Đề tài Chiến lược mở rộng thị trường của công ty kinh doanh than Hà Nội đến năm 2015

Trong xu thế quốc tế hóa nền kinh tế toàn cầu, cùng với sự hội nhập và hợp tác của các nền kinh tế trên thế giới, kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển. Môi trường kinh tế thuận lợi và nhiều cơ hội rộng mở là nguyên nhân và động lực cho sự phát triển của tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên chính sự phát triển đó là nguyên nhân của cạnh tranh, của sự thành đạt và của sự đào thải. Chậm chân hơn so với các ngành kinh tế khác, ngành than Việt Nam mới thực sự bị cuốn vào cơ chế thị trường vài năm nay, và đến nay sự cạnh tranh đang được hình thành trong ngành than. Được may mắn thực tập tại Công ty kinh doanh than Hà Nội, nhận ra vai trò ngày càng được khẳng định của thị trường và những áp lực cạnh tranh mà thị trường mang đến cho Công ty, nhận thức được sự cần thiết của thị trường cho sự tồn tại và phát triển của Công ty trong thời gian sắp tới, dưới sự chỉ dẫn tận tình của thày giáo, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng và Trưởng phòng tổ chức hành chính Công ty kinh doanh than Hà Nội, anh Nguyễn Văn Giang, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Chiến lược mở rộng thị trường của Công ty kinh doanh than Hà Nội đến năm 2015” Mục đích của đề tài là đưa ra bản chiến lược mở rộng thị trường, tăng thị phần và lợi nhuận của Công ty đến năm 2015 nhằm tạo lập sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tương lai.

doc64 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3033 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược mở rộng thị trường của công ty kinh doanh than Hà Nội đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế quốc tế hóa nền kinh tế toàn cầu, cùng với sự hội nhập và hợp tác của các nền kinh tế trên thế giới, kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển. Môi trường kinh tế thuận lợi và nhiều cơ hội rộng mở là nguyên nhân và động lực cho sự phát triển của tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên chính sự phát triển đó là nguyên nhân của cạnh tranh, của sự thành đạt và của sự đào thải. Chậm chân hơn so với các ngành kinh tế khác, ngành than Việt Nam mới thực sự bị cuốn vào cơ chế thị trường vài năm nay, và đến nay sự cạnh tranh đang được hình thành trong ngành than. Được may mắn thực tập tại Công ty kinh doanh than Hà Nội, nhận ra vai trò ngày càng được khẳng định của thị trường và những áp lực cạnh tranh mà thị trường mang đến cho Công ty, nhận thức được sự cần thiết của thị trường cho sự tồn tại và phát triển của Công ty trong thời gian sắp tới, dưới sự chỉ dẫn tận tình của thày giáo, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng và Trưởng phòng tổ chức hành chính Công ty kinh doanh than Hà Nội, anh Nguyễn Văn Giang, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Chiến lược mở rộng thị trường của Công ty kinh doanh than Hà Nội đến năm 2015” Mục đích của đề tài là đưa ra bản chiến lược mở rộng thị trường, tăng thị phần và lợi nhuận của Công ty đến năm 2015 nhằm tạo lập sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tương lai. Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này tối đã được sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ dạy tận tình của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng. Tuy nhiên do thời gian thực tập quá ngắn, cộng với những giới hạn về kinh nghiệm và kiến thực nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thày cô, các anh chị trong Công ty kinh doanh than Hà Nội và các bạn để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!!! PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường với những đặc trưng về cạnh tranh tự do, tự chủ tài chính, mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế… Những chính sách này mang đến cho