Lý do chọn đề tài: Từ lâu, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động văn hóa
nghệ thuật đã được Đảng và Nhà nước ta đánh giá đúng đắn trong mối quan hệ với
sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Điều đó thể hiện ở việc các hoạt
động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật này ngày càng được quan tâm đầu tư để
phát triển. Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ năm 2001 - 2010 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu rõ: “Mở rộng và nâng cao hiệu quả
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” “Xây dựng nếp
sống văn minh, gia đình văn hóa”, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân
cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam,
kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa
loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn
hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân.
Khuyến khích sáng tác những tác phẩm văn hóa nghệ thuật có giá trị theo những
chủ đề lớn về chiến tranh và Cách mạng, về sự nghiệp đổi mới, về xã hội và con
người Việt Nam, nâng cao chất lượng nền điện ảnh Việt Nam, phấn đấu xây dựng
nhiều bộ phim hay và tốt.”. Xuất phát từ những chủ trương trên, việc tìm hiểu
nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật là một đòi hỏi
tất yếu khách quan trên cơ sở đó xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp cho các
hoạt động, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật phát triển và phát
huy được vai trò của nó trong thời đại mới. Theo đó, hoạt động điện ảnh, với vai
trò là một ngành nghệ thuật quan trọng nhất trong các ngành nghệ thuật, đã được
sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp luật về điện ảnh luôn được
sửa đổi, bổ sung để nhằm hoàn thiện. Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin
đã ra Quyết định số 38/2002/QĐ-BVHTT ngày 30/12/2002 ban hành Quy định về
điều kiện thành lập cơ sở sản xuất phim và thẩm quyền, thủ tục duyệt phim đã dẫn
đến một số thay đổi căn bản trong hoạt động điện ảnh từ trước đến nay. Nhận thấy
việc nghiên cứu chế độ pháp lý về hoạt động điện ảnh Việt Nam trong mối quan hệ
với tình hình kinh tế xã hội mới sẽ đóng góp một phần vào việc phát triển và hoàn
thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật điện ảnh nói riêng, tôi đã chọn đề
tài “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp đại học.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
3
Phạm vi nghiên cứu: Chế độ pháp lý về hoạt động điện ảnh là một đề tài
rộng lớn bao gồm sản xuất, phổ biến, xuất nhập khẩu phim, trách nhiệm pháp lý
của cơ sở điện ảnh trong hoạt động điện ảnh, về quyền tác giả đối với tác phẩm
điện ảnh, về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực điện ảnh. Tuy nhiên, trong khuôn
khổ của một Luận văn tốt nghiệp, đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu xoay
quanh các lĩnh vực sản xuất, phổ biến và xuất nhập khẩu phim.
Tình hình nghiên cứu: Quyết định số 38/2002/QĐ-BVHTT ngày 30/12/2002
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quy định về điều kiện thành lập
cơ sở sản xuất phim và thẩm quyền, thủ tục duyệt phim là một Quyết định mới ra
đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2003. Quyết định này ra đời
đã làm thay đổi một số quy định căn bản của pháp luật về tổ chức và hoạt động
điện ảnh. Vì vậy, đây là một đề tài lần đầu tiên được nghiên cứu về hoạt động điện
ảnh của các tổ chức, cơ sở điện ảnh trong các lĩnh vực sản xuất, phổ biến và xuất
nhập khẩu phim sau khi Quyết định 38/2002 được ban hành.
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu một cách khái quát và có hệ thống
các quy định của pháp luật về điện ảnh Việt Nam qua các thời kỳ trong đó tập
trung nghiên cứu về chế độ pháp lý hiện hành đối với hoạt động điện ảnh.
Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài: Việc nghiên cứu đề tài này
phần nào làm rõ nội dung và mối quan hệ giữa các văn bản pháp luật điện ảnh
trong từng giai đoạn, trên cơ sở đó chỉ ra một số vấn đề mà pháp luật chưa quy
định rõ ràng hoặc có quy định nhưng không còn phù hợp với tình hình kinh tế xã
hội hiện tại và có những đề xuất góp phần kiện toàn tổ chức và hoạt động điện ảnh,
qua đó hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động điện ảnh phát huy được vai
trò và ý nghĩa chiến lược của mình.
