Đề tài Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON

Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO sau 8 năm đàm phán. Để chuẩn bị tham gia và chấp nhận những luật lệ chung cho hầu hết các nước trên thế giới, luật pháp Việt Nam đã có những thay đổi căn bản nhằm làm thu hẹp khoảng cách giữa luật Việt Nam và luật quốc tế, tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các bên tham gia vào hoạt động thương mại tại Việt Nam. Đáp ứng các yêu cầu đó, năm 2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nhiều đạo luật mới trong đó có bao gồm Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 thay thế cho Bộ luật dân sự và Luật thương mại cũ đồng thời chấm dứt hiệu lực của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Đây là một thay đổi lớn đối với toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng nói riêng. Hợp đồng mua bán hàng hóa là quan hệ trao đổi hợp pháp mà hầu hết các cá nhân tổ chức kinh doanh đều phải thực hiện trong quá trình tồn tại và phát triển. Việc kí kết, thực hiện hợp đồng phải tuân theo đúng các quy định của pháp luật mới có thể giúp gắn chặt mối quan hệ hợp tác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đồng thời góp phần tăng cường hiệu quả quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế. Với sự ra đời của các đạo luật nêu trên, quy định về pháp luật hợp đồng hiện nay đã khá đầy đủ và có hệ thống. Tuy nhiên việc áp dụng các chính sách mới trong việc kí kết và thực hiện hợp đồng vẫn đang có nhiều vấn đề cần bàn luận. Bài viết “Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON” dưới đây trình bày một cách khái quát về tình hình áp dụng pháp luật trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa ở Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON. Bài viết này bao gồm ba phần chính: Chương I: Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa Chương II: Thực tiễn áp dụng chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON

doc74 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2491 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO sau 8 năm đàm phán. Để chuẩn bị tham gia và chấp nhận những luật lệ chung cho hầu hết các nước trên thế giới, luật pháp Việt Nam đã có những thay đổi căn bản nhằm làm thu hẹp khoảng cách giữa luật Việt Nam và luật quốc tế, tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các bên tham gia vào hoạt động thương mại tại Việt Nam. Đáp ứng các yêu cầu đó, năm 2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nhiều đạo luật mới trong đó có bao gồm Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 thay thế cho Bộ luật dân sự và Luật thương mại cũ đồng thời chấm dứt hiệu lực của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Đây là một thay đổi lớn đối với toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng nói riêng. Hợp đồng mua bán hàng hóa là quan hệ trao đổi hợp pháp mà hầu hết các cá nhân tổ chức kinh doanh đều phải thực hiện trong quá trình tồn tại và phát triển. Việc kí kết, thực hiện hợp đồng phải tuân theo đúng các quy định của pháp luật mới có thể giúp gắn chặt mối quan hệ hợp tác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đồng thời góp phần tăng cường hiệu quả quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế. Với sự ra đời của các đạo luật nêu trên, quy định về pháp luật hợp đồng hiện nay đã khá đầy đủ và có hệ thống. Tuy nhiên việc áp dụng các chính sách mới trong việc kí kết và thực hiện hợp đồng vẫn đang có nhiều vấn đề cần bàn luận. Bài viết “Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON” dưới đây trình bày một cách khái quát về tình hình áp dụng pháp luật trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa ở Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON. Bài viết này bao gồm ba phần chính: Chương I: Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa Chương II: Thực tiễn áp dụng chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON CHƯƠNG I: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA I. Khái quát chung về hợp đồng 1. Khái niệm Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. (Điều 388 Bộ luật dân sự 2005). Để quan hệ hợp đồng được xác lập một