doanh nghiệp không ít những cơ hội giao lưu, học hỏi và tiếp thu vốn, kinh nghiệm và kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Bên cạnh đó nó cũng mang đến không ít thách thức cho các doanh nghiệp muốn phát triển, đó là những áp lực cạnh tranh không ngừng gia tăng, những biến động kinh tế thế giới cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển của các doanh nghiệp. Mặc dù vậy, nhìn chung kinh tế thị trường là môi trường hoàn hảo để rèn rũa kinh nghiệm kinh doanh cho các doanh nghiệp. Thực tế nền kinh tế Việt Nam cho thấy trong những năm gần đây có nhiều thành tựu vượt bậc, tăng trưởng hàng năm liên tục tăng cao, các ngành nghề ngày càng được công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đa dạng hóa, dịch vụ phát triển tích cực theo xu hướng kinh tế hiện đại của thế giới. Nhiều ngành nghề kinh tế ở Việt Nam đã trưởng thành từ nền kinh tế thị trường, ví dụ như sản xuất nông nghiệp, ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp may mặc… , thậm chí các ngành này còn có khả năng cạnh tranh cao với các đối thủ ngoại quốc nặng kí như Anh, Pháp, Mỹ… và đang dần đần chiếm lĩnh các thị trường đó, nó trở thành mục tiêu chung của hầu hết các doanh nghiệp. So với các ngành công nghiệp khác, ngành than có rất nhiều điểm khác biệt mà chính những đặc trưng này tạo tác động trực tiếp đến phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành này. Có thể nói đây là một trong những ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của nước ta, nó là ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho các ngành công nghiệp nặng quan trọng của đất nước là ngành điện, xi măng, hóa chất…, tất cả các ngành này được gọi là các ngành công nghiệp chiến lược, là chìa khóa cho sự phát triển công nghiệp Việt Nam. Hiện nay có hai nguồn tạo ra điện năng cho đất nước là thủy năng và nhiệt năng( điều kiện kinh tế và khoa học kỹ thuật của nước ta chưa đủ để sản xuất điện nguyên tử, hạt nhân), trong đó nhiệt năng lấy được chủ yếu từ than. Chúng ta ai cũng đều biết tầm quan trọng của điện đối với đời sống là như thế nào, nó không đơn giản chỉ là soi sáng đêm tối mà còn thắp sáng cả cuộc sống của con người, tất cả mọi hoạt động, mọi máy móc, mọi công nghệ tiên tiến hiện đại đều được duy trì bằng điện. Thế nhưng điện lại được sản xuất ra từ than. Nói như thế mới thấy hết tầm quan trọng của than là như thế nào. May mắn là đất nước ta lại có một nguồn tài nguyên than với trữ lượng vô cùng lớn, là điều đáng mơ ước của tất cả các quốc gia khác, nó không chỉ đủ nuôi sống tất cả các ngành công nghiệp trong nước mà hàng năm ngành than còn xuất khẩu khoảng 50% sản lượng khai thác được ra nước ngoài. Chính vì vai trò quan trọng của than đối với nền kinh tế mà ngành than rất được nhà nước quan tâm và phát triển. Nó và ngành công nghiệp sản xuất điện, xi măng và hóa chất được coi là các ngành kinh tế trọng điểm của nước ta trong thời kỳ phát triển. Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, việc khai thác và cung ứng than cho các ngành khác do cơ quan nhà nước quản lý và điều tiết. Từ khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường cho đến năm 1994, nhà nước giao quyền quản lý hoạt động của ngành than cho Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam( TKV) ( trước kia là Tổng công ty than Việt Nam). Tuy nhiên nhằm tạo cân bằng cho sự phát triển tổng thể nền kinh tế và tận dụng tài nguyên thiên nhiên sẵn có của đất nước, Nhà nước vẫn điều tiết giá cả than cung cấp cho một số ngành công nghiệp trọng yếu như sản xuất điện, xi măng, hóa chất, giấy… tức là ngành than có nhiệm vụ cung cấp than cho các ngành này một cách đầy đủ và kịp thời với giá thỏa thuận giữa các bên co sự phê duyệt của Nhà nước. Gía bán than cho các ngành này thường thấp hơn giá bán trên thị trường và giá xuất khẩu rất nhiều. