Pizza Hut đã được thành lập năm 1958 bởi anh em Dan và Frank Carney tại Wichita, Kansas . Khi một người bạn đề nghị mở một tiệm pizza, họ đã đồng ý rằng các ý tưởng có thể chứng minh thành công, và họ vay mượn $600 từ mẹ của họ để bắt đầu. Một doanh nghiệp với các đối tác John Bender cho thuê một tòa nhà nhỏ tại 503 Nam Bluff ở Wichita trung tâm thành phố và mua sắm thiết bị cũ để làm pizza, Carneys và Bender đã mở nhà hàng “Pizza Hut”, vào đêm khai mạc, họ đã cho pizza đi để khuyến khích sự quan tâm của cộng đồng .Các nhà hàng được mở ra, với việc mở đơn vị đầu tiên nhượng quyền thương mại vào năm 1959 tại Topeka, Kansas. CácPizza Hut ban đầu xây dựng sau này được chuyển đến các trường Đại học bang Wichita.
42 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4888 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược kinh doanh quốc tế của pizza hut, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN
KHOA KINH TẾ
BÀI BÁO CÁO MÔN: KINH DOANH QUỐC TẾ
Đề tài:
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA PIZZA HUT
GVHD : DƯƠNG QUẾ NHU
SVTH : MAI ÁNH NGỌC 1054050021
SƠN THỊ RA THA 1054050018
HUỲNH VŨ LINH 1054050032
MAI NGỌC NGUYÊN 1054050030
TRẦN THỊ QUỲNH NHƯ 1054050034
Hậu giang, ngày 17 tháng 12 năm 2013
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ PIZZA HUT
1.1. Pizza Hut
Pizza Hut, có trụ sở tại Dallas, Texas, là chuỗi nhà hàng pizza lớn nhất trên thế giới, nổi tiếng về pizza dày, pizza mõng “Thin ‘N Crispy”, pizza truyền thống “Hand-Tossed” và bánh pizza có “viền”. Với hơn 7,500 nhà hàng tại Mỹ và hơn 5,600 nhà hàng trên 97 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Pizza Hut được biết đến như một nhãn hiệu bánh pizza yêu thích ở Mỹ.
Lịch sử hình thành
Pizza Hut đã được thành lập năm 1958 bởi anh em Dan và Frank Carney tại Wichita, Kansas . Khi một người bạn đề nghị mở một tiệm pizza, họ đã đồng ý rằng các ý tưởng có thể chứng minh thành công, và họ vay mượn $600 từ mẹ của họ để bắt đầu. Một doanh nghiệp với các đối tác John Bender cho thuê một tòa nhà nhỏ tại 503 Nam Bluff ở Wichita trung tâm thành phố và mua sắm thiết bị cũ để làm pizza, Carneys và Bender đã mở nhà hàng “Pizza Hut”, vào đêm khai mạc, họ đã cho pizza đi để khuyến khích sự quan tâm của cộng đồng .Các nhà hàng được mở ra, với việc mở đơn vị đầu tiên nhượng quyền thương mại vào năm 1959 tại Topeka, Kansas. CácPizza Hut ban đầu xây dựng sau này được chuyển đến các trường Đại học bang Wichita.
Dan và Frank Carney sớm quyết định rằng họ cần phải có một hình ảnh tốt tiêu chuẩn. 2 anh em liên lạc với kiến trúc sư Richard D. Burke, người thiết kế hình dạng đặc biệt gác ở sát mái nhà và bố trí chuẩn hóa, với hy vọng cạnh tranh với Pizza Shakey', một chuỗi đã được mở rộng trên bờ biển phía tây. Đến năm 1972, với 314 cửa hàng trên toàn quốc, Pizza Hut đã công khai trên chứng khoán New York dưới ký hiệu mã cổ phiếu chứng khoán NYSE: PIZ. Năm 1978, Pizza Hut đã được mua lại bởi Pepsico- sau này cũng đã mua KFC và Taco Bell. Năm 1997, ba chuỗi nhà hàng đã được tách ra thành “Tricon”, và vào năm 2001 cùng với Long John Silver và Nhà hàng A & W trở thành Thương hiệu Yum!. Các hoạt động liên tục lâu đời nhất Pizza Hut trên thế giới là ở Manhattan, Kansas, trong một khu mua sắm và quán rượu được gọi là Aggieville gần Đại học Kansas State .
