Aha.vn (goi tắt là aha) là website chính thức của Trung tâm phần mềm HuraSoft trực thuộc Công ty Cổ phần Hurama – giải pháp bán hàng hiệu quả cho các doanh nghiệp. Là một website hoạt động với mục tiêu hỗ trợ khách hàng trong việc mua sắm sản phẩm điện tử và hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm điện tử đưa thông tin tới khách hàng một cách chi tiết. Ngoài ra, hệ thống kiến thức mua sắm với nhiều bài viết của cá chuyên gia sẽ giúp bạn chọn lựa sản phẩm một cách tốt nhất. Sản phẩm của công ty là san phẩm dịch vụ bao gồm:
So sánh giá cả sản phẩm điện tử
Cung cấp thông tin về sản phẩm
Hỗ trợ khách hàng trong việc chọn lựa sản phẩm
Hỗ trợ các doanh nghiệp, các cửa hàng kinh doanh sản phẩm điện tử
49 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2387 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược E-Marketing của công ty cổ phần Hurama, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP - 4 -
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH THẾ - 7 -
2.1.2 Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô - 10 -
Nhân tố kinh tế - 11 -
Nhân tố công nghệ - 11 -
Nhân tố văn hoá – xã hội - 15 -
2.1.3 Đánh giá cường độ cạnh tranh trong ngành - 15 -
2.2 Phân tích môi trường bên trong - 19 -
2.2.1 Thị trường - Sản phẩm - Giá - Phân phối - Xúc tiến - 19 -
Thị trường: - 19 -
Sản phẩm - 20 -
Giá - 21 -
Phân phối - 22 -
Xúc tiến - 22 -
Phân tích SWOT - 22 -
2.2.2 Nguồn lực - vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp - 25 -
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC E-MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP - 27 -
3.1 Thiết lập mục tiêu điện tử - 27 -
3.2 Chiến lược E-Marketing - 29 -
3.2.1 Chiến lược chào hàng - 29 -
3.2.2 Chiến lược định giá - 36 -
3.2.3 Chiến lược phân phối - 38 -
3.2.4 Chiến lược xúc tiến - 42 -
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Hurama
Tên website: www.aha.vn
Trụ sở chính: P1002, Tòa nhà 27 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội
Thành lập: Tháng 6/2008
Tel: (04)35147504 - Hotline : 0912588 000
Mô hình website: Môi giới
Hoạt động kinh doanh: Cung cấp các giải pháp kinh doanh thương mại điện tử tối ưu cho khách hàng bao gồm: tư vấn, mua tên miền, xây dựng / nâng cấp website, và tư vấn quảng cáo trực tuyến.
Tầm nhìn – sứ mạng kinh doanh: "Make Software Useful" (làm phần mềm hữu ích) - Khai thác và phát triển các ứng dụng phần mềm thực sự giúp khách hàng giải quyết được những khó khăn, thách thức trong quá trình quản lý, tiếp thị thương hiệu hoặc mua bán sản phẩm
Website: www.aha.vn
Aha.vn (goi tắt là aha) là website chính thức của Trung tâm phần mềm HuraSoft trực thuộc Công ty Cổ phần Hurama – giải pháp bán hàng hiệu quả cho các doanh nghiệp. Là một website hoạt động với mục tiêu hỗ trợ khách hàng trong việc mua sắm sản phẩm điện tử và hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm điện tử đưa thông tin tới khách hàng một cách chi tiết. Ngoài ra, hệ thống kiến thức mua sắm với nhiều bài viết của cá chuyên gia sẽ giúp bạn chọn lựa sản phẩm một cách tốt nhất. Sản phẩm của công ty là san phẩm dịch vụ bao gồm:
So sánh giá cả sản phẩm điện tử
Cung cấp thông tin về sản phẩm
Hỗ trợ khách hàng trong việc chọn lựa sản phẩm
Hỗ trợ các doanh nghiệp, các cửa hàng kinh doanh sản phẩm điện tử
