Qua tìm kiếm thăm dò cho đến nay, các tính toán dựbáo đã khẳng định tiềm năng dầu khí Việt
Nam tập trung chủyếu ởthềm lục địa, trữlượng khí thiên nhiên có khảnăng nhiều hơn dầu. Với
trữlượng đã được thẩm định, nước ta có khảnăng tự đáp ứng được nhu cầu vềsản lượng dầu khí
trong những thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷthứ3.
Tổng tiềm năng dầu khí tại các bểtrầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long,
Ma lay - ThổChu, Vùng TưChính - Vũng Mây. đã được xác định tiềm năng và trữlượng đến
thời điểm này là từ0,9 đến 1,2 tỷm
3
dầu và từ2.100 đến 2.800 tỷm
3
khí. Trữlượng đã được xác
minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷm
3
khí. Trữlượng khí đã được thẩm lượng, đang được
khai thác và sẵn sàng đểphát triển trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷm
3
. Với các biện pháp
đồng bộ, đẩy mạnh công tác tìm kiếm - thăm dò, khoảng từ40 đến 60% trữlượng nguồn khí thiên
nhiên của nước ta sẽ được phát hiện đến năm 2010.
Hiện nay, ngành Dầu khí nước ta đang khai thác dầu khí chủyếu tại 6 khu mỏbao gồm: Bạch
Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga Kekwa - Cái Nước và chuẩn bịchính thức
đưa vào khai thác mỏkhí Lan Tây - lô 06.l. Công tác phát triển các mỏRạng Đông, Ruby và
Emeral, Lan Tây - Lan Đỏ, SưTử Đen, SưTửVàng, Hải Thạch, Rồng Đôi, Kim Long, Ác Quỷ,
Cá Voi. đang được triển khai tích cực theo chương trình đã đềra, đảm bảo duy trì và tăng sản
lượng khai thác dầu khí cho những năm tới. Dựkiến, mỏSưTử Đen (lô 15-1) sẽ được đưa vào
khai thác trong quý 4 năm nay.
28 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2403 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
MỤC LỤC
Chương 1. TỔNG QUAN NGÀNH DẦU KHÍ VÀ HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ – KHAI THÁC.... 2
Chương 2 CÔNG NGHỆ KHOAN THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC .................................................. 4
2.1 Khoan giếng thăm dò ............................................................................................................... 4
2.2 Trám xi măng........................................................................................................................... 5
2.3 Bắn mở vỉa ............................................................................................................................... 5
2.4 Lắp đặt thiết bị khai thá c......................................................................................................... 6
2.5 Gọi dòng sản phẩm .................................................................................................................. 7
2.6 Khảo sát giếng.......................................................................................................................... 7
2.7 Thử vỉa ..................................................................................................................................... 8
2.8 Duy trì áp suất vỉa .................................................................................................................... 9
2.9 Khai thác ................................................................................................................................ 10
Chương 3 CHẤT THẢI NGUY HẠI TỪ HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ – KHAI THÁC DẦU KHÍ
VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ .................................................................................................. 12
3.1 Mùn khoan và dung dịch khoan............................................................................................. 12
3.2 Nước vỉa:................................................................................................................................ 19
3.3 Nước thải nhiễm dầu.............................................................................................................. 20
3.4 Khí đồng hành trong lọc dầu.................................................................................................. 24
Chương 4 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................... 27
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
Chương 1
TỔNG QUAN NGÀNH DẦU KHÍ VÀ HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ – KHAI THÁC
Qua tìm kiếm thăm dò cho đến nay, các tính toán dự báo đã khẳng định tiềm năng dầu khí Việt
Nam tập trung chủ yếu ở thềm lục địa, trữ lượng khí thiên nhiên có khả năng nhiều hơn dầu. Với
trữ lượng đã được thẩm định, nước ta có khả năng tự đáp ứng được nhu cầu về sản lượng dầu khí
trong những thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ 3.
Tổng tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long,
Ma lay - Thổ Chu, Vùng Tư Chính - Vũng Mây... đã được xác định tiềm năng và trữ lượng đến
thời điểm này là từ 0,9 đến 1,2 tỷ m3 dầu và từ 2.100 đến 2.800 tỷ m3 khí. Trữ lượng đã được xác
minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí. Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang được
khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷ m3. Với các biện pháp
đồng bộ, đẩy mạnh công tác tìm kiếm - thăm dò, khoảng từ 40 đến 60% trữ lượng nguồn khí thiên
nhiên của nước ta sẽ được phát hiện đến năm 2010.
