BHXH là một nội dung mà bất kỳ quốc gia nào cũng quan tâm, xã hội càng phát triển thì sự nghiệp BHXH càng được phát triển. Với Việt Nam BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, nó góp phần ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, chính sách BHXH được thực hiện từ những năm 1930, nhưng nó thực sự được trở thành một chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước kể từ năm 1961.
Cùng với sự phát triển của đất nước, các chế độ chính sách BHXH cũng được sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Để phù hợp với công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội của đất nước, từ năm 2000 Nhà nước đã bắt đầu đổi mới các chế độ chính sách BHXH. Sau 7 năm thực hiện quy định của Bộ Luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2000, Bảo hiểm xã hội Việt Nam từng bước được củng cố và phát triển: Hệ thống chính sách BHXH từng bước được hoàn thiện, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Trong hệ thống chính sách BHXH chế độ hưu trí cũng được sửa đổi cho phù hợp hơn. Thực tế cho thấy: chế độ hưu trí quyết định đời sống vật chất, tinh thần của người lao động khi về nghỉ. Câu hỏi đặt ra là thay đổi bổ sung và thực hiện chế độ BHXH đối với người về hưu như thế nào để đạt được hiệu quả nhất? Muốn trả lời cần đánh giá được thực trạng việc thực hiện chế độ này đối với người lao động khi về nghỉ hưu, trong đó phải chú ý tới giới tính, ngành nghề khi người lao động nghỉ chế độ hưu trí. Đồng thời tìm ra những giải pháp để hoàn thiện hợp lý hơn chế độ này, nhằm thực hiện tốt sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người về hưu.
Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, có số dân đông gần 2 triệu người, số người tham gia BHXH ngày càng tăng. Số đối tượng hưởng chế độ hưu lớn. Do vậy nghiên cứu làm rõ thực trạng chính sách BHXH (CĐHT) ở Thái Bình với tất cả những ưu điểm, nhược điểm của nó là một nhiệm vụ rất cần hiện nay. Nhận thức rõ vấn đề này, tôi đã chọn đề tài: "Chế độ hưu trí ở tỉnh Thái Bình thực trạng và giải pháp". Làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp. Đề tài nhằm: Làm rõ thực trạng và nguyên nhân của thành công, thiếu sót của chế độ chính sách BHXH ở Thái Bình, qua đó góp phần hoàn thiện và thực hiện tốt hơn các chế độ chính sách BHXH trên địa bàn tỉnh.
88 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3099 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chế độ hưu trí ở tỉnh Thái Bình thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ BHXH VÀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ 3
1. Bảo hiểm xã hội 3
1.1. Khái niệm về BHXH 3
1.2. Vai trò của BHXH. 4
1.3. Nguyên tắc và chức năng của BHXH. 6
2. Những nội dung cơ bản của BHXH 11
2.1. Khái niệm về chế độ hưu trí 11
2.2. Quỹ BHXH, Hệ thống tổ chức BHXH. 12
3. Chế độ hưu trí trong BHXH 17
3.1. Vai trò của chế độ hưu trí 17
3.2. Cơ sở hình thành chế độ hưu trí trong hệ thống BHXH 18
CHƯƠNG II: CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ Ở TỈNH THÁI BÌNH 25
1. Vài nét về kinh tế - xã hội ở tỉnh Thái Bình 25
2. Vài nét về BHXH tỉnh Thái Bình 27
2.1. Công tác tổ chức quản lý và tổ chức hoạt động 27
2.2. Một số kết quả thực hiện công tác BHXH ở tỉnh Thái Bình 28
3. Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở tỉnh Thái Bình. 34
3.1. Tình hình chế độ hưu trí trước năm 1993. 34
3.2. Giai đoạn từ năm 1993 đến nay 41
3.3. Thực trạng đời sống người về hưu ở tỉnh Thái Bình. 60
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ Ở TỈNH THÁI BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI 66
1. Những quan điểm đổi mới chế độ hưu trí. 67
1.1. Đổi mới về nhận thức, đối tượng tham gia BHXH và hình thức tham gia BHXH. 67
1.2. Đổi mới và hoàn thiện chế độ chính sách bảo hiểm hưu trí. 68
1.3. Đổi mới chế độ chính sách bảo hiểm hưu trí hiện hành sang chế độ chính sách bảo hiểm hưu trí mới. 69
2. Các giải pháp hoàn thiện chế độ bảo hiểm hưu trí 70
2.1. Giải pháp về chế độ chính sách 70
2.2. Về mặt tổ chức quản lý. 78
3. Khuyến nghị 79
