Kinh tế nước ta đang phát triển theo nền kinh tế thị trường. Một nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt. Trước sự bùng nổ cạnh tranh như vậy các doanh nghiệp ra sức đổi mới từ trong sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường. Sự thay đổi đó giúp cho một số doanh nghiệp thành công không những giữ vững được vị thế của công ty trên thị trường mà còn không ngừng phát triển và gia tăng thị phần. Bên cạnh đó có không ít những doanh nghiệp bị phá sản. Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại trên của các doanh nghiệp là hoạt động bao gói sản phẩm (packing), nó đem lại hiệu quả và đóng góp rất nhiều trong sự thành công của doanh nghiệp.
25 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4199 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược bao gói sản phẩm của Kinh Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Kinh tế nước ta đang phát triển theo nền kinh tế thị trường. Một nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt. Trước sự bùng nổ cạnh tranh như vậy các doanh nghiệp ra sức đổi mới từ trong sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường. Sự thay đổi đó giúp cho một số doanh nghiệp thành công không những giữ vững được vị thế của công ty trên thị trường mà còn không ngừng phát triển và gia tăng thị phần. Bên cạnh đó có không ít những doanh nghiệp bị phá sản. Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại trên của các doanh nghiệp là hoạt động bao gói sản phẩm (packing), nó đem lại hiệu quả và đóng góp rất nhiều trong sự thành công của doanh nghiệp.
Để có thể tìm hiểu kĩ hơn một trong những chữ P của marketing, chúng ta sẽ đi nghiên cứu sâu hơn vào “ hoạt động bao gói săn phẩm” mà cụ thể ở đây là công ty bánh kẹo cổ phần Kinh Đô, một công ty thực hiện hoạt động này khá thành công tại Việy Nam
B.PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Bao gói:
1. Khái niệm:
Bao gói được sử dụng nhằm mục đích giữ vệ sinh và đề phòng sản phẩm bị hư hỏng về mặt cơ học. Đây là yếu tố cần thiết quyết định chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, cách đóng gói Ở một số nước đang phát triển có thể gây hỏng cho sản phẩm do nó dễ làm sản phẩm bị biến dạng và thiếu các điều kiện nhiệt độ tối ưu. Bao gói phải thỏa mãn các điều kiện trong quá trình xử lý và chuyên chở. Khối lượng chuyên chở phải Ở mức hiệu quả do đòi hỏi tính đồng bộ cao của bao gói.Các yếu tố cần xem xét khi thiết kế bao gói gồm:
Lưu trữ và chuyên chở đúng cách
Kích cỡ bao gói tiêu chuẩn
Vật liệu bao gói tái chế hoặc vật liệu hai lớp.
2. Các yếu tố cấu thành:
Bao gói thường có bốn yếu tố cấu thành điển hình:
+ Lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm
+ Lớp bảo vệ lớp tiếp xúc.
+ Bao bì vận chuyển
+ Nhãn hiệu và các thông tin mô tả sản phẩm trên bao gói.
Bao gói là một phần đắc lực của hoạt động marketing, vì:
+ Sự phát triển của hệ thống cửa hàng tự phục vụ, tự chọn ngày càng tăng.
+ Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ngày càng tăng.
+ Bao bì góp phần tạo ra hình ảnh về công ty và nhãn hiệu.
+ Tạo ra khả năng và ý niệm về sự cải tiến sản phẩm.
Các quyết định để có thể tạo ra bao gói có hiệu quả cho một sản phẩm:
+ Xây dựng quan niệm về bao gói:
bao bì phải tuân thủ nguyên tắc nào? Nó đóng vai trò như thế nào đối với một mặt hàng cụ thể? Nó phải cung cấp những thông tin gì về sản phẩm?....
+ Quyết định về các khía cạnh:
kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung trình bày và có gắn nhãn hiệu hay không? Khi thông qua các quyết định này phải gắn với các công cụ kháccủa marketing.
+ Quyết định về thử nghiệm bao gói bao gồm:
thử nghiệm về kĩ thuật, thử nghiệm về hình thức, thử nghiệm về kinh doanh, thử nghiệm về khả năng chấp nhận của người tiêu dùng.
+ Cân nhắc các khía cạnh lợi ích xã hội, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của bản thân công ty.
+ Quyêt định về các thông tin trên bao gói
Thông thường những thông tin chủ yếu được thể hiện qua bao gói là:
+ Thông tin về sản phẩm, chỉ rõ đó là hàng gì?
