Đề tài Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp luật nước ngoài đến pháp luật Việt Nam

Kết hôn là sự kiện làm phát sinh một gia đình mà ở đó phản án sự chung sống của hai vợ chồng và con cái (nếu có). Như là một tất yếu của cuộc sống chung, vợ và chồng thực hiện những quan hệ về tài sản nhằm đáp ứng những nhu cầu tồn tại và phát triển của gia đình. Đây là những quan hệ xảy ra phổ biến trong xã hội và chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về hôn nhân và gia đình, trong một quy chế được gọi là «Chế độ tài sản của vợ chồng»[1]. Có một câu hỏi lớn đặt ra là : Chế độ tài sản của vợ chồng sẽ được xác lập theo luật pháp hay theo sự thỏa thuận của vợ và chồng? Một công trình nghiên cứu khoa học của Viện luât so sánh, trường Đại học tổng hợp Paris II, tiến hành năm 1974, với nhan đề «Chế độ tài sản của vợ chồng trong những pháp luật đương đại», đã đưa ra một câu trả lời khá đầy đủ trên phạm vi toàn cầu[2]. Thực tế, có hai trường phái luật pháp mang hai quan điểm khác nhau về vấn đề này. Phần lớn pháp luật của các nước trên thế giới thừa nhận quyền tự do thỏa thuận của vợ và chồng về chế độ tài sản, vì vậy, một mặt luật pháp dự liệu một chế độ tài sản của vợ chồng, mặt khác quy định những người kết hôn có quyền lập hôn ước (Contrat de mariage –tiếng pháp) ; Chế độ tài sản do pháp luật dự liệu chỉ có hiệu lực áp dụng trong trường hợp vợ chồng không có hôn ước hoặc hôn ước được lập ra nhưng vô hiệu do vi phạm những quy định của luật chung. Chỉ có một số nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, như Liên xô, Bulgari, Hungari, Roumani, Tiệp khắc, Trung quốc, Việt Nam và ngoài ra còn có Arhentina và một số bang của Méhicô duy trì duy nhất một chế độ tài sản pháp định đối với vợ chồng. Trong số những luật pháp xã hội chủ nghĩa thời kỳ này, luật của Cộng hòa dân chủ Đức có những quy định cho phép vợ chồng có thể thỏa thuận thay đổi chế độ hôn sản pháp định. Trước khi kết hôn, các bên không thể lập ra những thỏa thuận riêng về chế độ tài sản, nhưng trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thực hiện điều đó trong một giới hạn nhất định. Về nguyên tắc, hôn ước không thể phá vỡ toàn bộ chế độ hôn sản pháp định để thay vào đó một chế độ hôn sản ước định. Vợ chồng có thể thỏa thuận tăng hoặc giảm thành phần của cộng đồng tài sản pháp định, trừ những tài sản cần thiết phục vụ cho đời sống của gia đình, chẳng hạn như nhà ở của gia đình. Đối với chế độ tách riêng biệt tài sản, vợ chồng không được phép thỏa thuận xác lập bởi vì điều đó trái với tính chất cộng đồng của hôn nhân[3]. Như vậy, ở đây chúng ta có thể hình dung đến sự tồn tại của các chế độ hôn sản ước định theo hình thức cộng đồng. Một nghiên cứu gần đây nhất về về luật so sánh trong lĩnh vực chế độ tài sản của vợ chồng, cũng chỉ ra một sự giống nhau cơ bản của pháp luật ở nhiều nước về quyền tự do của lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng[4]. Như vậy, thực tiễn lập pháp ở các nhà nước trên thế giới đã chỉ ra cho chúng ta thấy có sự tồn tại của hai loại chế độ tài sản của vợ chồng. Đó là chế độ tài sản theo quy định của pháp luật (chế độ pháp định) và chế độ tài sản theo sự thỏa thuận của vợ chồng (chế độ ước định). Trong đó, chúng tôi nhận thấy rằng Bộ luật dân sự của Cộng hòa Pháp đã tổ chức một cách rất có hệ thống các chế độ tài sản của vợ chồng. Điều đó thể hiện qua việc thiết lập một hệ thống các quy định chung nhằm bảo vệ cuộc sống gia đình – được gọi là chế độ cơ sở, theo đó, các chế độ tài sản của vợ chồng, nhất là những chế độ tài sản ước định phải triệt để tuân theo. Những thỏa thuận của vợ chồng trái với những quy định chung này sẽ bị tuyên bố vô hiệu. Vì vậy, chúng tôi muốn sử dụng luật của Cộng hoà Pháp để phân tích những vấn đề cơ bản của chế độ tài sản theo sự thỏa thuận của vợ chồng, làm cơ sở cho những tiếp cận tiếp theo trong bối cảnh của pháp luật Việt Nam.