Hiện nay, ngành Dầu khí nước ta đang khai thác dầu khí chủ yếu tại 6 khu mỏ bao gồm: Bạch
Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga Kekwa - Cái Nước và chuẩn bị chính thức
đưa vào khai thác mỏ khí Lan Tây - lô 06.l. Công tác phát triển các mỏ Rạng Đông, Ruby và
Emeral, Lan Tây - Lan Đỏ, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Hải Thạch, Rồng Đôi, Kim Long, Ác Quỷ,
Cá Voi... đang được triển khai tích cực theo chương trình đã đề ra, đảm bảo duy trì và tăng sản
lượng khai thác dầu khí cho những năm tới. Dự kiến, mỏ Sư Tử Đen (lô 15-1) sẽ được đưa vào
khai thác trong quý 4 năm nay.
Những phát hiện về dầu khí mới đây ở thềm lục địa miền Nam nước ta rất đáng phấn khởi, tăng
thêm niềm tin và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư là: lô 09-2, giếng Cá Ngừ Vàng - IX, kết
quả thử vỉa thu được 330 tấn dầu và 170.000m3 khí/ngày. Lô 16-l, giếng Voi Trắng-IX cho kết quả
420 tấn dầu và 22.000m3 khí/ ngày. Lô 15.1, giếng Sư Tử Vàng – 2X cho kết quả 820 tấn dầu và
giếng Sư Tử Đen – 4X cho kết quả 980 tấn dầu/ngày. Triển khai tìm kiếm thăm dò mở rộng các
khu mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng với các giếng R-10, 05- ĐH-10 cho kết quả 650.000m3 khí
ngày đêm và dòng dầu 180 tấn/ngày đêm; Giếng R-10 khoan tầng móng đã cho kết quả 500.000
m3 khí/ngày đêm và 160 tấn Condensate/ngày đêm.
Tính chung, 2 năm đầu thế kỷ mới, ngành Dầu khí nước ta đã thăm dò phát hiện gia tăng thêm
trữ lượng trên 70 triệu tấn dầu thô và hàng chục tỷ m3 khí để tăng sản lượng khai thác trong những
năm tiếp theo.
Năm 2006, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam bố trí kế hoạch khai thác 20,86 triệu tấn dầu thô quy
đổi (tăng 1,5 triệu tấn so với mức đã thực hiện trong năm 2002). Đây là năm đầu tiên nước ta khai
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
thác trên 20 triệu tấn dầu thô quy đổi. Trong đó có 17,6 triệu tấn dầu thô và 3,7 tỷ m3 khí thiên
nhiên. Dự kiến đến năm 2010, ngành Dầu khí nước ta sẽ khai thác từ trên 30 đến 32 triệu tấn dầu
thô quy đổi, nhằm đáp ứng các ngành năng lượng và sản xuất công nghiệp của cả nước.
Dầu khí Việt Nam đang trở thành một trong những lĩnh vực đầu tư nước ngoài sôi động: Nhiều
tập đoàn dầu khí lớn đang có kế hoạch đầu tư và mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Ngoài số hợp
đồng thăm dò khai thác được Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) ký với các nhá thầu
nước ngoài từ đầu năm đến nay, hai tập đoàn dầu khí lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam là BP
và ConocoPhillips cũng đang xúc tiến các kế hoạch mở rộng hoạt động.
Cho đến nay, các loại sản phẩm dầu mỏ vẫn là nguồn nguyên liệu và nhiên liệu không thể thiếu
được trong một xã hội công nghiệp, phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên,
hoạt động dầu khí, đặc biệt là hoạt động thăm dò – khai thác tạo ra nhiều loại chất thải trong đó có
những chất thải thuộc loại nguy hại cần được quản lý chặt chẽ để tránh hoặc hạn chế những tác
động có hại tới môi trường, làm ô nhiễm môi trường biển
Ô nhiễm biển là việc đưa vào biển các chất hoá học hoặc sự biến đổi đặc trưng vật lý, hố học của
môi trường biển. Các chất ô nhiễm ảnh hưởng ở mức độ khác nhau lên đời sống sinh vật như:
- Giết chết các động thực vật đã trưởng thành.
- Gây trở ngại các qúa trình sinh lý, đặc biệt là sinh sản.
- Gây hại cho sự phát triển các ấu trùng.
