Đề tài Chiến lược marketing cho nước giải khát 4 health

Từ lâu đời nhân dân ta đã biết sử dụng lá vối hay nụ vối với cách chế biến đơn giản tạo thành loại trà nấu hay hãm lấy nước uống thường ngày. Đặc biệt nó lại giàu dược tính nên được dùng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh chứng hiệu quả.Các kết quả nghiên cứu về vối cho thấy trong lá và nụ vối chứa tanin, khoáng chất và vitamin. khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu. Gần đây người ta còn phát hiện trong nụ vối chứa một hàm lượng polyphenol cao (tương đương 128mg catechin/gam trọng lượng khô) và hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase nên có thể hỗ trợ phòng và điều trị chứng tiểu đường. Các kết quả được tiến hành trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy nụ vối có khả năng triệt tiêu các gốc tự do, chống ô xy hóa mạnh. Khả năng chống ô xy hóa (antioxydants) của nụ vối đã làm giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào bê-ta tuyến tụy, phục hồi các men chống ô xy hóa trong cơ thể. Theo các kết quả nghiên cứu trên động vật: Nụ vối có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau ăn và hỗ trợ ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm lipid máu, phòng ngừa biến chứng của đái tháo đường khi điều trị lâu dài mà được sử dụng nước nụ vối uống thường xuyên. Theo Đông y lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng có trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa; mặt khác chất tanin lại bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú tại ống tiêu hóa. Lá vối nấu nước uống có khả năng trợ giúp chữa trị các bệnh chứng hoặc các tổn thương như bỏng, viêm gan, vàng da, viêm da lở ngứa. Đông y còn dùng vỏ cây vối làm thuốc gọi là hậu phác; được sử dụng để trị đau bụng, đầy trướng ăn không tiêu, nôn mửa.Song nước vối còn là loại có công hiệu giải khát trong những ngày hè nóng nực, làm mát và lợi tiểu nên còn có công năng đào thải các độc chất trong cơ thể qua đường niệu. Các nghiên cứu còn cho thấy nếu chỉ uống nước lọc hoặc nước trắng thì sau 30 - 40 phút là cơ thể đào thải hết; nhưng nếu uống nước lá vối hoặc nụ vối thì cũng trong thời gian ấy cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ được đào thải từ từ sau đó. Mặt dù có nhiều công dụng như vậy nhưng cho đên nay, nước giải khát chiếc xuất từ nụ và lá vối vẫn chưa phổ biến trên thị trường vì thế người tiêu dùng vẫn chưa thể tiếp cận với một loại thức uống vừa chữa được nhiều bệnh lại giúp giải khát.

pdf25 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược marketing cho nước giải khát 4 health, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Marketing căn bản Chiến lược Marketing cho nước giải khát 4HEALTH GVHD: Trần Thị Ngọc Quỳnh 1 ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH --------------------------- BÀI TIỂU LUẬN MÔN: MARKETING CĂN BẢN Đề tài: CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO NƯỚC GIẢI KHÁT 4HEALTH GVHD: Trần Thị Ngọc Quỳnh SVTH : Nguyễn Thị Phương Mỹ 030326100145 Trương Thị Hồng Hạnh 030326100100 Lê Thị Yến 030326100309 Lớp: MK001_1_111_T01 TP.HCM, ngày 31 tháng 10 năm 2011 Marketing căn bản Chiến lược Marketing cho nước giải khát 4HEALTH GVHD: Trần Thị Ngọc Quỳnh 2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ lâu đời nhân dân ta đã biết sử dụng lá vối hay nụ vối với cách chế biến đơn giản tạo thành loại trà nấu hay hãm lấy nước uống thường ngày. Đặc biệt nó lại giàu dược tính nên được dùng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh chứng hiệu quả.Các kết quả nghiên cứu về vối cho thấy trong lá và nụ vối chứa tanin, khoáng chất và vitamin... khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu. Gần đây người ta còn phát hiện trong nụ vối chứa một hàm lượng polyphenol cao (tương