Aha có quy mô không hề nhỏ thể hiện ở việc AHA có khả năng cung cấp thông tin của moi sản phẩm điện tử và các của hàng tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, thông tin về các cửa hàng hay sản phẩm được thể hiện rất chi tiết, điều đó cũng cho thấy aha đã phục vụ đối tượng khách hàng có nhu cầu mua sắm sản phẩm điện tử trên khắp Việt Nam.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH THẾ
2.1 Phân tích môi trường bên ngoài
2.1.1 Tốc độ ứng dụng của TMĐT
Hiện nay, các doanh nghiệp tận dụng Thương mại điện tử như một công cụ marketing. Ưu điểm của thương mại điện tử trong trường hợp này đó là vấn đề chi phí dành cho quảng cáo, PR hình ảnh công ty và các sản phẩm mới, khuyến mãi, khảo sát ý kiến người tiêu dùng,…
Đối với các doanh nghiệp, một website cung cấp đầy đủ thông tin ấn tượng nhất, thu hút nhất về các dịch vụ của mình và quảng bá tốt website này để tạo ấn tượng với người tiêu dùng nhằm kích cầu. Đây là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Ở các nước phát triển, mỗi công ty hầu như đều có website - đó có thể coi là show-room cho công ty. Các doanh nghiệp Việt Nam nếu cảm thấy đối tượng khách hàng của mình có thể tìm thấy mình, hay tìm thấy thông tin hữu ích của công ty thì có thể xây dựng cho mình một website. Sau khi đã có website, công việc còn lại sẽ là quảng bá website đó đến các đối tượng khách hàng của mình. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tốc độ phát triển của thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra hướng giải quyết cho mức độ ứng dụng của mình vào các hoạt động marketing của doanh nghiệp.
(Theo báo cáo Thương mại điện tử 2008)
Kết quả điều tra với 1600 doanh nghiệp trên cả nước của Bộ Công Thương trong năm 2008 cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở những mức độ khác nhau. Đầu tư cho thương mại điện tử đã được chú trọng và mang lại hiệu quả rõ ràng cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp đã quan tâm tới việc trang bị máy tính, đến nay hầu như 100% doanh nghiệp đều có máy tính. Tỷ lệ doanh nghiệp đã xây dựng mạng nội bộ năm 2008 đạt trên 88% so với 84% của năm 2007. Đến nay, có tới 99% số doanh nghiệp đã kết nối Internet, trong đó kết nối băng thông rộng chiếm 98%. Tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2008 đạt 45%, tăng 7% so với năm 2007. Tỷ lệ website được cập nhật thường xuyên và có chức năng đặt hàng trực tuyến đều tăng nhanh.
Một trong những điểm sáng nhất về ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp là tỷ lệ đầu tư cho phần mềm tăng trưởng nhanh, chiếm 46% trong tổng đầu tư cho công nghệ thông tin của doanh nghiệp năm 2008. Sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư này cho thấy doanh nghiệp đã bắt đầu chú trọng đầu tư cho các phần mềm ứng dụng để triển khai thương mại điện tử sau khi ổn định hạ tầng công nghệ thông tin. 75% doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu từ thương mại điện tử chiếm trên 5% tổng doanh thu trong năm 2008. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử.
Các con số thống kê này cho thấy, đến thời điểm cuối năm 2008 nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
So với các năm trước, tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2008 vẫn tiếp tục tăng nhanh theo đà tăng trong hai năm 2006 và 2007. Tuy nhiên tỷ lệ doanh nghiệp dự định xây dựng website trong tương lai gần cũng giảm đi đáng kể. Có thể thấy việc xây dựng website hiện nay là tương đối đơn giản nên trong các năm gần đây số lượng doanh nghiệp có nhu cầu đã tiến hành xây dựng website, còn lại là các doanh nghiệp chưa có nhu cầu.