doc10 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2230 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp luật nước ngoài đến pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chế dộ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp luật nước ngoài đến pháp luật Việt Nam Thứ tư, 03 11 2010 15:27 1. Pháp luật về chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng 1.1. Tổng quan : Kết hôn là sự kiện làm phát sinh một gia đình mà ở đó phản án sự chung sống của hai vợ chồng và con cái (nếu có). Như là một tất yếu của cuộc sống chung, vợ và chồng thực hiện những quan hệ về tài sản nhằm đáp ứng những nhu cầu tồn tại và phát triển của gia đình. Đây là những quan hệ xảy ra phổ biến trong xã hội và chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về hôn nhân và gia đình, trong một quy chế được gọi là «Chế độ tài sản của vợ chồng»[1]. Có một câu hỏi lớn đặt ra là : Chế độ tài sản của vợ chồng sẽ được xác lập theo luật pháp hay theo sự thỏa thuận của vợ và chồng? Một công trình nghiên cứu khoa học của Viện luât so sánh, trường Đại học tổng hợp Paris II, tiến hành năm 1974, với nhan đề «Chế độ tài sản của vợ chồng trong những pháp luật đương đại», đã đưa ra một câu trả lời khá đầy đủ trên phạm vi toàn cầu[2]. Thực tế, có hai trường phái luật pháp mang hai quan điểm khác nhau về vấn đề này. Phần lớn pháp luật của các nước trên thế giới thừa nhận quyền tự do thỏa thuận của vợ và chồng về chế độ tài sản, vì vậy, một mặt luật pháp dự liệu một chế độ tài sản của vợ chồng, mặt khác quy định những người kết hôn có quyền lập hôn ước (Contrat de mariage –tiếng pháp) ; Chế độ tài sản do pháp luật dự liệu chỉ có hiệu lực áp dụng trong trường hợp vợ chồng không có hôn ước hoặc hôn ước được lập ra nhưng vô hiệu do vi phạm những quy định của luật chung. Chỉ có một số nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, như Liên xô, Bulgari, Hungari, Roumani, Tiệp khắc, Trung quốc, Việt Nam và ngoài ra còn có Arhentina và một số bang của Méhicô duy trì duy nhất một chế độ tài sản pháp định đối với vợ chồng. Trong số những luật pháp xã hội chủ nghĩa thời kỳ này, luật của Cộng hòa dân chủ Đức có những quy định cho phép vợ chồng có thể thỏa thuận thay đổi chế độ hôn sản pháp định. Trước khi kết hôn, các bên không thể lập ra những thỏa thuận riêng về chế độ tài sản, nhưng trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thực hiện điều đó trong một giới hạn nhất định. Về nguyên tắc, hôn ước không thể phá vỡ toàn bộ chế độ hôn sản pháp định để thay vào đó một chế độ hôn sản ước định. Vợ chồng có thể thỏa thuận tăng hoặc giảm thành phần của cộng đồng tài sản pháp định, trừ những tài sản cần thiết phục vụ cho đời sống của gia đình, chẳng hạn như nhà ở của gia đình. Đối với chế độ tách riêng biệt tài sản, vợ chồng không được phép thỏa thuận xác lập bởi vì điều đó trái với tính chất cộng đồng của hôn nhân[3]. Như vậy, ở đây chúng ta có thể hình dung đến sự tồn tại của các chế độ hôn sản ước định theo hình thức cộng đồng. Một nghiên cứu gần đây nhất về về luật so sánh trong lĩnh vực chế độ tài sản của vợ chồng, cũng chỉ ra một sự giống nhau cơ bản của pháp luật ở nhiều nước về quyền tự do của lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng[4]. Như vậy, thực tiễn lập pháp ở các nhà nước trên thế giới đã chỉ ra cho chúng ta thấy có sự tồn tại của hai loại chế độ tài sản của vợ chồng. Đó là chế độ tài sản theo quy định của pháp luật (chế độ pháp định) và chế độ tài sản theo sự thỏa thuận của vợ chồng (chế độ ước định). Trong đó, chúng tôi nhận thấy rằng Bộ luật dân sự của Cộng hòa Pháp đã tổ chức một cách rất có hệ thống các chế độ tài sản của vợ chồng. Điều đó thể hiện qua việc thiết lập một hệ thống các quy định chung nhằm bảo vệ cuộc sống gia đình – được gọi là chế độ cơ sở, theo đó, các chế độ tài sản của vợ chồng, nhất là những chế độ tài sản ước định phải triệt để tuân theo. Những thỏa thuận của vợ chồng trái với những quy định chung này sẽ bị tuyên bố vô hiệu. Vì vậy, chúng tôi muốn sử dụng luật của Cộng hoà Pháp để phân tích những vấn đề cơ bản của chế độ tài sản theo sự thỏa thuận của vợ chồng, làm cơ sở cho những tiếp cận tiếp theo trong bối cảnh của pháp luật Việt Nam. 1.2. Những vấn đề cơ bản trong pháp luật của Cộng hòa Pháp về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận (Les régimes matrimoniaux conventionnels) 1.2.1. Nguyên tắc tự do lựa chọn chế độ tài sản trong hôn nhân Nguyên tắc này bắt nguồn từ việc thực hiện nguyên tắc tự do ký kết hợp đồng đã được thừa nhận ở Pháp từ thế kỷ XVI, khi mà những quan hệ kinh tế, thương mại phát triển mạnh. Từ thời kỳ đó, luật pháp và tập quán đã thừa nhận những sự thỏa thuận của vợ chồng về chế độ tài sản phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của họ, như là một quyền tự do cá nhân. Bộ luật dân sự 1804 ra đời đã kế thừa tinh thần này và duy trì nguyên tắc không thay đổi những thỏa thuận của vợ chồng về chế độ hôn sản[5]. Đạo luật ngày 13 tháng 7 năm 1965 về cải cách chế độ tài sản của vợ chồng đã hủy bỏ nguyên tắc này vì cho rằng nó hạn chế quyền quyết định của vợ chồng về chế độ tài sản. Hiện nay, nguyên tắc vợ chồng có quyền tự do lựa chọn chế độ tài sản được khẳng định ngay trong quy định đầu tiên của phần những quy định chung của Bộ luật dân sự về các chế độ tài sản của vợ chồng. Điều 1387 quy định : « Luật pháp chỉ điều chỉnh quan hệ vợ chồng về tài sản khi không có thỏa thuận riêng, mà vợ chồng có thể làm vì cho rằng điều đó là cần thiết, miễn sao những thỏa thuận đó không trái với thuần phong mỹ tục và những quy định sau đây ». Thực tế, nhà lập pháp của Pháp đã đưa ra một hệ thống các chế độ tài sản của vợ chồng, bao gồm chế độ tài sản pháp định và các chế độ tài sản ước định. Dưới ảnh hưởng của nguyên tắc tự do lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng, chế độ tài sản pháp định không có hiệu lực áp dụng một cách đương nhiên, trái lại, nó chỉ là một chế độ tùy nghi (facultatif). Những người kết hôn hoàn toàn có quyền tự do thỏa thuận một chế độ tài sản cho riêng mình. Nếu họ không thiết lập những thỏa thuận về vấn đề này, chế độ tài sản pháp định sẽ đương nhiên được áp dụng. Mặt khác, nguyên tắc tự do thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng còn giữ hiệu lực ngay cả trong những trường hợp chế độ tài sản đã được xác định, bằng việc vợ chồng có quyền thỏa thuận thay đổi. Sự thay đổi này có thể được thực hiện trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân. Theo quy định của điều 1394 BLDS, những thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng phải được tiến hành với sự tham gia của