Ngày nay, tất cảcác công ty luôn phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh
khốc liệt và các đối thủcạnh tranh liên tục thay đổi chính sách nhằm thu hút khách
hàng vềphía mình. Mỗi một loại hàng hoá, người tiêu dùng nói chung đứng trước
rất nhiều sựlựa chọn khác nhau vềchủng loại và nhãn hiệu hàng hoá. đồng thời nhu
cầu của khách hàng cũng ngày càng phong phú đa dạng. Do đó khách hàng có
quyền lựa chọn những hàng hóa có sức hấp dẫn nhất nhằm thoảmãn tối đa nhu cầu
và lợi ích của mình.
Đứng trước môi trường cạnh tranh gay gắt nhưvậy, các công ty phải làm gì để
tồn tại và chiến thắng. Các công ty thành công không thểlàm việc theo cảm hứng và
thờ ơ trước nhu cầu của khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh, mà họ xem
marketing là một triết lý toàn công ty chứkhông chỉlà chức năng riêng biệt. Tất cả
các nhân viên của họ đều hướng theo khách hàng và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của
họ. Tuy vậy muốn thu hút được khách hàng thì cần phải có chiến lược định vịnhằm
tạo ra sựkhác biệt hơn hẳn so với đối thủcạnh tranh. Đồng thời phải luôn theo dõi
từng cử động của đối thủcạnh tranh đểcó những phản ứng kịp thời. Vì vậy các
công ty cần định rõ những điểm mạnh, điểm yếu của mình nhằm định vịvà khác
biệt hoá tạo lợi thếcạnh tranh, song song với việc tìm ra những điểm yếu, những kẽ
hởcủa đối thủcạnh tranh đểtấn công và né tránh. Apple cũng không nằm ngoài
những chiến lược trên Từmột công ty sáng lập bởi hai người: Một là Steve Jobs
người rất muốn kinh doanh trong lĩnh vực điện tửvà Steve Wozniak một kĩsư điện
tử, sau gần 35 năm Apple đã trởthành công ty lớn trên thếgiới và đã lọt vào tốp 5
công ty có giá trịvốn hóa cao nhất trên thịtrường chứng khoán Mỹ, giá cổphiếu
của Apple đóng cửa ởmức 321,01USD/cổphiếu (ngày 09/12/2010) đã đưa giá trị
vốn hóa của công ty này lên mức 294,46 tỷ USD xếp thứ 2 sau tập đoàn Exxon
Mobil vượt qua cảtập đoàn Microsoft. Thành công vang dội có một không hai trong
lịch sửnày chính là nhờsựlãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo Công ty đứng đầu
là Steve Jobs và hoạt động sáng tạo, nhiệt tình của một đội ngũcác nhà lập trình và
quản lý còn rất trẻ.
19 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6186 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của công ty Apple, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: “Chiến lược khác biệt hóa sản
phẩm của công ty Apple”
ii
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, tất cả các công ty luôn phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh
khốc liệt và các đối thủ cạnh tranh liên tục thay đổi chính sách nhằm thu hút khách
hàng về phía mình. Mỗi một loại hàng hoá, người tiêu dùng nói chung đứng trước
rất nhiều sự lựa chọn khác nhau về chủng loại và nhãn hiệu hàng hoá. đồng thời nhu
cầu của khách hàng cũng ngày càng phong phú đa dạng. Do đó khách hàng có
quyền lựa chọn những hàng hóa có sức hấp dẫn nhất nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu
và lợi ích của mình.