- Làm cho vùng biển không còn thích hợp cho sự phục hồi hoặc lắng đọng các cơ thể nuôi.
- Phá vỡ hoặc thay đổi cấu trúc quần cư.
Ô nhiễm biển do tràn dầu gây ra do các dàn khoan dầu khí trên biển cũng đáng lo ngại. Riêng
Việt Nam, hàng năm sản xuất khoảng 10 triệu tấn dầu từ các mỏ dưới lòng biển và lượng khí đồng
hành đáng kể. Quá trình khai thác, vận chuyển dầu khí vào kho chứa thường xảy ra những sự cố kỹ
thuật làm tràn dầu ra biển. Năm 1982, riêng mỏ Bạch Hổ, đã có 5 vụ tràn dầu làm thất thoát 85 m3
dầu ra biển. Trên các dàn khoan dầu trên biển nước ta, hàng năm thải ra lượng mùn khoan khá lớn
và ngày càng gia tăng.
Việc quan tâm, đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí sao cho
vẫn đáp ứng được nhu cầu mà không hoặc hạn chế tác động xấu đến môi trường là yêu cầu cấp
bách, đòi hỏi sự phối hợp giữa nhà nước và các doanh nghiệp trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực
này.
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
Chương 2
CÔNG NGHỆ KHOAN THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC
Quy trình thăm dò, khai thác dầu thường tiến hành qua các bước sau:
- Khoan thăm dò
- Kết luận: kết luận có dầu hay không và dự đoán trữ lượng dầu có đủ khai thác không
- Khai thác
2.1 Khoan giếng thăm dò
Trước hết, nhóm kỹ sư sẽ dùng thiết bị khoan và khoan xuống một độ sâu đã xác định trước, độ
sâu này nằm ở phía trên mức mà người ta cho rằng có dầu. Quá trình khoan gồm có 5 bước cơ bản:
- Đặt mũi khoan, vòng đệm, ống khoan vào lỗ.
- Nối thiết bị với mặt đĩa tròn và bắt đầu khoan
- Trong quá trình khoan, bùn sẽ bắn lên qua ống ra khỏi mũi khoan và đẩy các mẩu đá cắt ra khỏi
lỗ.
- Nối thêm ống khoan khi lỗ càng khoét sâu.
- Khi mũi khoan chạm tới độ sâu định trước, tháo ống khoan, mũi khoan và vòng đệm
Hạ cột ống chống khai thác
+ Cần hạ cột ống càng nhanh càng tốt, nhưng vận tốc thả cột ống cũng bị hạn chế tùy theo áp lực
dư mà nó gây lên đáy và thành giếng khoan.
+ Khi hạ cột ống đến đáy, có thể điều chỉnh thành phần dung dịch tuần hoàn đồng thời thao tác
nâng thả cột ống chống để làm cho các dụng cụ nạo thành giếng khoan hoạt động. Việc tuần hoàn
dung dịch dừng lại khi:
- Dung dịch không còn nâng mùn khoan lên nữa
- Lượng khí ít và không thay đổi
- Không có hiện tượng mất dung dịch và xâm nhập của chất lỏng
- Toàn bộ thể tích dung dịch khoan tuần hoàn là đồng nhất
Sau đó, nhanh chóng trát xi măng lớp vỏ đậy miệng khoan để ngăn không cho nó đổ sập xuống.
Quá trình khoan dầu tiếp tục theo các giai đoạn: khoan, trát miệng lỗ, rồi lại khoan... cho đến khi
thấy cát chứa dầu lộ ra. Mũi khoan sau đó được đưa ra khỏi lỗ. Người ta đưa các thiết bị cảm ứng
xuống hố khoan để kiểm tra cấu trúc đá, áp suất và đặc điểm của mỏ dầu.
Công nghệ giếng đa nhánh
Giếng đa nhánh (multilateral well) gồm một thân giếng chính với nhiều nhánh phát triển và kéo
dài từ thân giếng chính
- Thân giếng chính (thẳng đứng hoặc nằm ngang) có đường kính lớn sẽ được khoan đến
chiều sâu xác định
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
- Các giếng nhánh được khoan định hướng xuất phát từ thân giếng chính đến chiều sâu thiết
kế, có thể cùng nằm trong 1 thành hệ hay trong những tầng sản phẩm khác nhau
- Giếng đa nhánh có thể là sự kết hợp giữa giếng khoan định hướng và giếng khoan ngang
Đối tượng úng dụng của giếng đa nhánh
- Các vỉa dầu nặng
- Các vỉa có độ thấm thấp và các khe nứt tự nhiên
- Các đới phân lớp hay những thành hệ không đồng nhất
- Các vỉa bị cách ly thành từng ngăn
- Các vỉa vệ tinh
2.2 Trám xi măng
Trám xi măng là đặt vữa xi măng thích hợp trong khoảng không hình xuyến giữa thành giếng
khoan và cột ống chống ở một chiều sâu xác định.