đương 128mg catechin/gam trọng lượng khô) và hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase nên có thể hỗ trợ phòng và điều trị chứng tiểu đường. Các kết quả được tiến hành trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy nụ vối có khả năng triệt tiêu các gốc tự do, chống ô xy hóa mạnh. Khả năng chống ô xy hóa (antioxydants) của nụ vối đã làm giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào bê-ta tuyến tụy, phục hồi các men chống ô xy hóa trong cơ thể. Theo các kết quả nghiên cứu trên động vật: Nụ vối có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau ăn và hỗ trợ ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm lipid máu, phòng ngừa biến chứng của đái tháo đường khi điều trị lâu dài mà được sử dụng nước nụ vối uống thường xuyên. Theo Đông y lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng có trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa; mặt khác chất tanin lại bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú tại ống tiêu hóa. Lá vối nấu nước uống có khả năng trợ giúp chữa trị các bệnh chứng hoặc các tổn thương như bỏng, viêm gan, vàng da, viêm da lở ngứa. Đông y còn dùng vỏ cây vối làm thuốc gọi là hậu phác; được sử dụng để trị đau bụng, đầy trướng ăn không tiêu, nôn mửa...Song nước vối còn là loại có công hiệu giải khát trong những ngày hè nóng nực, làm mát và lợi tiểu nên còn có công năng đào thải các độc chất trong cơ thể qua đường niệu. Các nghiên cứu còn cho thấy nếu chỉ uống nước lọc hoặc nước trắng thì sau 30 - 40 phút là cơ thể đào thải hết; nhưng nếu uống nước lá vối hoặc nụ vối thì cũng trong thời gian ấy cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ được đào thải từ từ sau đó. Mặt dù có nhiều công dụng như vậy nhưng cho đên nay, nước giải khát chiếc xuất từ nụ và lá vối vẫn chưa phổ biến trên thị trường vì thế người tiêu dùng vẫn chưa thể tiếp cận với một loại thức uống vừa chữa được nhiều bệnh lại giúp giải khát. Mặt khác, Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thụ nước giải khát không cồn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.Theo các chuyên gia nghiên cứu tại buổi giới thiệu Drinktec 2009 tại Hà Nội ngày 26/2, thị trường đồ uống Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng đáng kể trong những năm tới. Theo đó tổng lượng đồ uống bán lẻ được tiêu Marketing căn bản Chiến lược Marketing cho nước giải khát 4HEALTH GVHD: Trần Thị Ngọc Quỳnh 3 thụ tại Việt Nam vào năm 2012 sẽ tăng 46% so với năm 2007 (2007: 530 triệu lít, 2012: 970 triệu lít).Mức tăng trưởng này cũng chưa thể đáp ứng nhu cầu còn quá lớn trong thời điểm hiện nay. Nhìn chung, thị trường đồ uống tại Việt Nam là một thị trường còn nhiều tiềm năng, đặc biệt tại các thành phố và thị trấn, nơi lối sống hiện đại đang ngày càng trở nên phổ biến dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu thực phẩm đã qua chế biến và đóng gói. hiện nay, đa số người tiêu dùng đều hướng tới nhu cầu sử dụng những thực phẩm từ tự nhiên. Những sản phẩm này không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn thân thiện với môi trường. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam sản xuất nước giải khát đang triển khai những sản phẩm với thành phần tự nhiên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân trong nước. Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm nước giải khát tốt cho sức khỏe chúng tôi xin chọn đề tài “Chiến lược Marketing cho nước giải khát 4HEALTH” làm đề tài nghiên cứu cho mình. Marketing căn bản Chiến lược Marketing cho nước giải khát 4HEALTH GVHD: Trần Thị Ngọc Quỳnh 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. SẢN PHẨM VÀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM 1. Sản phẩm Sản phẩm được hiểu là tất cả hàng hóa, dịch vụ có thể đem chào bán, có khả năng thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người, gây sự chú ý, kích thích sự mua sắm và tiêu dùng của họ. Cần phải nhận thấy rằng, khi người tiêu dùng mua một hàng hóa hay dịch vụ điều mấu chốt họ quan tâm chính là những lợi ích, mà do việc tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ đó đem lại.Như vậy, những hàng hóa hay dịch vụ mà người kinh doanh đem bán chỉ là những phương tiện truyền tải những lợi ích mà người tiêu dùng chờ đợi. Những lợi ích đó lại phụ thuộc vào nhu cầu và ước muốn, lợi ích mà người tiêu dùng cần được thỏa mãn, để từ đó sản xuất và cung cấp những hàng hóa, dịch vụ có thể đảm bảo tốt nhất những lợi ích cho người tiêu dùng. Nhiều nhà kinh doanh thường phạm phải sai lầm là: chỉ chú ý đến bản thân sản phẩm mà coi nhẹ những lợi ích do sản phẩm tạo ra. Trái lại, các nhà doanh nghiệp thực hành marketing thành công thường hành động theo triết lý: “ Hãy yêu quý khách hàng hơn là sản phẩm” hoặc “ Hãy quan tâm đến lợi ích mang lại cho khách hàng hơn là sản phẩm”. 2. Sản phẩm mới Do những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, công nghệ, tình hình cạnh tranh công ty không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa trên những hàng hóa hiện có. Vì vậy, mỗi công ty đều phải quan tâm đến chương trình phát triển sản phẩm hàng hóa mới nếu muốn tồn tại và phát triển với uy tín ngày càng tăng. Để có được sản phẩm mới công ty có thể có ba cách:  Mua toàn bộ công ty nào đó.  Mua bằng sáng chế hoặc giấy phép sản xuất hàng hóa của người khác  Tự lập bộ phận nghiên cứu marketing và thiết kế sản phẩm mới Theo quan niệm marketing, sản phẩm mới là những sản phẩm  Được cải tiến từ những sản phẩm mới hiện có  Do kết quả nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm của công ty Tuy nhiên, dấu hiệu quan trọng nhát đánh giá sản phẩm đó có phải sản phẩm mới hay không chính là sự thừa nhận của khách hàng. Marketing căn bản Chiến lược Marketing cho nước giải khát 4HEALTH GVHD: Trần Thị Ngọc Quỳnh 5 Thiết kế, sản xuất sản phẩm mới là một việc làm cần thiết, nhưng có thể là mạo hiểm đối với doanh nghiệp. Bởi vì, chúng có thể thất bại do những nguyên tắc khác nhau. Để hạn chế bớt rủi ro, các chuyên gia – những nhà sáng tạo ra sản phẩm mới phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước trong quá trình tạo ra sản phẩm mới và đưa nó vào thị trường. 3. Chiến lược sản phẩm Chiến lược sản phẩm là những định hướng và quyết định liên quan đến sản xuất và kinh doanh sản phẩm dựa trên cơ sở đảm bảo thỏa mãn của khách hàng. Chiến lược sản phẩm có vai trò, vị trí cực kì quan trọng. Nó là nền tảng và là xương sống của chiến lược marketing chung:  Chỉ khi hình thành được chiến lược sản phẩm, công ty mới có phương hướng để đầu tư, nghiên cứu thiết kế, sản xuất hàng loạt.Nếu chiến lược sản phẩm sai lầm thì công ty sẽ thất bại, thậm chí phá sản  Thực hiện tốt chiến lược sản phẩm thì những chiến lược giá cả, phân phối, chiêu thị mới có điều kiện để triển khai một cách có hiệu quả.  Chiến lược sản phẩm đảm bảo cho công ty có lợi thế bền vững trong cạnh tranh thị trường, thực hiện các mục tiêu lợi nhuận, an toàn, thị phần. II. GIÁ VÀ CHIẾN LƯỢC GIÁ 1.Gíá Giá là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để có được một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó với một chất lượng nhất định,vào một thời điểm nhất định, và ở một nơi nhất định. Giá là một trong bốn tham số cơ bản của Marketing hỗn hợp. Trong kinh doanh giá là công cụ có thể kiểm soát vì thế doanh nghiệp cần sử dụng một cách khoa học để thực hiện các mục tiêu chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Các quyết định về giá có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, từ việc đặt kế hoạch kinh doanh đến mua sắm, bán hàng, chi phí và lợi nhuận. Thông thường giá là một yếu tố rất nhạy cảm trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thương mại nói riêng bởi giá có liên quan đến lợi ích cá nhân có tính mâu thuẫn giữa người mua và người bán.  