+ Thông tin về phẩm chất sản phẩm.
+ Thông tin về ngày, người, nơi sản xuất và các đặc tính của sản phẩm.
+ Thông tin về kĩ thuật an toàn khi sử dụng
+ Thông tin về nhãn hiệu thương mại và các hình thức hấp dẫn để kích thích tiêu thụ.
+ Các thông tin do luật định.
+ Các thông tin đc đưa có thể bằng cách in trực tiếp lên bao bì hoặc in rời rồi dán lên bao bì. Gần đây cách thứ nhất được sử dụng phổ biến hơn.
Không chỉ đơn thuần là hình dáng bên ngoài Đây chính là sự kết hợp phức tạp của các biểu tượng, thông tin được một công ty sử dụng như dấu hiệu để nhận biết sản phẩm của mình. Ngoài ra, bao bì còn mang ý nghĩa thứ yếu nữa là có thể giúp người tiêu dùng xác định nguồn gốc hàng hóa hay dịch vụ. Quy chế thương mại trên lãnh thổ châu Âu quy định, bên cạnh nhãn hiệu hàng hoá, thiết kế bao bì còn phải miêu tả bản chất, nội dung, thành phần và hương vị sản phẩm, tên và địa chỉ liên hệ của hãng sản xuất. Châu Âu cũng như nhiều nước khác trên thế giới luôn coi bao bì là một sản phẩm trí tuệ được pháp luật công nhận và bảo vệ. Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ sản phẩm (Protection) mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xúc tiến sản phẩm (Promotion), xét từ góc độ kinh doanh. Hình ảnh thiết kế trên bao bì được pháp luật bảo vệ, tránh trường hợp bị các đối thủ cạnh tranh sao chép hay làm giả sản phẩm. Đó là chức năng bảo vệ. Còn với chức năng xúc tiến, bao bì có tác dụng thu hút khách hàng và tạo ra nét đặc trưng hay phong cách riêng cho sản phẩm. Một sản phẩm, nếu đã gặt hái thành công nhất định tại một thị trường, thì cùng với bao bì đó, sản phẩm sẽ không mấy khó khăn để chinh phục người tiêu dùng tại những thị trường khác. Nhận ra tầm quan trọng của bao bì sản phẩm, ngày nay, các công ty luôn chú ý đến quá trình thiết kế và kiểm tra bao bì, mà phương pháp phổ biến hơn cả thường được các công ty áp dụng cho sản phẩm của mình là VIEW- viết tắt của 4 từ tiếng Anh, thể hiện 4 đặc trưng trên bao bì sản phẩm. V: Visibility – sự rõ ràng: Bao bì phải làm cho sản phẩm có thể được phân biệt dễ dàng đối với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Hãng phim Konica đã sử dụng bao bì màu xanh dương ở thị trường Âu Mỹ nhằm phân biệt với bao bì màu vàng của Kodak và màu xanh lá cây của Fuji. Ngoài ra, bao bì của bất kỳ sản phẩm nào cũng không được phép trùng lặp với bao bì của sản phẩm khác đã có mặt trên thị trường. I: Informative - cung cấp nhiều thông tin: Bao bì phải thể hiện được thông tin tối đa về bản chất sản phẩm, chẳng hạn như tên sản phẩm, trọng lượng, ngày sản xuất, thành phần, điều kiện bảo quản, hướng dẫn sử dụng... Đây là những thông tin quan trọng mà khách hàng luôn muốn tìm hiểu để biết kỹ hơn về sản phẩm họ định mua. E: Emotional impact - tác động về mặt cảm xúc: Kiểu dáng bao bì phải tạo ấn tượng và làm khách hàng ưa chuộng. Khách hàng sẽ chú ý trước tiên đến những sản phẩm có bao bì đẹp, nhiều màu sắc, tao nhã hay pha chút gì đó độc đáo, lạ mắt. Sức hút của bao bì thể hiện ở đặc điểm này: nó làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh hơn và hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng. W: Workability – giá trị sử dụng: Chức năng của bao bì là vừa phải bảo vệ sản phẩm, vừa phải hữu ích sau khi sản phẩm đã được sử dụng xong. Đôi khi khách hàng cảm thấy tiếc, nếu sử dụng xong sản phẩm cũng là