Đứng trước môi trường cạnh tranh gay gắt như vậy, các công ty phải làm gì để
tồn tại và chiến thắng. Các công ty thành công không thể làm việc theo cảm hứng và
thờ ơ trước nhu cầu của khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh, mà họ xem
marketing là một triết lý toàn công ty chứ không chỉ là chức năng riêng biệt. Tất cả
các nhân viên của họ đều hướng theo khách hàng và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của
họ. Tuy vậy muốn thu hút được khách hàng thì cần phải có chiến lược định vị nhằm
tạo ra sự khác biệt hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh. Đồng thời phải luôn theo dõi
từng cử động của đối thủ cạnh tranh để có những phản ứng kịp thời. Vì vậy các
công ty cần định rõ những điểm mạnh, điểm yếu của mình nhằm định vị và khác
biệt hoá tạo lợi thế cạnh tranh, song song với việc tìm ra những điểm yếu, những kẽ
hở của đối thủ cạnh tranh để tấn công và né tránh. Apple cũng không nằm ngoài
những chiến lược trên Từ một công ty sáng lập bởi hai người: Một là Steve Jobs
người rất muốn kinh doanh trong lĩnh vực điện tử và Steve Wozniak một kĩ sư điện
tử, sau gần 35 năm Apple đã trở thành công ty lớn trên thế giới và đã lọt vào tốp 5
công ty có giá trị vốn hóa cao nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ, giá cổ phiếu
của Apple đóng cửa ở mức 321,01USD/cổ phiếu (ngày 09/12/2010) đã đưa giá trị
vốn hóa của công ty này lên mức 294,46 tỷ USD xếp thứ 2 sau tập đoàn Exxon
Mobil vượt qua cả tập đoàn Microsoft. Thành công vang dội có một không hai trong
lịch sử này chính là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo Công ty đứng đầu
là Steve Jobs và hoạt động sáng tạo, nhiệt tình của một đội ngũ các nhà lập trình và
quản lý còn rất trẻ.
Trước sự thành công không thể nào phủ nhận được của Apple thì việc nghiên
cứu để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thành công trên rất có ý nghĩa đối với các
nhà quản trị, nhất là các nhà quản trị Việt Nam, khi chúng ta đang chuẩn bị bước
vào quá trình hội nhập toàn cầu hóa với nền kinh tế thế giới, đang đứng trước khả
năng cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường năng động và khốc liệt này. Với
mong muốn tìm hiểu sâu hơn về chiến lược cạnh tranh và vận dụng lý thuyết vào
iii
thực tiễn của công ty Apple, đề tài tiểu luận này hướng vào: “Chiến lược khác biệt
hóa sản phẩm của công ty Apple”.
Mặc dù có rất nhiều quan điểm cũng như cách nhìn nhận về các nguyên nhân
dẫn đến thành công của Apple nhưng do khả năng hạn chế nên trong đề tài này chỉ
xin đề cập đến một số vấn đề chủ yếu xoay quanh ba nội dung: Lý luận chung về
chiến lược khác biệt hóa sản phẩm trong kinh doanh; lịch sử hình thành và
phát triển của Apple; phân tích và nhận xét chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
của Apple.
iv
MỤC LỤC
Chương I: MỘT SỐ Ý LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KHÁC BIỆT HÓA
SẢN PHẨM TRONG KINH DOANH………………………………...………….....3
1. Chiến lượt khác biệt hóa sản phẩm trong cạnh tranh…………………….….3
1.1 Thế nào là chiến lược khác biệt hoá sản phẩm………………………….….3
1.2 Xây dựng chiến lược khác biệt hoá sản phẩm trong cạnh tranh…………..3
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty Apple…………..5
2.1 Yếu tố bên trong…………………………………………………………...5
2.2 Yếu tố bên ngoài…………………………………………………………...5
Chương II: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
APPLE…………………………………………………………………………….....6
1. Bước đầu thành lập……………………………………………………….…...6
2. Những bước phát triển……………………………………………….........…..6
Chương III: NHỮNG CHIẾN LƯỢC KHÁC BIỆT HÓA SẢN PHẨM CỦA
APPLE…………………………………………………………………………….....9
1. Chiến lược khác biệt hóa thông qua Marketing nhằm cạnh tranh trên thị
trường của công ty Apple…………………………………………………………....9
1.1 Phân đoạn thị trường…………………………………………...………….9
1.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu……………………………………………...9
1.3 Chiến lược định vị………..……………..………………………………….9
1.4 Khác biệt hóa sản phẩm………………………………………………….12
2. Thực trạng của việc sử dụng biến số Marketing- mix………………………15
2.1 Chính sách sản phẩm……………………………………………………..15
2.2 Chính sách giá…………………………………………………...………..15
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….....16
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
CHIẾN LƯỢC KHÁC BIỆT HÓA SẢN PHẨM TRONG KINH DOANH
v
1. Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm trong cạnh tranh.
