Đề tài Chi phí hoạt động tại đơn vị hành chính sự nghiệp

Thực tế cho thấy những năm qua nền giáo dục nước ta đã được phổ cập rộng rãi, toàn diện, rất sâu sắc, đã xóa bỏ được tình trạng mù chữ, thất học cho các em nhỏ. Nước ta đã trỏ thành một nước ngày càng phát triển về mọi mặt, nền giáo dục không ngừng được đổi mới và phát triển để có thể sánh vai với các nước trên thế giới. Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm rất lớn đến giáo dục, Nhà nước đã quản lý chặt chẽ, nghiêm khắc tới giáo dục để giúp cho giáo dục nước ta đạt được nhiều thành tích hơn nữa và ngày càng tạo ra “Những mầm non tương lai của đất nước”. Những năm gần đây hoạt động giáo dục của tỉnh Bắc Ninh đã có những thay đổi vượt bậc góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển của đất nước. Hệ thống giáo dục tác động trực tiếp tới đời sống, ý thức của mỗi người dân, giúp cho nhận thức ngày càng tiến bộ, được đổi mới hơn. Chính vì vậy Trường tiểu học Võ Cường số 2 – TP Bắc Ninh cũng góp một phần không nhỏ vào quá trình phát triển giáo dục chung của tỉnh nhà. Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn”. Nhà trường đã tạo cho tất cả các học sinh trong trường nói chung và bản thân em nói riêng được đi thực tập ở doanh nghiệp, đơn vị. Trong thời gian 2 tháng thực tập em muốn hiểu sâu thêm về thực tiễn của công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Vì đặc trưng cơ bản của các đơn vị HCSN là được trang trải các chi phí hoạt động và thực hiện nhiệm vụ được giao bằng nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước hoặc từ quỹ công theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. Điều đó đòi hỏi việc quản lý chi tiêu phải đúng mục đích, đúng dự toán đã phê duyệt. Vậy nên em về Trường tiểu học Võ Cường số 2 – Bắc Ninh để thực tập. Để áp dụng kiến thức em đã được học tại trường lớp. Vì vậy em chọn đề tài “Chi hoạt động của Trường tiểu học Võ Cường số 2” để làm đề tài và muốn hiểu thêm về thực tế ở Trường tiểu học Võ Cường số 2 – Bắc Ninh. Trong thời gian thực tập ở Trường tiểu học Võ Cường số 2 vừa qua, em đã được các thầy cô của trường tận tình giúp đỡ đặc biệt là bộ phận kế toán đã dành thời gian hướng dẫn em thực tế tìm hiểu và đi sâu hơn về các nghiệp vụ kế toán, phần nào giúp em hiểu được công tác kế toán tại đơn vị, nghiên cứu các nghiệp vụ kế toán phát sinh và ghi chép đầy đủ các tư liệu cần thiết để viết báo cáo chính vì những lý do trên cùng với những kiến thức đã tiếp thu ở trường và sự tham khảo của những người đi trước em đã quyết định chon đề tài kế toán: “Chi hoạt động tại đơn vị hành chính sự nghiệp”. Chuyên đề thực tập của em gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán chi hoạt động tại đơn vị hành chính sự nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tại Trường tiểu học Võ Cường số 2. Chương 3: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi hoạt động tại Trường tiểu học Võ Cường số 2.