lúc vứt đi bao bì rất đẹp và chắc chắn của sản phẩm đó. Nguyên nhân là do bao bì không được thiết kế dành cho những công năng khác. Giá trị sử dụng của bao bì thể hiện ở chỗ nó có thể được sử dụng vào nhiều mục đích khác như đựng thức ăn, đồ uống, gói đồ, để lót nền, và thậm chí có thể cả trưng bày. Yếu tố ngôn ngữ cũng cần được các công ty đặc biệt chú trọng khi thiết kế bao bì sản phẩm. Tuỳ theo từng thị trường tại mỗi quốc gia cụ thể mà công ty đề ra chính sách về ngôn ngữ cho phù hợp. Ví dụ đối với sản phẩm bán ở Ðức, bao bì phải in tiếng Ðức, sản phẩm bán ở Canada, bao bì phải in song ngữ Anh và Pháp, sản phẩm bán ở Ðan mạch và một vài nước Châu Âu khác thì bao bì chỉ cần in tiếng Anh là đủ. Hiện nay, bao bì đa ngôn ngữ đang dần trở nên phổ biến đối với khách hàng tiêu dùng. Hãng Kellogg của Ðức đã in …10 thứ tiếng trên vỏ bao sản phẩm đĩa mềm của mình. Số lượng sản phẩm được đóng gói bên trong các bao bì cũng khá quan trọng và thay đổi tuỳ thuộc vào những sở thích khác nhau của người tiêu dùng. Chẳng hạn như ở thị trường Nhật, mỗi bao bì không nên gói 4 đơn vị sản phẩm, vì từ “four” tiếng Anh sẽ được phát âm gần giống như từ “chết” trong tiếng Nhật. Hộp bánh quy ở Mỹ còn cần có thêm các bao bì phụ bọc từng gói nhỏ trong hộp bánh, trong khi ở các thị trường khác chỉ cần một bao bì gói chung tất cả là đủ. Bao bì sinh thái và mối quan tâm ngày một tăng Bao bì sinh thái là bao bì làm bằng chất liệu sao cho quá trình phân huỷ không gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường. Liên minh châu Âu EU đã đưa ra nhiều quy định khác nhau về bao bì, theo đó bao bì phải được sử dụng lại hoặc tái sinh được, các kênh phân phối phải có hệ thống thu hồi bao bì, bao gồm cả bao bì sản phẩm, bao bì bán hàng và bao bì vận chuyển. Tất cả hàng hoá phải có những ghi chú thích hợp ngay trên bao bì theo các hình vẽ đã được quy định. Cách đây không lâu, công ty Werberg (Anh) tung ra thị trường loại bao bì làm bằng đá phấn, một loại khoáng sản rất phổ biến và dễ khai thác ở bất kỳ đâu. Thành phần cấu tạo của loại bao bì này bao gồm 70% đá phấn và 30% polyolefine. Loại bao bì này được giới thiệu là “cứng như thuỷ tinh, mềm như chất dẻo, giá thành rẻ nhất, đặc biệt là ít gây ô nhiễm môi trường và có thể thay thế các bao bì làm từ chất dẻo và nhôm”. Theo các kỹ sư của Werberg nhận định, mặc dù cũng là chất dẻo nhưng polyolefine khi phân huỷ sẽ biến thành carbonic và khí oxy. Chưa kể, bao bì bằng đá phấn có giá thành rẻ hơn bởi vì sử dụng ít nguyên liệu hơn so với các loại bao bì làm từ giấy, chất dẻo, nhôm với hoá chất. Bao bì sản phẩm làm bằng vật liệu mới này sẽ tự tan rã thành bột sau 1- 2 tháng, hoặc biến thành tro giàu carbonic nếu bị đốt, chiếm ít chỗ lưu giữ một khi bao bì đã thành rác. Còn tại Ðức, chính phủ đã ban hành một đạo luật quy định về bao bì tương tự như những quy định của Châu Âu và có hiệu lực từ năm 1997. Tập đoàn kiểm tra và đánh giá chất lượng bao bì sản phẩm DSD của Ðức đã được thành lập để giám sát các loại bao bì sản phẩm, giúp giảm bớt gánh nặng cho các nhà sản xuất, các kênh phân phối và các nhà nhập khẩu. Sau khi được chính phủ Đức công nhận, dấu hiệu in Green Dot (Dấu ấn xanh) của DSD trên bao bì mỗi sản phẩm sẽ là cơ sở để các nhà sản xuất chứng mình rằng mình đã tuân thủ đúng các quy định của luật bao bì sản phẩm Đức và cộng đồng châu Âu.
