Đề tài Chiến dịch Chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình

Năm 2012 là năm đầu thực hiện các văn bản của Đảng và Nhà nước trong Công tác Dân số-KHHGĐ giai đoạn 2011-2015 của huyện. Công tác DS-KHHGĐ huyện Ngã Năm mặc dù đã đạt được một số kết quả khả quan như: Kiện toàn Kho dữ liệu điện tử chuyên ngành, Cập nhật thông tin thay đổi hộ gia đình được kịp thời. Song cũng còn hạn nhiều chế về tổ chức bộ máy chưa ổn định, trình độ cộng tác viên còn hạn chế. Trước thực trạng của nền kinh tế - xã hội nước ta hiện nay và nguy cơ chung của xã hội về sự bùng nổ Dân số thế giới. Đại Hội VII của Đảng ta đã đề ra “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015” mà trong đó nhấn mạnh quan điểm chính sách Dân số với yêu cầu và mục tiêu trước mắt hiện nay là phải thực hiện đồng bộ chiến lược Dân số trên cả 3 mặt: Quy mô Dân số; cơ cấu Dân số và phân bổ Dân số, giảm tỷ lệ phát triển Dân số mỗi năm khoảng 0,25‰. Thực hiện chương trình KHHGĐ với những giải pháp mạnh mẽ đồng bộ dựa trên cuộc vận động xã hội rộng lớn và sâu sắc, huy động mọi lực lượng bằng nhiều hình thức tổ chức, cá nhân đảm bảo tính tự nguyện tự giác của đối tượng, mà muốn đối tượng chuyển đổi nhận thức để đi đến chấp nhận các BPTT thì phải tuyên truyền giáo dục gắn liền với dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Do điều kiện huyện Ngã Năm là một huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Sóc Trăng đa số người dân trồng lúa và dân tộc Khmer sinh sống, có mức sinh cao, trình độ dân trí thấp nên tôi chọn đề tài này nói về “Chiến dịch Chăm sóc SKSS/KHHGĐ” để làm đề tài cuối khóa.

doc19 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6528 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chiến dịch Chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Chiến dịch Chăm sóc SKSS/KHHGĐ MỤC LỤC Mục I II III IV NỘI DUNG MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT LỜI CẢM ƠN LỜI MỞ ĐẦU KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NGÃ NĂM 1. Địa lý tự nhiên 2. Đời sống văn hóa, xã hội 3. Giáo dục, đào tạo 4. Mạng lưới y tế, cơ sở vật chất 5. Tình hình dân số 6. Tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC DS-KHHGĐ TRONG NHỮNG NĂM QUA 1. Công tác truyền thông a/ Truyền thông đại chúng b/ Truyền thông trực tiếp 2. Công tác dịch vụ KHHGĐ 3. Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép DV-KHHGĐ - Truyền thông đại chúng - Truyền thông trực tiếp - Đội KHHGĐ lưu động của huyện 4. Kết quả chiến dịch - Nhận xét - Những mặt còn hạn chế MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN DỊCH TĂNG CƯỜNG TTVĐ LỒNG GHÉP DV/CSSKSS/KHHGGĐ KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 1 2 3 4 5 5 5 5 6 6 7 7 7 7 8 8 9 11 12 12 12 14 14 14 17 18 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CLB Câu lạc bộ CBCT Cán bộ chuyên trách CTV Cộng tác viên CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản DV-KHHGĐ Dịch vụ kế hoạch hóa gia đình KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình DS/SKSS/KHHGĐ Dân số/Sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình TTGD Truyền thông giáo dục BPTT Biện