(Theo báo cáo Thương mại điện tử năm 2009)
Kết quả điều tra của Bộ Công Thương với 2004 doanh nghiệp trên cả nước trong năm 2009 cho thấy, gần như 100% các doanh nghiệp đã tổ chức triển khai ứng dụng TMĐT ở nhiều quy mô và mức độ khác nhau. Việc ứng dụng TMĐT đã mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Theo kết quả khảo sát, 100% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã trang bị máy tính và trung bình mỗi doanh nghiệp có 25,8 máy tính. Có 98% doanh nghiệp đã kết nối Internet dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó 96% là kết nối bằng băng thông rộng (ADSL) và đường truyền riêng (leased line). Các doanh nghiệp cũng đã chú trọng tới việc khai thác ứng dụng cơ bản của TMĐT là thư điện tử (email) với 86% doanh nghiệp sử dụng email cho mục đích kinh doanh, trong đó tỷ lệ sử dụng của các doanh nghiệp lớn là 95%, doanh nghiệp nhỏ và vừa là 78%.
Điểm nổi bật trong ứng dụng TMĐT năm 2009 là tỷ lệ sử dụng các phần mềm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh có xu hướng tăng. Ngoài 92% doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán, các doanh nghiệp cũng đã mạnh dạn đầu tư, triển khai nhiều phần mềm chuyên dụng khác như quản lý nhân sự (43%), quản lý chuỗi cung ứng (32%), quản lý khách hàng (27%), v.v... Việc triển khai những phần mềm này đã góp phần tối ưu hóa hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đến nay phần lớn doanh nghiệp cũng đã chú ý và sử dụng những dịch vụ công trực tuyến do các cơ quan nhà nước cung cấp.
Từ những kết quả thống kê trên cho ta thấy, các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết đã ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh và việc sử dụng phần mềm ngày càng được quan tâm hơn để giúp phát triển mạng lưới TMĐT của doanh nghiệp. Vì vậy, vai trò của hoạt động Marketing trực tuyến sẽ ngày càng có ảnh hưởng lớn đến doanh thu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.2 Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô
Nhân tố chính trị - pháp luật
Như chúng ta biết thì tất cả các DN e-commerce/e-business đều phải chấp hành luật pháp như các DN truyền thống. Hoạt động trong môi trường TMĐT (môi trường mang bản chất quốc tế), DN không những phải tuân thủ các Luật liên quan đến TMĐT của nước chủ nhà mà còn chịu ảnh hưởng luật về TMĐT quốc tế.
Tuy nhiên ở Việt Nam thì giao dịch thương mại điện tử chưa nhiều, chưa có luật thương mại điện tử, vì thế chủ yếu là các giao dịch và hợp đồng nội địa.
Với sự phát triển của công nghệ và tốc độ ứng dụng của Internet ngày càng cao thì việc sử dụng các phần mềm, chương trình học sẽ đa dạng và phong phú hơn, đáp ứng được nhu cầu của mọi người hơn. E-Marketing trở thành phương tiện chính để làm cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng như quảng bá, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp. Việc xây dựng hệ thống pháp luật thương mại điện tử phù hợp với môi trường trong nước và quốc tế trở nên rất cấp bách hiện nay.
Nhân tố kinh tế
Kinh tế tăng trưởng tác động đến tất cả các ngành kinh doanh, do nhu cầu và thị hiếu của khách hàng ngày càng tăng cũng như thị trường kinh doanh ngày càng rộng mở. Việt Nam đang có một tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, điều đó kích thích việc mở rộng thị trường của các doanh nghiệp trong nước. Khi đó, Marketing điện tử là công cụ nhanh chóng nhất để các doanh nghiệp Việt Nam tiến ra nước ngoài cũng như đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa.
Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế không gây ảnh hưởng nhiều cho các ngành kinh doanh trực tuyến do doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn, thay đổi thị trường kinh doanh của mình.
Nhân tố công nghệ
Thương mại điện tử nói chung và hoạt động Marketing điện tử nói riêng có lợi thế hơn so với các hoạt động truyền thống khác nhờ tận dụng được tối đa ưu thế từ các nhân tố công nghệ. Có thể nói, đây là nhân tố có tác động trực tiếp và quyết định đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành.