Đối với người mua: Giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu sử dụng sản phẩm dịch vụ đó.  Đối với người bán: Giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản thu nhập mà người bán nhận được nhờ tiêu thị sản phẩm dịch vụ đó. Marketing căn bản Chiến lược Marketing cho nước giải khát 4HEALTH GVHD: Trần Thị Ngọc Quỳnh 6 Thông thường người mua và người bán thỏa thuận giá cả bằng cách thương lượng với nhau. Người bán chào giá với giá cao hơn giá mà mình mong muốn, người mua trả giá thấp hơn giá mình chấp nhận.Sau khi mặc cả hai bên thống nhất một giá có thể chấp nhận được của người mua để trao đổi cho người mua quyền sở hữu và sử dụng sản phẩm dịch vụ đó. Trong Marketing, nghiên cứu giá cả là phải kiểm soát được các yếu tố chi phí, phân tích diễn biến của chi phí cố định và cho chi phí biến đổi trong mối tương quan với khối lượng sản xuất ra hoặc mua về. Doanh nghiệp không chỉ xem xét tính chất một chiều của giá mà phải nghiên cứu cả mối quan hệ hữu cơ của giá với các yếu tố khác như sản phẩm, thị trường, vị thế... Điều đặc biệt quan tâm khi tiến hành đặt giá là xác định mục tiêu của việc định giá. Mục tiêu của doanh nghiệp phần nào được thể hiện bởi mục tiêu định giá. Doanh nghiệp có thể có các mục tiêu lợi nhuận đã định sẵn, tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu doanh số bán... Căn cứ vào việc phân tích cấu thành giá và các mục tiêu định giá doanh nghiệp tiến hành xây dựng các chính sách đặt giá, xây dựng các mức giá dự kiến, tiến hành phân tích hoà vốn để chỉ ra đâu là sản phẩm có triển vọng tiêu thụ nhất. Doanh nghiệp cần phải tiến hành thực hiện các chính sách giá phân biệt để khai thác tối ưu các đoạn thị trường. 2. Chiến lược giá Chiến lược giá cả là việc xác định các mục tiêu của chiến lược giá, lựa chọn các phương pháp định giá, chiến lược giá của công ty  Nắm bắt và dự báo 1 cách chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến quyết định giá.  Xác định mức giá giới thiệu, giá bán, giá sản phẩm mới, khung giá, giá giới hạn, thời hạn thanh toán,…Đó là việc xác định mức giá cụ thể cho từng mặc hàng, kiểu phân phối, thời gian và địa điểm tiêu thụ, phương pháp thanh toán. Việc tìm các phương pháp định giá khoa học là vấn đề quan trọng nhất.  Ra các quyết định về điều chỉnh và thay đổi giá theo môi trường kinh doanh luôn biến đổi.  Lựa chọn những ứng xử tốt thích hợp trước hoạt động cạnh tranh qua giá cả. Marketing căn bản Chiến lược Marketing cho nước giải khát 4HEALTH GVHD: Trần Thị Ngọc Quỳnh 7 III. PHÂN PHỐI VÀ KÊNH PHÂN PHỐI 1. Phân phối 1.1. Khái niệm Theo nghìa rộng : Phân phối là khái niệm của kinh doanh nhằm định hướng và thực hiện chuyển giao quyền sở hữu giữa người bán và người mua, đồng thời thực hiện việc tổ chức điều hoà, phối hợp giữa các tổ chức trung gian khác nhau đảm bảo cho hàng hoá tiếp cận và khai thác tối đa các loại nhu cầu của thị trường. Theo nghĩa hẹp : Phân phối là tổng thể những hoạt động của doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm đến người tiêu dùng và thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm 1.2. Chức năng Phân phối có 2 chức năng cơ bản :  Phân phôí vật chất : tức là thông thường một sản phẩm được hoàn chỉnh sau sản xuất không hoàn toàn sẵn sàng một cách trực tiếp cho người tiêu dùng về sự tách rời về không gian sử dụng và tiêu dùng, sản xuất với số lượng lớn còn tiêu dùng thì với số lượng nhỏ, do đó thông qua hoạt động phân phối mà sản phẩm vật chất sẽ được đến người tiêu dùng nhanh hơn, người tiêu dùng tiếp xúc với sản phẩm gần hơn. Phân phối vật chất nhằm rút ngắn về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêudùng.  