Như chúng ta đã biết, Marketing là một trong những khâu quan trọng trong quá trình bán hàng để tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Marketing xuất hiện gắn liền với trao đổi hàng hoá, tuy nhiên chúng ta cũng phải khẳng định luôn rằng marketing không phải xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện trao đổi nó chỉ xuất ra đời khi có sự cạnh tranh .
Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người.cũng có thể hiểu marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.
Marketing- mix 4p bao gồm sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến tuy nhiên không phải marketing lúc nào cũng tồn tại dưới dạng 4p mà nó còn tồn tại ở nhiều dạng khác như 5p 6p 7p Tuy nhiên trong bài thảo luận này chúng tôi xin được phép chỉ đi nghiên cứu sâu marketing-mix dưới dạng 4p, thông qua nhãn hiệu G7 của cà phê Trung Nguyên.
41 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 14644 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược marketing - mix nhãn hiệu G7 của cà phê Trung Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, Marketing là một trong những khâu quan trọng trong quá trình bán hàng để tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Marketing xuất hiện gắn liền với trao đổi hàng hoá, tuy nhiên chúng ta cũng phải khẳng định luôn rằng marketing không phải xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện trao đổi nó chỉ xuất ra đời khi có sự cạnh tranh .
Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người.cũng có thể hiểu marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.
Marketing- mix 4p bao gồm sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến tuy nhiên không phải marketing lúc nào cũng tồn tại dưới dạng 4p mà nó còn tồn tại ở nhiều dạng khác như 5p 6p 7p…Tuy nhiên trong bài thảo luận này chúng tôi xin được phép chỉ đi nghiên cứu sâu marketing-mix dưới dạng 4p, thông qua nhãn hiệu G7 của cà phê Trung Nguyên.
1)VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG NGHUYÊN VÀ NHÃN HIỆU G7:
Cà phê Trung Nguyên là công ty cà phê hàng đầu của Việt Nam,cũng như là một trong những doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên xuất khẩu thương hiệu ra nước ngoài . Cho tới nay, các sản phẩm cà phê Trung Nguyên đã chinh phục đông đảo người tiêu dùng trong nước và thế giới. Ta lấy ví dụ điển hình là cà phê hòa tan G7.Từ khi ra đời đến giờ là một khoảng thời gian không dài, nhưng G7 của Trung Nguyên đã được nhắc đến như một hiện tượng của “Thương hiệu Việt” tại Việt Nam. Tuy nhiên, để có được những thành công như vậy, Trung Nguyên không chỉ sở hữu những sản phẩm tốt, chất lượng mà còn có những chiến lược Maketing hiệu quả.
* Sứ mạng:
Kết nối và phát triển những người đam mê cà phê trên toàn thế giới.
* Giá trị cốt lõi:
1. Khát vọng lớn
2. Tinh thần quốc gia, tinh thần quốc tế
3. Không ngừng sáng tạo, đột phá
4. Thực thi tốt
5. Tạo giá trị và phát triển bền vững
* Giá trị niềm tin:
1. Cà phê làm cho thế giới tốt đẹp hơn
2. Cà phê là năng lượng cho nền kinh tế tri thức
3. Cà phê đem lại sự sáng tạo, hài hòa và phát triển bền vững cho nhân loại
* Các cột mốc lịch sử của Trung Nguyên:
-16/06/1996: Khởi nghiệp ở Buôn Ma Thuột.
-1998: Trung Nguyên xuất hiện ở Tp. Hồ Chí Minh bằng khẩu hiệu “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” và con số 100 quán cà phê Trung Nguyên.
-3/2000: Trung Nguyên đã có mặt khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
-6/2000: Thành lập chi nhánh tại Cần Thơ
-8/2000: Trung Nguyên hiện diện tại thủ đô Hà Nội, đánh dấu sự phát triển vũ bão của cà phê Trung Nguyên tại Việt Nam và lần đầu tiên nhượng quyền thương hiệu đến Nhật Bản.
-2001: Trung Nguyên có mặt trên khắp toàn quốc và tiếp tục nhượng quyền tại Singapore và tiếp theo là Campuchia, Thái Lan.
-2002: Sản phẩm Trà Tiên ra đời.
-11/2003: Ra đời sản phẩm cà phê hòa tan G7 và xuất khẩu G7 đi các nước phát triển
-2004: Mở thêm quán cà phê Trung Nguyên tại Nhật Bản, mạng lưới 600 quán cà phê tại VN, 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm.