pháp tránh thai SKSS Sức khỏa sinh sản PN Phụ nữ HLHPN Hội liên hiệp phụ nữ ND Nông Dân CCB Cựu chiến binh VTN Vị thành niên ĐTN Đoàn thanh niên GDP Thu nhập bình quân đầu người USD Đơn vị tính VHTT Văn hóa thông tin CPR Tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng BPTT TFR Số con bình quân TTV Tuyên truyền viên PTTT Phương tiện tránh thai. LỜI CẢM ƠN Qua 3 tháng học tập lớp bồi dưỡng kiến thức Cơ bản về DS-KHHGĐ, chúng tôi đã được các giáo viên giảng dạy và hướng dẫn, trao dồi cho chúng tôi những kiến thức, kỷ năng và cách nhìn đúng đắn về công tác DS-KHHGĐ, để khi trở về địa phương giúp chúng tôi công tác được tốt hơn. Tôi chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý thầy cô giáo, Ban giám hiệu Trường Trung cấp y tế và Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Sóc Trăng. Cảm ơn BS: Trần Văn Mứng giảng dạy và Đ/c Quách Thị Châu đã tận tình hướng dẫn phương pháp để chúng tôi hoàn thành chương trình học và đề tài tốt nghiệp này. Ngã Năm, ngày 19 tháng 09 năm 2013 Học Viên: Đoàn Quốc Trạng Lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số Cơ bản Khóa 2 Năm 2013 LỜI MỞ ĐẦU Năm 2012 là năm đầu thực hiện các văn bản của Đảng và Nhà nước trong Công tác Dân số-KHHGĐ giai đoạn 2011-2015 của huyện. Công tác DS-KHHGĐ huyện Ngã Năm mặc dù đã đạt được một số kết quả khả quan như: Kiện toàn Kho dữ liệu điện tử chuyên ngành, Cập nhật thông tin thay đổi hộ gia đình được kịp thời. Song cũng còn hạn nhiều chế về tổ chức bộ máy chưa ổn định, trình độ cộng tác viên còn hạn chế. Trước thực trạng của nền kinh tế - xã hội nước ta hiện nay và nguy cơ chung của xã hội về sự bùng nổ Dân số thế giới. Đại Hội VII của Đảng ta đã đề ra “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015” mà trong đó nhấn mạnh quan điểm chính sách Dân số với yêu cầu và mục tiêu trước mắt hiện nay là phải thực hiện đồng bộ chiến lược Dân số trên cả 3 mặt: Quy mô Dân số; cơ cấu Dân số và phân bổ Dân số, giảm tỷ lệ phát triển Dân số mỗi năm khoảng 0,25‰. Thực hiện chương trình KHHGĐ với những giải pháp mạnh mẽ đồng bộ dựa trên cuộc vận động xã hội rộng lớn và sâu sắc, huy động mọi lực lượng bằng nhiều hình thức tổ chức, cá nhân đảm bảo tính tự nguyện tự giác của đối tượng, mà muốn đối tượng chuyển đổi nhận thức để đi đến chấp nhận các BPTT thì phải tuyên truyền giáo dục gắn liền với dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Do điều kiện huyện Ngã Năm là một huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Sóc Trăng đa số người dân trồng lúa và dân tộc Khmer sinh sống, có mức sinh cao, trình độ dân trí thấp nên tôi chọn đề tài này nói về “Chiến dịch Chăm sóc SKSS/KHHGĐ” để làm đề tài cuối khóa. Để thực hiện được đề tài này dựa vào những điều học tập tiếp thu những kiến thức cơ bản về quản lý DS-KHHGĐ đồng thời liên hệ quá trình thực tế công tác. Chắc rằng đề tài này còn nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý của quý thầy cô, và các đồng nghiệp để đề tài này được hoàn chỉnh hơn. I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH HUYỆN NGÃ NĂM: 1. Địa lý tự nhiên: Ngã Năm là huyện mới được thành lập theo Nghị định 