1.1 Thế nào là chiến lược khác biệt hoá sản phẩm.
Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm hay chiến lược định vị sản phẩm và dịch
vụ là chiến lược làm khác biệt các sản phẩm và dịch vụ của công ty so với đối thủ
cạnh tranh, tạo ra điểm độc đáo riêng làm sao để nó chiếm được một chỗ đặc biệt và
có giá trị trong tâm trí của khách hàng.
Khác biệt hoá sản phẩm nếu đạt được, sẽ là chiến lược tạo khả năng cho công
ty thu được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn mức bình quân, bởi vì nó tạo nên một vị trí chắc
chắn cho hãng trong việc đối phó với các lực lượng cạnh tranh, dù theo một cách
khác so với chiến lược nhấn mạnh chi phí. Khác biệt hoá tạo ra sự cách biệt đối với
những đối thủ cạnh tranh vì có niềm tin của khách hàng vào nhãn hiệu sản phẩm,
điều này sẽ dẫn đến khả năng ít biến động hơn của giá cả.
1.2 Xây dựng chiến lược khác biệt hoá sản phẩm trong cạnh tranh.
Sau khi đã xác định được đối thủ cạnh tranh và chiến lược tiến công. Công ty
cần xây dựng chiến lược định vị nhằm xây dựng hình ảnh khác biệt của sản phẩm
so với đối thủ cạnh tranh khác. Mỗi đặc điểm khác biệt đều có khả năng gây ra chi
phí cho công ty cũng như tạo ra lợi ích cho khách hàng. vì vậy công ty phải lựa
chọn một cách cẩn thận trong cách tạo ra đặc điểm khác biệt. Chỉ nên tạo ra điểm
khác biệt khi nó thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
- Quan trọng : điểm khác biệt đó đem lại lợi ích có giá trị lớn cho một số đông
người mua.
- Đặc biệt: điểm khác biệt đó chưa có ai tạo ra hay chưa được công ty tạo ra
một cách đặc biệt.
- Dễ truyền đạt: điểm khác biệt đó dễ truyền đạt và đập vào mắt người mua.
- Đi trước: điểm khác biệt đó không dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh sao
chép.
- Vừa túi tiền: người mua có thể có đủ tiền để trả cho điểm khác biệt đó.
- Có lời: Công ty thấy rằng tạo điểm khác biệt đó là có lời.
Như vậy việc tạo ra đặc điểm khác biệt là việc thiết kế một loạt các điểm có ý
nghĩa để phân biệt sản phẩm của công ty với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
1.2.1. Lựa chọn và sử dụng công cụ tạo điểm khác biệt có sức cạnh tranh.
1.2.1.1 Lựa chọn các công cụ tạo điểm khác biệt có sức cạnh tranh.
Một thị trường đầy những đối thủ cạnh tranh, công ty thắng lợi là công ty biết
lựa chọn công cụ cạnh tranh có hiệu quả. Mỗi một công ty sẽ có nguồn tài nguyên
vi
và những điểm mạnh và yếu khác nhau. Do vậy để lựa chọn công cụ cạnh tranh có
hiệu quả phải cân nhắc giữa điểm mạnh của công ty mình với đối thủ cạnh tranh.
Cần tạo sự khác biệt trên các phương diện sau: khác biệt cho sản phẩm; dịch vụ;
nhân sự; điện ảnh; ngoài ra giá cả cũng là một công cụ cạnh tranh quan trọng của
nhiều công ty.