-2005: Khánh thành nhà máy rang xay tại Buôn Ma Thuột và nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương
-2006: Đầu tư và xây dựng phát triển hệ thống phân phối G7 Mart. Ra mắt công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG)
II. MAKETING - MIX
1. PRODUCT (SẢN PHẨM):
1.1)KHÁI NIỆM:
Sản phẩm là tất cả những yếu tố thoả mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm sử dụng hay tiêu dung
Cấp độ các yếu tố cấu thành đơn vị sản phẩm
Sản phẩm theo ý tưởng:trả lời câu hỏi về thực chất sản phẩm này thoả mãn những điểm lợi ích cốt yếu nhất mà kháh hang theo đuổi là gì?và đó chính là những giá trị mà nhà sản xuất sẽ bán cho khách hàng
Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm các đặc tính bên ngoài đặc thù tên nhãn hiệu cụ thể và đặc trưng của bao gói
Sản phẩm bổ sung:tính tiện lợi cho việc lắp đặt những dịch vụ bổ sung khi bán những điều kiện bảo hành và điều kiện hình thức tín dụng
1.2)CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO VỊ THẾ CỦA SẢN PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG
Chính sách về sản phẩm là nền tảng của chính sách marketing hỗn hợp, được xác định dựa trên kế hoạch kinh doanh quy mô lớn hơn dành cho sản phẩm mới và chiến lược marketing tổng thể cho mọi sản phẩm đang có của doanh nghiệp. Khi xem xét chính sách sản phẩm, doanh nghiệp cần quan tâm đến những vấn đề sau:
1.2.1) Quản lý chất lượng tổng hợp:
Việc nghiên cứu thị trường và khách hàng không chỉ trả lời câu hỏi khách hàng cần gì, cần bao nhiêu, cần vào thời điểm nào và khả năng thanh toán của họ ra sao, mà còn phải biết họ đòi hỏi mức độ chất lượng như thế nào, chất lượng nào có thể cho họ thoả mãn nhất. Tuy nhiên sự đòi hỏi về chất lượng của khách hàng là không có giới hạn, để quyết định mức định lượng thích ứng công ty phải nghiên cứu mức chất lượng của những sản phẩm cạnh tranh thay thế. Từ đó xác định những yêu cầu chất lượng với thiết kế và định hướng quản lý chất lượng trong quá trình chế tạo sản phẩm.
1.2.2) Phát triển nhãn hiệu :
Nhãn hiệu là tên gọi thuật ngữ,biểu tượng hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng. Nhãn hiệu được dùng xác nhận sản phẩm của một người bán hay một nhóm người bán. Nó dùng để phân biệt chúng với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, bao gồm tên nhãn hiệu dấu hiệu của nhãn hiệu, dấu hiệu của hang hoá và quyền tác giả. Ngày nay hầu hết các công ty hay tổ chức kinh doanh lớn đều có nhiều thương hiệu khác nhau. Thuật ngữ “Kiến trúc thương hiệu” (brand architecture) chỉ sử dụng trong bối cảnh một tổ chức kinh doanh quản lý nhiều thương hiệu khác nhau (có thể dịch là “phương pháp quản trị đa thương hiệu”).
Vấn đề mấu chốt trong quản trị đa thương hiệu là làm thể nào để có thể tiếp cận các phân khúc thị trường mới, giới thiệu sản phẩm mới mà không chịu sự rủi ro và tốn kém khi phải tạo ra các thương hiệu mới. Nhưng đôi khi chiến lược kinh doanh đòi hỏi phải sử dụng các thương hiệu khác nhau cho các khúc thị trường khác nhau. Do đó, vấn đề quản trị đa thương hiệu được đặt ra cho các nhà quản lý. Theo giáo sư David A. Aaker, kiến trúc thương hiệu là công cụ được sử dụng để tạo ra tổng lực, sự phân vài minh bạch giữa các thương hiệu cụ thể, và tạo sức nâng cho thương hiệu. Cụ thể hơn, kiến trúc thương hiệu là một cấu trúc nhằm tổ chức các thương hiệu nằm chung trong một danh mục với mục đích xác định rõ vai trò của từng thương hiệu, mói quan hệ giữa các thương hiệu (ví dụ quan hệ giữa Ford và thương hiệu xe Taurus), cũng như quan hệ giữa các thương hiệu trên thị trường sản phẩm (ví dụ quan hệ giữa Nike châu Âu và Nike Hoa Kỳ, Sony Theaters và Sony Television).