Từ 1987 cứ trung bình 1 tuần lại có 1 cửa hàng ra đời .Tập đoàn Pizza Hut hiện sở hữu chuỗi nhà hàng pizza lớn nhất toàn cầu, có mặt ở hơn 100 quốc gia. Ở Việt Nam, chuỗi nhà hàng Pizza Hut được đầu tư bởi hai công ty: IFB Holdings (ViệtNam), chuyên gia trong lĩnh vực nhà hàng và Jardine Restaurant Group (Hồng Kông), tập đoàn đã có kinh nghiệm trong việc xây dựng và điều hành Pizza Hut tại Đài Loan và Hồng Kông.
CÁC CỘT MỐC QUAN TRỌNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
1958
Nhà hàng đầu tiên của Pizza Hut khai trương hiện tại Wichita, Kansas.
1959
Nhà hàng nhượng quyền đầu tiên được mở tại Topeka Kansas.
1964
Thiết kế căn bản cho nhà hàng Pizza Hut độc lập được thông qua.
1966
Văn phòng điều hành 145 nhà hàng Pizza Hut đầu tiên được mở tại Wichita, Kansas.
1969
Hình ảnh nhà hàng Pizza Hut với mái ngói đỏ quen thuộc được áp dụng.
1971
Pizza Hut trở thành chuỗi nhà hàng số 1 thế giới cả về doanh thu và số lượng nhà hàng.
1976
Nhà hàng Pizza Hut quốc tế thứ 100 được mở tại Úc. Khi đó, Pizza Hut đã đạt được 2.000 nhà hàng trong toàn bộ hệ thống của mình.
1980
Pizza dày được giới thiệu đến tất cả nhà hàng Pizza Hut.
1983
Pizza Hut kỷ niệm 25 năm ngày thành lập.
1986
Pizza Hut kỷ niệm nhà hàng thứ 5000. Nhà hàng này được mở tại Dallas, Texas.
1988
Bánh Pizza Hand-tossed truyền thống được giới thiệu trong tất cả các nhà hàng Pizza Hut.
1994
Pizza Hut trở thành chuỗi nhà hàng quốc tế đầu tiên cho phép đặt bánh trên Internet với mô hình thử nghiệm tại một nhà hàng ở Santa Cruz, CA.
1995
Pizza Hut tung sản phẩm Pizza có “viền” đã lập tức mang lại doanh số kỷ lục.
2001
Pizza Hut trở thành hãng đầu tiên giao bánh pizza đến vũ trụ qua việc cung cấp cho Trạm Không Gian Quốc Tế .
2005
Pizza Hut kỷ niệm 25 bánh Pizza dày ra đời.
2006
Bánh Pizza “Cheesy Bites “ với phần viền bao gồm 28 “viên” bánh bên trong có cheese nối tiếp nhau tạo trên viền bánh size lớn.
2007
Pizza Hut trở thành loại bánh pizza được yêu thích nhất của Mỹ.
2008
Pizza Hut giới thiệu chức năng “Truy cập tin nhắn điện thoại”, cho phép khách hàng đặt hàng bằng tin nhắn hoặc thông qua trang web trên điện thoại của họ .
1.2. Pizza Hut Việt Nam
Tầm Nhìn
Trở thành chuỗi nhà hàng Pizza hàng đầu Việt Nam cung cấp bánh Pizza với chất lượng tốt nhất, giá cả hấp dẫn, phục vụ nồng nhiệt trong môi trường thoải mái và thân thiện cho mọi khách hàng.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PIZZA HUT VIỆT NAM
08 - 2005
Cty TNHH Pizza Viet Nam được cấp giấy phép đầu tư.