công chứng viên, theo những thể thức nhất định. 1.2.2. Nội dung của hôn ước Chứng thư thể hiện sự thỏa thuận của người kết hôn hay của vợ chồng về chế độ tài sản của họ trong hôn nhân được gọi là « Contrat de mariage » (tạm dịch là hôn ước)[6]. Về bản chất, hôn ước chỉ chứa đựng những thỏa thuận của vợ chồng về các cách thức thực hiện các quan hệ tài sản tài của họ mà không đề cập đến các vấn để nhân thân của họ. Các quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ và chồng, vì có liên quan đến đạo đức, trật tự chung nên đã được pháp luật ấn định, vợ chồng không thể có những thỏa thuận khác. Hôn ước hợp pháp sẽ là cơ sở cho việc thực hiện, giải quyết những tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau và giữa vợ, chồng với người thứ ba. Nói cách khác, hôn ước có hiệu lực như pháp luật. a. Quyền tự do xác định nội dung của hôn ước Việc thừa nhận chế độ hôn sản ước định nhằm tạo điều kiện cho những vợ chồng có thể thực hiện một chế độ hôn sản phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của họ. Vì vậy, người kết hôn có quyền đưa vào trong hôn ước những điều khoản mà họ cho là cần thiết để điều chỉnh các quan hệ tài sản trong suốt thời kỳ hôn nhân. Hôn ước được lập thông qua sự can thiệp của công chứng viên, vì vậy, các bên sẽ nhận được những hỗ trợ pháp lý để thiết lập nên một văn bản thỏa thuận hoàn chỉnh về một chế độ tài sản. Thứ nhất, trong hôn ước, các bên kết hôn tuyên bố một chế độ hôn sản sẽ áp dụng đối với họ. Đây là mục đích cơ bản nhất của việc lập hôn ước. Thông thường, người kết hôn lựa chọn một trong những chế độ tài sản đã được đề xuất trong BLDS, điều đó sẽ dễ dàng hơn cho họ khi cần thiết kế nội dung của chế độ tài sản, bởi vì luật đã dự liệu trong đó những điều khoản cơ bản. Ngoài ra, vợ chồng cũng có quyền tuyên bố về việc áp dụng một chế độ tài sản khác, tuy nhiên điều này rất hiếm xảy ra. Thứ hai, trong chế độ tài sản đã lựa chọn, các bên có quyền tự do đưa ra những điều khoản quy định về các vấn đề cụ thể. Nếu đó là một trong những chế độ tài sản được dự liệu trong BLDS, họ có quyền thiết lập những điều khoản bổ sung cho những quy định của luật hoặc sửa đổi những quy định đó. Chẳng hạn, vợ chồng tương lai có thể liệt kê những tài sản mà mỗi bên có trước khi kết hôn ; tặng cho nhau tài sản ; thỏa thuận về việc quản lý tài sản chung, riêng ; về việc đóng góp tài sản vì nhu cầu chung của gia đình ; thỏa thuận về việc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản… b. Những giới hạn về nội dung của hôn ước Tuy nhiên, quyền tự do thỏa thuận trong hôn ước của vợ chồng không phải là không có giới hạn. Gia đình trong xã hội Pháp, cũng giống như ở nhiều nước khác, phản ánh tính chất cộng đồng, vì thế chế độ tài sản pháp định của vợ chồng ở Pháp, từ khi có Bộ luật Napoléon đều là các chế độ cộng đồng tài sản [7]. Luật hiện hành của Cộng hòa Pháp về các chế độ tài sản của vợ chồng không phải chỉ quan tâm đến lợi ích của các bên vợ, chồng, mà trái lại, luôn đề cao những trật tự của gia đình. Điều đó thể hiện thông qua việc nhà làm luật thiết lập hệ thống những quy định, theo đó, tất cả những thỏa thuận của vợ chồng về tài sản phải tuân theo. Trong các điều 1388 và 1389 của BLDS, nhà lập pháp đã quy định rằng : vợ chồng không thể thỏa thuận phá bỏ những quy định về các nghĩa vụ và quyền của họ (phát sinh từ việc kết hôn), về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con, về quản lý theo pháp luật, về giám hộ, cũng như về trật tự thừa kế. Về nguyên tắc, những điều khoản của hôn ước trái với những quy định này sẽ bị tuyên bố vô hiệu. Những thỏa thuận của vợ chồng về chế độ tài sản chịu sự điều chỉnh trực tiếp nhất bởi các quy định về nghĩa vụ và quyền của họ. Tại các điều từ 212 đến 226, BLDS đã quy định những nghĩa vụ và quyền riêng biệt của vợ và chồng với một tinh thần chung nhất là : vợ chồng cùng nhau đảm bảo điều hành gia đình về tinh thần và vật chất, chăm lo việc dạy dỗ con cái và chuẩn bị tương lai của chúng (điều 213). Đặc biệt, các điều từ 214 đến 226 tập hợp nên một chế định pháp lý mà học thuyết của Pháp gọi là chế độ cơ sở của các chế độ tài sản của vợ chồng (Le régime primaire hoặc Le statut de base). Đây là những quy định về các quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống gia đình. Đó là những vấn đề : đóng góp vào việc chi tiêu của gia đình ; bảo vệ chỗ ở của gia đình ; quyền tự chủ của mỗi bên vợ, chồng thực hiện các giao dịch vì nhu cầu của gia đình và trách nhiệm liên đới của bên kia, quyền tự chủ về nghề nghiệp, về việc sử dụng tài khoản (ngân hàng và chứng khoán) ; quyền một mình thực hiện giao dịch thông qua cơ chế đại diện hoặc cho phép của Tòa án…Theo quy định của điều 226, các quy định trên có hiệu lực áp dụng đối với tất cả các quan hệ vợ chồng, bất kể họ lựa chọn chế độ hôn sản nào. Trong bối cảnh thừa nhận nhiều chế độ tài sản của vợ chồng, chế độ cơ sở giữ vai trò chủ đạo, nhất là đối với các chế độ hôn sản ước định, nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất cho sự ổn định của cuộc sống gia đình. Do có tầm quan trọng như vậy, tất cả các nghiên cứu về các chế độ tài sản của vợ chồng theo luật của Pháp đều bắt đầu từ chế độ cơ sở này. Như vậy, sự tổ chức các chế độ tài sản của vợ chồng trong luật của Cộng hòa Pháp dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của vợ chồng nhưng không tách rời nghĩa vụ của họ đối với đời sống chung của gia đình. Điều đó tạo điều kiện cho vợ, chồng có thể thực hiện những quan hệ tài sản phù hợp với tình hình kinh tế của bản thân, mang lại lợi ích cho gia đình và cá nhân mỗi bên vợ chồng. Trong thực tế, mặc dù số lượng các cặp vợ chồng lập hôn ước chiếm tỉ lệ rất thấp (khoảng 20%), nhưng các chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng vẫn luôn tồn tại cùng với quan niệm về quyền tự do cá nhân và vì sự cần thiết của nó trong những trường hợp nhất định. 1.2.3. Những chế độ tài sản được dự liệu và những ưu, nhược điểm của nó a. Chế độ cộng đồng đối với động sản và những tạo sản Chế độ tài sản này xác định cộng đồng tài sản gồm những động sản mà mỗi bên có trước khi kết hôn và những tài sản mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, những động sản mà cần xác định là tài sản riêng do bản chất của nó theo quy định của điều 1404 BLDS và những tài sản mà vợ chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng (do ý chí rõ ràng của người tặng cho, người để lại tài sản thừa kế) vẫn thuộc tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng. Phần nợ của cộng đồng tài sản gồm phần nợ của mỗi bên vợ chồng có trước khi kết hôn (theo tỉ lệ động sản đã đưa vào trong phần có của cộng đồng tài sản) và những khoản nợ phát sinh trong thời kỳ hôn nhân (gồm cả những khoản nợ liên quan đến tài sản mà cộng đồng có được do vợ chồng được tặng cho hoặc được thừa kế). Việc thực hiện chế độ tài sản này khá phức tạp. Nếu vợ chồng không có những thỏa thuận khác, họ phải tuân theo những quy định về quản lý tài sản và thanh toán tài sản được dự liệu trong chế