Có thể tóm tắt các mục tiêu chính trong việc quản trị đa thương hiệu như sau:
1- Tạo ra những thương hiệu mạnh, có hiệu quả.
2- Phân phối nguồn lực hợp lý trong việc xây dựng các thương hiệu khác nhau (ví dụ chi nhiều tiền quảng cáo hơn cho các thương hiệu chiến lược).
3- Tạo sức cộng lực, tránh gây các ấn tượng thương hiệu hỗn loạn trong đầu khách hàng.
4- Cung ứng sản phẩm/dịch vụ có chân dung thương hiệu (brand indentity) rõ ràng, giúp các. công ty bán lẻ, công ty quảng cáo, phương pháp trưng bày trong tiệm, hiểu rõ các mối quan hệ giữa các thương hiệu của cùng một công ty, do đó có thể tạo ra chiến lược kinh doanh phù hợp
5- Nâng cao giá trị của thương hiệu (brand equity)
6- Tạo ra nguồn lực cho sự phát triển trong tương lai (thâm nhập vào các thị trường mới/phát triển kịp thời các sản phẩm mới).
* Để tổ chức thành công mối quan hệ hỗ tương giữa các thương hiệu, nhà quản lý cần quan tâm đến năm nhân tố chính:
1- Danh mục thương hiệu (brand portfolio)
2- Vai trò cụ thể của các thương hiệu trong danh mục
3- Vai trò của các thương hiệu trong bối cảnh thị trường-sản phẩm
4- Cấu trúc danh mục thương hiệu
5- Chiến lược mở rộng thương hiệu
* Vấn đề chủ chốt của nhà quản trị đa thương hiệu chính là biết ấn định vai trò cụ thể cho từng thương hiệu trong danh mục và xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa các thương hiệu, tránh không tạo ra ấn tượng lộn xộn trong đầu những khách hàng mục tiêu: Thương hiệu nào đóng vai trò thương hiệu chiến lược ? Thương hiệu nào đóng vai trò thương hiệu mũi nhọn ? Thương hiệu nào đóng vai trò thương hiệu phụ ? Thương hiệu nào không cần được đầu tư nhiều tiền bạc để quảng cáo ?
Tuy nhiên nhà quản trị cũng phải quan tâm đến vai trò của thương hiệu trong từng bối cảnh thị trường sản phẩm cụ thể. Điều này có nghĩa là kết hợp một số thương hiệu để tiến công vào một thị trường sản phẩm cụ thể. Theo David A. Aaker, có bốn cách kết hợp các thương hiệu khi chào hàng sản phẩm:
1- Kết hợp “thương hiệu bảo trợ” và thương hiệu phụ
2- Cộng thêm “thành tố bổ sung thương hiệu”
3- Hợp tác tạo ra đồng thương hiệu: hai bên cùng có lợi.
4- Xây dựng thương hiệu động lực: thương hiệu động lực là thương hiệu có vai trò thúc đẩy chính cho toàn bộ danh mục thương hiệu. Khi tổ chức xây dựng kiến trúc thương hiệu, cần quan tâm xác định các thương hiệu có lượng khác hàng trung thành quan trọng để biến chúng thành các thương hiệu thúc đẩy, nâng cao doanh số bán hàng. Cũng cần hiểu rõ vai trò thúc đẩy của từng thương hiệu trong một bối cảnh thị trường cụ thể. Thương hiệu đóng vai trò thúc đẩy chính là thương hiệu chủ hay thương hiệu phụ.
Các thương hiệu thành viên trong cùng một danh mục thương hiệu đương nhiên có mối quan hệ với nhau.
Có ít nhất 3 phương pháp tiếp cận khi nói đến cấu trúc danh mục thương hiệu:
1- Xếp các thương hiệu chung vào một nhóm sao cho quan hệ giữa chúng tạo ra một tính cách nhất quán, hợp lý. Có thể xếp các thương hiệu thành nhóm căn cứ theo khúc thị trường, chủng loại sản phẩm, chất lượng, hay thiết kế.
2- Lập bản đồ cho thấy mối quan hệ tôn ti trật tự giữa các thương hiệu.
3- Xác định phạm vi của thương hiệu: xác định mức độ phát triển của các thương hiệu trong danh mục, đặc biệt là đối với các thương hiệu bảo trợ và các thương hiệu động lực.