01 - 2007
Nhà hàng Pizza Hut đầu tiên được mở tại Diamond Plaza – Tp HCM.
03 - 2008
Pizza Hut khai trương nhà hàng đầu tiên tại thủ đô Hà Nội
11- 2010
Nhà hàng PHD- Pizza Hut Delivery - chuyên phục vụ giao bánh Pizza tận nơi đầu tiên được mở tại Tp HCM.
12 - 2011
Nhà hàng Pizza Hut thứ 17 và cửa hàng PHD thứ 2 được mở tại Việt Nam.
05- 2012
Khai trương Nhà hàng Pizza Hut tại Cần Thơ
08- 2012
Khai trương Nhà hàng Pizza Hut tại Bình Dương
Pizza Hut là một trong những nhà hàng pizza có dịch vụ giao hàng tận nhà.
Pizza Hut là thương hiệu dẫn đầu với kiểu kinh doanh kết hợp giữa ăn tại chỗ
và giao hàng tận nơi cho khách.
Pizza Hut phát triển thương hiệu bằng hình thức nhượng quyền.
Giá cả phải chăng là trọng tâm của thương hiệu Pizza Hut.
Chuỗi nhà hàng Pizza Hut Việt Nam: Pizza Hut có mặt tại Việt Nam vào năm 2007 bằng hình thức nhượng quyền.
Chuỗi nhà hàng Pizza hut Việt Nam được đầu tư bởi 2 công ty: IFB Holding và Jardin Restaurant Group.
Hiện nay, có 37 cửa hàng Pizza Hut tại Việt Nam. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh có 30 cửa hàng với hơn 1000 nhân viên.
Sứ mạng nhà hàng Pizza Hut: Cung cấp một bữa ăn chất lượng và bình dị gần giống như giá ở các cửa hàng thức ăn nhanh.
Nhờ vào thế mạnh sẵn có về tên tuổi cũng như tiềm lực tài chính của chủ đầu tư, Pizza Hut đã nhanh chóng bứt phá và dẫn đầu ở phân khúc pizza trong ngành fastfood tại Việt Nam.
Tính đến đầu tháng 12/2013, hệ thống này đã có 37 nhà hàng tại Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ. Ngoài ra, họ còn có 5 chi nhánh Pizza Hut Delivery chuyên giao hàng tận nơi tại Hà Nội và TP.HCM.
Các cửa hàng Pizza Hut có mặt tại Việt Nam:
PIZZA HUT DIAMOND PLAZA Lầu 4, 34 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM.
Tel: +84.8 3824 2856
PIZZA HUT LÊ THÁNH TÔN 19 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP.HCMTel: +84.8 3824 3718
PIZZA HUT BIG C HÀ NỘI 222 Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: +84.4 3783 3472
PIZZA HUT E.TOWN 364 Cộng Hòa, Quận Tân Bình, TP.HCM
Tel: +84.8 3813 0602
PIZZA HUT BIG C ĐỒNG NAI, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai.Tel:+84.6 1882 6067
PIZZA HUT CT PLAZA Building, 60A Trường Sơn, Quận Tân Bình, TP.HCM
Tel: +84.8 6297 1925
PIZZA HUT NGUYỄN TRÃI 264-266 Nguyễn Trãi, Quận 5, TP.HCM
Tel: +84.8 3924 5272
PIZZA HUT NOW ZONE lầu 4, 235 Nguyễn Văn Cừ, Quận 1, TP.HCM.
Tel: +84.8 3833 3661
PIZZA HUT LOTTEMART 469 Nguyễn Hữu Thọ, Quận 7, TP.HCM
Tel: +84.8 3775 2841
PIZZA HUT VINCOM CITI TOWERS Lầu 5, 191 Bà Triệu. Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tel: +(04) 3974 8342
PIZZA HUT MAXIMARK CỘNG HÒA 15 - 17 Cộng Hòa, Quận Tân Bình, Tp.HCM. Tel: +84 8 39487100
PIZZAHUT MAXIMARK 3/2 Lầu 3,3 Đường3/2, Quận 10, TP.HCM.