127/2003/NĐ-CP ngày 31/10/2003 của Chính phủ trên cơ sở chia tách huyện Thạnh Trị nằm bên cạnh kênh xáng Phụng Hiệp-Cà Mau. Tên gọi này xuất hiện là do sau khi người Pháp đào kênh Phụng Hiệp-Cà Mau (còn gọi là kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp) và kênh nối liền với huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang hiện nay cắt ngang một con rạch (Xẽo Chích) tự nhiên tạo thành một ngã rẽ có 5 dòng sông. Huyện Ngã Năm có diện tích 24.196,81 ha và 79.677 nhân khẩu (Kết quả tổng điều tra Dân số nhà ở 01/04/2009), bao gồm 8 đơn vị hành chính: 1 thị trấn (Ngã Năm - huyện lỵ) và 7 xã (Long Tân, Tân Long, Vĩnh Biên, Vĩnh Quới, Mỹ Quới, Mỹ Bình, Long Bình). 2. Đời sống văn hóa, xã hội: Nền kinh tế chủ yếu là trồng lúa, cơ sở công nghiệp lớn nhất là cụm công nghiệp ấp 4 và nhà máy xay xát hiện đại do chính phủ vương quốc Đan Mạch giúp đỡ xây dựng. Thu nhập bình quân hàng năm của người dân là 1.100USD/naêm/người nên đời sống người dân ở đây còn gặp nhiều khóa khăn. Huyện có hai địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng là Chợ nổi Ngã Năm và vườn cò Tân Long. 3. Về giáo dục, ñaøo taïo: Toàn Huyện có 37 trường, trường cấp III có 2 trường, gồm 73 lớp với 2.252 học sinh. Có 186 giáo viên, tỷ lệ mù chữ ở lứa tuổi 15-35 hiện nay chiếm khoảng 9% cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Tỷ lệ học sinh bỏ học vào cấp III khoảng 2,27% đa số là học sinh nữ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, dẫn đến chất lượng giáo dục giảm. Trình độ hiểu biết còn hạn chế vì hệ thống truyền thanh ở các xã chưa phủ hết, báo chí đến dân rất ít nên điều kiện tiếp thu kiến thức khoa học - xã hội còn hạn chế, vì thế kiến thức về KHHGĐ là một vấn đề nan giải với ngành Dân số. 4. Mạng lưới y tế, cơ sở vật chất: Ngã Năm có 223 cán bộ: 34 bác sĩ, trung học các loại 189. Về cơ sở vật chất trang thiết bị, y tế còn thiếu thốn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, nhất là chuyên khoa về KHHGĐ, do đó công tác dịch vụ KHHGĐ còn gặp nhiều khó khăn. Từ tình hình kinh tế xã hội của huyện Ngã Năm là vùng sâu, vùng xa, có đông người dân tộc, trình độ dân trí thấp, công tác chăm sóc sức khỏe chưa tốt và điều kiện tiếp nhận văn hóa, thông tin, văn nghệ, vui chơi giải trí còn thấp, nên người dân chưa nhận thức đúng đắn về công tác DS-KHHGĐ. 5. Tình hình dân số: Theo số liệu thống kê Dân số Huyện Ngã Năm qua các năm: Naêm 2010 2011 2012 Dân số trung bình 85.169 85.496 87.534 Phuï nữ 15-49 tuổi chung 43.191 26.039 26.526 Nữ 15-49 tuổi có chồng 18.243 16.109 16.309 Tổng số trẻ sinh 1.208 1.160 1.162 Tỷ suất sinh thô 13,8 13,52 13,27 Tổng số chết 225 201 227 Tỷ suất chết thô 2,50 2,52 2,59 Tỷ lệ tăng tự nhiên 1,13 1,11 1,07 CPR 78,5 79 77,5 Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm giảm dần, CPR tăng dần chứng tỏ công tác DS-KHHGĐ có bước chuyển biến. Cấu trúc theo tuổi của dân số huyện Ngã Năm như sau: Nhóm tuổi Số người Tỷ lệ % Töø 00 ñeán 14 18.570 21,17 Töø 15 ñeán 59 61.304 69,9 60+ trở lên 7.841 8,93 Tỷ lệ trên cho thấy tỷ lệ phụ thuộc cao, cấu trúc dân số trẻ nhóm tuổi 0-14 tuổi có tỷ lệ khá cao. Tỷ lệ 15-59 tuổi cao nhất do đó thiếu việc làm thường xuyên xảy ra. Tỷ lệ trên 60 thấp chứng tỏ chất lượng cuộc sống thấp. Dân số chia theo dân tộc Dân tộc Dân số Tỷ lệ % Tổng Số dân 87.715 - Kinh 81.877 93,4 Hoa 354 0,4 Khmer 5.477 6,3 Mường 3 0,003 Phù Lá 1 0,001 Thái 2 0,002 Gia Rai 1 0,001 Tỷ lệ dân tộc chiếm 6,707% nên cần đầu tư nhiều cho công tác tuyên truyền, vận động việc thực hiện BPTT hiện đại và các vấn đề có liên quan đến công tác DS-KHHGĐ. 6. Tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ: Trưởng Ban Dân số là Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Ngã Năm; 02 Phó Ban là Giám đốc Trung tâm Dân số; Trưởng phòng y tế huyện, 01 Phó giám đốc, 04 cán bộ chuyên môn, 08 cán bộ chuyên trách các xã thị trấn và 143 Cộng tác viên. Bộ máy hoạt động với sự chỉ đạo của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Sóc Trăng. Điều đáng quan tâm nhất hiện nay của bộ máy Dân số là sự thay đổi thường xuyên của đội ngũ CTV, đó cũng là yếu tố làm nên hạn chế về công tác DS-KHHGĐ. II. HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC DS-KHHGĐ TRONG NHỮNG NĂM QUA: 1. Công tác truyền thông: a) Truyền thông đại chúng: Kinh tế của huyện còn nghèo nên mạng lưới truyền thanh chưa phủ kín hết các xã nên vấn đề nắm bắt thông tin ở người dân phần nào bị hạn chế. Để thực hiện tốt chỉ tiêu giảm nhanh tốc độ gia tăng dân số điều cần lưu ý là phải làm chuyển đổi hành vi, nhận thức của từng đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ về công tác DS-KHHGĐ mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 hoặc 2 con để chăm sóc và nuôi dạy cho tốt góp phần ổn định quy mô dân số thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và xã hội. Vì thế công tác thông tin giáo dục truyền thông phải được làm thường xuyên và rộng rãi qua hệ thống truyền thanh, báo chí, truyền hình, áp phích, pano, văn nghệ... nhưng trong thực tế hệ thống thông tin giáo dục truyền thông ở địa phương còn nhiều mặt hạn chế, mặt khác đối tượng phải lo lao động suốt ngày nên ít có điều kiện nghe, nội dung tuyên truyền ít có tính hấp dẫn làm cho người xem, người nghe ít chú ý và cũng chưa được thường xuyên, những thông điệp, pano cũng còn ít vì dân cư sống rải rác trong đồng ruộng. b) Truyền thông trực tiếp: Trước tiên phải nói đến đội ngũ CTV là lực lượng chủ chốt trong việc truyền thông trực tiếp này vì họ sống gần gũi với đối tượng, hiểu tâm tư nguyện vọng của đối tượng nên dễ tiếp cận với đối tượng và thuyết phục họ, trao đổi những thông tin cần thiết và đồng thời tiếp nhận được thông tin phản hồi, từng bước chuyển đổi nhận thức của đối tượng tự nguyện tự giác chấp nhận KHHGĐ. Bên cạnh đó có sự tham gia của các Ban ngành đoàn thể nên có những tuyên truyền viên trực tiếp vận động từng đối tượng thuộc phạm vi Hội viên của mình để đi đến mục đích chung là giảm sinh. 2. Công tác dịch vụ KHHGĐ: Khoa chăm sóc SKSS/KHHGĐ của Trung tâm y tế huyện làm dòch vuï-KHHGĐ, từng bước tạo được niềm tin cho nhân dân. Với những thuận lợi trên muốn duy trì tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng BPTT nhằm làm giảm tỷ suất sinh, chúng ta phải tăng cường công tác truyền thông