* Một vấn đề trung tâm, có tính chất chiến lược trong việc xây dựng và tổ chức cấu trúc thương hiệu chính là có nên mở rộng thêm phạm vi của thương hiệu. Việc mở rộng thương hiệu chỉ nên thực hiện khi nhằm đáp ứng ít nhất 3 mục tiêu chiến lược:
1- Tạo sức nâng lớn cho giá trị thương hiệu
2- Bao phủ thị trường khiến cho khách hàng trung thành và khác hàng tiềm năng luôn luôn tiếp xúc với thương hiệu trong nhiều bối cảnh khác nhau.
3- Tạo những rào cản lớn trong thị trường đang chiếm giữ làm nản lòng các đối thủ cạnh tranh muốn xâm nhập
Việc lựa chọn nhãn hiệu cho sản phẩm có ý nghĩa quan trọng bảo đảm thành công của phát triển sản phẩm mới. Việc lựa chọn nhãn hiệu phải bảo đảm những yêu cầu tối thiểu sau:
-Phải hàm ý về lợi ích của sản phẩm
-Phải hàm chứa ý đồ về định vị
-Phải hàm ý về chất lượng
-Tên nhãn hiệu phải dễ phát âm và dễ nhớ
-Không trùng hoặc không tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác
-Hợp với phong tục tập quán của thị trường mục tiêu.
Đối với nhãn hiệu trung nguyên ta luôn thấy có sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường
Có được một thương hiệu là một điều đã khó nhưng để giữ vững thương hiệu đó trên thị trường song song với những thương hiệu nổi tiếng khác là một điều vô cùng khó khăn. Như chúng ta đã biết Trung Nguyên ra đời dựa trên sự liều lĩnh và táo bạo của một tuổi trẻ dám nghĩ dám làm. Và bây giờ để có thể đứng vững trên thị trường với sản phẩm mình đã tạo ra Trung Nguyên lại một lần nữa táo bạo chấp nhận thử thách, sẵn sang đối phó với các đối thủ mạnh của mình. Đó là một điều đáng được ghi nhận.
Cần nghiên cứu để biết người biết ta, đánh giá đúng thực lực của đối thủ cạnh tranh đồng thời tìm ra thế mạnh hoặc điểm khác biệt tạo nên ưu thế cho mình. Trung Nguyên khi bước vào lĩnh vực cà phê gói hòa tan (3 trong 1) với sản phẩm G7 đã chọn phương cách đối mặt trực diện với các thương hiệu mạnh đã có trong nước. Sự chọn lựa này có cơ sở của nó, khi Trung Nguyên phân tích được điểm yếu của đối thủ là phân tán nguồn lực cho nhiều mặt hàng và tỏ ra chủ quan, xem nhẹ đối thủ. Sau thời gian chuẩn bị, Trung Nguyên tung ra G7 trong một chiến dịch quảng bá, “uống thử” rầm rộ và cùng lúc xuất hiện rộng rãi trên các tỉnh trọng điểm. G7 thâm nhập nhanh thị trường và sau đó từng bước củng cố thị phần. Một yếu tố quan trọng được Trung Nguyên tập trung khai thác, theo ông Ngô Văn Bình, Giám đốc Kinh doanh Công ty Trung Nguyên, đó là yếu tố tinh thần qua việc vận động, thuyết phục khách hàng, các nhà phân phối ủng hộ hàng Việt chất lượng tốt; khơi gợi tình cảm đối với doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam.
Cuộc chiến" giữa hai nhãn hiệu G7 và Nescafe là một trường hợp đặc biệt thú vị đã và đang sự quan tâm bình luận của giới kinh doanh. Và Mới đây G7 lại phát động một chiến dịch truyền thông mới, vẫn trên cơ sở so sánh với Nescafe nhằm khẳng định những ưu điểm của sản phẩm và thuyết phục người tiêu dùng. Thêm một giai đoạn căng thẳng giữa hai nhãn hiệu.
Trước ngày 23/11/2003, trên thị trường cafe hòa tan Việt Nam, Nescafe là kẻ thống trị với thị phần chiếm khoảng 60% toàn thị trường. Đứng sau Nescafe khi ấy là Vinacafe với 38.45% thị phần. 5.6% thị phần còn lại là khoảng trống dành cho các thương hiệu khác.