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Luận văn được trình bày trên cơ
sở áp dụng quán triệt mối quan hệ duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, sử dụng phương
pháp nghiên cứu và phân tích luật viết, kết hợp lý luận và thực tiễn, phương pháp
thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu những tài tài liệu, số liệu thu được nhằm
làm sáng tỏ những quy định của pháp luật về điện ảnh, trên cơ sở đó giải quyết
những vấn đề đưa ra trong Luận văn.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: Việc nghiên cứu chế độ pháp lý về
hoạt động điện ảnh đã chỉ ra những tồn tại, mâu thuẫn trong các quy định của pháp
luật về điện ảnh, đưa ra những vấn đề pháp luật chưa quy định hoặc đã quy định
nhưng không còn phù hợp trên cơ sở đó nêu ra những giải pháp mang tính chất
tham khảo cho quá trình xây dựng Dự thảo Luật Điện ảnh đang diễn ra được khả
thi và phù hợp hơn.
69 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1958 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chế độ pháp lý về hoạt động điện ảnh Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
1
Lời cảm ơn
Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật niên khóa 1999 - 2003 về đề tài “Chế độ
pháp lý về hoạt động điện ảnh Việt Nam” là một đề tài luận văn rất mới liên quan
đến nhiều lĩnh vực pháp luật nhưng do hạn chế về tư liệu nghiên cứu cả về lý luận
và thực tiễn nên có nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Trong thời gian
nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên từ nhiều phía. Trước tiên, tôi
xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Thầy NGUYỄN CHÂU QUÝ đã luôn tận tình
trao đổi, hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành đề tài này.
Đồng kính lời cảm ơn đến:
- Nhà báo PHẠM HÙNG DŨNG - Phó Giám đốc Đài truyền hình
Cần Thơ, Giám đốc Hãng phim Tây Đô;
- Ông ĐẶNG HOÀNG THANH - Giám đốc Công ty Phát hành
phim và Chiếu bóng Cần Thơ
đã luôn nhiệt tình tiếp đón và cung cấp cho tôi một số tài tiệu quý trong các lĩnh
vực liên quan đến đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô, các anh chị và các bạn sinh
viên đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài này.
Trân trọng.
Tác gi ả
SV. MẠC GIÁNG CHÂU
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
2
LỜI GIỚI THIỆU
Lý do chọn đề tài: Từ lâu, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động văn hóa
nghệ thuật đã được Đảng và Nhà nước ta đánh giá đúng đắn trong mối quan hệ với
sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Điều đó thể hiện ở việc các hoạt
động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật này ngày càng được quan tâm đầu tư để
phát triển. Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ năm 2001 - 2010 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu rõ: “Mở rộng và nâng cao hiệu quả
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” “Xây dựng nếp
sống văn minh, gia đình văn hóa”, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân
cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam,
kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa
loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn
hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân...