giáo dục đồng thời gắn liền với dịch vụ - KHHGĐ. Đồng thời đưa công tác chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến tận người dân tạo điều kiện thuận lợi cho người nhân nhận thức, chấp nhận thực hiện KHHGĐ để có điều kiện đáp ứng kịp thời. 3. Tổ chức chiến dịch tuyên truyền lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ là một hoạt động cần thiết trong công tác Dân số: Với tình hình thực tế của địa phương, trình độ học vấn của đa số chị em phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ rất hạn chế, vả lại ở vùng nông thôn sự giao tiếp, tâm lý còn e ngại trong việc thực hiện KHHGĐ, vì thế chiến dịch tăng cường tuyên truyền lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ rất phù hợp vì kết hợp rộng đồng bộ với các ngành như: Phụ nữ, Đoàn Thanh Niên, Hội Nông dân, ngành Y tế.. . tuyên truyền bằng thông tin đại chúng bằng mọi hình thức. Hội LHPN họp nhóm, họp tổ hùng vốn, tổ chức cuộc thi “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” để kết hợp tuyên truyền tư vấn về công tác DS-KHHGĐ, hội Nông dân tổ chức cuộc thi “Nhà nông giỏi” với hình thức giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các xã (thị trấn) để kết hợp tuyên truyền KHHGĐ. Để làm tốt công tác, trước tiên số liệu điều tra thực tế số phụ nữ 15-49 tuổi có chồng chưa sử dụng các BPTT trên địa bàn các xã thị trấn. Muốn truyền thông có kết quả phải nắm được số đối tượng chưa thực hiện KHHGĐ, phân tích chia nhóm đối tượng. Trên cơ sở đó chúng ta truyền thông phù hợp với tâm tư, trình độ, tôn giáo... của từng nhóm đối tượng, truyền thông liên tục và thường xuyên trong những ngày bắt đầu chiến dịch. Trong thực tế chúng ta gặp nhiều khó khăn trong lúc truyền thông như: Do phong tục tập quán còn coi trọng con trai để nối dõi tông đường, còn suy nghĩ hạn chế nếu cặp vợ chồng nào sinh con một bề toàn là gái là vô phúc vì thế muốn sinh thêm con trai. Còn ngại đình sản, mặc dù số con đã đủ nuôi vì sợ làm thay đổi tính tình và sức khỏe. Từ những cơ sở nhận biết những thông tin trên của các đối tượng thì phải đẩy mạnh công tác truyền thông để làm thế nào cho đối tượng nhận thức vấn đề DS-KHHGĐ đầy đủ và đúng đắn. Với mức thu nhập thấp, nghèo, đông con dẫn đến chất lượng nuôi dạy kém, nạn bỏ học của các em để phụ giúp gia đình kiếm sống, đời sống càng thêm cơ cực vì thế sự cần thiết của công tác truyền thông là xoáy sâu vào yếu tố nghèo, đông con, thất học trong vòng lẫn quẫn nghèo đói này, muốn dứt ra được là phải sinh đẻ có kế hoạch ngưng sinh nếu số con đã đông. Công tác truyền thông phải xác định được nhiệm vụ, mục đích cần đạt được là làm chuyển đổi hành vi, nhận thức để tiến tới sự tự nguyện chấp nhận một trong các BPTT, tự nguyện giảm sinh để từng bước đưa kinh tế gia đình vương lên thoát nghèo. Công tác tuyên truyền thực chất không đơn giản muốn làm cho mọi người nhận thức đúng đắn thì phải hiểu rõ tâm lý từng nhóm đối tượng, có nội dung truyền thông phù hợp, dễ hiểu tạo niềm tin cho đối tượng thì mới đạt được kết quả tốt nhất. Khi điều tra, rà soát số phụ nữ từ 15-49 tuổi có chồng sử dụng BPTT trên từng xã cho chính xác và đầy