3.1. Về chế độ chính sách. 79
3.2. Về tổ chức quản lý 83
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1: Nguồn tài chính của một số nước 13
Bảng 2: Độ tuổi nghỉ hưu của một số nước trên thế giới 21
Bảng 3: Tổng hợp số lao động tham gia BHXH 29
Bảng 4: Tình hình thu - chi BHXH 30
Bảng 5: Số người được hưởng chế độ hưu trí (1989 - 1993) 38
Bảng 6: Cơ cấu người nghỉ hưu theo nhóm tuổi 40
Bảng 7: Số người được hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí (1993 - 2000) 44
Bảng 8: Biểu tuổi đời, thời gian công tác và tiên lương bình quân của người về hưu 54
Bảng 9: 55
Bảng 10: Mức sống vật chất của nhóm xã hội về hưu phân theo nơi ở và giới tính 61
Bảng 11: Đời sống tinh thần của người hưu trí so với trước khi nghỉ hưu 63
Sơ đồ bộ máy hoạt động BHXH Việt Nam 17
LỜI NÓI ĐẦU
BHXH là một nội dung mà bất kỳ quốc gia nào cũng quan tâm, xã hội càng phát triển thì sự nghiệp BHXH càng được phát triển. Với Việt Nam BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, nó góp phần ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, chính sách BHXH được thực hiện từ những năm 1930, nhưng nó thực sự được trở thành một chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước kể từ năm 1961.
Cùng với sự phát triển của đất nước, các chế độ chính sách BHXH cũng được sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Để phù hợp với công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội của đất nước, từ năm 2000 Nhà nước đã bắt đầu đổi mới các chế độ chính sách BHXH. Sau 7 năm thực hiện quy định của Bộ Luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2000, Bảo hiểm xã hội Việt Nam từng bước được củng cố và phát triển: Hệ thống chính sách BHXH từng bước được hoàn thiện, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Trong hệ thống chính sách BHXH chế độ hưu trí cũng được sửa đổi cho phù hợp hơn. Thực tế cho thấy: chế độ hưu trí quyết định đời sống vật chất, tinh thần của người lao động khi về nghỉ. Câu hỏi đặt ra là thay đổi bổ sung và thực hiện chế độ BHXH đối với người về hưu như thế nào để đạt được hiệu quả nhất? Muốn trả lời cần đánh giá được thực trạng việc thực hiện chế độ này đối với người lao động khi về nghỉ hưu, trong đó phải chú ý tới giới tính, ngành nghề khi người lao động nghỉ chế độ hưu trí. Đồng thời tìm ra những giải pháp để hoàn thiện hợp lý hơn chế độ này, nhằm thực hiện tốt sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người về hưu.
Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, có số dân đông gần 2 triệu người, số người tham gia BHXH ngày càng tăng. Số đối tượng hưởng chế độ hưu lớn. Do vậy nghiên cứu làm rõ thực trạng chính sách BHXH (CĐHT) ở Thái Bình với tất cả những ưu điểm, nhược điểm của nó là một nhiệm vụ rất cần hiện nay. Nhận thức rõ vấn đề này, tôi đã chọn đề tài: "Chế độ hưu trí ở tỉnh Thái Bình thực trạng và giải pháp". Làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp. Đề tài nhằm: Làm rõ thực trạng và nguyên nhân của thành công, thiếu sót của chế độ chính sách BHXH ở Thái Bình, qua đó góp phần hoàn thiện và thực hiện tốt hơn các chế độ chính sách BHXH trên địa bàn tỉnh.
Hoàn thành chuyên đề này, em đã được sự gợi ý, giúp đỡ của thầy, cô giáo bộ môn Kinh tế Bảo hiểm Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Hải Đường.
Em chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I:VẤN ĐỀ BHXH VÀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ
1. Bảo hiểm xã hội
1.1. Khái niệm về BHXH
Đất nước ta đã qua 4 ngàn năm dựng xây. Nhiều giai đoạn cách mạng trải qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chăm sóc đời sống của người lao động. Sự quan tâm đó được thể hiện bằng chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Do vậy đời sống của người lao động không ngừng được cải thiện. Cùng với sự phát triển của sản xuất; xã hội; chế độ tiền lương, tiền thưởng và các phúc lợi tập thể khác được nâng cao cho người lao động: Trong đó có chế độ BHXH và hiện nay dự án về luật BHXH đang được chuẩn bị để trình Quốc hội phê chuẩn.