1.2.1.2 Chu kỳ sử dụng công cụ cạnh tranh.
Trong bất kỳ tuyến thị trường hay sản phẩm nào, công cụ cạnh tranh thích hợp
sẽ thay đổi theo thời gian. Tuỳ theo từng hoàn cảnh cụ thể của mỗi công ty mà chu
kỳ sử dụng công cụ cạnh tranh có những khác biệt.
1.2.2. Cần khuếch trương bao nhiêu điểm khác nhau.
Mỗi nhãn hiệu cần tìm lấy một thuộc tính rồi chào bán như là nhãn hiệu “số
một” về thuộc tính đó. Người mua có xu hướng nhớ thông điệp “số một” nhất là
trong xã hội tràn ngập thônh tin ngày nay. Vị trí số một này thường là “chất lượng
tốt nhất”, “giá phải chăng nhất”, “Dịch vụ tốt nhất”. “công nghệ tiên tiến nhất”…
Nếu một công ty tích cực giải quyết cho được những vị trí này rồi kiên trì tuyên
truyền về nó thì chắc chắn sẽ được nổi tiếng nhất và được khách hàng nhớ đến về
đặc điểm đó.
Mặc dù vậy khi các công ty tăng số đặc điểm khác biệt về nhãn hiệu của mình
thì họ có nguy cơ làm cho người ta mất lòng tin tưởng vì việc định vị không rõ ràng.
Do vậy công ty cần phải tránh 4 sai lầm sau: Định vị quá thấp; định vị quá cao; định
vị không rõ ràng; định vị đáng ngờ.
Điều kiện thuận lợi khi định vị là nó cho phép công ty giải quyết cả vấn đề
Marketing – mix bao gồm sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến khuếch trương là
cốt lõi của việc hoạch định những chi tiết chiến thuật của chiến lược định vị.
1.2.3. Cần khuếch trương những điểm khác biệt nào.
Khi lựa chọn các điểm khác biệt để khuếch trương chúng ta cần phải cân nhắc
các yếu tố vị thế của công ty, công ty có năng lực và điểm mạnh trong việc khẳng
định đặc điểm nào, vị thế của đối thủ cạnh tranh, những đặc điểm đó của công ty
hiện đang đứng ở đâu và các đối thủ cạnh tranh đang đứng ở đâu, tầm quan trọng
của việc thay đổi vị thế của từng đặc điểm.
1.2.4. Truyền bá vị trí của công ty.
Công ty cần phải xây dựng một chiến lược truyền bá một cách có hiệu quả.
Giả sử một công ty chọn chiến lược định vị “Chất lượng tốt nhất” chất lượng được
xác nhận bằng cách lựa chọn những dấu hiệu hữu hình nào mà người ta thường căn
vii
cứ vào đó để xem xét chất lượng. Chất lượng cũng được truyền bá thông qua yếu tố
marketing.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty Apple.
2.1 Các yếu tố bên trong.
Một là, nhân sự của công ty.
Con người là yếu tố vô cùng quan trọng chi phối tất cả các hoạt động của công
ty. Nó cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của công ty. Hiện
nay Công ty Apple có khoảng 46600 nhân viên chính thức và 2800 nhân viên thời
vụ trên toàn thế giới. Với đội ngũ nhân viên trên, công ty có một nguồn lực mạnh và
có một bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh doanh. Tất cả nhân viên đều
gắn bó với công ty, năng động và nhiệt tình trong công tác, am hiểu về tình hình thị
trường và luôn coi trọng việc gây dựng và giữ gìn hình ảnh, uy tín của công ty.
Hai là, nguồn cung ứng hàng.
Một nguồn hàng ổn định về số lượng, chủng loại giá cả sẽ có tác động tốt đến
chiến lược giá cả cũng như sản phẩm. Công ty Apple là một công ty sản xuất rất
nhiều sản phẩm công nghệ nên nguồn hàng tương đối dồi dào, tuy nhiên có những
lúc theo chiến lược mà công ty phải kềm nguồn hàng để tạo ra các cơn sốt hàng.