II. NHÃN HIỆU, BAO GÓI VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KHÁC CỦA SẢN PHẨM (Brands, packaging, and other product features)Tại sao người ta sử dụng những sản phẩm nào đó mà không sử dụng những sản phẩm khác?.Nhiều người cho rằng, không có những sự khác nhau đáng chú ý nào giữa những nhãn hiệu. Sự lựa chọn của người mua có thể bị ảnh hưởng bởi sự bảo đảm được đưa ra hoặc bởi cách bao gói hấp dẫn của sản phẩm. Thường thì, nhãn hiệu, màu sắc và kiểu mẫu, cùng với những đặc điểm khác được nối lại để đưa ra một ý niệm cho những khách hàng. Do đó, những đặc điểm này là những yếu tố quan trọng trong chương trình marketing.1. Những ảnh hưởng của những đặc điểm sản phẩm đến những chức năng kinh doanh (influences of product features on business functions)Nhãn hiệu, đóng gói, và những đặc điểm khác của sản phẩm có mối quan hệ qua lại với nhau, và ảnh hưởng đến những chức năng sản xuất và tài chánh cũng như những hoạt động marketing khác của một xí nghiệp. Nếu một sản phẩm được tạo ra có 6 màu sắc khác nhau, thay vì một màu, sẽ tốn nhiều chi phí hơn. Một sản phẩm được bao gói một cách hấp dẫn phải chịu phí tổn nhiều hơn so với một sản phẩm không được bao gói.Những rủi ro về tài chánh sẽ gia tăng khi số cỡ loại và màu sắc được tăng lên. Những sản phẩm được bao gói trong những hộp đựng hàng trong ngày giáng sinh tạo cho xí nghiệp một sự thiệt hại về tài chánh đối với những hàng hoá không được bán cho đến ngày 26 tháng 12. Một xí nghiệp đưa ra một bảo đảm rộng rãi: "trả lại gấp hai số tiền cho khách hàng, nếu như sản phẩm không làm thoả mãn hoàn toàn" sẽ ít chịu rủi ro hơn với xí nghiệp mà chính sách của nó là: "sau khi mua hàng là chấm dứt tất cả."Những đặc điểm của sản phẩm cũng có quan hệ với những yếu tố marketing khác. Một công ty sản xuất ra những sản phẩm được bán ở những cửa hàng tự phục vụ, phải tạo ra sự lôi cuốn qua việc bao gói và dán nhãn để làm hấp dẫn khách hàng tại điểm mua bán. Và thường thì nhãn hiệu làm gia tăng sự cứng rắn của giá cả. Tuy nhiên, tại cùng một thời điểm, những nhãn hiệu nổi tiếng hầu như có khả năng nhờ vào sự cắt giảm giá cả của họ để làm hấp dẫn những khách hàng.
2. Nhãn hiệu (brand) Từ nhãn hiệu (brand) là một từ dễ hiểu, và nó bao gồm những phần khác nhỏ hơn. Nhãn hiệu là một cái tên, ngôn ngữ, hình ảnh, hoặc là những kiểu mẫu đặc biệt, hoặc là một vài sự nối kết giữa những yếu tố này, nó được định ra để nhận diện những hàng hoá và dịch vụ của một người bán hoặc một nhóm người bán. Một nhãn hiệu làm phân biệt những sản phẩm và dịch vụ của một xí nghiệp này với những sản phẩm và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Tên nhãn hiệu (brand name) bao gồm những từ chữ cái, hoặc là những con số có thể đọc được.Dấu hiệu (brand mark) là một phần của nhãn hiệu nó được biểu hiện bằng những hình tượng, kiểu mẫu hoặc là những màu sắc, chữ đặc biệt. Nó được nhận ra bằng dấu hiệu, nhưng không được diễn tả khi một người đọc tên nhãn hiệu.Hiệp hội marketing ở Mỹ định nghĩa một thương hiệu (trademark) như là một nhãn hiệu và nó được luật pháp bảo vệ, theo luật, nó được dành riêng cho từng người bán. Tất cả những thương hiệu là những nhãn hiệu, vì thế chúng bao gồm những từ, những chữ cái, và những con số có thể đọc được. Chúng cũng có thể bao