Sự phổ biến của CNTT và internet đã làm tiền đề cho sự phát triển của hoạt động Marketing điện tử. Trong những năm gần đây internet Việt Nam đã phát triển rất nhanh và những các cá nhân hay tổ chức năng động, họ đã tìm thấy các cơ hội kinh doanh mới. Hầu như mọi thứ trong cuộc sống thực đang được số hóa mạnh mẽ. Tuy nhiên, song hành với sự phát triển mạnh mẽ của internet thì người dùng cũng bắt đầu phải lo lắng nhiều hơn đến tính bảo mật khi mà internet vẫn đang là mảnh đất màu mỡ cho những hacker khai thác thông tin cá nhân. Điều đó là cản trở lớn đối với việc thuyết phục mọi người tham gia vào các hoạt động trực tuyến.
Kết quả điều tra khảo sát tình hình thực tế năm 2008 cho thấy phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay chưa có điều kiện thuận lợi để nắm bắt và triển khai được các tiêu chuẩn công nghệ hỗ trợ các hoạt động thương mại điện tử trong thực tiễn. Tỷ lệ các doanh nghiệp lớn ứng dụng các tiêu chuẩn công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử nói chung và tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử nói riêng tại Việt Nam còn tương đối thấp. Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài để phát triển các ứng dụng thương mại điện tử mới chỉ tập trung vào một số cơ quan, doanh nghiệp có quy mô kinh tế lớn. Tuy nhiên, sự chuyển giao công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử vào Việt Nam đến nay vẫn chưa có tính chiến lược lâu dài với kế hoạch triển khai tổng thể, hợp lý để tạo ra những sự đột phá cho việc phát triển các ứng dụng thương mại điện tử trong nước.
Phân tích cụ thể việc ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp:
Máy tính và mạng nội bộ
Ở góc độ hạ tầng kỹ thuật, máy vi tính và mạng nội bộ là hai thiết bị công nghệ không thể thiếu cho việc ứng dụng CNTT và thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và Marketing nói riêng. Do đó, hai chỉ tiêu này có thể là tiêu chí quan trọng để đánh giá hoạt động thương mại điện tử trong doanh nghiệp.
(Nguồn: Báo cáo TMĐT 2008)
Từ hình vẽ ta thấy, trong các doanh nghiệp đã trang bị máy tính thì khoảng 92% doanh nghiệp có từ 1 đến 50 máy tính. Chỉ có 8% doanh nghiệp có từ 51 máy tính trở lên. Tỷ lệ doanh nghiệp có từ 11 đến 20 máy tăng dần qua các năm. Trong khi đó tỷ lệ doanh nghiệp không có máy tính hoặc ít máy tính có xu hướng giảm dần.
Để nhìn nhận chính xác hơn về mức độ phổ biến CNTT cũng như trình độ ứng dụng hạ tầng kỹ thuật cho thương mại điện tử của doanh nghiệp, chúng ta sẽ phân tích tỷ lệ nhân viên có điều kiện sử dụng máy tính thường xuyên trong công việc:
(Nguồn: Báo cáo TMĐT 2008)
Từ hình trên ta thấy tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên trong công việc đạt từ 70% chiếm một nửa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tỷ lệ này tỷ lệ nghịch với quy mô doanh nghiệp, có nghĩa là doanh nghiệp có quy mô lao động càng lớn thì tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc càng thấp.
Với các doanh nghiệp có số lao động sử dụng máy tính lớn, việc thiết lập mạng nội bộ, tạo không gian làm việc liên kết giữa các máy tính trong doanh nghiệp mới chính là tiêu chí quan trọng để đánh giá.
Mạng Internet
Internet là môi trường thiết yếu trong ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
(Nguồn: Báo cáo TMĐT 2008)
Tỷ lệ 92% doanh nghiệp truy cập Internet sử dụng phương thức ADSL cho thấy mức độ phổ cập Internet vẫn đang tiếp tục tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, mục đích sử dụng Internet trong các doanh nghiệp chưa thay đổi lớn và bên cạnh đó còn rất nhiều trở ngại.