doc56 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6389 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chi phí hoạt động tại đơn vị hành chính sự nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
–&— ĐỀ TÀI Chi phí hoạt động tại đơn vị hành chính sự nghiệp –&— ĐỀ TÀI - 1 - LỜI MỞ ĐẦU - 3 - CHƯƠNG 1 - 5 - 1.1. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG CHI HOẠT ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP - 5 - 1.1.1.Khái niệm chi hoạt động. - 5 - 1.2. NGUYÊN TẮC CÁC KHOẢN CHI HOẠT ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP. - 6 - 1.3. KHOẢN CHI HOẠT ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP. - 7 - 1.3.3. Phương pháp kế toán. - 9 - 1.3.4. Các hình thức kế toán. - 12 - 1.3.4.2. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. - 12 - 1.3.4.3. Hình thức kế toán nhật ký sổ cái. - 13 - CHƯƠNG 2 - 14 - 2.1. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ: - 14 - 2.1.1. Chức năng. - 14 - 2.1.2. Nhiệm vụ. - 14 - 2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA ĐƠN VỊ. - 14 - 2.2.1. Sơ lược về Trường tiểu học Võ Cường số 2. - 14 - 2.2.2. Nguồn kinh phí hoạt động. - 15 - 2.2.3. Tổ chức bộ máy của trường. - 15 - 2.2.4. Chức năng nhiệm vụ của trường. - 15 - 2.2.5. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy kế toán. - 16 - 2.2.6. Hình thức kế toán đơn vị áp dụng. - 17 - 2.3. THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI HOẠT ĐỘNG TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ CƯỜNG SỐ 2. - 19 - 2.3.1. Công tác lập dự toán năm. - 19 - 2.3.2. Công tác lập dự toán quý. - 19 - 2.3.3. Kế toán chi hoạt động tại Trường tiểu học Võ Cường số 2. - 22 - 2.3.3.1. Chứng từ kế toán sử dụng. - 22 - 2.3.3.2. Tài khoản kế toán sử dụng. - 22 - 2.3.3.3. Kế toán các khoản chi hoạt động. - 23 - 2.3.3.4. Ghi sổ kế toán. - 41 - 2.3.4. Công tác quyết toán. - 48 - 2.3.4.1. Căn cứ lập quyết toán quý: - 48 - 2.3.4.2. Cách lập quyết toán quý: - 48 - CHƯƠNG 3 - 49 - 3.1. Nhận xét. - 49 - 3.1.1. Ưu điểm. - 49 - 3.1.2. Nhược điểm. - 49 - 3.2. Kiến nghị. - 49 - 3.2.1. Đối với Nhà trường - 49 - 3.2.2. Đối với trường Tiểu học Võ Cường số 2. - 51 - - 52 - LỜI MỞ ĐẦU Thực tế cho thấy những năm qua nền giáo dục nước ta đã được phổ cập rộng rãi, toàn diện, rất sâu sắc, đã xóa bỏ được tình trạng mù chữ, thất học cho các em nhỏ. Nước ta đã trỏ thành một nước ngày càng phát triển về mọi mặt, nền giáo dục không ngừng được đổi mới và phát triển để có thể sánh vai với các nước trên thế giới. Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm rất lớn đến giáo dục, Nhà nước đã quản lý chặt chẽ, nghiêm khắc tới giáo dục để giúp cho giáo dục nước ta đạt được nhiều thành tích hơn nữa và ngày càng tạo ra “Những mầm non tương lai của đất nước”. Những năm gần đây hoạt động giáo dục của tỉnh Bắc Ninh đã có những thay đổi vượt bậc góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển của đất nước. Hệ thống giáo dục tác động trực tiếp tới đời sống, ý thức của mỗi người dân, giúp cho nhận thức ngày càng tiến bộ, được đổi mới hơn. Chính vì vậy Trường tiểu học Võ Cường số 2 – TP Bắc Ninh cũng góp một phần không nhỏ vào quá trình phát triển giáo dục chung của tỉnh nhà. Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn”. Nhà trường đã tạo cho tất cả các học sinh trong trường nói chung và bản thân em nói riêng được đi thực tập ở doanh nghiệp, đơn vị. Trong thời gian 2 tháng thực tập em muốn hiểu sâu thêm về thực tiễn của công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Vì đặc trưng cơ bản của các đơn vị HCSN là được trang trải các chi phí hoạt động và thực hiện nhiệm vụ được giao bằng nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước hoặc từ quỹ công theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. Điều đó đòi hỏi việc quản lý chi tiêu phải đúng mục đích, đúng dự toán đã phê duyệt. Vậy nên em về Trường tiểu học Võ Cường số 2 – Bắc Ninh để thực tập. Để áp dụng kiến thức em đã được học tại trường lớp. Vì vậy em chọn đề tài “Chi hoạt động của Trường tiểu học Võ Cường số 2” để làm đề tài và muốn hiểu thêm về thực tế ở Trường tiểu học Võ Cường số 2 – Bắc Ninh. Trong thời gian thực tập ở Trường tiểu học Võ Cường số 2 vừa qua, em đã được các thầy cô của trường tận tình giúp đỡ đặc biệt là bộ phận kế toán đã dành thời gian hướng dẫn em thực tế tìm hiểu và đi sâu hơn về các nghiệp vụ kế toán, phần nào giúp em hiểu được công tác kế toán tại đơn vị, nghiên cứu các nghiệp vụ kế toán phát sinh và ghi chép đầy đủ các tư liệu cần thiết để viết báo cáo chính vì những lý do trên cùng với những kiến thức đã tiếp thu ở trường và sự tham khảo của những người đi trước em đã quyết định chon đề tài kế toán: “Chi hoạt động tại đơn vị hành chính sự nghiệp”. Chuyên đề thực tập của em gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán chi hoạt động tại đơn vị hành chính sự nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tại Trường tiểu học Võ Cường số 2. Chương 3: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi hoạt động tại Trường tiểu học Võ Cường số 2. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI HOẠT ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG CHI HOẠT ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 1.1.1.Khái niệm chi hoạt động. Chi hoạt động là các khoản chi mang tính chất thường xuyên theo dự toán chi ngân sách đã được duyệt như: chi dùng cho công tác nghiệp vụ, chuyên môn và chi quản lý bộ máy hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan đoàn thể, lực lượng vũ trang, các hội, tổng hội do Ngân sách Nhà nước cấp, do thu phí, lệ phí, hoặc do các nguồn tài trợ, thu hội phí và các nguồn khác đảm bảo, nhằm duy trì các hoạt động thường xuyên của đơn vị bằng nguồn kinh phí hoạt động. 1.1.2.Nội dung chi hoạt động. Chi hoạt động bao gồm các khoản chi thường xuyên và không thường xuyên: * Các khoản chi thường xuyên: Là các khoản chi mang tính chất thường xuyên diễn ra tại đơn vị. Bao gồm các khoản như: - Chi cho công chức, viên chức và lao động hợp đồng như chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng, phụ cấp lương, phúc lợi tập thể, các khoản trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo chế độ hiện hành. - Chi quản lý hành chính: Chi điện nước xăng dầu, vệ sinh môi trường, mua vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, công tác phí, hội nghị phí, thông tin liên lạc, tuyên truyền,cước phí điện thoại, fax… - Chi nghiệp vụ chuyên môn trực tiếp cho hoạt động của đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao. - Chi nghiên cứu các đề tài khoa học cấp cơ sở. - Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên: Chi mua sắm dụng cụ thay thế, sửa chữa thường xuyên TSCĐ phục vụ công tác chuyên môn và duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng. - Chi đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho người lao động tại đơn vị. - Chi thường xuyên liên quan đến công tác thu phí, lệ phí theo quy định hiện hành. - Chi hợp tác quốc tế: Đoàn ra đoàn vào. - Chi khác: Trả gốc và lãi tiền vay (nếu có); sử dụng nguồn thu sự nghiệp đóng góp từ thiện xã hội, chi trật tự an ninh, chi