gồm những hình tượng (brand mark). Một số người tin tưởng một cách không đúng rằng, thương hiệu chỉ là phần hình ảnh của nhãn hiệu.Một phương pháp chính yếu để phân loại những nhãn hiệu là dựa vào người sở hữu chúng _Những nhà sản xuất hoặc là những nhà trung gian.2.1. Tầm quan trọng của việc dán nhãn (importance of branding)Nhãn hiệu tạo cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc xác định những sản phẩm và dịch vụ. Những nhãn hiệu cũng bảo đảm cho việc mua hàng rằng, khách hàng sẽ nhận được chất lượng tương đương khi họ mua lại lần sau đó.Đối với những người bán, nhãn hiệu là cái được quảng cáo và nó được nhận ra khi được trưng bày trong các cửa hàng. Dán nhãn cũng giúp cho người bán kiểm soát được thị trường của họ, bởi vì người mua sẽ không nhầm lẫn một sản phẩm được dán nhãn với một sản phẩm khác. Dán nhãn làm giảm những sự so sánh giá cả, bởi vì rất khó để so sánh những giá cả trên những sản phẩm có nhãn hiệu khác nhau.Cuối cùng, đối với những người bán, nó còn làm tăng thêm danh tiếng cho người bán cũng như sản phẩm.2.2. Lý do cho việc không dán nhãn (reasons for not branding)Nhiều xí nghiệp không dán nhãn trên những sản phẩm của họ, bởi vì họ không có khả năng, hoặc không sẵn lòng để đảm đương hai trách nhiệm chính yếu vốn có trong quyền sở hữu của nhãn hiệu: Xúc tiến nhãn hiệu, và duy trì chất lượng sản phẩm không đổi.Một số sản phẩm không được dán nhãn bởi sự khó khăn để làm khác đi sản phẩm của một xí nghiệp từ những sản phẩm của những xí nghiệp khác. Ví dụ như những cái kẹp phơi quần áo (clothespins), đinh đóng và những nguyên liệu thô trong công nghiệp. Bản chất tự nhiên (physical nature) của một số sản phẩm như là: Những trái cây tươi, rau cải thì khó khăn (discourage) việc dán nhãn. Tuy nhiên, hiện nay những sản phẩm này được bao gói, và việc dán nhãn được thực hiện ở bên ngoài những bao gói này.Những người sản xuất thường không dán nhãn một phần sản phẩm của họ, đó là những sản phẩm ở dưới mức chất lượng bình thường. Những sản phẩm được phân như loại hai, hoặc không hoàn hảo được bán giảm giá và thường được phân phối thông qua những kênh khác với những kênh được sử dụng cho những hàng hoá có chất lượng bình thường.2.3. Lựa chọn một tên nhãn hiệu (selecting a brand name)Lựa chọn một tên nhãn hiệu có hiệu quả không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Mặc dầu, tầm quan trọng của một nhãn hiệu đã được thừa nhận, nhưng mức độ quan trọng của những tên nhãn hiệu làm cho ta cần phải đáng chú ý hơn. Trong một nghiên cứu đã được thực hiện trong nhiều năm qua cho thấy rằng: Chỉ có 12% tên nhãn hiệu làm tăng cường doanh số bán hàng; 36% thật sự làm thương tổn đến doanh số bán; và 52% không có đóng góp gì cho việc bán hàng. Những đặc điểm của một nhãn hiệu cần phải có.Một nhãn hiệu hữu hiệu mang nhiều đặc điểm. Tuy nhiên, rất là khó khăn để tìm ra một nhãn hiệu bao hàm tất cả những đặc điểm cần thiết này. Một nhãn hiệu nên có những đặc điểm sau:• Đưa ra một cái gì đó về những đặc tính của sản phẩm, lợi ích của nó; đặc tính sử dụng; hoặc tính năng hoạt động của nó.• Dễ đọc, dễ nhớ, dễ phát âm.• Đặc biệt.• Có thể thích ứng với những sản phẩm mới, những sản phẩm có thể được thêm vào tuyến sản phẩm.• Có khả năng được đăng ký và được sự bảo vệ của luật pháp.