cách có hiệu lực, cần tồn tại các điều kiện sau: - Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; - Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; - Các bên tham gia ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện. - Trong trường hợp pháp luật có quy định về hình thức giao dịch thì phải tuân theo đúng hình thức đã quy định đó. (Điều 122 Bộ luật dân sự 2005) 2. Nội dung của hợp đồng Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận. Các điều khoản đó xác định những quyền và nghĩa cụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng. Điều 402 Bộ luật dân sự quy định: “Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây: Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm; Số lượng, chất lượng; Giá, phương thức thanh toán; Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Phạt vi phạm hợp đồng; Các nội dung khác.” Trong tất cả các điều khoản nói trên, có những điều khoản mà ở hợp đồng này các bên không cần thỏa thuận nhưung ở một hợp đồng khác, các bên lại buộc phải thỏa thuận thì hợp đồng mới được coi là giao kết. Mặt khác, ngoài những nội dung cụ thể này, các bên còn có thể thỏa thuận để xác định với nhau thêm một số nội dung khác. Vì vậy, có thể phân chia các điều khoản trong nội dung của hợp đồng thành ba loại: 2.1. Điều khoản cơ bản Các điều khoản cơ bản xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng. Đó là những điều khoản không thể thiếu được đối với từng loại hợp đồng. Nếu không thỏa thuận được những điều khoản đó, thì hợp đồng không thể giao kết được. Điều khoản cơ bản có thể do tính chất của từng hợp đồng quyết định hoặc do pháp luật quy định. Tùy theo từng loại hợp đồng mà điều khoản cơ bản có thể là đối tượng, giá cả, địa điểm… có những điều khoản đương nhiên là điều khoản cơ bản, vì không thỏa thuận tới nó sẽ không thể hình thành hợp đồng. Chẳng hạn, điều khoản về đối tượng luôn là điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán tài sản. Ngoài ra, có những điều khoản mà vốn dĩ không phải là điều khoản cơ bản nhưng các bên thấy cần phải thỏa thuận được điều khoản đó mới giao kết hợp đồng thì những điều khoản này cũng là điều khoản cơ bản của hợp đồng sẽ giao kết. 2.2. Điều khoản thông thường Là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thỏa thuận những điều khoản này, thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thỏa thuận và được thực hiện như pháp luật đã định. Khác với điều khoản cơ bản, các điều khoản thông thường không làm ảnh hưởng tới quá trình giao kết hợp đồng, các bên có thể không cần thỏa thuận và không cần ghi vào văn bản hợp đồng những điều khoản mà pháp luật đã quy định nhưng các bên vẫn phải thực hiện các điều khoản đó. Vì vậy, nếu có tranh chấp về những nội dung này, thì quy định của pháp luật sẽ là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Ví dụ: Địa điểm giao tài sản là động sản (đối tượng của hợp đồng mua bán) là tại nơi cư trú của người mua (nếu trong hợp đồng, các bên không thỏa thuận về địa điểm giao tài sản). 2.3. Điều khoản tùy nghi Ngoài những điều khoản phải thỏa thuận vì tính chất của hợp đồng và những điều khoản mà pháp luật đã quy định trước, khi giao kết hợp đồng các bên còn có thể thỏa thuận để xác định thêm một số tài khoản khác nhằm làm cho nội dung của hợp đồng được cụ thể hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Các điều khoản này được gọi là điều khoản tùy nghi. Điều khoản tùy nghi là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý lựa chọn và thỏa thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên. Thông qua điều khoản tùy nghi, bên có nghĩa vụ được phép lựa chọn một trong những cách thức nhất định để thực hiện hợp đồng, sao cho thuận lợi mà vẫn bảo đảm được quyền yêu cầu của bên kia. Như vậy, một điều khoản trong nội dung của hợp đồng có thể là điều khoản cơ bản, có thể là điều khoản thông thường nhưng cũng có thể là điều khoản tùy nghi. Chẳng hạn, địa điểm giao vật trong hợp đồng mua bán tài sản sẽ là điều khoản cơ bản, nếu lúc giao kết, các bên đã thỏa thuận cụ thể về nơi giao vật. Ngược lại, nó là điều khoản thông thường nếu các bên không thỏa thuận mà mặc nhiên thừa nhận và thực hiện theo quy định của pháp luật. Mặt khác, địa điểm trong hợp đồng mua bán sẽ là điều khoản tùy nghi nếu các bên đã thỏa thuận cho phép bên có nghĩa vụ được lựa chọn một trong nhiều nơi để thực hiện nghĩa vụ giao vật. Dựa vào tính chất của các điều khoản tùy nghi, người ta còn có thể phân chúng thành hai loại khác nhau: tùy nghi ngoài pháp luật và tùy nghi khác pháp luật. II. Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa 1. Khái niệm Hàng hóa theo nghĩa rộng được hiểu là sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đích trao đổi để thỏa mãn những nhu cầu mang tính xã hội. Nhu cầu của con người phong phú và biến thiên liên tục vì vậy hàng hóa cũng luôn phát triển phong phú và đa dạng. Dựa vào đặc trưng từng loại mà hàng hóa được phân thành bất động sản (bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai) và động sản (là những tài sản không phải là bất động sản) hay phân thành tài sản hữu hình và tài sản vô hình(quyền tài sản). Hàng hóa có thể là vật, là lao động của con người, là các quyền tài sản mang tính vô hình. Luật thương mại 2005 quy định, hàng hóa bao gồm: a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; b) Những vật gắn liền với đất đai. Khái niệm này đã được mở rộng so với quy định trong Luật thương mại 1997, và đã bao gồm hầu hết các đối tượng thực tế được mua bán trên thị trường. Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận(Khoản 8 điều 3 Luật Thương mại 2005). Pháp luật hợp đồng, đặc biệt là pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa là bộ phận quan trọng của pháp luật thương mại ở bất kỳ quốc gia nào. Trước khi có Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 ra đời, pháp luật về hợp đồng của Việt Nam nằm rải rác trong rất nhiều văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao thấp khác nhau, thiếu tính hệ thống. Năm 2005 với sự ra đời của Bộ luật dân sự, Luật thương mại cùng một số văn bản pháp luật quan trọng khác đã tạo được sự thống nhất trong pháp luật hợp đồng, giải quyết các vấn đề chồng chéo giữa các văn bản pháp luật, cụ thể là: Các hoạt động có tính chất thương mại, nếu được quy định tại một luật riêng thì sẽ được điều chỉnh bởi luật đó; Các hoạt động không được quy định trong luật riêng khác thì sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự. (Điều 4 Luật thương mại 2005) Để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực, người tham gia giao kết hợp đồng phải là đại diện hợp pháp của các bên liên quan. Đại diện hợp pháp có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (bằng văn bản), được quy định chi tiết trong Bộ luật dân sự 2005, điều 139 - 148 và trong các văn bản liên quan đến từng loại chủ thể kinh doanh. Luật thương mại 1997 quy định chủ thể của quan hệ mua bán hàng hóa phải là thương nhân hoặc có một bên là thương nhân. Điều luật này đã được bỏ vì nó trái với khái niệm hoạt động thương mại và mua bán hàng hóa của Luật thương mại 2005. 2. Ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa 2.1. Nguyên tắc ký kết hợp đồng Khi xác lập một quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên tham gia phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. (Điều 389 Bộ luật dân sự 2005, điều 10, điều 11 Luật thương mại 2005) Thứ nhất là nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại. Trong quá trình xác lập quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên tham gia đều bình đẳng, không được lấy bất cứ một lý do nào về sự khác biệt để đối xử không bình đẳng. Các chủ thể bình đẳng về năng lực pháp luật, bình đẳng giữa các hình thức sở hữu. Sự bình đẳng được thể hiện ở các điểm: - Bình đẳng trong việc tham gia vào quan hệ hợp đồng không phụ thuộc vào giới tính và các địa vị xã hội khác; - Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi hợp đồng được xác lập. Các bên phải thực hiện nghĩa vụ đối với những người có quyền; - Bình đẳng về trách nhiệm dân sự nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ đều phải chịu trách nhiệm tài sản đối với bên có quyền. Thứ hai là nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận: Các bên tham gia có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại; các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Mọi cam kết, thỏa thuận không có sự tự nguyện của các bên có thể bị coi là vô hiệu. 2.2. Hình thức hợp đồng Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Việc lựa chọn hình thức giao kết hợp đồng là do các bên giao kết hợp đồng tự lựa chọn trừ trường hợp đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó (Điều 24 Luật thương mại 2005). 