Nguồn hàng của Apple được phân phối trên toàn thế giới nên mức độ phổ biến và
cạnh tranh ngày càng được nâng cao.
Ba là, tiềm lực tài chính của công ty.
Nếu khả năng tài chính của công ty không mạnh thì không thể thiết kế được
các chương trình quảng cáo, khuếch trương cũng như khuyến mại và trong chính
sách giá cả cũng khó lòng mở rộng thời hạn thanh toán cho khách hàng. Do vậy
tiềm lực tài chính là nhân tố quan trọng. Hiện nay Apple đang nắm giữ một số vốn
hóa lên tới 294,46 tỉ USD. Đây là một lợi thế tuyệt đối của Apple so với các đối thủ
cạnh tranh trong thị trường thương mại sản xuất hàng công nghệ điện tử.
Bốn là, bộ máy quản lý lãnh đạo của công ty.
Bộ máy lãnh đạo của Apple có tác động tương đối lớn đến khả năng cạnh tranh
của chính họ. Thông qua việc giám sát, quản lý nhân viên cũng như cung cách đãi
ngộ, khuyến khích và tác động đến thái độ làm việc của nhân viên. Đứng đầu Apple
hiện nay là CEO Steve Jobs, với tài quản lý tuyệt vời của mình ông đã vực dậy
Apple trước nguy cơ phá sản vào những năm 1985- 1995 và tiếp tục đưa Apple
bước lên vị thế số một trong thị trường điện thoại, máy tính, máy nghe nhạc, phần
mền,… thế giới.
viii
2.2 Các yếu tố bên ngoài.
Một là, các đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm ẩn.
Đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm ẩn ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của
công ty. Nếu số lượng hãng cạnh tranh càng lớn thì mức độ cạnh tranh càng cao.
Thị trường điện tử tiêu dùng, phần mềm máy tính, và máy tính cá nhân có rất nhiều
đối thủ cạnh tranh như: IBM, MICROSOFT, HP, DELL,... Tất cả những đối thủ
cạnh tranh của Apple đều là những tập đoàn xuyên quốc gia nên mức độ cạnh tranh
là rất lớn đòi hỏi công ty phải mất rất nhiều nỗ lực để thu hút khách hàng cũng như
việc đưa ra các sản phẩm mới.
Ngoài ra số các công ty tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành cũng tác động
đến mức độ cạnh tranh trong tương lai của Apple, vì các đối thủ cạnh tranh này sẽ
tác động đến khả năng cạnh tranh mới với ý muốn chiếm lĩnh thị trường điện tử của
Apple.
Hai là, thu nhập của người tiêu dùng.
Thu nhập của người tiêu dùng là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến nhu cầu có
sử dụng sản phẩm công nghệ hay không. Apple cũng đã tính toán đến vấn đề này
nên sản phẩm của Apple không quá đắt (so với nhiều thương hiệu khác) mà phù hợp
với nhiều khách hàng trên toàn thế giới, điều này thể hiện qua doanh thu của công
ty trong năm 2009. Lợi nhuận ròng của công ty đạt 3,07 tỷ USD tính tới cuối tháng
3, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2008 (1,62 tỷ USD). Doanh thu đạt 13,5 tỷ
USD, tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt quá con số các nhà phân tích dự
đoán (12,03 tỷ USD).
Bốn là, Thị hiếu của người tiêu dùng
Ngày nay con người ngày càng có xu hướng công nghệ hóa tất cả các thiết bị
điện tử từ chiếc máy nghe nhạc đến điện thoại di động tích hợp nhiều tính năng và
hơn nữa là máy vi tính cá nhân,… do đó nhu cầu có xu hướng tăng lên một cách
nhanh chóng và thuận tiện. Đây chính là cơ hội để mở rộng thị trường quốc tế của
Apple.
CHƯƠNG II: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA APPLE
1. Bước đầu thành lập.
Apple là một công ty sản xuất hàng điện tử lớn trên thế giới, được thành lập
ngày 11/04/1976 bởi Steve Jobs và Steve Wozniak (bên cạnh còn có Ronald
ix
Wayene) tại Cupertino, California, Hoa Kỳ. Cả hai nhà sang lập cùng có chung
niềm đam mê đối với máy tính và việc kinh doanh chúng.