Tel: +84.8. 3929 3974
CHƯƠNG II
CÁC CHI NHÁNH - TRỤ SỞ CỦA PIZZA HUT
Với hình thức nhượng quyền thương mại bắt đầu từ năm 1959 cho đến nay, Pizza Hut có hơn 7.500 nhà hàng tại Mỹ và hơn 5,600 nhà hàng có mặt tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
Thành lặp ở Texas - Mỹ vào năm 1958 bởi 2 anh em nhà Carmey Trụ sở chính của công ty tại Mỹ là Pizza Hut, Inc Dallas, Texas, Hoa Kỳ.
Website:
Vào năm 1959, Pizza Hut nhượng quyền thương mại đầu tiên ở Topeka.
Sau đó mở rộng trên toàn thế giới.
Thông tin một số trụ sở của Pizza Hut trên toàn cầu:
1. Năm 1958 Thành lặp ở Texas - Mỹ bởi 2 anh em nhà Carmey - Dan Carney và Frank Carney - tại quê hương của họ ở Wichita, Kansas Hoa Kỳ. Vào đêm khai trương họ đã phát bánh pizza miễn phí để khuyến khích và quảng cáo. Trụ sở chính của công ty tại Mỹ là Pizza Hut, Inc Dallas, Texas, Hoa Kỳ. Website : 2. Năm 1968 Pizza Hut đến Canada. Website: 3. Năm 1970 Pizza Hut thâm nhập vào thị trường Nhật Bản và đặt trụ sở chính ở số 15, số 1 A-PLACE Ebisu Minami Shibuya-ku, Tokyo Ebisu-Minami 1-chome.
Website: 4. Năm 1973 Pizza Hut đến Anh và đặt trụ sở chính tại: Đơn vị 1, Imperial Pl, Borehamwoood, WWD6 1 Ga, vương quốc Anh.
Website chính thức ở Anh: 5. Năm 1978 Nhượng quyền ở Pháp và có trụ sở tại - 39 rue de la Bienfaisance 75008 Paris. Website: 6. Năm 1983 Pizza Hut có mặt ở Đứcs. Website: . Trụ sở chính tại: Pizza Hut Deutschland GmbH thị Corneliusstrasse 16-18 40215 Düsseldorf .7. Tại Mexico Pizza Hut có Trụ sở tại 7315 Mexico Rd Saint Peters, MO 63376. Website: 8. Năm 1986 Pizza Hut đến Đài Loan và có trụ sở chính tại: Mei Fung House, Mei Lâm sản, tầng trệt Sha 1-6. Website: 9. Năm 1987 Pizza Hut đến Singapore. Trụ sở chính tại:17 Kallang Junction Esmart Centre, Singapore. Website:
10. Năm 2007 Pizza Hut có mặt tại Việt Nam. Trụ sở của Pizza Hut Việt Nam ở tại: Tầng 3/F, 506 Nguyễn Đình Chiểu, P. 4, Q. 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Website:
CHƯƠNG III
CÁCH THỨC TỔ CHỨC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA PIZZA HUT
3.1. Một số yếu tố môi trường thế giới
3.1.1. Tình hình kinh tế, tài chính
Sau 5 năm vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái trầm trọng nhất từ trước đến nay, nền kinh tế thế giới bắt đầu le lói phục hồi, mặc dù chưa thật vững chắc do Mỹ và các nước khu vực euro tiếp tục phải đối mặt với khó khăn tài chính.