BHXH được hiểu là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do đau ốm, thai sản, tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất dựa trên cơ sở một quỹ "quỹ BHXH" do dự đóng góp của các bên tham gia. BHXH có sự bảo tồn của Nhà nước theo pháp luật quy định, nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và gia đình họ, bảo đảm an sinh xã hội.
Việt Nam chúng ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế thấp kém, lại trải qua hậu quả của 2 cuộc kháng chiến lâu dài, vấn đề việc làm của người lao động chưa được giải quyết đầy đủ.
Bệnh tật và tai nạn do chiến tranh để lại vẫn còn, do vậy chưa đủ điều kiện thực hiện chế độ BHXH cho nhân dân. Phúc lợi công cộng còn hạn chế, đời sống của nhân dân lao động nói chung còn có nhiều khó khăn, vì vậy xây dựng chế độ BHXH đối với người lao động là tất yếu khách quan.
Lực lượng lao động của nước ta dồi dào với những đặc điểm riêng: lao động nông nghiệp rất lớn, họ trải qua một quá trình cách mạng lâu dài, có nhiều cống hiến cho đất nước, do đó chính sách BHXH phải quán triệt phương châm: Mọi đãi ngộ về BHXH là nhằm bảo đảm những điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần cho người lao động và gia đình họ trong trường hợp hiểm nghèo. Mức đãi ngộ cho mỗi người phải dựa theo nguyên tắc "Hưởng theo lao động" có chú ý tới mức độ cống hiến, thành tích, thời gian công tác nhiều hay ít để tránh tình trạng bình quân. Ngoài ra cần có sự ưu đãi với những người làm nghề đặc biệt nặng nhọc có hại đến sức khoẻ.
Những đại ngộ về BHXH nói chung phải thấp hơn tiền lương khi đang làm việc, nhưng mức trợ cấp thấp nhất cũng được bảo đảm bằng một mức sinh hoạt tối thiểu. Mức đãi ngộ cao hay thấp, phạm vi thi hành rộng ha hẹp phải phù hợp với trình độ kinh tế, chính trị - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cách mạng theo xu hướng tăng dần.
BHXH là một nhiệm vụ xã hội phức tạp, khó khăn, liên quan đến đời sống của hàng triệu người lao động nên cần phải thận trọng và có một thể chế rõ ràng về BHXH.
Trong điều kiện hiện nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang trong quá trình phát triển cả về tổ chức, cơ chế, điều hành và những chính sách chế độ hiện đang còn khá nhiều các quy định tạm thời, chế độ chinh sách còn nhiều bất cập, vì vậy hoàn thiện thể chế BHXH là một yêu cầu tất yếu.
1.2. Vai trò của BHXH.
Trong cuộc sống của mỗi người muốn tồn tại và phát triển trước hết con người phải ăn, mặc, ở và đi lại,... Để đáp ứng nhu cầu thiết yếu đó con người phải lao động làm ra những sản phẩm cần thiết đáp ứng nhu cầu của mình. Trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng gặp những thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và điều kiện sinh sống bình thường. Trái lại có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, có nhiều phát sinh gây ảnh hưởng đến chính cuộc sống của họ. Chẳng hạn bị rủi ro vì ốm đau, tai nạn lao động,... khi gặp những rủi ro này, không vì thế mà các nhu cầu cần thiết của họ mất đi ngược lại nhiều nhu cầu còn tăng thêm hoặc xuất hiện nhu cầu mới.
Bởi vậy, con người đã tìm ra một phương pháp: hạn chế hay san sẻ rủi ro khi người lao động không may gặp phải đó là tham gia BHXH nói chung đối với mọi người nhất là tham gia BHXH nói riêng đối với người lao động.