độ hôn sản pháp định. Vì thế, đây là một chế độ tài sản không được khuyên dùng (không phải chỉ riêng ở Pháp), bởi tính phức tạp của nó, trong khi sự thỏa thuận của vợ chồng về tài sản thường hướng tới một sự đơn giản. b. Chế độ cộng đồng toàn sản Chế độ cộng đồng toàn sản xác định tất cả các tài sản mà vợ chồng có trước và sau khi kết hôn đều thuộc sở hữu chung, trừ những tài sản riêng do bản chất của nó theo quy định của điều 1404 BLDS. Tuy nhiên, vợ chồng có thể thỏa thuận những tài sản này thuộc về cộng đồng tài sản. Phần nợ của cộng đồng tài sản bao gồm tất cả những khoản nợ phát sinh trước và sau khi kết hôn. Chế độ cộng đồng toàn sản có ưu điểm là tính đơn giản trong việc xác định tính chất của tài sản cũng như những khoản nợ và mang đậm tính cộng đồng trong gia đình. Thực tiễn đã phản ánh rằng, khi thay đổi chế độ tài sản, chế độ cộng đồng toàn sản đứng ở vị trí thứ hai trong số những chế độ được lựa chọn thường xuyên (sau chế độ tách riêng tài sản)[8]. Chế độ này cũng thường được lựa chọn bởi những vợ chồng cao tuổi, không có con và được kết hợp với một điều khoản về trao toàn bộ cộng đồng tài sản cho người vợ (chồng) còn sống. Tuy nhiên, cũng giống như chế độ cộng đồng động sản, nếu vợ chồng không dự liệu những quy định riêng về quản lý tài sản và thanh toán tài sản, họ sẽ phải tuân theo những quy định của chế độ hôn sản pháp định, và trong trường hợp đó, thậm chí, vợ chồng có ít hơn những sự chủ động cần thiết về tài sản, vì hầu như họ không có tài sản riêng. Vì thế, đây không phải là sự lựa chọn hợp lý cho những vợ chồng trẻ. c. Chế độ tài sản riêng biệt Khác với những hình thức của chế độ cộng đồng tài sản, chế độ tài sản riêng biệt xác định vợ chồng không có tài sản chung. Chỉ có sự tồn tài của hai khối tài sản riêng của mỗi bên. Tuy nhiên, đối với phần nợ, ngoài những khoản nợ riêng của mỗi bên vợ chồng, còn có những khoản nợ chung phát sinh từ cuộc sống chung của gia đình. Đây là chế độ tài sản mà sự vận hành của nó là đơn giản nhất. Mỗi bên vợ chồng tự do quản lý và định đoạt các tài sản, thu nhập sau khi thực hiện nghĩa vụ đóng góp đối với đời sống chung. Chế độ tài sản riêng biệt trao cho vợ, chồng khả năng tự chủ rất cao về tài sản, là một sự lựa chọn hợp lý nhất cho những cặp vợ chồng có nhiều tài sản riêng mà họ đều có khả năng quản lý hoặc những vợ chồng tiến hành các công việc sản xuất, kinh doanh mà họ cần tránh những rủi ro có thể xảy ra đối với gia đình do những thất bại của việc kinh doanh. Tuy nhiên, chế độ tách riêng tài sản cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Nó bị đánh giá là chế độ « ích kỷ » nhất, vì thực chất đó là cơ chế bảo toàn tài sản của cá nhân. Do vậy, chế độ này không nên được áp dụng trong những trường hợp mà chỉ có một bên vợ (chồng) tham gia vào các hoạt động kiếm lợi ích, còn bên kia chỉ làm việc ở nhà. Khi chấm dứt chế độ tài sản, người không trực tiếp tạo ra lợi tức sẽ chịu nhiều bất lợi, mặc dù đã được tính toán đền bù công sức đóng góp. d. Chế độ đóng góp các tạo sản Chế độ đóng góp các tạo sản còn có tên gọi là chế độ hỗn hợp. Trong thời kỳ hôn nhân, chế độ này được vận hành như chế độ tách riêng tài sản, nhưng khi giải thể chế độ tài sản, các tạo sản sẽ được giải quyết như chế độ cộng đồng, tức là mỗi bên sẽ được nhận một nửa giá trị của những tạo sản trong gia sản của người kia. Chế độ này vừa tích lũy được những ưu điểm của chế độ tách riêng tài sản vừa phần nào khắc phục được những nhược điểm « ích kỷ » của nó. Thực tế, chế độ đóng góp