Phân phối thương mại : Là nghiệp vụ kinh doanh cơ bản trực tiếp thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân, là khâuquan trọng nối liền sản xuất với tiêu dùng, đảm bảo cân đối giữa cung cầu đối với từng mặc hàng, sản phẩm cụ thể. Phân phối thương mại nhằm rút ngắn khoảng cách về nhận thức và giá trị của hàng hoá. 1.3. Mục tiêu  Đảm bảo tất cả các khách hàng trong thị trường mục tiêu có cơ hội mua sắm sản phẩm. Như đã nói ở mục tiêu chính của doanh nghiệp hay công ty là kháchhàng hay lợi nhuận. Trước hết muốn có lợi nhuận thì phải có doanh thu, tính chi phí ,muốn có doanh thu thì doanh số bán của công ty phải cao,nhiều ...nhưng muốn có tất cả các điều đó thì mục tiêu trước mắt là phải có nhiều chi nhánh ,đại lý bán hàng tại mọi thị trường, phải có đội ngũ bán hàng có trình độ và phải đào tạo kỹ để đảm bảo được yêu cầu của khách hàng, đảm bảo được nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là đối với khách hàng mục tiêu. Marketing căn bản Chiến lược Marketing cho nước giải khát 4HEALTH GVHD: Trần Thị Ngọc Quỳnh 8  Quan hệ đối tác liên hệ giữa các thành viên trong kênh Một công ty, một doanh nghiệp có thể có nhiều chi nhánh mà thông qua các chi nhánh với nhau để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong kênh , mọi thành viên trong kênh phân phối phải có mối quan hệ với nhau 2. Kênh phân phối 2.1. Khái niệm Kênh phân phối là con đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến ngưòi tiêu dùng hoặc người sử dụng cuối cùng. Kênh phân phối của doanh nghiệp thương mại bao gồm : hệ thống các chi nhánh, trung tâm,xí nghiệp cứa hàng kho trạm các đại lí bán được bố trí ở những địa điểm thuận tiện cho hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp nói chung cũng như từng đơn vị trực thuộc nói riêng 2.2. Các thành viên của kênh Tương ứng với hai cấu trúc chính thức và bổ trợ của kênh, những người tham gia vào kênh được chia thành hai nhóm là các thành viên kênh và các tổ chức bổ trợ. Các thành viên kênh tham gia vào công việc đàm phán phân chia công việc phân phối và chuyển quyền sở hữu hàng hoá.Các tổ chức bổ trợ cung cấp các dịch vụ Makerting chuyên môn hoá trên cơ sở tái hợp đồng với các thành viên.Họ không sở hữu hàng hoá vì vậy họ không chịu trách nhiệm trườc kết quả hoạt động cuối cùngcủa kênh.Như vậy quan điểm xác định các thành viên kênh ở đây là dựa trên cácchức năng Makerting và những công việc phân phối mà họ đảm nhận trong kênh. Các thành viên của kênh bao gồm :  Người sản xuất (Người nhập khẩu )  Người trung gian  Người tiêu dùng cuối cùng IV. XÚC TIẾN VÀ CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN 1. Xúc tiến Xúc tiến là những hoạt động, nỗ lực của doanh nghiệp nhằm thông tin , thuyết phục, khuyến khích…khách hàng mua sản phẩm cũng như hiểu rõ hơn về sản phẩm của mình. Các hoạt động này được thể hiện qua nhãn hiệu, bai bì, dịch vụ khách hàng, hội chợ, truyển thông do công ty hay tổ chức truyền thông thực hiện. Hiện nay các công ty thường thực hiện các chương trình truyền thông Marketing bằng một hỗn hợp xúc tiến bao gồm năm công cụ chủ yếu sau: Marketing căn bản Chiến lược Marketing cho nước giải khát 4HEALTH GVHD: Trần Thị Ngọc Quỳnh 9  Quảng cáo (Advertising).  Tuyên truyền và quan hệ công chúng (Publicity & Public Relations)  Khuyến mãi (Sales Promotion).  Bán hàng trực tiếp (Personal Selling).  Bán hàng gián tiếp (Direct Marketing). 