(Nguồn: Báo cáo TMĐT 2008)
Tóm lại, cho đến nay, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hơn 99% doanh nghiệp đã kết nối Internet. Mục đích sử dụng Internet của doanh nghiệp tập trung vào tìm kiếm thông tin, trao đổi với đối tác qua thư điện tử và truyền gửi file dữ liệu. Mặc dù vẫn tồn tại hai trở ngại lớn nhất đối với việc sử dụng Internet của doanh nghiệp là vấn đề an toàn, bảo mật và chất lượng dịch vụ đường truyền nhưng có thể nói, các doanh nghiệp đều ứng dụng khá phổ biến Thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Nhân tố văn hoá – xã hội
Văn hóa - xã hội tác động trực tiếp đến hành vi mua của khách hàng nói chung và hành vi mua của khách hàng điện tử nói riêng.
Yếu tố văn hóa xã hội luôn có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, không ngoại trừ các doanh nghiệp thương mại điện tử, do đó việc thiết kế website, xây dựng chính sách Marketing điện tử cho phù hợp với văn hóa người Việt Nam là điều rất quan trọng.
Vì truy cập internet có nhiều đối tượng, do đó khách hàng tham gia giao dịch trực tuyến vô cùng phong phú. Việc đa dạng các chủng loại sản phẩm, tăng sự lựa chọn cho khách hàng là điều vô cùng cần thiết, bên cạnh đó cần phải tạo nên sự thu hút của khách hàng đến và quay trở lại với website.
Nước ta đang có cơ cấu dân số trẻ, họ chính là những người thích những ứng dụng mới mẻ của công nghê, tiếp nhận những ý tưởng mới tốt hơn và đặc biệt rất ham học hỏi. Những điều đó là những điều mang lại thuận lợi cho hoạt động giao dịch trực tuyến, marketing điện tử.
2.1.3 Đánh giá cường độ cạnh tranh trong ngành
Những hình thức kinh doanh mới trên các phương tiện điện tử liên tục xuất hiện, đặc biết là dịch vụ kinh doanh nội dung số, thiết kế, chế tạo phần mềm. Mặc dù mới hình thành, nhưng các hoạt động trong lĩnh vực này đã được triển khai rộng khắp và đem lại doanh thu đáng kể.
Cùng với lượng người sử dụng Internet và thẻ tín dụng tăng nhanh, số lượng người tiêu dùng mua sắm qua mạng tăng lên nhanh chóng, đặc biết trong giới trẻ ở khu vực đô thị. Tâm lý và thói quen mua bán bắt đầu thay đổi từ phương thức truyền thống sang phương thức mới của Thương mại điện tử. Điều này tạo nên một ưu thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp kinh doanh Thương mại điện tử, đồng thời cũng tạo nên một sự cạnh tranh lớn trong ngành.
Những năm gần đây, do tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, các ngành, các lĩnh vực cũng có mức độ phát triển ứng dụng thương mại điện tử khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạnh này là do đặc thù và sự phát triển của từng lĩnh vực kinh doanh. Những lĩnh vực kinh doanh gắn liền với công nghệ thông tin và thương mại điện tử như bán lẻ hàng hóa trực tuyến, bán vé máy bay, quảng cáo,… vẫn có mức độ ứng dụng cao.
(Nguồn: Báo cáo TMĐT 2008)
Các mặt hàng được giới thiệu trên website của doanh nghiệp khá đa dạng và phong phú cho thấy doanh nghiệp ở mọi ngành nghề đã biết tận dụng website như một kênh để quảng bá sản phẩm. Đặc biệt, tỷ lệ website giới thiệu sản phẩm thiết bị điện tử tăng đáng kế. Điều này phản ánh thực tế là đối với mặt hàng đồ điện tử, người tiêu dùng đã quen dần với việc lựa chọn mặt hàng và cửa hàng trực tuyến nên nếu thiếu website sẽ là bất lợi rất lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này.