Như vậy BHXH ra đời và trở thành một lĩnh vực không thể thiếu được đối với người lao động và người sử dụng lao động nói chung, đồng thời đây là một chính sách xã hội lớn của mỗi quốc gia bởi vì:
Thứ nhất: Với người lao động:
BHXH đã giúp người lao động và gia đình họ ổn định cuộc sống khi họ gặp khó khăn do mất, hay giảm thu nhập. Khi chưa có BHXH, người lao động gặp rất nhiều khó khăn, khi có rủi ro xảy ra như đau ốm, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp,... lúc này người lao động không làm việc được và họ không có lương, do vậy cuộc sống của họ đã khó khăn, lại càng khó khăn hơn. Nhưng nhờ có BHXH mà họ có thể bù đắp một phần thu nhập của họ khi bị mất hoặc giảm do không làm việc, chính vì vậy mà cuộc sống của người lao động bớt đi khó khăn và ổn định hơn.
Thứ hai: Với người sử dụng lao động.
BHXH là tấm lá chắn giúp người sử dụng lao động trong sản xuất, kinh doanh ổn định hơn. Nghĩa là BHXH đã giúp họ chi trả những khoản tiền lớn khi người lao động không may gặp phải rủi ro hoặc ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp,... Điều này làm cho người sử dụng lao động yên tâm hơn khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời không ảnh hưởng đến tài chính của người sử dụng lao động. Do đó người sử dụng lao động yên tâm lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Những điều nhìn nhận ở đây là người sử dụng lao động đã tham gia đóng BHXH cho người lao động theo tỷ lệ % quỹ lương của mình vào quỹ BHXH (15%).
Thứ ba: Với Nhà nước và xã hội.
BHXH là chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Thông qua các chính sách này Nhà nước thực hiện quyền được tham gia BHXH của người lao động đồng thời BHXH cũng góp phần ổn định đời sống về vật chất cũng như về tinh thần của người lao động khi họ không may gặp phải rủi ro ốm đau, tai sản,... Tuy nhiên về mặt xã hội, BHXH là nguồn cổ vũ động viên lớn đối với người lao động cũng như người sử dụng lao động, giúp họ yên tâm lao động sản xuất tạo ra nhiều của cải cho xã hội.
Như vậy BHXH góp phần đảm bảo cho cả người sử dụng lao động, người lao động và cả xã hội, đây là mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Vì vậy nó giúp cho nền kinh tế ổn định và bền vững, tạo điều kiện phát triển cho đất nước ở những giai đoạn tiếp theo.
1.3. Nguyên tắc và chức năng của BHXH.
Nguyên tắc của BHXH.
BHXH là một hoạt động bảo hiểm nên nó cũng có những nguyên tắc cơ bản sau:
Tất cả người lao động đều có quyền được hưởng BHXH và BHXH không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người lao động, mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và tiến bộ xã hội. Quyền được bảo hiểm là một trong những biểu hiện cụ thể của quyền con người. Nhưng bảo hiểm không phải là cái có sẵn, nên trước mắt phải tìm cách tạo ra nó. Ở mỗi nước khi muốn xây dựng được hệ thống bảo hiểm xã hội thì đầu tiên Nhà nước phải tạo điều kiện về môi trường về kinh tế - xã hội, về chính sách và pháp luật, về cơ chế quản lý. Đồng thời người sử dụng lao động và người lao động phải thực hiện trách nhiệm đóng góp tài chính của mình vào quỹ BHXH. Không có sự đóng góp này thì chính sách BHXH khó thực hiện. Vì vậy, thực hiện trách nhiệm đóng góp tài chính xây dựng quỹ BHXH là điều kiện cơ bản để người lao động có quyền được hưởng các chế độ đãi ngộ thích hợp.
Biểu hiện cụ thể quyền được hưởng BHXH của người lao động là họ được hưởng trợ cấp BHXH theo chế độ quy định. Các chế độ này gắn với tan nạn rủi ro xảy ra đối với người lao động làm giảm hoặc mất nguồn sinh sống của họ. Đây là điều kiện cần để họ được hưởng BHXH, còn điều kiện đủ là họ phải tham gia đóng BHXH theo quy định.
Nhà nước, người sử dụng lao động phải thực hiện chính sách BHXH cho người lao động, đồng thời người lao động cũng phải tự thấy rõ trách nhiệm của mình đóng góp cho quỹ BHXH đó là sự hài hoà giữa các lợi ích.