đủ. Phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền vận động ở 02 nhóm tuổi: nhóm 25-29 tuổi và nhóm 30-35 tuổi có mức sinh cao, cổ động đối tượng phát biểu, biết được động cơ sinh con nhiều bắt đầu từ đâu để có phương pháp truyền thông phù hợp tạo niềm tin, hiểu biết của đối tượng từ đó sẽ chuyển biến nhận thức theo hướng tích cực. Vì trình độ của đối tượng hạn chế, nội dung truyền thông dễ hiểu, chính xác, đảm bảo tính khoa học. Trong tuyên truyền thuyết phục cũng cần nêu rõ những mặt tích cực của các BPTT và cả phần hạn chế của nó giúp cho đối tượng hiểu đúng, có nhận thức đầy đủ để lựa chọn cho mình BPTT phù hợp. Nam giới đối với vấn đề truyền thông, đây là nhóm đối tượng đáng quan tâm có sức ảnh hưởng lớn đến việc sinh con trong gia đình, cần làm cho đối tượng này có ý thức cao trong việc tham gia KHHGĐ và gánh gác một phần trách nhiệm. Hội viên Hội Nông dân cũng tham gia họp tổ, họp nhóm để phát động tuyên truyền biện pháp sử dụng bao cao su hoặc triệt sản nam. Đoàn viên thanh niên là đội ngũ năng động góp phần cổ vũ, trang trí hình ảnh trong suốt thời gian làm chiến dịch, Ngã Năm huyện vùng sâu, vùng xa, vùng sông nước phương tiện đi lại chủ yếu là xuồng ghe. Vì thế các ngành đoàn thể đã tham gia vào chiến dịch như trang trí pano, áp phích, phát loa tuyên truyền trên các phương tiện đưa rước đối tượng trong chiến dịch đã góp phần tạo nên phong trào thúc đẩy mọi người có ý thức và tác động mạnh đến đối tượng đông con hưởng ứng chiến dịch và công tác DS-KHHGĐ có chuyển biến về hành vi và nhận thức. Ngoài ra Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi ... những vị này rất có uy tín với nhân dân trên địa bàn nên cũng góp phần tham gia động viên các đối tượng nên tham gia để làm sao dừng lại ở 02 con để nuôi dạy và phát triển kinh tế gia đình, vì hiện nay nền kinh tế của nước phát triển theo cơ chế thị trường mà sinh con đông trong nông thôn sẽ dẫn đến không đủ ăn, nghèo đói, thất học... Với sự vận động góp ý của các ngành này giúp cho từng thành viên, đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ có ý vì sao phải kế hoạch hóa gia đình. Công tác tuyền thông với mục đích tuyên truyền vận động làm cho mọi người dân hiểu biết về DS-KHHGĐ một cách cơ bản dưới hai hình thức: * Truyền thông đại chúng: Phát thanh tại Đài truyền thanh huyện, Trạm truyền thanh xã, đồng thời đưa bộ truyền thông được trang bị tuyên truyền đến tận địa bàn cụm dân cư với nội dung phong phú đa dạng đáp ứng nhu cầu cần thiết phục vụ cho chiến dịch, chiếu video ở tụ điểm đông dân. Ngoài ra đội VHTT kết hợp với Đoàn Thanh Niên phục vụ chương trình văn nghệ lồng ghép nội dung tuyên truyền cho công tác DS-KHHGĐ dưới hình thức hát, hò, kịch ngắn...treo các áp phích, biểu ngữ ở những nơi dễ thấy để phục vụ cho công tác tuyên truyền. * Truyền thông trực tiếp: Đội ngũ CTV, tuyên truyền viên đi tuyên truyền đến từng đối tượng qua những hình ảnh minh họa trực tiếp như: tờ bướm, cẩm nang hạnh phúc, tranh ảnh gia đình ít con, tiện nghi đầy đủ... xây dựng thông điệp phù hợp với đối tượng, làm rõ mối quan hệ qua lại giữa Dân số và phát triển để mọi người hiểu rằng muốn có cuộc sống tốt hơn