Lĩnh vực bán lẻ trực tuyến là lĩnh vực phát triển nhất tại các website Thương mại điện tử Việt nam, có 2 hình thức website bán lẻ khá phổ biến. Một là website bán lẻ hàng hóa tổng hợp như một siêu thi trực tuyến, trong đó có bán hàng điện tử, hai là website của công ty chuyên kinh doanh hàng điện tử. Các website hoạt động theo hình thức siêu thị trực tuyến, do không chỉ kinh doanh một loại mặt hàng đồ điện tử nên không thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu lựa chọn sản phẩm điện tử và các dịch vụ đi kèm cho khách hàng. Trong khi đó, website của các công ty chuyên kinh doanh đồ điện tử có tính chuyên nghiệp hóa cao hơn nếu xét trên phương diện này.
Các website của công ty chuyên kinh doanh hàng điện tử thường là hình thức kết hợp của thương mại truyền thống với thương mại điện tử. Nói cách khác, doanh nghiệp xây dựng và quản lý các website này thường có cửa hàng bán hàng điện tử trên thị trường và xây dựng website với mục đích chính là quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp kết hợp với giới thiệu sản phẩm.
Các website bán đồ điện tử trên mạng chủ yếu kinh doanh hai loại mặt hàng là điện thoại di động và thiết bị điện tử văn phòng. Hiện nay, phần lớn các website này chưa có đầy đủ chức năng của một website thương mại điện tử B2C hoàn chỉnh, do chưa đầu tư thích đáng cho hệ thống đặt hàng và thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của những website này đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đặc điểm của hàng điện tử là có hàm lượng công nghệ cao và đắt tiền, nên khách hàng thường có tâm lý muốn trực tiếp đến cửa hàng để mua hàng hơn là mua qua mạng. Vì vậy, cần phải triển khai các hoạt động Marketing hợp lý, tiếp cận khách hàng nhằm làm giảm tâm lý lo ngại và sự thiếu tin tưởng của người tiêu dùng đối với hình thức bán hàng qua mạng để có thể tăng hiệu quả kinh doanh.
Công nghệ thông tin là một lĩnh vực mà sự lạc hậu công nghệ diễn ra rất nhanh. Thương mại điện tử là một loại hình kinh doanh dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin, do đó, tốc độ đổi mới cũng diễn ra rất nhanh, đòi hỏi doanh nghiệp tham gia Thương mại điện tử phải luôn luôn đổi mới: đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức kinh doanh, đổi mới tư duy, đổi mới cung cách quản lý,…
Môi trường Thương mại điện tử là một môi trường cạnh tranh khốc liệt, một doanh nghiệp có thể áp dụng Thương mại điện tử vào các hoạt động sản xuất kinh doanh thì đối thủ cạnh tranh của họ cũng có thể áp dụng. Với chi phí ban đầu để triển khai Thương mại điện tử là không cao nên hầu như ai ai cũng có thể áp dụng Thương mại điện tử vào một số hoạt động cơ bản. Điều tạo nên sự khác biệt là doanh nghiệp hay đối thủ cạnh tranh của họ thấy được tiềm năng của Thương mại điện tử và ai làm hiệu quả hơn. Vì vậy doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến việc tiếp thị qua mạng (hay E-Marketing), tiện ích và chất lượng phục vụ khách hàng, tạo nét đặc trưng riêng cho mình.
2.2 Phân tích môi trường bên trong
2.2.1 Thị trường - Sản phẩm - Giá - Phân phối - Xúc tiến
Thị trường:
Website so sánh giá và tư vấn tiêu dùng
Được sáng lập bởi Nguyễn Minh Hiếu và những người bạn, Aha là website tư vấn tiêu dùng khá chuyên nghiệp ở Việt Nam, cung cấp nhiều thông tin bổ ích về giá cả, tin tức, thủ thuật, diễn đàn trao đổi cho mọi người chủ yếu ở các lĩnh vực máy móc thiết bị công nghệ, đây cũng là một trong những website được IDG v.v.. rót vốn đầu tư mạo hiểm.
“Có mạo hiểm quá như cái tên quĩ đầu tư mạo hiểm hay không