Ngày 23/11/2003, Tập đoàn Trung Nguyên chính thức tung nhãn hiệu cà phê hòa tan G7. Trung Nguyên từ lâu đã có triết lý kinh doanh "dân tộc tính" với khao khát khắng định sức mạnh của thương hiệu nội địa một cách công khai, mạnh mẽ. Do vậy, khi tung G7 ra thị trường, Trung Nguyên không đơn thuần dùng các hoạt động marketing thông thường để giới thiệu sản phẩm mới, mà còn tự gánh vào mình sư mệnh thế đối đầu trực tiếp Nescafe - một thương hiệu nước ngoài đang thống trị sân nhà. Theo lãnh đạo của tập đoàn này, Trung Nguyên chấp nhận làm lính tiên phong để khích lệ tâm thế mới cho doanh nghiệp VN trong việc dám cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu quốc gia - điều mà trước đó, trong môi trước đó trong môi trường kinh doanh Việt Nam vẫn còn hiếm thấy.
Trong nhiều hoạt động truyền thông, Trung Nguyên không ngần ngại công khai thông điệp này. Nhưng sốc nhất vẫn là việc Trung Nguyên mang quân vào tận tòa nhà nơi có tổng hành dinh của Nescafe để mời người tiêu dùng uống thử, so sánh và chấm điểm trực tiếp sản phẩm của hai bên. Tiếp đó, Trung Nguyên còn tổ chức những ngày hội cà phê rất tưng bừng tại Dinh Thống Nhất và các địa điểm khác. Và sau các chương trình thử "mù" sản phẩm, tức mời người tiêu dùng dùng thứ sản phẩm mẫu mà họ không biết trước nhãn hiệu rồi phản hồi cảm nhận, Trung Nguyên đã công bố thế thắng lợi tuyệt đối khi đa phần ngượi tiêu dùng cho biết thích hương vị của G7 hơn. Chiếc bánh thị phần cà phê VN đã được chia lại: Nescafe còn 44.05% thị phần, Vinacafe còn 28.95%, G7 đả chiếm 21.8% và 5.2% còn lại cho các thương hiệu khác.
Trước sự khiêu chiến đầy quyết tâm của G7, Nescafe cũng chính thức đáp trả bằng nhiều phương cách. Trước cuộc chiến với G7, từ chẩt lượng hương vị sản phẩm, thông điệp truyền thông, Nescafe hoàn toàn mang tính chất quốc tế. Nhưng kể từ sau khi giáp chiến, đối thủ nhấn mạnh sự khác biệt trong nhu cầu, khẩu vị và cách thức thưởng thức cà phê riêng biệt của người VN, Nescafe thay đổi mình từ mẫu bao bì đến những khẩu hiệu tiếp thị như " 100% cà phê VN", Hương vị VN hơn"...
Mấy năm qua, cùng với cuộc chiến G7 - Nescafe, thị trường cà phê VN cũng đã có thêm sự lớn mạnh của một số nhãn hiệu mới. Hiện nay, ngoài G7, Nescafe thì Vinacafe và Moment cũng ngày càng khẳng định mình là những thương hiệu lớn từ cách thức marketing đến nỗ lực chiếm thị phần."NỘI", NGOẠI" VÀ SÂN NHÀ
Đại diện G7 chi biết, chiến dịch truyền thông mới nhất của Trung Nguyên không nhằm mục đích tranh thủ thị trường trong mùa cao điểm bán hàng Tết. Thực ra đây là phản ứng của G7 trước sự đeo bám của đối thủ trên dòng sản phẩm cafe hòa tan "2 trong 1" ( gồm cà phê và đường )Những người quan sát đều thấy sau giai đoạn chạy đua khẳng định "chất Việt Nam", gần đây G7 và Trung Nguyên đang giáp chiến xung quanh tính từ "mạnh". Trung Nguyên " Giúp suy nghĩ mạnh hơn". Nescafe " Ngon hơn , vị cà phê mạnh hơn". Trung Nguyên " Vị cà phê cực mạnh". Nescafe" Bạn đã đủ mạnh để thử".
Trước đây cuộc cạnh tranh diễn ra trên phân khúc sản phẩm" 3 trong 1" ( cà phê, đường, sữa) thì nay phâ khúc " 2 trong 1" đang giằng co từ mặt trận truyền thông đến từng đại lý bán lẻ. Với " G7 2 in 1" , Trung Nguên khắng định lợi thế của thương hiệu hàng đầu Việt Nam, mang đến một giải pháp mới tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng, có thể thay thế tương đối ly cà phê phin của nhãn hiệu này. Nescafe đang bám đuổi quyết liệt, khiến G7 phải ra đòn chống trả và tạo một chiến cuộc mới dự đoán sẽ rất quyết liệt.Cách thức " tuyên chiến lâu nay của G7 - Trung Nguyên , có người ủng hộ có người không, song hầu hết đều công nhận rằng đơn vị này đã tạo nên một trường hợp lý thú trong kinh doanh. Nescafe - một thương hiệu quốc tế đã bị cuốn theo lối đá của đối phương - một thương hiệu địa phương , còn G7 mới chính là người dẫn dắt trận đấu.