Khuyến khích sáng tác những tác phẩm văn hóa nghệ thuật có giá trị theo những
chủ đề lớn về chiến tranh và Cách mạng, về sự nghiệp đổi mới, về xã hội và con
người Việt Nam, nâng cao chất lượng nền điện ảnh Việt Nam, phấn đấu xây dựng
nhiều bộ phim hay và tốt...”. Xuất phát từ những chủ trương trên, việc tìm hiểu
nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật là một đòi hỏi
tất yếu khách quan trên cơ sở đó xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp cho các
hoạt động, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật phát triển và phát
huy được vai trò của nó trong thời đại mới. Theo đó, hoạt động điện ảnh, với vai
trò là một ngành nghệ thuật quan trọng nhất trong các ngành nghệ thuật, đã được
sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp luật về điện ảnh luôn được
sửa đổi, bổ sung để nhằm hoàn thiện. Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin
đã ra Quyết định số 38/2002/QĐ-BVHTT ngày 30/12/2002 ban hành Quy định về
điều kiện thành lập cơ sở sản xuất phim và thẩm quyền, thủ tục duyệt phim đã dẫn
đến một số thay đổi căn bản trong hoạt động điện ảnh từ trước đến nay. Nhận thấy
việc nghiên cứu chế độ pháp lý về hoạt động điện ảnh Việt Nam trong mối quan hệ
với tình hình kinh tế xã hội mới sẽ đóng góp một phần vào việc phát triển và hoàn
thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật điện ảnh nói riêng, tôi đã chọn đề
tài “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp đại học.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
3
Phạm vi nghiên cứu: Chế độ pháp lý về hoạt động điện ảnh là một đề tài
rộng lớn bao gồm sản xuất, phổ biến, xuất nhập khẩu phim, trách nhiệm pháp lý
của cơ sở điện ảnh trong hoạt động điện ảnh, về quyền tác giả đối với tác phẩm
điện ảnh, về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực điện ảnh... Tuy nhiên, trong khuôn
khổ của một Luận văn tốt nghiệp, đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu xoay
quanh các lĩnh vực sản xuất, phổ biến và xuất nhập khẩu phim.
Tình hình nghiên cứu: Quyết định số 38/2002/QĐ-BVHTT ngày 30/12/2002
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quy định về điều kiện thành lập
cơ sở sản xuất phim và thẩm quyền, thủ tục duyệt phim là một Quyết định mới ra
đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2003. Quyết định này ra đời
đã làm thay đổi một số quy định căn bản của pháp luật về tổ chức và hoạt động
điện ảnh. Vì vậy, đây là một đề tài lần đầu tiên được nghiên cứu về hoạt động điện
ảnh của các tổ chức, cơ sở điện ảnh trong các lĩnh vực sản xuất, phổ biến và xuất
nhập khẩu phim sau khi Quyết định 38/2002 được ban hành.
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu một cách khái quát và có hệ thống
các quy định của pháp luật về điện ảnh Việt Nam qua các thời kỳ trong đó tập
trung nghiên cứu về chế độ pháp lý hiện hành đối với hoạt động điện ảnh.
Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài: Việc nghiên cứu đề tài này
phần nào làm rõ nội dung và mối quan hệ giữa các văn bản pháp luật điện ảnh
trong từng giai đoạn, trên cơ sở đó chỉ ra một số vấn đề mà pháp luật chưa quy
định rõ ràng hoặc có quy định nhưng không còn phù hợp với tình hình kinh tế xã
hội hiện tại và có những đề xuất góp phần kiện toàn tổ chức và hoạt động điện ảnh,
qua đó hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động điện ảnh phát huy được vai
trò và ý nghĩa chiến lược của mình.
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Luận văn được trình bày trên cơ
sở áp dụng quán triệt mối quan hệ duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, sử dụng phương
pháp nghiên cứu và phân tích luật viết, kết hợp lý luận và thực tiễn, phương pháp
thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu những tài tài liệu, số liệu thu được nhằm
làm sáng tỏ những quy định của pháp luật về điện ảnh, trên cơ sở đó giải quyết
những vấn đề đưa ra trong Luận văn.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: Việc nghiên cứu chế độ pháp lý về
hoạt động điện ảnh đã chỉ ra những tồn tại, mâu thuẫn trong các quy định của pháp
luật về điện ảnh, đưa ra những vấn đề pháp luật chưa quy định hoặc đã quy định
nhưng không còn phù hợp trên cơ sở đó nêu ra những giải pháp mang tính chất
tham khảo cho quá trình xây dựng Dự thảo Luật Điện ảnh đang diễn ra được khả
thi và phù hợp hơn.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
4
Kết cấu của Luận văn: Ngoài Lời giới thiệu, Mục lục, Kết luận, Danh mục
tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn gồm có ba chương:
q Chương I: Khái quát về điện ảnh và hoạt động điện ảnh
q Chương II: Chế độ pháp lý hiện hành đối với hoạt động điện ảnh
q Chương III: Một số tồn tại và phương hướng hoàn thiện
Luận văn là một quá trình nghiên cứu nghiêm túc của bản thân, tuy nhiên do
những hạn chế về mặt khách quan và chủ quan nên không thể tránh khỏi những sai
lầm thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học,
của Thầy Cô và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn và trân trọng giới thiệu.