Tăng trưởng thấp và bất ổn tại các nước phát triển đang tác động đến các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển thông qua các hoạt động thương mại và đầu tư. Đáng chú ý, do nhu cầu nhập khẩu yếu ớt tại các nước phát triển, thương mại toàn cầu năm 2012 chỉ tăng 3,2%, trong khi năm 2011 tăng 5,8% và năm 2010 tăng 12,6%. Tại các nền kinh tế mới nổi BRICS, tăng trưởng cũng giảm từ 6,2% năm 2011 xuống 5,3% trong năm nay. Dẫn đầu nhóm BRICS là Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng năm 2012 là 8,0% và có thể vẫn tăng 7,5% vào năm 2013. Triển vọng kinh tế Ấn Độ không rõ ràng và chỉ tăng dưới 6%, mức thấp nhất trong 9 năm qua, kỳ vọng năm 2013 sẽ phục hồi và tăng trên 6%.
Tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, các nước nhập khẩu dầu mỏ tiếp tục đối mặt với bất ổn kinh tế và chính trị, dự kiến chỉ tăng 1,25% trong năm 2012 trước khi phục hồi vào năm sau. Riêng các nước xuất khẩu dầu mỏ vẫn tăng khá và đạt 6,25% trong năm 2012 nhờ giá dầu tăng cao và sự phục hồi sản lượng dầu khai thác tại Arập Xêút và Libya, nhưng sau đó sẽ giảm tốc và chỉ tăng 3,75% trong năm 2013.
Tại khu vực Mỹ latinh và Caribê, GDP tăng 3,7% vào nửa cuối năm 2012 và 4,7% trong nửa cuối năm 2013. Các nước trung Âu sẽ tăng 4% vào cuối năm 2013, cộng đồng các quốc gia độc lập tăng 4% vào cuối năm 2013, trong đó CHLB Nga tăng 3,7%. Các nước cận Sahara tăng trung bình 5%, riêng Nam Phi vẫn trì trệ do có mối liên hệ chặt chẽ với châu Âu.
Bên cạnh triển vọng khả quan, kinh tế thế giới vẫn chứa đựng nhiều rủi ro, đòi hỏi các nước phải đẩy mạnh cải cách, nếu không kinh tế toàn cầu có thể sẽ rơi vào suy thoái và năm 2013 chỉ tăng 2%. Giới quan sát tiếp tục tập trung sự chú ý vào các động thái của Trung Quốc, đặc biệt là khả năng thay thế mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu hiện nay bằng các động lực tăng trưởng trong nước theo hướng tăng cường cải cách thể chế, cải thiện cấu trúc công nghiệp và áp dụng tiến bộ công nghệ. Đây là tiền đề cần thiết để thay đổi đặc tính tiết kiệm và tiêu dùng toàn cầu, vốn bị mất cân bằng trầm trọng trong những năm gần đây, tỉ lệ tiết kiệm cao ở Trung Quốc cùng với mức tiêu thụ tương tự ở Mỹ đã nhanh chóng biến Trung Quốc thành chủ nợ của Mỹ. Tuy nhiên, nguồn tài sản tài chính khổng lồ với dự trữ ngoại tệ khoảng 3.200 tỉ USD và tài sản ngân hàng trị giá trên 15.000 tỉ USD tại Trung Quốc lại tương phản với chất lượng khá thấp, nên quốc gia này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi từ một cường quốc thương mại sang một cường quốc tài chính.
Tương tự, nhiều nền kinh tế khác tại châu Á – Thái Bình Dương cũng đang đối mặt với yêu cầu phải thoát khỏi sự lệ thuộc vào xuất khẩu, góp phần giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực từ những biến động kinh tế toàn cầu trong tương lai. Vì thế, tăng trưởng kinh tế năm 2013 tại khu vực này vẫn nằm dưới mức tiềm năng, không còn đạt tốc độ tăng trưởng cao như đã đạt được trong thập kỷ qua. Châu Á – Thái Bình Dương cũng là khu vực tập trung phần lớn dân số thế giới, nên tăng trưởng cao là đòi hỏi cần thiết, nhưng việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng bền vững theo hướng cân bằng cung cầu đòi hỏi phải có thời gian, trong khi đói nghèo đang hoành hành nhiều nước Nam Á và Tây Nam Á với trên 500 tiệu người sống dưới mức nghèo theo tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc, chiếm khoảng 44% số người nghèo trên toàn thế giới.
