Đề tài Chế độ hôn nhân một vợ một chồng - Lý luận và thực tiễn

Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội phát sinh trong quá trình phát triển của xã hội loài người, biểu hiện những quan hệ mang tính tự nhiên. Cũng như những hiện tượng xã hội khác, hôn nhân gia đình chịu sự tác động có tính quyết định bởi các điều kiện kinh tế - xã hội. Lịch sử xã hội loài người đã chứng kiến quá trình phát sinh, thay đổi những hình thái hôn nhân và gia đình. Đó là quá trình vận động tất yếu trên cơ sở sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội. Từ khi trong xã hội có Nhà nước, sự liên kết của các cá nhân nhằm xây dựng gia đình được coi là sự kiện pháp lý làm phát sinh những quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. Quan hệ hôn nhân và gia đình không chỉ đơn thuần thể hiện ý chí của Nhà nước. Nhà nước dùng pháp luật điều chỉnh những quan hệ hôn nhân và gia đình. Quan hệ hôn nhân và gia đình không chỉ đơn thuần thể hiện ý chí của các cá nhân mà còn mang ý chí của Nhà nước dùng pháp luật điều chỉnh những quan hệ hôn nhân và gia đình, hướng cho những quan hệ này phát sinh, thay đổi hay chấm dứt đều không bất lợi cho Nhà nước và cho xã hội. Trong những chế độ xã hội khác nhau có các chế độ hôn nhân và gia đình khác nhau.

doc15 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2719 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chế độ hôn nhân một vợ một chồng - Lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội phát sinh trong quá trình phát triển của xã hội loài người, biểu hiện những quan hệ mang tính tự nhiên. Cũng như những hiện tượng xã hội khác, hôn nhân gia đình chịu sự tác động có tính quyết định bởi các điều kiện kinh tế - xã hội. Lịch sử xã hội loài người đã chứng kiến quá trình phát sinh, thay đổi những hình thái hôn nhân và gia đình. Đó là quá trình vận động tất yếu trên cơ sở sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội. Từ khi trong xã hội có Nhà nước, sự liên kết của các cá nhân nhằm xây dựng gia đình được coi là sự kiện pháp lý làm phát sinh những quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. Quan hệ hôn nhân và gia đình không chỉ đơn thuần thể hiện ý chí của Nhà nước. Nhà nước dùng pháp luật điều chỉnh những quan hệ hôn nhân và gia đình. Quan hệ hôn nhân và gia đình không chỉ đơn thuần thể hiện ý chí của các cá nhân mà còn mang ý chí của Nhà nước dùng pháp luật điều chỉnh những quan hệ hôn nhân và gia đình, hướng cho những quan hệ này phát sinh, thay đổi hay chấm dứt đều không bất lợi cho Nhà nước và cho xã hội. Trong những chế độ xã hội khác nhau có các chế độ hôn nhân và gia đình khác nhau. Nội dung Những lý luận cơ bản về nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hình thành và phát triển nguyên tắc của luật hôn nhân và gia đình 1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về hôn nhân và gia đình – cơ sở lý luận của việc hình thành và phát triển nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Chủ nghĩa Mác – Lênin nhìn nhận hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội có quá trình phát sinh, phát triển do các điều kiện kinh tế - xã hội quyết định. Mác và Ăng ghen đã chỉ ra cho chúng ta thấy rằng hình thức hôn nhân một vợ một chồng ra đời trên cơ sở sự xuất hiện chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và những tài sản khác có trong xã hội. Được củng cố bởi chính sách, pháp luật của giai cấp thống trị bóc lột, ngay từ khi mới ra đời, chế độ hôn nhân một vợ một chồng đó đã bộc lộ tính giả dối và tiêu cực đối với số đông những người dân lao động. Đồng hành với chế độ hôn nhân một vợ một chồng là nạn mại dâm công khai và tệ ngoại tình. Phản ánh về tình trạng này, Ăng ghen viết: “Ngày nay