Triết lý lâu nay của G7 là " chiến đấu vì thương hiệu Việt" , kêu gọi sự ủng hộ, đồng thuận của đồng bào cho thương hiệu Việt. Tuy nhiên sức thuyết phục cho thương hiệu này đang giảm dần. Người tiêu dùng đang mong chờ một G7 mới mẻ, mang tính quốc tế hơn và chinh phục người tiêu dùng bằng nhửng lợi thế mạnh mẽ, rõ ràng trên nhiều phương diện, chứ không chỉ được nhấn mạnh ở yếu tố cảm tính như " tình yêu nước hay lòng tự hào dân tộc". Trên hết người tiêu dùng đang mong chờ một Trung Nguyên ở tầm vóc mới thể hiện qua những hành động và kết quả cụ thể. Một Trung Nguyên ở vai trò tướng lĩnh cho những tâm thế và trào lưu xây dựng thương hiệu Việt, chứ đừng chỉ ở tư duy " nếu thất bại có thể làm viên đá lót đường".
1.2.3) Quyết định lựa chọn bao gói sản phẩm:
Bao bì sản phẩm phải đảm bảo thực hiện đồng thời bốn chức năng: bảo quản và bán hàng hoá, thông tin về hàng hoá, thẩm mỹ, tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm với khách hàng và chức năng thương mại.
Những nhà tiếp thị cần chú ý những yếu tố gì khi xem xét các quyết định về đóng gói và bao bì sản phẩm?
Đóng gói cần đảm nhiệm các chức năng bảo vệ, kinh tế, thuận lợi và hỗ trợ bán hàng. Lựa chọn bao bì sản phẩm là cần thiết đối với việc xác định, miêu tả và xúc tiến sản phẩm. Do đó, nhứng khía cạnh này cần được đề cập khi phát triển chính sách sản phẩm để có thể đáp ứng được đúng những nhu cầu của khách hàng mục tiêu. (Kotler 1998 trang.367-370)
Khi đưa ra các quết định về bao bì sản phẩm các nhà quản trị cần chú ý xây dựng các quan niệm về bao gói(bao bì phải tuân theo nhuyên tắc nào? nó đóng vai trò gì?...), quyết định về các khía cạnh nào( kích thước, hình giáng vật liệu, màu sắc, nội dung trình bày và có gắn với nhãn hiệu hay không?). Thử nghiệm bao gói(thử nghiệm hình thức kinh doanh khả năng chấp nhận của người tiêu dung……), cân nhắc các khía cạnh lợi ích xã hội lợi ích của người tiêu dung và lợi ích của công ty,thông tin ghi trên bao gói( ngày sản xuất, hạn sử dụng, thông tin sản phẩm…)
Toàn bộ sản phẩm mang nhãn hiệu Trung Nguyên và G7 sẽ xuất hiện trên thị trường với hệ thống bao bì mang dáng vẻ mới. Chiến dịch cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm cho thị trường nội địa và xây dựng hệ thống bao bì dành riêng cho thị trường quốc tế càng khẳng định hơn nữa đẳng cấp chuyên gia cà phê của Trung Nguyên.
Đây là bước thay đổi đầu tiên trong chiến lược thay đổi toàn diện chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu của Trung Nguyên. Với thông điệp “Năng lượng mới khơi nguồn sáng tạo”, Cà phê Trung Nguyên xuất hiện trên thị trường với hệ thống bao bì hiện đại và mạnh mẽ. Từ hình ảnh, màu sắc, chất liệu bao bì đều thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp chuyên gia của mình. Cà phê hòa tan G7 vẫn luôn cam kết “G7 cà phê hòa tan thứ thiệt từ Buôn Ma Thuột (cô đặc gấp 2 lần)” trong chiến dịch thay đổi bao bì mới này ngoài hình ảnh thương hiệu trông hiện đại, cao cấp hơn, bao bì sản phẩm trông bắt mắt và thu hút hơn thì chất lượng sản phẩm cũng được thay đổi, cải tiến với vị cà phê đậm đặc và ngon hơn với nh