Nhìn chung trong mối quan hệ ba bên của BHXH, Nhà nước có vai trò quan trọng trong quản lý vĩ mô. Với vai trò này, Nhà nước có trong tay nhiều tiềm năng vật chất, nhiều công cụ cần thiết để thực hiện vai trò của mình. Nhất là trong việc giải quyết hậu quả không mong muốn, những rủi ro tai nạn của người lao động. Trong những trường hợp này nếu không có BHXH thì Nhà nước phải chi ngân sách để giúp đỡ người lao động dưới các hình thức khác. Sự giúp đỡ này sẽ không làm cho đời sống của người lao động ổn định mà còn ảnh hưởng đến ngay cả sự phát triển của sản xuất.
Đối với người sử dụng lao động muốn ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, thì ngoài việc phải chăm lo đầu tư về trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại cần chăm lo đời sống của người lao động mà mình sử dụng. Khi người lao động làm việc bình thường, người sử dụng lao động phải trả lương cho họ, khi họ không may gặp rủi ro như ốm đau, thai sản, TNLĐ và bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm BHXH cho họ.
Trong nhiều trường hợp rủi ro, có rất không ít trường hợp gắn liền với quá trình lao động. Như vậy muốn đảm bảo cho người lao động yên tâm, tích cực lao động sản xuất, tăng năng suất lao động, người sử dụng lao động phải thực hiện nghĩa vụ của mình là đóng BHXH cho người lao động. Còn đối với người lao động không may gặp phải rủi ro, họ phải chấp nhận rủi ro này. Nhưng để san sẽ rủi ro này, họ phải tham gia BHXH cho chính bản thân mình, tức họ phải tham gia cùng với người sử dụng lao động đóng BHXH theo quy định của Bộ Luật lao động.
Mức hưởng BHXH thấp hơn mức lương khi họ đang làm việc, nhưng phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người được hưởng BHXH. Trợ cấp BHXH nói ở đây là loại trợ cấp thay thế thu nhập, khi người lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, hưu trí tuổi già,...
Như chúng ta đã biết thu nhập là khoản tiền lương mà người lao động được hưởng để họ tái sản xuất sức lao động, tức là giúp người lao động có điều kiện sức khoẻ bình thường để họ lao động. Trong thực tế cuộc sống luôn luôn có những rủi ro bất ngờ không lường trước được, do vậy khi bị ốm đau, thai sản, TNLĐ và bệnh nghề nghiệp,... người lao động không đủ điều kiện sức khoẻ để lao động, mà trước đó họ có tham gia BHXH thì họ được hưởng trợ cấp BHXH. Tuy nhiên mức trợ cấp này không thể bằng mức lương khi họ đang làm việc vì nếu vậy họ có thể tìm mọi cách để nhận trợ cấp BHXH. Do vậy mức trợ cấp BHXH phải thấp hơn mức tiền lương khi đang làm việc và mức lương thấp nhất cũng bằng mức lương tối thiểu, nhằm bảo đảm nhu cầu tối thiểu cho người lao động khi họ không may gặp rủi ro.
BHXH được thực hiện trên cơ sở lấy số đông bù số ít? Bất cứ người lao động nào khi tham gia BHXH đều phải đóng phí số phí này được dựa trên tỷ lệ phần trăm tiền lương của người lao động làm căn cứ để tính mức đóng. Tuy nhiên để được hưởng trợ cấp BHXH không phải ai cũng được hưởng ngay, mặc dù họ đã tham gia BHXH từ lâu hoặc mới tham gia. Tuy nhiên họ cũng được nhận trợ cấp ốm đau, thai sản, TNLĐ và bệnh nghề nghiệp,... Điều này thể hiện được quy luật (Lấy số đông bù số ít) tức là số tiền của hầu hết những người lao động đóng vào quỹ BHXH, dùng để chi trả cho một số người khi bị ốm đau, thai sản, TNLĐ và bệnh nghề nghiệp, số còn lại để tăng trưởng quỹ, giảm bớt một số kinh phí cho ngân sách Nhà nước cấp. Như vậy ngoài những chế độ trên người lao động có đủ điều kiện nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có 15 năm đóng BHXH trở lên được hưởng chế độ hưu trí khi họ về già.
