Đề tài Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự

Cải cách tư pháp là một nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đề ra. Đảng ta đã có một số văn bản định hướng cho công tác này: Đó là Chỉ thị 53-CT ngày 21/3/2000; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị. Theo đó một trong những nội dung cơ bản là đảm bảo việc truy tố đúng người, đúng tội, hạn chế thấp nhất tình trạng Viện kiểm sát truy tố, Toà án tuyên bị cáo không phạm tội. Để đạt được mục đích là không truy tố, xét xử oan người vô tội. Nhà nước phải tạo ra cơ chế về tổ chức hoạt động cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng; cũng như đòi hỏi các cơ quan, người tiến hành tố tụng phải tiến hành điều tra, truy tố, xét xử đúng người đúng tội. Trong đó, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng với chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự; phải đảm bảo chất lượng của việc điều tra, truy tố; không truy tố người không có hành vi phạm tội. Việc truy tố của Viện kiểm sát đối với một người để đưa ra tòa xét xử phải đảm bảo các điều kiện theo luật định. Việc truy tố phải đảm bảo tính có căn cứ, có chứng cứ đầy đủ, đảm bảo đúng quy định của pháp luật (là pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự). Một khi điều tra nhưng thiếu chứng cứ, chứng cứ không rõ ràng, chính xác; không được thu thập một cách hợp pháp hoặc với con người cụ thể, hành vi cụ thể của họ không đảm bảo các quy định để xác định là một tội phạm quy định trong BLHS thì không thể bị truy tố xét xử. Tuy nhiên trong quá trình tiến hành tố tụng một vụ án hình sự thì mỗi giai đoạn tố tụng có vai trò, vị trí quan trọng khác nhau. Ví như để xét xử đúng thì trước hết việc điều tra phải đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật. Tuy nhiên việc điều tra theo pháp luật mới chỉ là giai đoạn đầu, việc có kết tội bị cáo hay không phải được tiến hành tại phiên tòa. Kết quả điều tra xét hỏi tại phiên tòa là căn cứ, là cơ sở để kết tội bị cáo hay tuyên bố bị cáo không phạm tội. Do vậy, việc thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên là rất quan trọng; đây là khâu quyết định của hoạt động tố tụng để Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử ra các quyết định đúng pháp luật. Mặt khác, quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì việc xét xử các vụ án hình sự theo nguyên tắc xét xử hai cấp. Do đó, sau khi vụ án đã được xét xử sơ thẩm, nếu có kháng cáo, kháng nghị vụ án sẽ được xét xử lại theo trình tự phúc thẩm. Nguyên tắc hai cấp xét xử giúp cho việc xét xử của Toà án chính xác hơn, quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, của những người tham gia tố tụng khác theo luật định được đảm bảo. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về thẩm quyền xét xử của Toà án các cấp - Theo Điều 170 thì Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án quân sự khu vực (gọi tắt là Toà án cấp huyện) được xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Theo đó Toà án cấp huyện được xét xử các tội phạm có khung hình phạt đến 15 năm. Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án quân sự khu vực (gọi tắt là Toà án cấp tỉnh) xét xử những vụ án còn lại - cá biệt có thể xét xử vụ án thuộc thẩm quyền cấp dưới khi thấy cần thiết. Như vậy, xét xử các vụ án thuộc cấp tỉnh là những vụ án thuộc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thường là những vụ án phức tạp, có nhiều bị cáo tham gia và địa bàn hoạt động tội phạm rất rộng trong quốc gia hoặc có thể là tội phạm xuyên quốc gia, do đó, khi có kháng án, kháng nghị thì xét xử phúc thẩm của Toà án tối cao cũng đều là những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp. Vì vậy, đòi hỏi công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới về phương thức hoạt động, có tư duy mang tính chiến lược mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay; đảm bảo cho việc xét xử chính xác, đúng pháp luật, sửa chữa, khắc phục được các thiếu sót của sơ thẩm cấp tỉnh mà lý do có thể do nhận thức chưa đầy đủ, trách nhiệm chưa cao hoặc có thể do quy định, hướng dẫn áp dụng pháp luật chưa đầy đủ. Do đó, việc nghiên cứu đề tài " Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm các vụ án hỡnh sự " làm luận văn thạc sĩ của mình.

doc108 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2970 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan