Đề tài Chi phí đại diện: thực tiễn và giải pháp

1.1 Người chủ: Là chủ sở hữu các giá trị tài sản của doanh nghiệp, có quyền sử dụng và sở hữu tài sản. 1.2 Người đại diện: Là người điều hành doanh nghiệp mình theo hướng hiệu quả nhất nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu ban đầu của các chủ sở hữu. * Trong thực tế quản lý của doanh nghiệp có thể xảy ra 2 trường hợp: Người chủ là người quản lý và người chủ không là người quản lý .

pdf15 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2191 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chi phí đại diện: thực tiễn và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHI PHÍ ĐẠI DIỆN THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP Nhóm 1 1/ Trần Viết Lâm 2/ Nguyễn Chí Trung 3/ Nguyễn Tấn Trung 4/ Phạm Nguyên Anh 5/ Võ Thị Mỹ Hạnh 6/ Võ Nguyễn Huỳnh Nam 7/ Nguyễn Chí Thành 8/ Phan Kim Tuyến NỘI DUNG I. TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ ĐẠI DIỆN II. THỰC TIỂN VỀ CHI PHÍ ĐẠI DIỆN Ở MỘT SỐ CÔNG TY II. GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CHI PHÍ ĐẠI DIỆN I. Tổng quan về chi phí đại diện 1. Khái niệm về người chủ và người đại diện 1.1 Người chủ: Là chủ sở hữu các giá trị tài sản của doanh nghiệp, có quyền sử dụng và sở hữu tài sản. 1.2 Người đại diện: Là người điều hành doanh nghiệp mình theo hướng hiệu quả nhất nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu ban đầu của các chủ sở hữu. * Trong thực tế quản lý của doanh nghiệp có thể xảy ra 2 trường hợp: Người chủ là người quản lý và người chủ không là người quản lý. 2. Sự phân định quyền sở hữu và quyền quản lý + Thứ hai, cho phép doanh nghiệp thuê những nhà quản lý chuyên nghiệp. + Thứ nhất, các doanh nghiệp lớn thường có hàng trăm cổ đông, do vậy không có cách nào thỏa mãn việc tất cả các cổ đông cùng tham gia quản lý. + Thứ ba, cho phép chia nhỏ quyền sở hữu thành những phần vốn góp bằng nhau và từ đó sự chuyển nhượng quyền sở hữu không gây phiền phức đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1 Sự cần thiết phân định quyền sở hữu và quyền quản lý 2.2 Hậu quả của sự phân định giữa quyền sỡ hữu và quyền quản lý Sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý cũng nảy sinh những nguy cơ khiến cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không ở mức tối ưu, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư, đó là khi mục tiêu của người chủ sỡ hữu và người quản lý (hay người đại diện) không giống nhau. 3. Chi phí đại diện 3.1 Khái niệm và đo lường 3.1.1 Khái niệm Chi phí đại diện (agency cost): là loại chi phí phát sinh khi một tổ chức gặp phải vấn đề về sự thiếu đồng thuận giữa mục tiêu của người sở hữu và người quản lý và vấn đề thông tin bất cân xứng. Ngoài ra, cũng có thể nói chi phí đại diện là thiệt hại khi nhà quản lý không làm cố gắng tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Vậy chi phí đại diện xuất hiện khi: + Các nhà quản lý không cố gắng thực hiện nhiệm vụ tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. + Các cổ đông sẽ gánh chịu phí tổn để kiểm soát ban quản lý và do đó ảnh hưởng đến công việc của họ. Bất chấp việc giám sát và sự ràng buộc, lợi ích của người đại diện và cổ đông vẫn không chắc chắn hoàn toàn đồng nhất. Vì vậy, vẫn có thiệt hại do vấn đề người đại diện phát sinh từ những mâu thuẫn lợi ích. Những thiệt hại đó được gọi là mất mát phụ trội.  Chi phímất mát phụ trội (R)  Vậy chi phí đại diện sẽ bằng: (M) + (B) + (R) Tức: Tổng chi phí theo dõi, ràng buộc và mất mát phụ trội được gọi là chi phí đại diện vì chúng xuất phát từ các mối quan hệ giữa người đại diện và người quản lý. 3.1.2 Đo lường chi phí đại diện  Chi phí theo dõi bởi chủ sở hữu (M) Chi phí theo dõi bởi chủ sở hữu là những chi phí do người chủ trả để đo lường, giám sát và kiểm tra hoạt động của người đại diện. Có thể gồm các chi phí cho hoạt động kiểm tra giám sát, chi phí ký kết hợp đồng bồi hoàn và cuối cùng là chi phí sa thải đối với người đại diện.  Chi phí ràng buộc bởi người đại diện (B) Là những chi phí để đảm bảo rằng người quản lý không thực hiện một số hành động nhất định mà làm tổn hại đến người chủ sở hữu hoặc để chắc chắn rằng người chủ sở hữu sẽ được bồi thường nếu người quản lý hành động như vậy. 3.2 Nguyên nhân làm phát sinh chi phí đại diện 3.2.1 Mâu thuẫn về lợi ích  Mâu thuẫn giữa các cổ đông và người quản lý  Mâu thuẫn giữa các chủ nợ và các cổ đông  Mâu thuẫn giữa người quản lý và nhân viên  Mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông 3.2.2 Thông tin bất cân xứng  Khái niệm: Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có ít thông tin hơn bên đối tác hoặc có thông tin nhưng thông tin không chính xác. Điều này khiến cho bên có ít thông tin hơn có những quyết định không chính xác khi thực hiện giao dịch đồng thời bên có nhiều thông tin hơn cũng sẽ có nhiều hành vi gây bất lợi cho bên kia khi thực hiện nghĩa vụ giao dịch. Hai hành vi phổ biến nhất do thông tin bất cân xứng gây ra là lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức.  Ảnh hưởng của vấn đề thông tin bất cân xứng Chính sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý đã gây nên một vấn đề bất cân xứng thông tin giữa các nhà quản lý và chủ sở hữu doanh nghiệp. Các nhà quản lý lợi dụng thông tin bất cân xứng đã có những hành động tổn hại đến doanh nghiệp Thông tin bất cân xứng còn thể hiện ở chổ một doanh nghiệp thì có nhiều cấp quản lý, thông tin từ cấp trên truyền đạt đến cấp dưới nhiều khi không chính xác, do đó mục tiêu của quản lý cấp thấp không còn đúng với mục tiêu của quản lý cấp cao đề ra. 4. Các tác động của chi phí đại diện 4.1 Các tác động tích cực  Thứ nhất, sự tồn tại chi phí đại diện trong quản trị doanh nghiệp cho thấy một cách trực quan sự phát triển của doanh nghiệp ở mức độ quy mô cũng như sự chuyên nghiệp trong quản lý điều hành.  Thứ hai, chi phí đại diện là loại chi phí để duy trì một mối quan hệ đại diện hiệu quả và sự tồn tại của chi phí đại diện trong quản trị doanh nghiệp cho thấy một thị trường lao động hoạt động hiệu quả và chuyên nghiệp, trong đó có bộ phận lao động đặc biệt là các nhà quản lý mang tính chuyên nghiệp cao.  Thứ ba, nếu chi phí đại diện được quản lý tốt, thì chi phí đại diện cũng như các loại chi phí quản lý điều hành doanh nghiệp khác sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, sản xuất kinh doanh có lợi nhuận cao, đem lại lợi ích tối đa cho các cổ đông. 4.2 Các tác động tiêu cực  Tác động ngược chiều thứ nhất và rõ ràng nhất là làm gia tăng chi phí quản lý trong doanh nghiệp. Nếu những lợi ích đem lại từ hợp đồng đại diện không đủ để bù đắp chi phí đại diện thì xem như doanh nghiệp đã hoạt động không hiệu quả trong vấn đề đại diện.  Thứ hai, sự tồn tại của bộ phận kiểm tra, giám sát và đưa ra các ràng buộc đối với hoạt động của người đại diện khiến cho bộ máy hoạt động của doanh nghiệp thêm cồng kềnh, nhiều tầng nhiều lớp hơn, hạn chế sự sáng tạo và tính quyết đoán, những yếu tố rất cần thiết mang lại hiệu quả cho công việc của một người điều hành.  Thứ ba, là sự xuất hiện của tình trạng lạm dụng quyền lực quản lý của ban điều hành doanh nghiệp. Tính trách nhiệm của các giám đốc, tổng giám đốc điều hành là cực kỳ hạn chế và không được thực hiện kịp thời . NÊN GIẢI QUYẾT CHI PHÍ ĐẠI DIỆN NHƯ THẾ NÀO? II. Một số tình huống thực tế phát sinh chi phí đại diện trong thực tế
Luận văn liên quan