Nhìn chung, tình hình kinh tế thế giới năm 2012 và những năm tiếp theo phụ thuộc vào nỗ lực cải cách tại Mỹ, khu vực euro và Trung Quốc, đây là những khu vực trọng điểm trong nền kinh tế thế giớI
3.1.2. Chính trị, pháp luật
Một quốc gia dù có quy mô và trình độ phát triển ra sao và thuộc chế độ chính trị xã hội nào đi chăng nữa muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển của lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế đều không thể đứng ngoài xu thế toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Thật vậy toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đang là đặt trưng và xu hướng phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới, đặt biệt trong thời đại phát triển như vũ bảo của công nghệ thông tin như hiện nay.
Quá trình toàn cầu háo thúc đẩy sự hợp tác mạnh mẽ, mang lại sự liên hệ liên kết giữa các quốc gia do đó vai trò chính phủ của các nước vô cùng quan trọng. Chính phủ phải giảm dần sự can thiệp và tăng cường áp dụng các biện pháp theo chuẩn mực quốc tế và khu vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế quốc tế phát triển. Cụ thể Nhà nước tiến hành các công cụ biện pháp gây hạn chế cho hoạt động thương mại quốc tế như thuế quan, hạn ngạch, các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng phát triển quan hệ trao đổi mua bán hàng hóa với các nước khác, từng bước đưa vào thực hiện các chính sách và biện pháp quản lý như quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chính sách chống bán phá giá, chính sách đảm bảo cạnh tranh và chống độc quyền, chính sách đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu hàng hóa theo cam kết trong các hiệp định hợp tác đã kí kết và theo chuẩn mực chung của thế giới. ngoài ra, chính phủ phải có biện pháp hổ trợ kịp thời và thích hợp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội cũng như vược qua được những thách thức trong quá trình mở cửa thực hiện tự do hóa thương mại.
Đi cùng với xu hướng toàn cầu hóa, chính phủ cũng có những biện pháp để bảo hộ hàng hóa trong nước và nền sẩn xuất trong nước trước sự cạnh tranh của các quốc gia khác, đặc biệt là những ngành sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu hay những ngành công nghiệp còn non trẻ của quốc gia mình. Cụ thể chính phủ các nước tiến hành xây dựng và đưa vào áp dụng các biện pháp thích hợp trong chính sách thương mại quốc tế nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra chính phủ các nước phải có những chương trình khai thác, bảo vệ và tu bổ nguồn tài nguyên hợp lý tránh những tình trạng khai thác bừa bãi làm tổn hại nguồn tài nguyên quốc gia. Bên cạnh đó, nhà nước của các nước nhận đầu tư phải ban hành những bộ luật để xử lý nghiêm minh những công ty không đạt tiêu chuẩn sản xuất, xử lý rác thải không tốt, hàng hóa không đảm bảo chất lượng làm tổn hại đến sức khỏe người tiêu dùng và ô nhiễm môi trường
3.1.3. Văn hóa, xã hội
Trong thời đại hội nhập ngày nay, cùng sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, đời sống của con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu hưởng thụ để thõa mãn nhu cầu cá nhân cũng nhiều hơn. Nhưng đi đôi với điều đó, ngày nay con người cũng làm việc dưới nhiều áp lực hơn, do đó nhiều người bị cuốn vào guồng công việc và không cho phép mình nghỉ ngơi dù chỉ dăm ba phút. Con người ngày nay làm nhiều giờ hơn, ở lại chổ làm trể hơn, kiếm thêm việc để làm. Hết việc ở sở lại đến việc nhà, hết việc nhà đến việc bạn, đến việc công đồng. do đó, thời gian trở thành thứ xa xỉ với họ. con người ngày nay thường không hay tự mình vào bếp để chế biến thức ăn cho mình và gia đình mà đối với họ đi ăn ở bên ngoài đã là một hoạt động xã hội khá phổ biến. tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tới ăn tối ở nhà hàng một cách thường xuyên, điều này chỉ dành cho một số rất ít người. do vậy, một trào lưu mới, một cuộc cách mạng mới ra đời đáp ứng nhu cầu ăn uống gọn lẹ, nhanh chóng và đơn giản, nhiều năng lượng đã ra đời: sự xuất hiện của các của hàng thức ăn nhanh với Hambuger, khoai tây chiên, bò bít-tết, gà rô-ti…thức ăn ngon nhanh ngon và dễ ăn hợp với khẩu vị giờ đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống.