2. Những bước phát triển.
Trong suốt hơn 35 năm qua, công ty Apple đã tăng trưởng không ngừng với
một tốc độ đáng kinh ngạc, luôn nhận được sự chú ý cũng như ngưỡng mộ của công
chúng. Rất nhiều CEO trên thế giới đã xem Steve Jobs như một tấm gương sáng noi
theo. Lịch sử hình thành và phát triển của Apple luôn gắn với những bước ngoặt
mang tính đột phá trong việc tạo ra các sản phẩm công nghệ điện tử thế hệ mới.
Những năm đầu: 1976-1980
Apple I được thành lập ngày 1 tháng 4, 1976 bởi Steve Jobs, Steve Wozniak,
và Ronald Wayne, để bán các bộ Apple tôi máy tính cá nhân.
Apple II được thành lập 04 Tháng Một, 1977. Đến cuối những năm 1970,
Apple đã có một đội ngũ nhân viên thiết kế máy tính và một dòng sản xuất. Công ty
giới thiệu Apple III tháng 5 năm 1980 trong một nỗ lực để cạnh tranh với IBM và
Microsoft trong thị trường máy tính kinh doanh và doanh nghiệp.
Khi Apple ra công chúng, nó tạo ra vốn nhiều hơn bất kỳ IPO kể từ khi Ford
Motor Company vào năm 1956 và ngay lập tức tạo ra nhiều triệu phú (khoảng 300)
hơn bất kỳ công ty trong lịch sử.
Lisa và Macintosh: 1981-1985
Steve Jobs bắt đầu làm việc trên Apple Lisa vào năm 1978 nhưng năm 1982
ông đã được đẩy từ nhóm Lisa sang tiếp nhận dự án Jef Raskin, hạ thấp chi phí của
máy tính Macintosh. Lisa trở thành máy tính cá nhân đầu tiên bán ra công chúng với
một GUI, nhưng là một thất bại thương mại do giá cao và các phần mềm hạn chế.
Năm 1984, Apple tiếp theo ra mắt máy tính Macintosh thông qua một chương
trình. Nó được đạo diễn bởi Ridley Scott, phát sóng trong quý thứ ba của Super
Bowl XVIII vào 22 tháng 1 năm 1984, và được xem là một sự kiện bước ngoặt cho
sự thành công của Apple và là một "kiệt tác".
Rise và mùa thu: 1986-1993
Có một số bài học kinh nghiệm đau đớn sau khi giới thiệu Macintosh Portable
cồng kềnh vào năm 1989, Apple giới thiệu PowerBook năm 1991, trong đó thành
lập các yếu tố hình thức hiện đại và bố trí tiện dụng của máy tính xách tay.
Trong thời gian này Apple thử nghiệm với một số sản phẩm tiêu dùng khác
không có mục tiêu bao gồm máy ảnh kỹ thuật số, máy nghe đĩa CD cầm tay âm
thanh, loa, video bàn giao tiếp, và các thiết bị truyền hình. Cuối cùng, tất cả điều
x
này chứng tỏ “quá ít, quá muộn” cho Apple như thị phần của họ và giá cổ phiếu tiếp
tục trượt dài trên thị trường chứng khoán.
Nỗ lực tại tái tạo: 1994-1997
Các Newton là bước đột phá đầu tiên của Apple vào thị trường PDA. Mặc dù
là một thất bại tài chính tại thời điểm phát hành, nó vẫn giúp mở đường cho các thí
điểm Palm và iPhone của Apple và iPad trong tương lai.