trong môi trường tư sản hôn nhân được tiến hành theo hai cách. Trong các nước theo đạo thiên chúa, thì vẫn như trước kia, tức là cha mẹ tìm cho đứa con trai tư sản của mình một người vợ xứng đang, và kết quả dĩ nhiên của việc đó là làm cho cái mâu thuẫn chứa đựng trong chế độ một vợ một chồng phát triển đầy đủ nhất…” . Chế độ một vợ một chồng ở thời kỳ này thể hiện công khai quyền gia trưởng của người chồng, người cha trong gia đình. Quá trình thực hiện quyền gia trưởng tuyệt đối đó đồng thời thừa nhận sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái, sự coi hrẻ quyền lợi của con cái. Một điều cơ bản nữa là cơ sở của hôn nhân. Hôn nhân tư sản được xác lập trên cơ sở tiền tài, địa vị, sự tính toán thiệt hơn về kinh tế”. Trong hai trường hợp, hôn nhân đều dựa trên địa vị giai cấp của đôi bên và vì vậy, hôn nhân luôn luôn là hôn nhân có tính toán. Từ những phân tích hạn chế cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình như vậy, Mác và Ăng ghen cũng đã chỉ ra một hình thức hôn nhân một vợ một chồng đích thực tiến bộ đã nảy sinh mà chúng ta cần thực hiện và củng cố. Ngay trong lòng của xã hội tư sản, hôn nhan của người vô sản đã nảysinh trên cơ sở tình yêu chân chính của nam – nữ và tồn tại vững chắc trên cơ sở đó. Vượt lên trên những ảnh hưởng kinh tế của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, những người vô sản tự do kết hôn với nhau: “Trong giai cấp bị áp bức, những cuộc hôn nhân thật sự tự do đó lại là thông lệ”. “Vì do bản chất của nó, tình yêu nam nữ không thể chia sẻ được – cho nên hôn nhân dựa trên tình yêu nam nữ, do ngay bản chất của nó, là hôn nhân một vợ một chồng. Do đó cần phải thấy rằng đây là hình thức hôn nhân tiến bộ nhất và cần tạo điều kiện để hôn nhân được thực hiện theo đúng bản chất của nó. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng sâu sắc và triệt để. Trong cuộc cách mạng đó, chắc chắn là các cơ sở kinh tế trước đây của chế độ một vợ một chồng cũng như của cái bổ sung cho nó là tệ nạn ngoại tình, mại dâm đều bị tiêu diệt. Vây, chế độ một vợ một chồng còn tồn tại hay không khi những nguyên nhân kinh tế đã sinh ra nó không còn? Lúc này hôn nhân mới có điều kiện thể hiện đúng bản chất của nó là hôn nhân một vợ một chồng đích thực, phát sinh và tồn tại trên cơ sở tình yêu chân chính giữa nam và nữ, bình đẳng nhằm xây dựng gia đình để cùng nhu thỏa mãn những nhu cầu về tinh thần và vật chất. 1.2. Quan điểm, đường lối của Đảng về hôn nhân và gia đình – nền tảng của nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Ở Việt nam, sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. Đảng và Nhà nước đã thể hiện rõ quan điểm của mình trong việc xây dựng những quan hệ xã hội theo xu hướng tiến bộ. Xuất phát từ cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về hôn nhân và gia đình tiến bộ, những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa được hình thành trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và nó trở thành nền tảng của mọi chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ. Ở nước ta, trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nhiệm vụ, mục tiêu được đặt ra là phải xóa bỏ tận gốc rễ những tàn dư, hủ tục lạc hậu do chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến để lại, chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của hôn nhân và gia đình tư sản, đồng thời xây dựng những quan hệ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa. Trong những giai đoạn khác nhau, Đảng và nhà nước có những chủ trương, chính sách về hôn nhân và gia đình phù hợp, nhằm tập trung thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu nói trên. Pháp luật hôn nhân và gia đình là sự cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng về hôn nhân và gia đình với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội nhưng cũng phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Quan điểm của Đảng về việc xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa không phải là một mô hình chung chung, mà mang những nội dung cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam. Những quan điểm này là tư tưởng chỉ đạo quá trình xây dựng pháp luật hôn nhân và gia đình ở Việt Nam. Khái quát chung về nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng 2.1. Khát quát chung về gia đình một vợ một chồng Gia đình là một thiết chế xã hội cơ sở, tồn tại rất bền vững và lâu đời. Trong từng giai đoạn lịch sử nhất định thì tổ chức và kết cấu gia đình do điều kiện kinh tế xã hội quyết định. Do tình hình xã hội ngày càng có những biến đổi quan trọng đặc biệt là về kinh tế, bắt đầu có sự phân công lao động xã hội, năng suất lao động ngày càng cao và xuất hiện của cải dư thừa, đầu tiên của cải đó thuộc về thị tộc và rồi chế độ tư hữu bắt đầu xuất hiện, dần dần gia đình đối ngẫu cũng chiếm lấy của cải dư thừa đó và địa vị của người chồng bắt đầu được thay đổi do họ là người chủ yếu làm ra tài sản. Người chồng đã lợi dụng địa vị quan trọng của mình để thay đổi trật tự kế thừa (theo phong tục cũ thì con cái theo huyết thống về đằng mẹ và được thừa kế theo đằng mẹ), điều này đánh một đòn rất mạnh vào chế độ thị tộc mẫu quyền và làm tan rã thị tộc “Thế là, dòng dõi tính theo đằng mẹ và quyền kế thừa mẹ bị xóa bỏ, dòng dõi tính theo đằng cha và quyền kế thừa cha được xác lập” Trong giai đoạn này còn xuất hiện một hình thái gia đình trung gian là “ gia đình gia trưởng”: Hình thái gia đình đó đánh dấu bước chuyển từ chế độ hôn nhân cặp đôi sang chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Đề đảm bảo sự trung thành của người vợ, do đó, bảo đảm việc con cái đích thật do người cha đẻ ra, người vợ buộc phải phục tùng quyền lực tuyệt đối của người chồng; nếu người chồng có giết vợ chăng nữa thì cũng chỉ là thực hành quyền của mình mà thôi”. Gia đình một vợ một chồng nảy sinh từ gia đình đối ngẫu “gia đình ấy dựa trên quyền thống trị của người chồng, nhằm chủ đích là làm cho con cái sinh ra phải có cha đẻ rõ ràng không còn ai tranh cãi được và dòng dõi đó là cần thiết, vì những đứa con đó sau này sẽ có quyền thừa hưởng tài sản của cha với tư cách là người thừa kế trực tiếp” Gia đình một vợ một chồng là một đơn vị kinh tế độc lập, tồn tại vững chắc, khác với gia đình đối ngẫu là quan hệ vợ chồng chặt chẽ hơn nhiều và người chồng có quyền hành hơn nhiều so với người vợ, thường chỉ có người chồng mới có quyền cắt đứt mội quan hệ đo, chế độ một vợ một chồng không hề cản trở sự công khai hay bí mật có nhiều vợ của người đàn ông, có nghĩa là chỉ một vợ một chồng về phía người vợ mà không phải về phía người chồng. Với bản chất như vậy cho nên đã làm cho chế độ một vợ một chồng hoàn toàn mâu thuẫn và giả tạo. Chế độ một vợ một chồng là hình thức gia đình đầu tiên không dựa trên những điều kiện tự nhiên mà dựa trên những điều kiện kinh tế, tức là trên thắng lợi của sở hữu tư nhân đối với sở hữu công cộng nguyên thủy và tự phát. Sự thống trị của người chồng trong gia đình, sự sinh đẻ con cái và những đứa con này chỉ có thể là con của người chồng và được quyền thừa hưởng tài sản của người ấy – đấy mục đích đặc biệt của chế độ một vợ một chồng. Tóm lại, chế độ một vợ một chồng đặc biệt quan tâm đến việc sinh đẻ con cái và thừa kế tài sản, đã xác định chính xác người cha, người mẹ đích thực cho đứa trẻ mặc dù hôn nhân của cha mẹ thường do kinh tế quyết định “Chế độ quyết không phải là kết quả của tình yêu cá nhân”. Chế độ một vợ một chồng ra