Cần Thơ, tháng 7 năm 2003
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
5
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU............................................................................................... 1
MỤC LỤC............................................................................................................4
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỆN ẢNH VÀ HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH..7
I. Lược sử hình thành và phát triển của hoạt động điện ảnh............................ 7
1. Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật điện ảnh Việt Nam .. 7
2. Vai trò của hoạt động điện ảnh trong bối cảnh hiện nay.................... 12
II. Đặc điểm của điện ảnh và hoạt động điện ảnh ........................................... 14
1. Đặc điểm của điện ảnh.......................................................................... 14
1.1. Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật tổng hợp ................................ 14
1.2. Điện ảnh gắn liền với phương thức sản xuất công nghiệp................ 16
2. Đặc điểm của hoạt động điện ảnh ........................................................ 18
2.1. Hoạt động điện ảnh là một hoạt động công ích................................ 18
2.2. Hoạt động điện ảnh không mang tính kinh doanh đơn thuần ........... 19
CHƯƠNG II : CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
ĐIỆN ẢNH......................................................................................................... 22
I. Về sản xuất phim....................................................................................... 22
1. Chủ thể sản xuất phim.......................................................................... 22
2. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim ....................................... 25
2.1. Quyền của cơ sở sản xuất phim ....................................................... 25
2.2. Nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim ................................................... 31
II. Về phổ biến phim....................................................................................... 34
1. Chủ thể phổ biến phim............................................................................ 35
1.1. Chủ thể phát hành phim................................................................. 35
1.2. Chủ thể chiếu phim ........................................................................ 37
2. Đối tượng của hoạt động phổ biến phim.............................................. 39
3. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở phổ biến phim....................................... 40
3.1. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở phát hành........................................... 40
3.2. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở chiếu phim......................................... 43
III. Về xuất nhập khẩu phim........................................................................ 45
1. Chủ thể xuất nhập khẩu phim ............................................................. 45
1.1. Chủ thể xuất khẩu phim................................................................... 45
1.2. Chủ thể nhập khẩu phim.................................................................. 46
2. Đối tượng của hoạt động xuất nhập khẩu phim.................................. 47
2.1. Đối tượng của hoạt động xuất khẩu................................................. 47
2.2. Đối tượng của hoạt động nhập khẩu................................................ 48
3. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở xuất nhập khẩu phim ........................... 49
3.1. Quyền của cơ sở xuất nhập khẩu phim............................................. 49
3.2. Nghĩa vụ của cơ sở xuất nhập khẩu phim......................................... 50
CHƯƠNG III: MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN
THIỆN............................................................................................................... 52