3. Đóng gói (packaging)Đóng gói có thể được định nghĩa như là toàn bộ những hoạt động dính líu tới việc thiết kế và tạo ra những bao gói cho một sản phẩm.Có 3 lý do cho việc bao gói:_ Nó đáp ứng cho sự an toàn và những mục đích vụ lợi: Nó bảo vệ một sản phẩm trên đường từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, và trong một số trường hợp khác, ngay cả trong khi khách hàng đang sử dụng. Ví dụ, đóng gói có hiệu quả có thể giúp cho việc chống lại những người có chủ tâm xấu trong việc giả mạo hàng, tránh nhiễm độc cho trẻ em từ các loại dược liệu. Cũng vậy, với những sản phẩm có khối lượng lớn thì những hàng hoá được đóng gói nói chung thuận tiện hơn, sạch sẽ hơn và giảm sự bốc hơi, đổ tháo, thối ươn.- Đóng gói có thể bổ sung (implement) cho chương trình marketing của một công ty. Đóng gói còn giúp để nhận dạng một sản phẩm và vì thế có thể chống lại sự thay thế của những hàng hoá cạnh tranh. Bao gói có thể là cách đáng chú ý duy nhất, trong đó một xí nghiệp có thể làm khác đi sản phẩm của nó từ những sản phẩm khác. Những người bán lẻ thừa nhận rằng, sự bảo vệ có hiệu quả và những nét đặc trưng trong chiêu thị của bao gói có thể làm cắt giảm chi phí và tăng doanh số bán của họ lên. Tại những điểm mua bán, bao gói như thay thế cho người bán hàng trực tiếp.- Đóng gói có thể làm gia tăng khả năng lợi nhuận của sản phẩm. Một sự đóng gói có thể là rất hấp dẫn, khiến cho khách hàng sẽ sẵn lòng chi trả nhiều tiền hơn để chỉ mong nhận được bao gói đặc biệt _Mặc dầu sự gia tăng trong giá cả vượt xa chi phí thêm vào cho việc bao gói. Cũng vậy, làm tăng khả năng dễ cầm nắm hơn, hoặc là sự gia giảm nguy hiểm được tạo ra bởi việc bao gói sẽ cắt giảm những chi phí marketing.3.1. Tầm quan trọng của việc đóng gói trong marketing (importance of packaging in marketing)Đóng gói là một một hoạt động sản xuất có định hướng trong hầu hết các công ty, được thực hiện chủ yếu để đạt được những lợi ích của việc bảo vệ sản phẩm và sự thuận tiện của nó. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự chú ý trong marketing về việc bao gói càng trở nên sâu sắc hơn. Và ngày nay, bao gói là một nguồn lực cạnh tranh chủ yếu trong thương trường. Việc sử dụng rộng rãi những hình thức bán hàng tự phục vụ và bán hàng bằng những phương tiện tự động, đã dẫn đến bao gói phải làm thay cho công việc bán hàng tại điểm mua bán. Hầu hết những nhà bán lẻ đều có khuynh hướng phục vụ cho những nhà sản xuất đã sử dụng cách bao gói hữu hiệu. Thêm vào đó, việc sử dụng đang gia tăng của công việc dán nhãn và những tiêu chuẩn được tạo nên của quần chúng trong vấn đề sức khoẻ và sự cải thiện điều kiện vệ sinh đã đóng góp sự quan trọng của bao gói.Sự an toàn trong bao gói đã trở thành một vấn đề xã hội và thị trường quan trọng đặc biệt trong những năm gần đây. Những sự phát triển mới trong bao gói, xuất hiện một cách nhanh chóng và trong một luồng tưởng chừng như không dứt, đòi hỏi sự chú ý thường xuyên của các nhà quản lý đến kiểu mẫu bao gói. Chúng ta thấy những nguyên liệu bao gói mới thay thế cho những nguyên liệu cũ, cũng như trong cỡ loại, hình dáng... Tất cả những điều này làm cho khách hàng thuận tiện hơn trong mua hàng.3.2. Những chiến lược bao gói (packaging strategies)3.2.a. Thay đổi bao gói (changing the package)Nói chung, nhà quản lý có 2 lý do cho việc xem xét một sự thay đổi bao gói: Để chống lại sự suy giảm doanh số, và để mở rộng một thị trường bằng cách làm hấp dẫn những nhóm khách hàng mới. Đặc biệt hơn là, một xí nghiệp có thể muốn chỉnh tu một đặc điểm không tốt nào đó trên bao gói đang tồn tại, hoặc là một công ty có thể muốn tận dụng những ưu điểm của những nguyên liệu mới. Một số công ty thay đổi bao gói của họ để trợ lực cho những chương trình chiêu thị. Một bao gói mới có thể được sử dụng như là một sự lôi cuốn chủ yếu trong mẫu quảng cáo, hoặc bởi bao gói cũ có thể không có tác dụng tốt trong quảng cáo.3.2.