đời cùng với sự ra đời của chế độ tư hữu và nhà nước. Trong xã hội có giai cấp thì quan hệ hôn nhân và gia đình bị chi phối bởi ý chí của giai cấp thống trị, giai cấp thống trị thông qua nhà nước, bằng pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình phát triển phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhất định. Bản chất của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng Hôn nhân gia đình là một hiện tượng xã hội, vì thế gắn với mỗi chế độ kinh tế xã hội nhất định có một chế độ gia đình khác nhau. Cùng với sự phát triển của xã hội, các hinh thái gia đình cũng phát triển từ thấp đến cao, từ hình thái gia đình huyết tộc, gia đình Pu-na-lu-an, sang hôn nhân đối ngẫu và cuối cùng là hôn nhân một vợ một chồng. Trong đó, chế độ hôn nhân một vợ một chồng được coi là hình thái gia đình tiến bộ. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn, hình thái hôn nhân một vợ một chồng tồn tại dưới nhiều biến thể khác nhau tùy thuộc vào bản chất của mỗi chế độ xã hội. Chế độ một vợ một chồng ban đầu xuất hiện trong xã hội tư hữu chủ yếu để bảo vệ quyền tư hữu về tư liệu sản xuất, của cải của người đàn ông trong gia đình. Đồng thời đảm bảo cho con cái do người vợ để ra phải là con của chính người chồng và theo họ cha chứ không theo họ mẹ, nhằm thừa kế tài sản của cha mà thực chất là duy trì chế độ tư hữu bóc lột. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, khi mà chế độ mẫu quyền thay bằng chế độ phụ quyền, người mẹ không còn vai trò như trước thì một vợ một chồng chỉ đặt ra với người vợ chứ không đặt ra với người chồng, chế độ hôn nhân một vợ một chồng hoàn toàn mâu thuẫn và giả tạo. Đến xã hội phong kiến, vị trí gia trưởng của người chồng trong gia đình ngày càng được củng cố một cách vững chắc. Hôn nhân một vợ một chồng không phải được liên kết dựa trên tình cảm mà dựa trên cơ sở tài sản, có tính toán đến lợi ích và mang tính hình thức. Một vợ một chồng có chăng chỉ về phía đàn bà, pháp luật vẫn cho phép người đàn ông được phép lấy nhiều vợ. Chính chế độ hôn nhân một vợ một chồng chỉ về phía người vợ đó không hề làm trở ngại chút nào đến chế độ nhiều vợ công khai hay bí mật của người đàn ông. Điều này thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân trong thời kỳ phong kiến và gây nên nhiều đau khổ cho người phụ nữ. Đến Nhà nước tư bản, lần đầu tiên nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đã được thừa nhận trong các văn bản pháp luật. Chế độ đa thê đã bị bãi bỏ thay vào đó là hình thái hôn nhân một vợ một chồng ở cả hai phía, cả người vợ và người chồng, nhưng xét về bản chất “hôn nhân của giai cấp tư sản thật ra là chế độ cộng thê”, trên thực tế “nguyên tắc đó đã bị phá vỡ do tệ nạn ngoại tình và mại dâm công khai”. Ngay trong xã hội tư bản, hôn nhân một vợ một chồng tồn tại cũng chưa thực sự đúng với bản chất của nó. Vậy, bản chất của hôn nhân một vợ một chồng là gì? Hôn nhân một vợ một chồng tức là một vợ một chồng phải cả từ hai phía, chứ không chỉ áp đặt cho riêng ở phía người đàn ông hay người phụ nữ. Hôn nhân được xuất phát từ tình yêu, thực sự có nguyện vọng chung sống, gắn bó lâu dài với nhau mà không bị chi phối bởi mục đích kinh tế hay nhằm bảo vệ quyền tư hữu về tài sản. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, “khi các tư liệu sản xuất biến thành tài sản xã hội, thì chế độ lao động làm thuê sẽ mất đi và tình trạng một số phụ nữ cần bán mình vì đồng tiền sẽ mất đi. Tệ nạn mại dâm sẽ mất đi và chế độ một vợ một chồng không những bị suy tàn mà cuối cùng còn trở thành hiện thực ngay cả với đàn ông nữa”. Vì thế, hôn nhân một vợ một chồng không hề mất đi mà trái lại nó thực sự tồn tại một cách đầy đủ nhất, “một vợ một chồng theo nghĩa giữ nguyên, chứ tuyệt nhiên không phải theo nghĩa lịch sử của danh từ”. Chế độ một vợ một chồng được ghi nhận trong pháp luật nước ta có bản chất khác với chế độ một vợ một chồng cổ điển, lúc mà nó vừa ra đời và tồn tại trong các chế độ xã hội có giai cấp đối kháng. Nếu nguồn gốc của chế độ một vợ một chồng do điều kiện kinh tế và mục đích để duy trì chế độ tư hữu bóc lột thì dưới xã hội chủ nghĩa hôn nhân một vợ một chồng được tồn tại như bản chất vốn có của nó, tức là lấy tình yêu chân chính giữa nam và nữ làm cơ sở và mục đích xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận, bền vững. Trong gia đình, quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng phải được tôn trọng, và chỉ khi quyền bình đẳng vợ chồng được thực hiện hoàn toàn mới đảm bảo chế độ hôn nhân một vợ một chồng mới được xác lập một cách vững chắc. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là nguyên tắc hiến định và là một nguyên tắc cơ bản được cụ thể hóa trong Luật HN&GĐ. Nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân gia đình là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo quán triệt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình, thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân gia đình nhằm mục đích xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc và bền vững. Với quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa nam và nữ, xóa bỏ hoàn toàn chế độ đa thể, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đã trở thành nguyên tắc quan trọng được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của nước ta và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật HN&GĐ, từ luật HN&GĐ năm 1959, luật HN&GĐ năm 1986 đến luật HN&GĐ năm 2000. Tại khoản 1 – điều 2 luật HN&GĐ năm 2000 ghi nhận: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng” là nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình. Về bản chất, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng có nghĩa trong thời kỳ hôn nhân chỉ tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp và là quan hệ hôn nhân duy nhất. Theo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng thì chỉ những người chưa có vợ, chưa có chồng hoặc tuy đã kết hôn nhưng hôn nhân đó đã chấm dứt (vợ hoặc chồng họ đã chết hoặc vợ chồng đã ly hôn) thì mới có quyền kết hôn với người khác. Việc kết hôn của họ phải với những người đang không có vợ hoặc đang không có chồng, đó là những người thuộc trường hợp nêu tại Mục 1 điểm c.1 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng không chỉ là một điều kiện kết hôn cần được tuân thủ, mà còn nhằm điều chỉnh cả hành vi chung sống như vợ chồng. Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ không có đăng ký kết hôn nhưng về sống chung với nhau; có thể tổ chức lễ cưới hoặc không tổ chức lễ cưới theo phong tục tập quán; gia đình có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận. Việc chung sống như vợ chồng là thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng và có tài sản chung. Sẽ không phải là chung sống như vợ chồng nếu nam và nữ lén lút quan hệ với nhau, mà không chung sống công khai. Chung sống như vợ chồng giữa nam và nữ có thể xảy ra hai trường hợp: chung sống trái pháp luật và chung sống không trái pháp luật. Theo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, trường hợp người đang có vợ, có chồng mà chung sống với người khác hoặc ngược lại người đang không có vợ, có chồng mà chung sống với người đang có vợ, đang có chồng là chung sống trái pháp luật. Pháp luật chỉ cho phép nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng khi cả hai bên không có vợ, không có chồng. Như vậy, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng mang tính bắt buộc đối với cả hai chiều chủ thể tham gia quan hệ. Nguyên tắc này không chỉ đặt ra đối với người đang có vợ, có chồng mà còn là yêu cầu đối với cả người chưa có vợ, chưa có chồng cũng phải tuân thủ. Có như vậy mới đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được thực hiện một cách nghiêm túc trong thực tế. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là tư tưởng chủ đạo quán triệt toàn bộ các quy phạm pháp luật hôn nhân gia đình, quy định người đang có vợ, có chồng không được phép kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác và ngược lại, bất cứ một người nào khác cũng không được phép kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác đang có vợ, có chồng; đồng thời thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết các trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Quá trình hình thành và phát triển của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam qua các thời kỳ Pháp luật Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 Do đặc điểm tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của những năm đầu khi dành được chính quyền, mặc dù rất quan tâm đến vấn đề hôn nhân và gia đình, nhưng Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hòa chưa thể ban hành được những văn bản pháp luật quy định riêng về hôn nhân gia đình. Để điều chỉnh những quan hệ hôn nhân gia đình. Trước cách mạng tháng Tám 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến đặt dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Nhìn chung, chế độ hôn nhân gia đình ở nước ta vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu tồn tại từ nhiều thế kỷ trước, quan niệm “trai tài năm bay vợ, gái chính chuyên chỉ có một chồng” vẫn còn phổ biến. Pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến và thời kỳ Pháp thuộc đều công nhận quyền của người đàn ông được lấy nhiều vợ, ngoài người vợ chính, người đàn ông còn có thể lấy nhiều người khác làm vợ lẽ, thể hiện thái độ kỳ thị rõ ràng đối với người phụ nữ. Ngay trong Bộ luật Hồng Đức thời kỳ Lê sơ, bộ luật được đánh gia cao cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, cũng thừa nhận hôn nhân đa thê, xác lập chế độ gia đình gia trưởng. Trong các quan hệ nhân thân liên quan đến hôn nhân và gia đình, Bộ luật cũng điều chỉnh quan hệ giữa vợ cả vợ lẽ tại các điều 309, 481, 483, 484, ngoài các quy định về các nghĩa vụ của họ với chồng và nhà chồng thì họ cũng phải tuân thủ trật tự thê thiếp và vợ cả nói chung được ưu tiên hơn. Pháp luật Việt nam đến thời kỳ Pháp thuộc cũng thừa nhận “ có hai cách giá thú hợp pháp: giá thú chính thất và giá thú về thứ nhất” (điều 79 Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931) hay tại điều 80 Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931 cũng quy định “chưa lấy vợ chính thì cấm lấy vợ thứ”. Như vậy, trước cách mạng tháng Tám pháp luật chưa thừa nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong gia đình là quan hệ bất bình đẳng, chính điều này đã gây nhiều đau khổ cho người phụ nữ. Để điều chỉnh những quan hệ hôn nhân và gia đình, nhà nước non trẻ của chúng ta dựa vào các quy định trong các văn bản pháp luật của chế độ cũ còn phù hợp với quan điểm, chính sách của Đảng và quy đinh của Hiến pháp năm 1946. Đến năm 1950, những nguyên tắc của pháp luật hôn nhân và gia đình được thể hiện rõ ràng hơn trong Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 và Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950. Thời kỳ này, pháp luật hôn nhân và gia đình còn sơ khai, với một ít quy phạm pháp luật. Các văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình chưa có sự phân định những quy định chung và những chế định cụ thể, như
Luận văn liên quan