Tuy nhiên cùng với xu hướng chung đó thì khẩu vị ở mõi nơi cũng khác nhau. Người Tây phương thích tiêu thụ những thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường và giàu chất béo, mức độ tiêu thụ của họ với các loại thức ăn như thế rất nhiều. trong đó phong cách ăn uống cũng có những nét riêng biệt ở mỗi nước. người Pháp có cách ăn uống rất cầu kỳ và chi tiết, họ rất kị nhai có tiếng kêu, không bẻ bánh mì chấm trực tiếp vào nước sốt bằng tay, chỉ dùng nĩa mới đúng cách ăn. Nếu người Pháp rất coi trọng việc ăn uống và không có khái niệm ăn nhanh thì người Anh lại được biết đến với những món ăn đơn giản, những món ăn thường không cầu kỳ và ít gia vị, bao gồm nhiều thịt nhiều rau kèm với rượu vang là một trong những thói quen an uống đặt trưng của họ. còn người châu Á lại thích những món ăn thanh đạm, có chứa nhiều rau, rất ngại với những loại thực phẩm nhiều chất béo một phần vì không hợp khẩu vị, một phần chúng không tốt cho sức khỏe, có thể gây bệnh béo phì, tim mạch hay tiểu đường … Hiện nay, thói quen ăn uống của người Nhật đã bị Âu hóa đi nhiều và trở nên khá đa dạng. thay đổi rõ rệt nhất là sự xuất hiên của bánh mỳ thay cho cơm trong bữa ăn sáng. Còn người Hàn quốc thích ăn những món có gia vị mang tính nóng, chua, cay…Với người Ấn thì lại khác, gia vị được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng để tạo ra món ăn ngon, loại gia vị tạo hương thơm đặt trưng ủa người Ấn và không thể thiếu trong nhiều món ăn là càri. Ngoài ra, còn phỉa kể đến các gia vị ở dạng bột làm từ trái cây như dừa, xoài…để tạo nhiều vị khác nhau.
Từ những phân tích trên cho thấy phong cách ăn uống ở các nước trên thế giới rất đa dạng và điều đó tạo nên một bức tranh ẩm thực đặt sắc.
3.1.4. Khoa học, công nghệ
Trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ trỏ thành thước đo cho sự phát triển ở tất cả các lĩnh vực. khoa học công nghệ góp phần rất lớn vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm. khoa học công nghệ chính là chìa khóa góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện nhiều mặt trong đời sống con người.
Trong lĩnh vực thực phẩm, khoa học công nghệ đã tạo ra nhiều loại giống cây trồng có năng suất cao và chất lượng tốt. ngoài ra, sự phát triển của khoa học công nghệ góp phần phục vụ trong ngành thực phẩm như làm bánh, xây bột, các loại máy chế biến gia vị….do đó đã góp phần tạo ra những món ăn ngon, chất lượng cao.
Không chỉ trong lĩnh vực thực phẩm, sự phát triển của khoa học công nghệ còn mang lại cho con người cuộc sống tiện nghi hơn rất nhiều. bây giờ sự phát triển như vũ bảo của Internet, con người chỉ cần nhấn chuột là có thể chon ngay cho mình một món đồ ưa thích được giao tận nơi mà không cần tốn công đi lại.
Ngoài ra, nhờ khoa học công nghệ mà con người có thể nhận biết được những thực phẩm tốt hay không tốt cho sức khỏe, biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp để có được sức khỏe tốt.
3.2. Cách thức tổ chức kinh d