2.3. Thủ tục ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa 2.3.1. Đề nghị giao kết hợp đồng: * Khái niệm: Ðề nghị giao kết hợp đồng là sự bày tỏ ý chí của một người về việc mong muốn giao kết hợp đồng với một người khác trên một đối tượng và trong những điều kiện đã được người đề nghị xác định rõ. Ðề nghị được gửi đến một người đối tác xác định cụ thể.     * Hình thức đề nghị: Luật Việt Nam hiện hành không có quy định riêng về hình thức đề nghị. Vậy, việc đề nghị tuân thủ các quy định chung về hình thức giao dịch: đề nghị có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Ngay cả trong trường hợp hợp đồng phải được giao kết theo một hình thức nhất định, thì đề nghị giao kết cũng có thể được ghi nhận dưới hình thức khác  * Tính chất của đề nghị giao kết hợp đồng: Ðề nghị giao kết hợp đồng sẽ trở thành hợp đồng một khi người được đề nghị chấp nhận giao kết theo các điều kiện được đưa ra trong đề nghị đó. Bởi vậy:  - Ðề nghị giao kết hợp đồng phải chắc chắn, nghĩa là phải thể hiện ý chí dứt khoát của người đề nghị: hợp đồng sẽ phải được người đề nghị giao kết nếu lời đề nghị được chấp nhận. Không có tính chất này, thì cái gọi là đề nghị giao kết hợp đồng thực ra chỉ là một lời mời thương lượng - Ðề nghị giao kết hợp đồng phải rõ ràng và đầy đủ, nghĩa là phải ghi nhận tất cả các nội dung chủ yếu của hợp đồng để hợp đồng có thể được giao kết chỉ trên cơ sở tuyên bố chấp nhận giao kết của người được đề nghị.   * Hiệu lực của đề nghị giao kết trong thời gian chưa có sự chấp nhận đề nghị: Chừng nào đề nghị giao kết hợp đồng chưa được chấp nhận, thì hợp đồng chưa được giao kết. Tuy nhiên, theo Bộ luật dân sự 2005 - Ðiều 390, khi một bên đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng và thời hạn trả lời, thì không được mời người thứ ba giao kết trong thời hạn chờ trả lời và phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình. Trường hợp người được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị, thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới (Bộ luật dân sự 2005 Ðiều 395). Ðiều đó có nghĩa rằng đề nghị được đưa ra trước không còn hiệu lực.   2.3.2. Chấp nhận đề nghị * Khái niệm: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.      * Sự im lặng: Sự im lặng cũng được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp thuận (Bộ luật dân sự 2005 Ðiều 404 khoản 2). Cần lưu ý câu chữ của luật: nếu có thỏa thuận.... Một người gửi một đề nghị cho người khác và ghi rõ trong đề nghị rằng nếu người nhận đề nghị im lặng, thì hết thời hạn trả lời, người này coi như chấp nhận giao kết hợp đồng. Ðiều kiện đó hoàn toàn vô nghĩa nếu người nhận được đề nghị, trong thời hạn trả lời, không xác nhận với người đề nghị về việc chấp nhận điều kiện. Một người nhận được một đề nghị có ghi rõ thời hạn trả lời và báo cho người đề nghị biết rằng nếu hết thời hạn đó mà người nhận đề nghị vẫn im lặng, thì coi như người này chấp nhận đề nghị: trong trường hợp này, sự im lặng trở thành hình thức diễn đạt sự chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, theo sự thỏa thuận giữa hai bên liên quan.   * Hệ quả của việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: Việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, cũng như việc đề nghị, không ràng buộc người bày tỏ ý chí chừng nào ý chí được bày tỏ chưa được thông tin cho người đối tác: người chấp nhận đề nghị có quyền rút lại lời chấp nhận trong trường hợp người đề nghị chưa nhận được lời chấp nhận. Nhưng, khác với đề nghị, chấp nhận đề nghị, một khi đã được người đề nghị tiếp nhận, sẽ không thể được rút lại hay thay đổi theo ý chí đơn phương của người chấp nhận đề nghị, trừ trường hợp chấp nhận đề nghị được gửi trễ hạn và trở thành một đề nghị mới (Ðiều 397 khoản 1). Sự chấp nhận đề nghị, được thông tin cho người đề nghị trong thời hạn trả lời có tác dụng thiết lập sự ưng thuận của các bên về việc xác lập hợp đồng.       2.4. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa Luật thương mại 1997 quy định “Hợp đồng mua bán hàng hoá phải có các nội dung chủ yếu sau đây: - Tên hàng; - Số lượng; - Quy cách, chất lượng; - Giá cả; - Phương thức thanh toán; - Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng. Ngoài các nội dung chủ yếu quy định tại Điều này, các bên có thể thoả thuận các nội dung khác trong hợp đồng.” Luật thương mại 2005 đã bỏ quy định này do không cần thiết phải bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung nhất định. Hơn nữa, quy định này có thể gây ra nhiều hợp đồng vô hiệu ngoài mong muốn của các bên. Điều này cũng cho thấy Luật thương mại 2005 đã thực hiện nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại. Quyền tự do giao kết và thỏa thuận hợp đồng được pháp luật Việt Nam ghi nhận tại điều 57 Hiến pháp 1992, điều 4, điều 388 Bộ luật dân sự 2005. Như vậy, không những được tự do lựa chọn bạn hàng, các chủ thể kinh doanh còn được tự do thỏa thuận những nội dung trong hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật, được thỏa thuận tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa, quy mô của quan hệ mua bán cũng như các điều kiện khác mà các bên thỏa thuận chi tiết những quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng cụ thể. Các quy định của pháp luật thương mại liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ có chức năng xác định những chuẩn mực chung nhất trong quan hệ giữa người mua, người bán và các bên liên quan, dựa vào đó các bên cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp không có thỏa thuận, cơ quan tài phán có thể dựa vào đó mà xác định quyền và nghĩa vụ cho các bên. Tuy vậy, để Hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực thì mục đích và nội dung các thỏa thuận trong Hợp đồng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Ví dụ: hàng hóa mà các bên mua bán không phải là hàng cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh hiện nay được quy định trong Nghị định 11/1999/NĐ-CP ngày 03/3/1999 của Chính phủ. III. Chế độ thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 1. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa Sau khi được giao kết hợp pháp, hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên (Điều 4 Bộ luật dân sự 2005). Hợp đồng khi đó trở thành “luật”, các bên phải tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận, nếu không tự nguyện thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật (Điều 7 Bộ luật dân sự 2005). Trong quá trình thực hiện Hợp đông mua bán hàng hóa, các bên phải tuân thủ những nguyên tắc sau: * Thực hiện hợp đồng một các trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, đảm bảo tin cậy lẫn nhau. Tham gia hợp đồng là tự nguyện ràng buộc vào các nghĩa vụ. Các nghĩa vụ càng phức tạp và mang tính tổng thể thì cách thỏa thuận càng chi tiết nhằm dự liệu việc điều chỉnh các tình huống có thể xảy ra. Song dù có thỏa thuận chi tiết đến đâu, vào thời điểm ký kết, người soạn thảo hợp đồng cũng không thể lường trước được tất cả những tình huống có thể xảy ra, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng sau này. Do vậy, để việc thực hiện hợp đồng diễn ra phù hợp với lợi ích của các bên đối tác, các bên cần có nghĩa vụ thông báo cho nhau những thông tin liên quan, hợp tác chặt chẽ, thương lượng, hòa giải tìm các biện pháp thỏa đáng đế giải quyết những vấn đề mới xuất hiện (ví dụ điều chỉnh lại thời điểm giao hàng, điều chỉnh lại giá, xử lý hàng kém phẩm chất…). * Thực hiện hợp đồng đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác. Hợp đồng sau khi được giao kết hợp pháp thì phải được thực hiện. Người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận tiền, người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thỏa thuận. Các nghĩa vụ này phải được thực hiện đúng và đầy đủ. * Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 412 Bộ luật dân sự 2005). Các bên không những có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận trong Hợp đồng mua bán hàng hóa, mà khi thực hiện các nghĩa vụ đó không
Luận văn liên quan