thì không cách nào khác phải thực hiện KHHGĐ giảm sinh ngay nếu như đã đủ 02 con, làm cho các đối tượng hiểu tác hại của việc gia tăng Dân số với giáo dục. * Đội KHHGĐ lưu động của huyện: Trong đợt chiến dịch, Khoa chăm sóc SKSS/KHHGĐ của huyện xuống trực tiếp tại xã để thực hiện kỹ thuật dịch vụ KHHGĐ, Kịp thời đáp ứng cho đối tượng có nhu cầu thực hiện các BPTT nghĩa là đưa kỹ thuật đến vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc và tận địa bàn cụm dân cư để được hưởng được dịc vụ tốt hơn. Tổ chức chiến dịch truyền thông là để tăng cường mối quan hệ giữa truyền thông và dịch vụ KHHGĐ nhằm tăng nhanh các cặp vợ chồng sử dụng các BPTT hiện đại và tổ chức tốt mô hình truyền thông lồng ghép này phát huy được sự phối hợp đồng bộ của các ngành đoàn thể như: Phụ nữ, Nông dân, Đoàn thanh niên chủ yếu là ngành y tế phù hợp với phong tục tập quán, tâm lý của đối tượng giúp cho mục tiêu giảm sinh đạt hiệu quả. 4. Kết quả chiến dịch: Qua chiến dịch tăng cường tuyên truyền lồng ghép dịch vụ CSSKSS/ KHHGĐ đã làm thay đổi nhận thức của tất cả người dân về công tác DS-KHHGĐ, phát huy toàn diện mọi Ngành đoàn thể tham gia vào công tác vận động, tuyên truyền mang tính xã hội hóa để thúc đẩy các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ hiểu biết đúng đắn về công tác DS-KHHGĐ trước tiên là đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình mình. Trong đó thúc đẩy các đối tượng nền kinh tế nước nhà có điều kiện tiến lên, chất lượng cuộc sống từng bước vươn lên, số người áp dụng các BPTT được nâng lên rõ rệt so với từng năm tăng lên. BẢNG DƯỚI ĐÂY LÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC BPTT Trong các chiến dịch tăng cường tuyên truyền lồng ghép dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ ở Huyện Ngã Năm từ năm 2010 đến năm 2012: Năm Đình sản Vòng Cấy Tiêm Thuốc BCS Chiến dịch 2010 7 749 1 51 854 658 Chiến dịch 2011 8 774 17 104 1164 815 Chiến dịch 2012 12 1184 0 124 1469 1124 BIỂU ĐỒ Kết quả các BPTT từ năm 2010; 2011; 2012 của huyện Ngã Năm Từ kết quả của những đôït chiến dịch ở các xã (thị trấn) đã đưa cặp vợ chồng áp dụng BPTT tăng cao và số con trung bình của một phụ nữ giảm rõ rệt. Năm Chỉ số 2010 2011 2012 TFR 13,8 13,52 13,27 CPR 78,5 79 77,5 * Nhận xét: Trước chiến dịch nhiều chương trình tuyên truyền được phối hợp với các ban ngành đoàn thể được đưa các xã (thị trấn), các ấp, cụm dân cư để nhẳm chuyển đổi nhận thức tích cực ở đối tượng. Trong chiến dịch tạo nhiều thuận lợi về sức khỏe sinh sản KHHGĐ để số lượng người chấp nhận và sử dụng các biện pháp tránh thai tăng lên, vấn đề quan trọng là qua chiến dịch không những số người áp dụng các biện pháp tránh thai tăng lên mà sự nhận thức của Đảng, chính quyền sâu sắc hơn, thấy rõ trách nhiệm của mình trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ và sự hiểu biết của cộng đồng dân cư, đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ và họ xem đây là công việc có lợi ích trước hết cho gia đình mình nên cần phải thực hiện. Qua chiến dịch có thể đánh giá công tác DS-KHHGĐ đã có chuyển biến trong nhân dân: Những mặt còn hạn chế: Công tác tuyên truyền đ