trợ cấp học sinh nghèo học giỏi… * Các khoản chi không thường xuyên: Là các khoản chi mang tính chất đột xuất, bất thường diễn ra tại đơn vị. Bao gồm các khoản như: - Chi thực hiện tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định. - Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn TSCĐ… - Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao… 1.2. NGUYÊN TẮC CÁC KHOẢN CHI HOẠT ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP. - Phải mở sổ kế toán chi tiết chi hoạt động theo từng nguồn kinh phí , theo niên độ kế toán và theo mục lục ngân sách Nhà nước. - Hạch toán chi hoạt động phải đảm bảo thống nhất với công tác lập dự toán và đảm bảo sự khớp đúng, thống nhất giữa hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết, giữa sổ sách kế toán với chứng từ và báo cáo tài chính. Các khoản chi hoạt động phải thực hiện đúng các quy định hiện hành và quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xây dựng theo quy định của chế độ tài chính. Trong kỳ, các đơn vị hành chính sự nghiệp được tạm chia thu nhập tăng thêm cho công chức viên chức và tạm trích các quỹ để sử dụng từ số tăng thu, tiết kiện chi thường xuyên theo quy định của chế độ tài chính. - Hạch toán những khoản chi thuộc nguồn kinh phí hàng năm của đơn vị, bao gồm cả những khoản chi thường xuyên và không thường xuyên như chi tinh giảm biên chế, chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất, chi mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ… - Đơn vị phải hạch toán theo mục lục ngân sách Nhà nước các khoản chi hoạt động phát sinh từ các khoản tiền, hàng viện trợ phi dự án và từ số thu phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách được để lại chi nhưng đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách theo quy định của chế độ tài chính. - Đơn vị không được xét duyệt kế toán ngân sách năm các khoản chi hoạt động từ các khoản tiền, hàng viện trợ và từ số phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách được để lại chi nhưng chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách theo quy định. Các khoản chi hoạt động như trên chưa được xét duyệt quyết toán như đã nêu trên được phản ánh vào số dư bên Nợ TK 661 “Chi hoạt động” (Chi tiết chi hoạt động chưa có nguồn kinh phí). Đơn vị chi được xét duyệt quyết toán các khoản chi này khi có đủ chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách về các khoản tiền hàng viện trợ phi dự án và số phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách để lại chi theo quy định. - Hết kỳ kế toán năm, nếu quyết toán chưa được duyệt thì toàn bộ số chi hoạt động trong năm trước được chuyển từ TK 6612 “Năm nay” sang TK 6611 “Năm trước” để theo dõi đến khi báo cáo quyết toán được duyệt. Riêng đối với số chi trước cho đến năm sau theo dõi ở TK 6613 “Năm sau” sang đầu năm được kết chuyển sang TK 6612 “Năm nay” để tiếp tục tập hợp chi hoạt động năm nay. 1.3. KHOẢN CHI HOẠT ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP. 1.3.1. Chứng từ kế toán sử dụng. - Hóa đơn mua hàng hóa, dich vụ, phiếu kiểm kê mua hàng. - Bảng thanh toán lương, bảng kê tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN - Phiếu xuất kho vật tư, phiếu chi. - Bảng kê thanh toán công tác phí, quyết toán chi hội nghị, bảng kê chi trợ cấp khó khăn. - Các chứng từ khác có liên quan. 1.3.2. Tài khoản kế toán sử dụng. - Kế toán sử dụng TK 661 – Chi hoạt động, để phản ánh các khoản chi mang tính chất thường xuyên theo dự toán cho ngân sách đã được duyệt như: chi dùng cho công tác nghiệp vụ, chuyên môn và chi quản lý bộ máy hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan đoàn thể, lực lượng vũ trang, các hội, tổng hội do Ngân sách Nhà nước cấp, do thu phí, lệ phí, hoặc do các nguồn tài trợ, viện trợ, thu hội phí và các nguồn khác đảm bảo, nhằm duy trì các hoạt động thường xuyên và không thường xuyên của đơn vị bằng nguồn kinh phí hoạt động. * Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 661 – Chi hoạt động: - Bên Nợ: Các khoản chi hoạt động phát sinh ở đơn vị. - Bên Có: Gồm: + Các khoản được phép ghi giảm chi và những khoản đã chi không được duyệt. + Kết chuyển số chi hoạt động với nguồn kinh phí khi báo cáo quyết toán được duyệt. - Số dư bên Nợ: Các khoản chi hoạt động chưa được quyết toán hoặc quyết toán chưa được duyệt. * Các TK cấp 2: TK 661 được chia thành 3 TK cấp 2: - TK 6611 – Năm trước: Dùng để phản ánh các khoản chi hoạt động thuộc kinh phí năm trước chưa được quyết toán. Tài khoản 6611 có 2 TK cấp 3 là: + TK 66111 – Chi thường xuyên: Dùng để phản ánh các khoản chi thường xuyên bằng nguồn kinh phí thường xuyên thuộc năm trước chưa được quyết toán. + TK 66112 – Chi không thường xuyên: Dùng để phản ánh các khoản chi không thường xuyên như chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất Nhà nước giao, chi thực hiện giảm biên chế, chi sửa chữa, mua sắm TSCĐ… bằng nguồn kinh phí không thường xuyên thuộc năm trước chưa được quyết toán. - TK 6612 – Năm nay: Dùng để phản ánh các khoản chi hoạt động thuộc nguồn kinh phí năm nay. Tài khoản 6612 có 2 TK cấp 3 là: + TK 66121 – Chi thường xuyên: Dùng để phản ánh các khoản chi hoạt động thường xuyen bằng nguồn kinh phí thường xuyên thuộc năm nay. Cuối ngày 31/12 nếu quyết toán chưa được duyệt, số chi tập hợp trên TK này sẽ được kết chuyển sang TK 66111 “Chi không thường xuyên” ( Thuộc năm trước): + TK 66122 – Chi không thường xuyên: Dùng để phản ánh các khoản chi không thường xuyên bằng nguồn kinh phí không thường xuyên thuộc năm nay. Cuối ngày 31/12 nếu quyết toán chưa được duyệt, số chi tập hợp trên TK này được kết chuyển sang TK 66112 “ Chi không thường xuyên” ( Thuộc năm trước): - TK 6613 – Năm sau: Tài khoản này chỉ sử dụng ở những đơn vị được cấp phát kinh phí cho năm sau để phản ánh các khoản chi trước cho năm sau, đến cuối ngày 31/12 số chi TK này được chuyển sang TK 6612 “Năm nay”. Tài khoản 6613 có 2 TK cấp 3: + TK 66131 – Chi thường xuyên: Dùng để phản ánh các khoản chi hoạt động thường xuyên bằng nguồn kinh phí thường xuyên thuộc năm sau. + TK 66132 – Chi không thường xuyên: Dùng để phản ánh các khoản chi không thường xuyên bằng nguồn kinh phí không thường xuyên thuộc năm sau. 1.3.3. Phương pháp kế toán. Ÿ SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN (TK 66121) 661(66121) – Chi thường xuyên 334, 335 111, 112 Tiền lương, phụ cấp phải trả viên chức Các khoản ghi giảm chi Các khoản phải trả đối tượng khác 332 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN 311(3118) Trên lương phải trả viên chức Số chi thường xuyên sai quyết toán không được duyệt phải thu hồi Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn 461(46121) TSCĐ hoàn thành Kết chuyển số chi thường xuyên 211, 213 để ghi giảm nguồn kinh phí chi Đầu tư XDCB, mua sắm thường xuyên quyết toán được phê duyệt TSCĐ hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 111, 461 Mua TSCĐ đưa ngay vào sử dụng Ghi đồng thời: 0081 466 Rút 111, 112, 152, 153… Ghi đồng thời dự . toán Chi nghiệp vụ chuyên môn Chi thường xuyên khác phát sinh 461 Rút dự toán chi thường xuyên để chi trực tiếp 336 431 Tạm ứng kinh phí kho bạc chi trực tiếp Lãi tỷ giá hối đoái của hoạt động HCSN Khi được tạm trích lập các quỹ trong kỳ từ chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên Lỗ tỷ giá hối đoái của hoạt động HCSN Ÿ SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI KHÔNG THƯỜNG XUYÊN.