BHXH vừa mang tính chất bắt buộc, vừa mang tính tự nguyện. Để đảm bảo cho lúc tuổi già và khi mất sức lao động tạm thời, người lao động có mức sống ổn định ở mức bình thường hoặc tối thiểu nhất, BHXH đã quy định về nguyên tắc hình thức bắt buộc để đảm bảo quy luật số lớn và có hệ số an toàn cao. Song do quy luật số lớn chi phối nên BHXH phải tận dụng triệt để nguyên tắc tự nguyện. Bảo hiểm tự nguyện tiến tới Bảo hiểm toàn dân đang trong quá trình hình thành. Điều đang quan tâm ở đây là sự an toàn về nguồn vốn và thực thi chính sách. Muốn bảo đảm được điều này tất yếu Nhà nước phải ban hành những văn bản cụ thể trong từng giai đoạn để người lao động yên tâm và tin tưởng đóng BHXH.
- Người lao động tham gia BHXH có quyền được hưởng các chế độ về BHXH theo quy định của Nhà nước. Do vậy, giữa quyền lợi, nghĩa vụ trách nhiệm giữa người lao động, chủ sử dụng lao động và cơ quan BHXH bảo đảm công bằng, dân chủ.
Chức năng của BHXH.
Chức năng là sự khái quát của nhiệm vụ cơ bản, là hoạt động đặc trưng và phổ quát nhất của tổ chức hay cá nhân gắn với chức danh nào đó trong một phạm vi nhất định của xã hội. BHXH có các chức năng sau:
- Góp phần bảo đảm, ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ, khi người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động.
- Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH.
Sự phân phối này cụ thể là phân phối loại thu nhập những người lao động trẻ và lao động già yếu, giữa những người lao động đang làm việc và người lao động đã nghỉ hưu, giữa những người lao động độc thân và người lao động có thân nhân phải nuôi dưỡng; giữa một bên là những người thường xuyên đóng BHXH nhưng chưa gặp rủi ro nên chưa được hưởng và một bên là những người đóng BHXH nhưng gặp phải rủi ro được quỹ BHXH chi trả trợ cấp trước. Lúc này số tiền đóng BHXH của mọi người được chuyển cho một số ít người gặp rủi ro. Ngoài ra còn có sự phân phối lại thu nhập giữa những người có thu nhập cao và những người có thu nhập thấp thông qua sự chuyển giao tiền và sự đóng góp của những người có mức lương cao sang những người có mức lương thấp.
- Gắn lợi ích của người lao động với chủ sử dụng lao động và Nhà nước.
Đây là vấn đề đặc biệt quan tâm trong điều kiện của nền kinh tế hàng hoá vì nếu không có các chế độ chính sách BHXH do Nhà nước quy định, thì doanh nghiệp vì một lý doa nào đó phải ngừng sản xuất, giải thể, hoặc phá sản, do đó người lao động sẽ bị mất việc làm và các nguồn thu nhập. Hoặc không được sự trợ giúp nào để bảo đảm ổn định cuộc sống tạm thời. Do vậy lợi ích của hai bên giữa người sử dụng và người lao động được bảo đảm thông qua sự đóng góp của mỗi bên cùng với sự trợ giúp của Nhà nước.
- Đảm bảo an toàn xã hội.
Thông qua phương thức dàn trải rủi ro thiệt hại theo không gian và thời gian. BHXH đã giúp giảm thiểu thiệt hại cho một số người trong xã hội, đồng thời làm tăng khả năng giải quyết rủi ro, khó khăn của người lao động khi tham gia bảo hiểm với tổng dự trữ ít nhất. Đối với Nhà nước việc chi trả trợ cấp vào quỹ bảo hiểm là phần chi ít nhất, nhưng nó lại giải quyết được khâu rủi ro, khó khăn cho người lao động và gia đình họ góp phần ổn định sản xuất, ổn định kinh tế chính trị và an toàn xã hội. Đây là mối quan tâm hàng đầu của bất cứ người lao động nào, giúp họ yên tâm hơn trong lao động sản xuất.
Đối tượng tham gia BHXH
Theo điều 141 và điều 149 Bộ luật lao động được cụ thể hoá tại Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1991, Nghị định 45/CP ngày 15 tháng 7 năm 1991, Nghị định số 09/CP ngày 23 tháng 01 năm 2003, Nghị định số 73/CP ngày 19 tháng 8 năm 1991, Nghị định số 152/CP ngày 20 tháng 9 năm 1995 và Quyết định số 37/QĐ-Tg ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ những đối tượng sau được tham gia và hưởng chế độ BHXH.
- Tất cả những người làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể chính quyền từ cấp huyện trở lên, quân đội, công an, cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn.
- Tất cả những người làm việc trong các doanh nghiệp của Nhà nước,