Trám ximăng cột ống chống nhằm các mục đích sau:
- Cách ly tầng khai thác với các tầng lân cận.
- Đảm bảo chắc chắn về mặt cơ học cột ống chống trong thành hệ.
- Bảo vệ cột ống chống khỏi rỉ sét, hư hại do các chất lỏng có trong các tầng đất đá khoan qua.
- Tạo đáy kín cho các thiết bị kiểm tra và an toàn lắp đặt ở đầu giếng.
Có nhiều cách trám xi măng khác nhau:
- Trám xi măng lót thành giếng hoặc cột ống
- Trám xi măng dưới áp suất gọi là trám lèn chặt qua các lỗ đục thủng ống
- Đặt các nút trám xi măng ở giếng khoan trần
2.3 Bắn mở vỉa
Sau khi trám xi măng cột ống chống khai thác, tầng chứa bị cột ống chống và vành đá xi măng
bít kín, nên phải tiến hành bắn mở vỉa.
Phương pháp bắn mở vỉa phổ biến nhất là dùng đạn nổ tạo áp suất
Có thể thả thiết bị bắn mở vỉa bằng cáp hoặc cần khoan trước khi lắp đặt thiết bị lòng giếng khai
thác, hay thả súng bắn mở vỉa bằng cáp vào trong ống khai thác, hoặc gắn trực tiếp vào đầu cột
ống khai thác. Phương pháp này cho phép tiến hành khai thác nếu dòng chảy được thiết lập ngay
sau quá trình bắn mở vỉa mà không phải dập giếng về sau để lắp đặt thiết bị khai thác lòng giếng
Việc bắn mở vỉa tạo kênh dẫn cho chất lưu chảy vào giếng nhưng cũng có thể gây nhiễm bẩn
thành hệ, giảm độ thấm của đất đá vây quanh…
Vì vậy, công tác bắn mở vỉa đòi hỏi phải được thiết kế hợp lý nhằm khai thác hiệu quả, duy trì áp
suất vỉa và tăng cường hệ số thu hồi dầu.
Quy trình bắn mở vỉa
Gồm ba giai đoạn:
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
1. Súng bắn mở vỉa được hạ đối diện tầng sản phẩm
2. Kích nổ
3. Dòng chất lưu từ vỉa chảy vào giếng
Vị trí bắn mở vỉa
Vị trí bắn mở vỉa thường được xác định như sau:
- Khi vỉa chứa dầu có tầng nước đáy, nên mở vỉa ở phần trên (nóc) của đới sản phẩm
- Khi vỉa chứa dầu có mũ khí, nên mở vỉa ở phần gần đáy của đới sản phẩm
- Khi vỉa chứa dầu vừa có mũ khí và tầng nước đáy, nên mở vỉa ở phần giữa của đới sản phẩm
Các thông số bắn mở vỉa
1. Mật độ lỗ bắn
2. Chiều sâu xâm nhập
3. Đường kính lỗ bắn
4. Góc pha
Phương pháp bắn mở vỉa
1. Các phương pháp kéo thả súng bắn mở vỉa
- Kéo thả bằng cáp trong ống chống
- Kéo thả bằng cáp trong ống khai thác
- Kéo thả bằng ống khai thác
2. Các phương pháp bắn mở vỉa
- Đục bằng đạn
- Đục bằng tia xuyên
- Đục bằng mìn (hoặc bằng đạn lõm)
- Đục bằng tia thủy lực - cát
2.4 Lắp đặt thiết bị khai thác
Sau khi hoàn tất công việc bắn mở vỉa, một cột ống có đường kính nhỏ (cột ống khai thác) sẽ
được lắp vào giếng để làm đường ống dẫn dầu từ đáy giếng lên bề mặt.
Giữa cột ống chống và cột ống khai thác có đặt một packer để cho lưu chất chảy từ thành qua các
lổ bắn mở vỉa và vào ống khai thác đi lên bề mặt.
