhiều địa phương thuộc các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang III. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt ở ĐBSCL III.1 Do tự nhiên III.1.1 Do hiện tượng chua phèn: Nước mặt ở ĐBSCL bị chua phèn chủ yếu do ở ĐBSCL diện tích đất chua phèn lớn, khoảng 1,6 triệu ha. Hàng năm, người dân ở ĐBSCL sử dụng một khối lượng lớn nguồn nước mặt để cải tạo đất phèn hoặc do lũ lụt. Hàng năm, lũ về rửa trôi phèn, sau đó 6 lượng nước này theo hệ thống kênh rạch thải ra các sông và lan từ nơi này đến nơi khác làm cho nguồn nước mặt bị nhiễm chua phèn. Nước bị nhiễm chua phèn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước và kéo theo các tác động xấu đến sinh hoạt và sản xuất. III.1.2 Do nhiễm mặn: Ngoài nhiễm phèn, xâm nhập mặn cũng là một vấn đề cần được lưu ý ở ĐBSCL. Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, ăn thông ra biển, mặn dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa. Trong mùa mưa nhờ có lượng nước ngọt phong phú (do mưa và dòng sông Mêkông mang đến) nên mặn bị đẩy lùi ra gần biển, nhưng vào mùa khô khi lưu lượng nước ngọt trên sông giảm, mặn lấn sâu vào nội đồng, gây ra những ảnh hưởng đáng kể. Sự xâm nhập mặn ở ĐBSCL rất phức tạp, mỗi vùng có đặc điểm riêng: - Trên hệ thống sông Mêkông phụ thuộc vào lưu lượng thượng lưu chảy về. - Trên hệ thống sông Vàm cỏ phụ thuộc sự bổ sung lưu lượng từ các nguồn khác (vào sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông) và việc lấy nước của các khu vực ven sông. - Vùng Tứ Giác Long Xuyên (TGLX) chịu ảnh hưởng lớn vào khả năng vận chuyển nước ngọt của hệ thống kênh nối từ sông Hậu sang biển Tây. - Ở vùng bán đảo Cà Mau (BĐCM) phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa nội vùng và sự tiếp ngọt từ kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp. Nguyên nhân tiếp theo là do ĐBSCL có diện tích đất ngập mặn khá lớn 790.000 ha phân bố ở các vùng dọc Biển Đông và bán đảo Cà Mau. Những năm gần đây do sự phát triển của các dự án thủy lợi đưa nước ngọt vào các vùng ven biển làm cho nước bị nhiễm mặn. III.1.3 Do các hiện tượng mưa, lũ: Mùa lũ làm các bãi rác ngập sâu từ 0,5-1,2 mét, do vậy các chất thải như rác hữu cơ, phân người, súc vật chết đều hòa vào trong nước, đổ về các dòng sông. Có nhiều bãi 7 rác tự động nổi lên, tự trôi lênh đênh trên sông, chưa kể rác do người dân tự đổ xuống dòng sông. Điều này đã gây ô nhiễm nghiêm trọng cho các dòng sông. Mưa, lũ kéo theo một lượng lớn rác thải từ các nhà máy công nghiệp, từ sản xuất nông nghiệp, ở các vùng thượng lưu kéo về gây ô nhiễm nước ở các vùng hạ lưu. Đăc biệt là lũ kéo theo lượng lớn thức ăn thừa từ các bè nuôi cá trên sông từ vùng thượng lưu về gây ô nhiễm nguồn nước ở vùng hạ lưu III.2 Do nhân tạo III.2.1 Trong nông nghiệp ĐBSCL có diện tích canh tác trên 2,9 triệu ha [4], nguồn nước tưới chủ yếu là nước ngọt trên sông rạch do sông Mê Công chảy đến và nước trời do mưa đem đến. Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng do phát triển tăng vụ trong trồng trọt (lúa đông xuân, lúa hè thu), chăn nuôi trong khi chúng ta lại chưa kiểm soát được chặt chẽ về số lượng và chất lượng nước cho canh tác nông nghiệp. Ở ĐBSCL, sử dụng nước còn rất tùy tiện, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất Do đó, đã dẫn đến tình trạng lãng phí nước vào mùa, nhưng vào mùa khô lại thiếu nước trầm trọng. Hàng năm, ĐBSCL sử dụng khoảng 2 triệu tấn phân bón hóa học và gần 500.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật, có thể gây các rủi ro sự cố môi trường do sự tồn dư hóa chất độc hại trong môi trường nước. III.2.2 Trong nuôi trồng thủy sản - Toàn vùng có diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, nước mặn trên 685.800 ha, sản lượng gần 1 triệu tấn/năm[4], với rất nhiều mô hình canh tác khác nhau. Một điều hết cần hết sức quan tâm là, với các mô hình nuôi thâm canh càng cao, quy mô công nghiệp càng lớn thì lượng chất thải lại càng lớn và mức độ nguy hại cho môi trường nước càng nhiều. Các nguồn chất thải sau nuôi trồng chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường vẫn được thải ra các sông, kinh, rạch trong khu vực (ở khu vực ĐBSCL theo đánh giá đã cho thấy hàng năm thải ra). 