các tạo sản đang được đánh giá cao ở nhiều nước, mà bằng chứng là nó đã trở thành chế độ tài sản pháp định (ở Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Áo và Thụy Sĩ). Ở Pháp, chế độ tài sản này được các học thuyết ca ngợi là có nhiều ưu điểm nhưng lại ít được sử dụng trong thực tế[9]. Tóm lại, không có một chế độ tài sản nào được coi là hoàn thiện cho tất cả các quan hệ vợ chồng, mà chỉ có chế độ tài sản thích hợp với hoàn cảnh của cặp vợ chồng nào đó mà thôi. Trong những trường hợp thấy cần lập hôn ước, với sự trợ giúp của công chứng viên, các bên kết hôn sẽ phải cân nhắc để quyết định một chế độ tài sản áp dụng và đưa vào trong đó những điều khoản cần thiết để điều chỉnh các quan hệ tài sản trong thời kỳ hôn nhân. 2. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong pháp luật Việt Nam 2.1. Thời kỳ trước 1975 Trong thời kỳ pháp thuộc, luật pháp về dân sự ở Việt Nam mang đậm dấu ấn của Bộ luật dân sự Napoléon. Trong ba bộ dân luật được áp dụng ở ba miền bắc, trung, nam, Bộ dân luật bắc và Bộ dân luật trung đã ghi chép những nguyên tắc cơ bản của BLDS Pháp như : quyền tự do lập hôn ước và tính chất không thay đổi của chế độ hôn sản. Khác với BLDS Pháp, hai Bộ dân luật này chỉ dự liệu một chế độ chung để áp dụng cho những vợ chồng không lập hôn ước, mà không đề xuất những chế độ để vợ chồng có thể thỏa thuận lựa chọn[10]. Thực tế, những quy định này đã được thực hiện ở Việt Nam trong khoảng 20 năm. Trong giai đoạn đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc, pháp luật về vấn đề này ở hai miền thể hiện những nội dung trái chiều. Luật hôn nhân và gia đình (HN-GĐ) ngày 29 tháng 12 năm 1959 ở Miền bắc chỉ quy định về một hình thức của chế độ tài sản pháp định (chế độ cộng đồng toàn sản), và vì thế, không có một quy định nào về quyền lập hôn ước của vợ chồng. Trong khi đó, ở Miền nam, ba đạo luật đã được lần lượt ban hành để điều chỉnh các quan hệ dân sự, gia đình (Luật gia đình ngày 02 tháng 1 năm 1959, Luật 15/64 ngày 23 tháng 7 năm 1964 và Bộ dân luật ngày 20 tháng 12 năm 1972), đều thừa nhận quyền tự do lập hôn ước của vợ chồng và chế độ tài sản chung theo luật định chỉ được áp dụng khi vợ chồng không lập hôn ước. Chẳng hạn, Bộ dân luật năm 1972 quy định : « Vợ chồng có thể tự do lập hôn ước tùy ý muốn, miễn không trái với trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục » (Điều 145) và « Luật pháp chỉ quy định chế độ phu phụ tài sản khi vợ chồng không lập hôn ước » (Điều 144). 2.2. Thời kỳ đất nước thống nhất Luật HN-GĐ năm 1986 và Luật HN-GĐ năm 2000 đều chỉ tập trung quy định về một chế độ tài sản pháp định. Nhà lập pháp không dự liệu bất kỳ một điều khoản nào cho phép vợ chồng lập hôn ước, nhưng cũng không ấn định những quy định cấm. Trong bối cảnh đó, nhìn chung, giới luật gia và những người áp dụng pháp luật đều cho rằng chế độ hôn sản pháp định có hiệu lực áp dụng đối với tất cả các quan hệ hôn nhân hợp pháp, do vậy, mọi thỏa thuận của vợ chồng trái với các quy định của chế độ hôn sản pháp định cần bị tuyên bố là vô hiệu khi có tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra sự kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, Nghị định số 70 của Chính phủ ngày 03 tháng 10 năm 2001 quy định chi tiết thi hành Luật HN-GĐ năm 2000 đã đem đến một yếu tố mới, mà chúng ta thấy có khả năng xuất hiện một chế độ tài sản của vợ chồng khác với chế độ pháp định. Khoản 2 điều 8 quy định : « Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng,
Luận văn liên quan