Lắp đặt đầu giếng khai thác
Đầu giếng khai thác được lắp đặt phía trên bộ đầu ống chống. Cột ống khai thác trong giếng
được treo từ cây thông khai thác sao cho sản phẩm khai thác chảy theo cột ống khai thác vào cây
thông khai thác.
Sản phẩm khai thác có thể được kiểm soát nhờ các van tiết lưu lắp trên cây thông khai thác
Cây thông khai thác
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
2.5 Gọi dòng sản phẩm
Mục đích
Tạo dòng sản phẩm từ vỉa chảy vào giếng
Yêu cầu
Không làm ảnh hưởng xấu đến các tính chất vật lý của vỉa, đặc biệt vùng cận đáy giếng và môi
trường xung quanh
Không phá vỡ sự phân bố trạng thái ổn định tương đối ban đầu của các lưu chất trong vỉa cũng
như không kích thích sự xâm nhập của các chất lưu không mong muốn
Ưu tiên các phương pháp sử dụng các thiết bị có sẵn trên giàn khoan, hiệu quả cao
Đảm bảo tối đa yêu cầu an toàn lao động
Các phương pháp gọi dòng sản phẩm
- Thay dung dịch
- Sử dụng nitơ lỏng
- Phương pháp gaslift
- Sử dụng hệ bọt
- Khí hóa cột dung dịch
- Bơm phun tia
- Dùng gàu múc hoặc pit tông
Các yếu tố ảnh hưởng đến gọi dòng sản phẩm
- Mức độ hoàn thiện giếng
- Dung dịch khoan mở vỉa sản phẩm
- Xi măng trám
2.6 Khảo sát giếng
Mục đích
- Khảo sát giếng trong thời gian hoạt động của giếng nhằm đánh giá tiềm năng của mỏ (giếng
thăm dò tìm kiếm), đánh giá hiệu quả kích thích vỉa, hiệu quả thay đổi chế độ vận hành…(giếng
đang khai thác)
- Tìm hiểu mối liên hệ thuỷ động lực giữa các giếng trong mỏ, động thái áp suất vỉa của các
giếng nhằm đưa ra các biện pháp thích hợp để duy trì áp suất vỉa và tăng độ thấm của vỉa
- Xác định các thông số của vỉa
- Phân tích và đặt kế hoạch cho công nghệ khai thác các giếng dầu
- Tính trữ lượng
Các phương pháp khảo sát giếng
- Khảo sát hạ áp
- Khảo sát tích áp
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
- Khảo sát bơm ép
- Khảo sát giao thoa
2.7 Thử vỉa
Mục đích của quá trình thử vỉa
Quá trình thử vỉa nhằm xác định các thông số sau:
- Hệ số thấm
- Hệ số skin
- Áp suất ban đầu
- Nhiệt độ vỉa
- Bán kính vỉa
- Sự hiện diện của đứt gãy
Quy trình thử vỉa
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
Các yếu tố ảnh hưỡng tới thử vỉa
- Cấu tạo địa chất
- Mức độ đồng đều của thành hệ
- Sự nhiễm bẩn thành hệ trong quá trình khoan
- Mức độ hoàn thiện giếng
- Hệ số lưu trữ của giếng
- Trang thiết bị
- Khả năng tài chính
Thông tin đầu ra
Mục tiêu ngắn hạn: đối với dòng chảy hướng tâm
- Áp suất vỉa ban đầu
- Độ thấm hữu dụng của lưu chất
- Chiều dày vỉa
- Hệ số skin
- Bán kính ảnh hưởng
Mục tiêu dài hạn
- Xác định thể tích lưu chất trong vỉa
- Diện tích vùng tiềm năng
- Khoảng cách từ đứt gãy (nếu có) đến giếng
- Hình dạng của vỉa
- Loại biên vỉa
2.8 Duy trì áp suất vỉa
Định nghĩa và một số đặc điểm
- Chất lỏng và khí nằm trong vỉa chịu một áp suất nhất định gọi là áp suất vỉa
- Áp suất vỉa ban đầu là áp suất vỉa trước khi đưa vào khai thác. Áp suất vỉa ban đầu luôn tỷ lệ
với độ sâu của vỉa và tương ứng với áp suất thủy tĩnh của cột nước
- Áp suất vỉa là một yếu tố quan trọng khi tính toán phương án khai thác
tối ưu.