(TK 66122) 661(66122) Chi không thường xuyên 111, 152, 312, 331, 461,… 111, 112, 152,… Các khoản ghi giảm chi Các khoản chi thường xuyên phát sinh 111, 331, 461,… 211 Mua TSCĐ 3118 đưa ngay vào sử dụng Số chi sai quyết toán 2412 không được duyệt, phải thu hồi Chi đầu tư XDCB Đầu tư XDCB mua sắm TSCĐ mua sắm TSCĐ (nếu qua lắp đặt) hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 461(46122) Kết chuyển số chi không Ghi đồng thời thường xuyên để ghi giảm nguồn KP không thường xuyên khi quyết toán được phê duyệt Chi sửa chữa lớn Kết chuyển chi SCL TSCĐ phát sinh TSCĐ hoàn thành Ghi đồng thời: 0082 Rút dự toán chi không thường xuyên 1.3.4. Các hình thức kế toán. 1.3.4.1. Hình thức kế toán nhật ký chung. * Các loại sổ: - Sổ tổng hợp: Sổ nhật ký chung, sổ cái TK 6612. - Sổ chi tiết: Sổ chi tiết TK 66121, Sổ chi tiết TK 66122. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN * Trình tự ghi sổ: BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT SỔ CÁI TK 661 NHẬT KÝ CHUNG SỔ THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT TK 661 BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHI HOẠT DỘNG Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu cuối tháng 1.3.4.2. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. * Các loại sổ: - Sổ tổng hợp: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái TK 6612 - Sổ chi tiết: Sổ chi tiết TK 66121, Sổ chi tiết Tk 66122 * Trình tự ghi sổ: CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT CHỨNG TỪ GHI SỔ SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ SỐ CÁI TK 661 BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHI HOẠT ĐỘNG 1.3.4.3. Hình thức kế toán nhật ký sổ cái. * Các loại sổ: - Sổ tổng hợp: Sổ Nhật ký – sổ cái - Sổ chi tiết: Sổ chi tiết TK 66121, Sổ chi tiết TK 66122. * Trình tự ghi sổ: BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT SỔ QUỸ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHI HOẠT ĐỘNG NHẬT KÝ – SỔ CÁI TK 661 BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỔ THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT TK 661 Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu cuối tháng CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ CƯỜNG SỐ 2 2.1. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ: 2.1.1. Chức năng. Trường tiểu học Võ Cường số 2 - TP Bắc Ninh - Bắc Ninh là cơ quan chuyên môn thuộc Phòng giáo dục đào tạo Thành phố Bắc Ninh thực hiện chức năng nhiệm vụ là đào tạo học sinh giúp cho các em kiến thức sâu hơn về mọi mặt. 2.1.2. Nhiệm vụ. Tổ chức giảng dạy học tập và các hoạt động giáo dục do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Quyết định ban hành. Tổ chức cho giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong phạm vi cộng đồng. Đào tạo các em là những người công dân tốt có ích cho xã hội. 2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA ĐƠN VỊ. 2.2.1. Sơ lược về Trường tiểu học Võ Cường số 2. Từ khi được tách trường ngày 15/10/1996. Trong 14 năm xây dựng và phát triển, thầy và trò trường Tiểu học Võ Cường số 2 đã đạt được một số thành tích đáng ghi nhận: Ba năm đầu tiên trường liên tục đạt danh hiệu tiên tiến của Thành Phố Bắc Ninh. Từ năm học thứ tư (năm học 1999-2000) đến nay nhà trường liên tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”. Đặc