I. Về những quy định chung......................................................................... 52
1. Về một số khái niệm ............................................................................. 52
1.1. Khái niệm “Phim”........................................................................... 52
1.2. Khái niệm “Tác phẩm điện ảnh”..................................................... 54
2. Về tính chất của hoạt động điện ảnh.................................................... 55
3. Về mối quan hệ giữa các cơ sở điện ảnh ................................................. 56
3.1. Mối quan hệ giữa các cơ sở điện ảnh với nhau.............................. 56
3.2. Mối quan hệ giữa các cơ sở điện ảnh với Đài truyền hình ............ 58
II. Về những quy định cụ thể........................................................................... 59
1. Về điều kiện thành lập của cơ sở điện ảnh .............................................. 59
1.1. Điều kiện thành lập cơ sở phổ biến phim và xuất khẩu phim............ 59
1.2. Điều kiện của cơ sở nhập khẩu khi đăng ký nhập khẩu phim ........... 60
2. Về một số thủ tục .................................................................................. 61
2.1. Thủ tục trình duyệt kịch bản phim.................................................... 61
2.2. Về thủ tục xuất khẩu phim................................................................ 62
3. Về hợp tác làm phim với nước ngoài ................................................... 63
4. Về một số chính sách .............................................................................. 64
4.1. Chính sách tài trợ ........................................................................... 64
4.2. Chính sách đầu tư............................................................................ 65
4.3. Chính sách đào tạo ........................................................................ 66
4.4. Chính sách tiền lương .................................................................... 67
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 71
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
9
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT
VỀ ĐIỆN ẢNH VÀ HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH
I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐIỆN
ẢNH
1. Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật điện ảnh Việt Nam
Chỉ sau một vài năm ngày điện ảnh thế giới chính thức được ra đời tại Pháp
ngày 28/12/1895, thông qua chính sách nô dịch trong lĩnh vực văn hóa tinh thần
của thực dân Pháp, điện ảnh đã sớm du nhập vào Việt Nam qua chiêu bài “khai
hóa văn minh” cho người bản xứ. Quá trình du nhập này diễn ra một cách ráo riết
trong thời kỳ Paul Doumer đảm nhiệm chức toàn quyền Đông Dương và có hiệu
quả cao trong việc thực hiện chủ trương của Chính phủ Pháp trong công cuộc khai
thác thuộc địa Việt Nam lần thứ nhất (1897 - 1913) mà chủ yếu là thông qua hoạt
động chiếu phim.
Trong những năm xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918),
hoạt động chiếu phim ở Việt Nam được nhà cầm quyền Pháp hướng vào nội dung
tuyên truyền về “mẫu quốc” văn minh hùng mạnh và truyền bá với thế giới về
hình ảnh Việt Nam thuộc địa
1
. Tính đến năm 1927, toàn Việt Nam có 33 rạp chiếu
bóng (theo Niên giám thống kê kinh tế Đông Dương). Hoạt động kinh doanh điện
ảnh dưới sự thao túng của thực dân Pháp ngày càng phát triển2
chứng tỏ thủ đoạn
của chúng trong việc dùng phim ảnh phục vụ cho chính sách ngu dân, nhằm củng
cố và mở rộng cho ý niệm của người dân bản xứ về bảo hộ, hỗ trợ cho việc áp đặt
từng bước chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam và Đông Dương. Sau này, một số người
Việt Nam cũng quan tâm đến lĩnh vực chiếu bóng3
nhưng dưới ách thống trị của
thực dân Pháp, các hoạt động điện ảnh của người Việt đều không thể tồn tại lâu
dài.
1
Về những bộ phim thời sự, tài liệu người Pháp làm về đề tài Việt Nam theo cách nhìn của bọn thực dân
đối với dân ta thời đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét khái quát: “Hồi đó chỉ có chiếu bóng câm, bọn