Năm 1994, Apple liên minh với IBM và Motorola trong liên minh AIM. Mục
đích là để tạo ra một nền tảng máy tính mới (PowerPC tham khảo Platform), mà sẽ
sử dụng phần cứng của IBM và Motorola cùng với phần mềm của Apple. Các liên
minh Yahoo hy vọng rằng PReP hiệu suất và phần mềm của Apple sẽ rời khỏi máy
tính xa phía sau, do đó chống Microsoft. Cùng năm đó, Apple giới thiệu Power
Macintosh đầu tiên của nhiều máy tính Apple sử dụng bộ vi xử lý PowerPC của
IBM. Ngày 10 tháng 11 năm 1997, Apple giới thiệu Store của Apple, gắn liền với
một chiến lược sản xuất mới xây dựng theo đơn đặt hàng.
Trở về lợi nhuận: 1998-2005
Ngày 15 tháng 08 năm 1998, Apple giới thiệu một sản phảm mới tất cả trong
một gợi nhớ của máy tính Macintosh 128K: iMac. Mac OS X, dựa trên OPENSTEP
của NeXT và BSD Unix được phát hành vào ngày 24 tháng ba năm 2001, sau nhiều
năm phát triển và bước đầu tạo được vị thế của mình trong thị trường.
Sự chuyển tiếp của Intel : 2005-2007
MacBook Pro (15.4 "widescreen) là máy tính xách tay đầu tiên của Apple với
một bộ vi xử lý Intel. Nó đã được công bố vào tháng Giêng năm 2006 và là nhằm
vào các thị trường chuyên nghiệp. Apple cũng giới thiệu Boot Camp để giúp người
dùng cài đặt Windows XP hoặc Windows Vista trên Intel Mac của họ cùng với Mac
OS X. Mặc dù thị phần của Apple trên máy tính đã phát triển, nó vẫn còn xa so với
đối thủ cạnh tranh bằng cách sử dụng Microsoft Windows, chỉ có khoảng 8% số
máy tính để bàn và máy tính xách tay tại Mỹ.
Điện thoại di động điện tử tiêu dùng thời đại: 2007-hiện nay
Tại hội chợ triển lãm Macworld ngày 09 Tháng 1 năm 2007, Jobs thông báo
rằng Apple Computer sẽ được biết đến như Apple Inc, do thực tế rằng các máy tính
không còn là trọng tâm duy nhất của công ty. Sự thay đổi này phản ánh sự thay đổi
của công ty nhấn mạnh đến các thiết bị di động điện tử từ máy tính cá nhân. Sự kiện
này cũng chứng kiến sự công bố của iPhone và Apple TV. Vào tháng bảy năm sau,
Apple ra mắt App Store để bán ứng dụng cho iPhone và iPod Touch. Sau nhiều năm
đầu cơ và nhiều tin đồn "rò rỉ" Apple đã công bố một màn hình lớn, giống như
xi
tablet phương tiện truyền thông thiết bị được gọi là iPad ngày 27 tháng giêng năm
2010. Trong tháng 6 năm 2010, Apple tung ra iPhone thế hệ thứ tư. Vào tháng chín
năm 2010, Apple làm mới dòng iPod của mình về máy nghe nhạc MP3, giới thiệu
một đa cảm ứng iPod Nano, iPod Touch với FaceTime, và iPod Shuffle với các nút.
Ngoài ra Apple đã cập nhật MacBook máy tính xách tay của họ, bộ phần mềm iLife
của các ứng dụng, và ra mắt Mac OS X Lion, phiên bản mới nhất Mac của mình OS
X hệ điều hành.
CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC KHÁC BIỆT HÓA SẢN PHẨM CỦA APPLE
1. Chiến lược khác biệt hóa thông qua Marketing nhằm cạnh tranh trên
thị trường của công ty Apple.
Với những hoạt động chiến lược marketing trong công ty Apple, ta cần xét đến
các hoạt động phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản
phẩm trên thị trường. Tuy nhiên ta sẽ xét các chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của
Apple một cách cụ thể hơn so với hai chiến lược kia.
1.1. Việc phân đoạn thị trường.
Với quá trình phát triển hơn 35 năm của mình Apple rất coi trọng việc xác
định thị trường mục tiêu của mình ,