- Áp suất vỉa sẽ quyết định chiều và lưu lượng di chuyển của chất lưu trong vỉa
- Nếu áp suất vỉa đủ lớn, ta có thể sử dụng phương pháp khai thác tự phun, nếu áp suất vỉa suy
giảm mạnh, cần có những biện pháp duy trì áp suất vỉa.
- Với cùng độ thấm của đất đá, áp suất vỉa hay chính xác hơn là độ chênh áp giữa vỉa và đáy
giếng sẽ quyết định đến phương pháp và lưu lượng khai thác
Duy trì áp suất vỉa
Mục đích
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
- Nâng cao lưu lượng khai thác
- Nâng cao hệ số thu hồi dầu
Phương pháp
- Duy trì áp suất vỉa bằng bơm ép nước
- Duy trì áp suất vỉa bằng bơm ép khí
2.9 Khai thác
Phương pháp khai thác tự phun
Dòng chất lưu từ vỉa chảy vào giếng là do sự chênh áp giữa áp suất vỉa và áp suất đáy giếng, điều
đó đòi hỏi cần 1 năng lượng dưới dạng chênh áp
Phương pháp khai thác cơ học
- Gaslift
- Bơm li tâm điện chìm (Electric Submersible Pumping)
- Bơm phun tia (Hydraulic Jet Pump)
- Bơm cần hút (Rod Pump)
a. Phương pháp khai thác bằng gaslift
Phương pháp bơm khí cao áp (khí đồng hành, khí mỏ) vào giếng hoà trộn với chất lỏng trong
giếng để giảm tỷ trọng và đưa chúng lên bề mặt có tên chung là phương pháp GASLIFT
Phương pháp khai thác gaslift liên tục
Nguyên lí hoạt động: Khí nén được đưa vào giếng một cách liên tục và dòng sản phẩm khai thác
cũng được đưa lên bề mặt một cách liên tục.
Khí nén có thể được đưa vào giếng theo khoảng không vành xuyến giữa cột ống chống khai thác
và ống khai thác (ống nâng), còn hỗn hợp sản phẩm khai thác theo ống khai thác lên bề mặt (hoặc
ngược lại).
Phạm vi ứng dụng: áp dụng với các giếng sau đây
- Có lưu lượng Qkt lớn
- Sản phẩm có cát hay bị ngậm nước
- Sản phẩm có μ cao, dòng chảy có to lớn
- Có tỷ suất khí cao ( sản lượng giếng có thể bé )
Phương pháp khai thác gaslift định kì
Nguyên lý làm việc: Dựa trên sự vận chuyển các nút chất lỏng, thường là kết hợp quá trình dịch
chuyển và khí hoá các nút chất lỏng từ đáy giếng lên bề mặt bằng khí nén cao áp diễn ra không
liên tục mà theo
một chu kỳ nhất định.
Chất thải nguy hại – Khai thác dầu khí Nhóm 1 – DH05MT
Trang 28
Khí nén từ khoảng không vành xuyến đi vào ống nâng, qua mộthay nhiều van gaslift với một lưu
lượng đủ lớn để duy trì vận tốc đi lên của các nút chất lỏng và giảm thiểu lượng chất lỏng rơi
xuống.
Phạm vi ứng dụng: áp dụng đối với các giếng sau:
- Có Pd thấp nhưng hệ số sản phẩm cao
- Hệ số sản phẩm K thấp
- Mực chất lỏng thấp, giếng sâu
- Có Qkt nhỏ
b. Phương pháp khai thác bằng bơm li tâm điện ngầm
Nguyên tắc hoạt động: Năng lượng bổ sung dưới dạng điện năng được cung cấp từ bề mặt theo
hệ thống cáp điện 3 pha làm quay động cơ điện gắn ở phần dưới của bơm đặt trong giếng.
Nguyên lý hoạt động của tổ hợp máy bơm điện ngầm dựa trên sự biến đổi các dạng năng lượng
trong quá trình chất lỏng qua nhanh một trục. Động cơ điện quay làm cho các cánh dẫn của máy
bơm quay theo, lực ly tâm xuất hiện và xảy ra quá trình chuyển hóa năng lượng có vận tốc lớn
sang dạng năng lượng có áp suất cao.
Nhờ vậy mà sản phẩm từ đáy giếng đi vào miệng máy máy bơm và đẩy lên bề mặt đến hệ thống
thu gom và xử lý.
c. Phương pháp khai thác bằng bơm phun tia
Tổ hợp máy bơm phun tia dựa