thực dân Pháp dùng chiếu bóng để bôi nhọ dân tộc ta. Thí dụ như trong hội chợ Marseille, ngoài những
tranh vẽ kể công khanh Việt Nam lúc nhúc quỳ lạy trước vua bù nhìn cùng chó ngao, toàn quyền, khâm sứ,
ngoài những công nhân trần trụi kéo xe thuê còn có chiếu bóng mà trong phim có những bà già ăn trầu
răng đen, những người nông dân gầy gò rách rưới, những người đóng khố đang trèo dừa... Chúng gọi đó là
hình ảnh An Nam” - Lời kể của Hồ Chủ tịch trong Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ 3 (Trích hồi ức của
Ông Phan Trọng Quang - Thế giới điện ảnh số 3/2003)
2
Đến năm 1939, số lượng rạp chiếu bóng của thực dân Pháp ở Việt Nam đã lên đến khoảng 70 rạp, gấp 07
lần số lượng rạp ở Campuchia, gấp 10 lần số lượng rạp ở Lào. (Xem Điện ảnh qua những chặng đường -
BÙI PHÚ - NXB Văn hóa, Hà Nội 1981, tr.134)
3
Người Việt Nam đầu tiên tự mình đứng ra tổ chức việc sản xuất phim và trực tiếp viết lấy kịch bản, quay
phim, dựng phim và được mời đi làm phim ở nước ngoài là ông Nguyễn Lan Hương (từ năm 1924).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
10
Những năm 30 của thế kỷ XX, diễn ra những sự kiện lịch sử quan trọng tạo
thời cơ thuận lợi cho Cách mạng Việt Nam, nhiều báo và tạp chí quốc ngữ, sân
khấu lần lượt ra đời và phát triển nhanh. Theo đó, điện ảnh cũng được hình thành
và phát triển mà khởi đầu là sự ra đời của Hội An Nam nghệ sĩ đoàn tại Hà Nội vào
năm 1936. Hội được thành lập và nhanh chóng đi vào hoạt động với sản phẩm đầu
tiên của Việt Nam hợp tác với nước ngoài là bộ phim “Cánh đồng ma” - hợp tác
với Công ty Điện ảnh Nam Trung Hoa cuối tháng 11/1937. Tiếp theo sự ra đời của
An Nam nghệ sĩ đoàn, các hãng phim khác cũng lần lượt xuất hiện như Hãng phim
Á Châu (ra đời tại Phú Lâm - Sài Gòn năm 1937, chủ sở hữu là Nguyễn Văn
Đinh), Hãng Việt Nam phim (ra đời năm 1937, chủ sở hữu là Nguyễn Tấn Giàu).
Nhìn chung, những phim của các hãng phim người Việt trong giai đoạn này đều
mang tính nghiệp dư và không có điều kiện phát huy.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai xảy ra (1939 - 1945), điện ảnh Việt Nam
không có điều kiện tiếp tục phát triển.
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, bội ước Hiệp định sơ bộ 6/3/1945 và
Thỏa ước 19/4/1945, thực dân Pháp tìm mọi cách thực hiện dã tâm xâm chiếm
nước ta một lần nữa. Trước tình hình đó, ngày 17 và 18/12/1946, Hội nghị mở
rộng bất thường Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Vạn Phúc (Hà Đông)
quyết định cả nước kháng chiến. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “...Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm,
không có gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân
Pháp cứu nước...”. Xuất phát từ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ,
Bộ Tư lệnh Khu 8 đã thấy được điện ảnh là một vũ khí sắc bén có thể góp sức đắc
lực cùng toàn dân trong sự nghiệp chống ngoại xâm. Ngày 15/10/1947, từ những
mầm mống ban đầu ở trong nước, Bộ Tư lệnh Khu 8 ra quyết định Tổ Nhiếp ảnh
phát triển thêm bộ môn điện ảnh lấy tên là “Tổ Nhiếp - Điện ảnh” trực thuộc Ban
Tuyên truyền Phòng Chính trị Khu 8. Đây là cột mốc pháp lý đầu tiên cho điện ảnh
Cách mạng trong cả nước.
Tổ Nhiếp - Điện ảnh Khu 8 ra đời cùng với hoạt động của nó đã thúc đẩy
cho sự ra đời của điện ảnh Khu 9 (với tên gọi “Tổ Ciné K9” tháng 4/1949) và điện
ảnh Khu 7 (tháng 11/1949). Tháng 10/1951, điện ảnh ba khu nhập làm một với tên
gọi Điện ảnh Nam Bộ.
Lúc này, tại Việt Bắc, nơi cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến cả nước,
là nơi Trung ương Đảng và Chính phủ đóng, việc làm phim cũng vượt qua bao khó
khăn để đạt được những thành quả quý báu như những thước phim về Hồ Chủ tịch
tại chiến khu Việt Bắc hay bộ phim tài liệu Chiến thắng Tây Bắc (1952) và một số
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
11
phim tư liệu khác cũng đã được trao tặng giải Bông sen Vàng tại Liên hoan phim
Việt Nam lần 2 năm 1973.
Trong những năm đầu mới thành lập cơ sở điện ảnh Cách mạng, điện ảnh
đã góp p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 63629 kilobooks.com.doc
- 63629 kilobooks.com.pdf