biệt là 3 năm liền: từ năm học 2002-2003; 2003-2004; 2004-2005 Nhà trường đều được công nhận là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của ngành giáo dục tiểu học tỉnh Bắc Ninh.Tháng 11 năm 2003 Một vinh dự lớn lao đã đến với nhà trường: ngày 7/11/2003 Nhà trường được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng ba. Dưới sự phấn đấu miệt mài của tập thể CBGV-NV Nhà trường, cùng các em học sinh, ngày 18/11/2009 Nhà trường được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì. Cùng với những  phần thưởng lớn lao đó là những tấm giấy khen, bằng khen của các cấp, các ngành động viên nhà trường trong những năm qua. Mười bốn năm trôi qua song song với sự phát triển đi lên của giáo dục Việt Nam trong thời kì hội nhập, tập thể cán bộ giáo viên – nhân viên, học sinh của Nhà trường ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng. Hiện tại nhà trường có 11 lớp với 350 học sinh. Tổng số cán bộ giáo viên – nhân viên nhà trường là 19 đồng chí. Hai tổ chuyên môn, công đoàn, đoàn, đội hoạt động đều tay xoay việc có tác dụng thúc đẩy tốt mọi phong trào thi đua dạy và học trong nhà trường. Từ khi được thành lập tới nay, nhà trường liên tục được Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh công nhận  là ngôi trường xanh-sạch-đẹp với một khuôn viên vườn hoa cây cảnh thoáng mát ít ngôi trường có được. 2.2.2. Nguồn kinh phí hoạt động. Nhà trường duy trì mọi hoạt động bằng nguồn kinh phí Nhà nước cấp dựa vào dự toán hàng năm, hàng quý, và hàng tháng. 2.2.3. Tổ chức bộ máy của trường. Sơ đồ 01: Sơ đồ bộ máy của trường Ban giám hiệu Hiệu trưởng Hiệu phó Tự nhiên Tổ hành chính Tổ chuyên môn Xã hội Thủ quỹ Văn thư Kế toán 2.2.4. Chức năng nhiệm vụ của trường. - Trường tổ chức dạy và học. - Ban giám hiệu thực hiện việc quản lý các hoạt động của trường Tiểu học Võ Cường Số 2. - Hiệu trưởng: Là người chịu trách nhiệm quản lý nhà trường. - Hiệu phó: Là người giúp đỡ cho hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng cùng hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên thay mặt hiệu trưởng điều hành công việc khi hiệu trưởng vắng mặt. - Tổ chuyên môn: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân, phân phối chương trình theo quy định của Bộ giáo dục. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra đánh giá chất lượng hiệu quả giảng dậy của giáo viên trong trường. - Tổ tài chính: Giúp hiệu trưởng các công việc có liên quan đến hoạt động quyết toán kinh phí và cấp phát kinh phí của trường. 2.2.5. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy kế toán. a. Sơ đồ bộ máy kế toán. Sơ đồ 02: Sơ đồ bộ máy kế toán. Kế toán trưởng Kế toán tiền lương Kế toán tổng hợp Thủ quỹ b. Chức năng của bộ máy kế toán. - Kế toán: Phụ trách chung bộ phận kế toán giúp hiệu trưởng lập kế hoạch theo dõi thu – chi ngân sách theo báo cáo quyết toán quỹ năm. - Kế toán chi: Phụ trách công tác ngân sách cho đơn vị, kiểm tra và theo dõi quyết toán, theo dõi việc thu chi của trường kế toán thu – chi trực tiếp giao dịch với kho bạc nhà nước, báo cáo vào sổ thu chi ngân sách tổng hợp, báo cáo thu chi ngân sách hàng tháng khoá sổ hàng năm. - Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các chức năng của thủ quỹ mà Nhà nước quy định giúp kế toán chi theo dõi dự toán kinh phí của đơn vị. c. Nhiệm vụ. - Kế toán ở đơn vị có nhiệm vụ lập đầy đủ dự toán xin kinh phí duy trì hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được giao trao đổi việc sử dụng và chấp nhận kinh phí ở đơn vị. Cụ thể kế toán phải tiến hành: + Tổ chức gh
Luận văn liên quan