8 Phong trào nuôi cá tra ao phát triển tự phát ở nhiều địa phương cũng là tác nhân quan trọng làm ảnh hưởng chất lượng nguồn nước mặt ở ĐBSCL. Tại tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại đến trên 500 ha. Riêng tôm sú cũng bị thiệt hại hơn 30% (tháng 2, 3 năm 2012). Tại tỉnh Trà Vinh, vụ tôm năm 2012 diện tích nuôi trồng khoảng 6.000 ha, mới hơn 1 tháng, tôm đã bị chết trong khoảng 600 ha nuôi trồng thủy sản do dịch bệnh và chưa có dấu hiệu dừng.Tỉnh Cà Mau, diện tích nuôi trồng khoảng 3.500ha, hơn 20% diện tích đó đã bị dịch bệnh. Đặc biệt, ở nhiều nơi như huyện Phú Tân, Đầm Dơi diện tích có tôm bị chết lên đến 50% diện tích thả nuôi. (Nguồn: Cổng thông tin điện tử địa phương: Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, 2012) - Vùng ĐBSCL có 2 loại hình nuôi trồng thủy sản: + Nuôi trồng thủy sản trên vùng nước ngọt: Loại hình này tập trung ở vùng ngập lũ Tứ Giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười và vùng trũng nội địa thuộc bán đảo Cà Mau. Chủ yếu ở một số tỉnh như: Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang Các mô hình nuôi trồng phổ biến như là: canh tác lúa-tôm, canh tác lúa-cá, phổ biến nhất là nuôi cá bè trên sông và đào ao nuôi cá. Ở hai nhánh sông Tiền và sông Hậu có trên 12.000 hộ nuôi cá tra, cá basa với trên 8.000 bè và 3.000 ao đầm. + Nuôi trồng thủy sản trên vùng nước mặn, lợ: Loại hình này tập trung ở các vùng ven biển như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang, Tiền Giang. Các mô hình chủ yếu là: nuôi tôm thâm canh hay nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm sinh thái, luân canh lúa-tôm, nuôi cua, nuôi các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ (nghêu, sò, hàu).v.v Ước tính mỗi năm, việc nuôi trồng thủy sản đã thải ra môi trường nước xấp xỉ 3 triệu tấn bùn ở dạng chất thải hữu cơ gần như chưa được xử lý. Mầm bệnh từ các ao nuôi cũng đã đi theo nguồn thải này ra hệ thống sông rạch làm chất lượng nhiều vùng nước 9 suy giảm nặng nề. Lượng thức ăn rơi rớt, phân cá tra, cá basa nuôi trong bè, ao thải ra, lên men, thối rữa, hòa tan trong các dòng sông đã làm cho nguồn nước bi ô nhiễm. Theo tính toán một cách tính gần đúng, muốn có 1 kg cá da trơn thành phẩm, người nông dân đã phải sử dụng từ 3-5 kg thức ăn, trung bình khoảng 4 kg. Nhưng trên thực tế thì chỉ khoảng 17% thức ăn được cá hấp thụ tạo thành sinh khối và phần còn lại khoảng 83% được thải vào môi trường nước dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa. Đối với các ao nuôi công nghiệp, chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45% Nitrogen và 22% là các chất hữu. Như vậy, với ước tính khoảng 1 triệu tấn thủy sản thì ít nhất 3 triệu tấn chất thải hữu cơ thải vào môi trường nước các loại chất thải chứa nitơ và photpho ở hàm lượng cao gây nên hiện tượng phú dưỡng môi trường nước phát sinh tảo độc trong môi trường nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt nguồn chất thải này lan truyền rất nhanh đối với hệ thống nuôi cá bè trên sông, nuôi cá bao ví trong các đầm trũng ngập nước... cùng với lượng phù sa lan truyền có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh. Đó chính là nguyên nhân làm cá tra, cá ba sa chết hàng loạt ở một số bè cá trên sông, dịch bệnh trên các ao hồ và cá đồng một số tỉnh lưu vực sông Tiền, sông Hậu trong khu vực ĐBSCL trong thời gian vừa qua. Không chỉ gây dịch bệnh cho thủy sản mà tác động môi trường trong nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL còn ảnh hưởng đến môi trường nước và đất trong khu vực. Theo số liệu quan trắc môi trường nước trên sông rạch khu vực ĐBSCL cho thấy các chỉ số BOD, COD, SS, Coliforoms... đều vượt nhiều lần so tiêu chuẩn cho phép. Môi trường nước ở vùng ngọt hóa có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, các vi sinh trong nước Coliforms, độ đục, amoniac trong nước... ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước, đặc biệt là nước dùng cho sinh hoạt. Người dân phải đối mặt với các bệnh đường tiêu hóa, bệnh sốt xuất huyết, sốt rét do muỗi lây truyền, bệnh giun sán ký sinh trùng, bệnh suy dinh dưỡng trẻ em và cả ngộ độc thực phẩm hay hóa chất... trong quá trình sản xuất canh tác ở các vùng đất ngập nước nuôi trồng thủy sản. Phần đông, người nuôi cá tra, cá basa trên sông luôn chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm đến việc quản lý môi trường, cho nên nuôi cá đến đâu thì môi trường ở 10 đó bị ô nhiễm trầm trọng. Nước bị ô nhiễm tỷ lệ thuận với việc đầu tư nuôi cá bè. Đó là chưa kể nguồn nước thải của các nhà máy xí nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu chưa được xử lý vẫn ung dung thải xuống dòng sông. Theo Thanh Tra Sở Tài Nguyên - Môi Trường Sóc Trăng, có khá nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản, thải nước ra ngoài hệ thống kênh, rạch vượt giới hạn cho phép từ 10-58 lần so với tiêu chuẩn môi trường việt Nam. Như nước thải tại cống thoát nước Công ty Stapimex có kết quả thử nghiệm là BOD vượt tiêu chuẩn cho phép 22 lần, COD vượt 13,2 lần, COLI
Luận văn liên quan