2. Chiến lược xúc tiến Tình hình thị trường Chiến lược xúc tiến Giai đoạn giới thiệu Khách hàng chưa nhận thức về đặc điểm sản phẩm và chưa hiểu rõ lợi ích của chúng  Giới thiệu, thông tin sản phẩm đến với khách hàng về nhãn hiệu nước lá vối: xuất xứ, thành phần, lợi ích tốt cho sức khỏe chống lão hóa…  Trưng bày sản phẩm ở các hội chợ: cho khách hàng dùng thử sản phẩm trực tiếp, tố chức khuyến mãi, quảng cáo sản phẩm, giới thiệu sản phẩm ở một số trung tâm mua sắm, siêu thị, trường học… Giai đoạn phát triển Khách hàng đã và đang nhận biết lợi ích của sản phẩm. Sản phẩm bán chạy và có nhiều trung gian muốn phân phối chúng. Tiếp tục quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Tăng cường quan hệ công chúng, khuyến mãi Giai đoạn trưởng thành Cạnh tranh mạnh hơn và mức bán không tăng nhanh như giai đoạn trước Nhấn mạnh khuyến mãi Giai đoạn suy thoái Mức bán và lợi nhuận giảm sút. Sản phẩm mới và tốt hơn xuất hiện trên thị trường Vẫn tiếp tục khuyến mãi, chuẩn bị cho ra sản phẩm mới V. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG 1. Khái niệm phân khúc thị trường Phân khúc thị trường được hiểu là chia thị trường thành những đoạn khác nhau mà trong đó ứng với mỗi đoạn sẽ có một mặt hàng nhất định cho một nhóm người nhất định.Người ta gọi các đoạn phân chia đó là phân khúc thị trường, tức là một nhóm Marketing căn bản Chiến lược Marketing cho nước giải khát 4HEALTH GVHD: Trần Thị Ngọc Quỳnh 10 người tiêu dùng có phản ứng như nhau đối với cùng một tập hợp những kích thích của marketing. Và phân khúc thị trường chính là quá trình phân chia người tiêu dùng thành nhóm trên cơ sở những điểm khác biệt như nhu cầu, về tính cách hay hành vi. Bản chất của Phân khúc thị trường chính là phân chia theo những tiêu thức nhất định thị trường tổng thể quy mô lớn, không đồng nhất, muôn hình muôn vẻ về nhu cầu thành các nhóm (đoạn, khúc) nhỏ hơn đồng nhất về nhu cầu.Doanh nghiệp cần phải thực hiện phân khúc thị trường bởi vì:  Đó là yêu cầu tất yếu nếu doanh nghiệp muốn sản phẩm được sản xuất đem lại lợi nhuận cho công ty. Phân khúc thị trường hiệu quả bảo đảm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Nhà tiếp thị phải bắt đầu bằng cách chia nhỏ thị trường bởi môt chân lý rất đơn giản: không có một doanh nghiệp nào có thể thỏa mãn tất cả mọi người trong một thị trường. Không phải mọi người đều thích một kiểu máy quay phim, xe hơi, quán ăn tự phục vụ, hay buổi hòa nhạc như nhau.  Phân khúc thị trường giúp bảo đảm sự nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp an toàn hơn bởi nó giúp doanh nghiệp biết tập trung nỗ lực của mình đúng thị trường, xây dựng cho mình một tư cách riêng, một hình ảnh riêng, mạnh mẽ, rõ nét và nhất quán để khả năng vốn có của doanh nghiệp được khai thác một cách hiệu quả. Vì doanh nghiệp không chỉ có một mình trên thị trường. Họ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh cùng những cách thức lôi kéo khách hàng khác nhau. Mỗi một doanh nghiệp thường chỉ có một thế mạnh xét trên một phương diện nào đó trong việc thỏa mãn nhu cầu thị trường. Do đó, nếu xác định các khúc thị trường tốt cho sản phẩm, doanh nghiệp sẽ kiểm soát được sự cạnh tranh của các đối thủ, từng bước làm chủ thị trường. 2. Cách thức phân khúc thị trường 2.1. Phân khúc thị trường người tiêu dùng  Phân khúc theo địa lý Phân khúc thị trường theo địa lý là chia thị trường theo từng vùng miền, từng đơn vị địa lý chẳng hạn như miền Bắc, Trung và miền Nam, chia theo tỉnh. Doanh nghiệp có thể xác định chỉ nhắm vào một vùng địa lý nào đó hoặc có thể hoạt động trên các vùng nhưng vẫn có tập trung chú ý vào sự khác biệt về nhu cầu, ý muốn của khách hàng giữa vùng này với những vùng khác.  Phân khúc theo nhân chủng học Marketing căn bản Chiến lược Marketing cho nước giải khát 4HEALTH GVHD: Trần Thị Ngọc Quỳnh 11 Chủ trương chia thị trường qua sự khác nhau về quốc tịch, dân tộc, chủng tộc, tuổi tác, giới tính, qui mô gia đình, thu nhập, nghề nghiệp, tôn giáo, các thế hệ,anh em...  Phân khúc thị trường theo tâm lý Chia thị trường thành từng nhóm khác nhau dựa trên sự khác biệt về tầng lớp xã hội, lối s
Luận văn liên quan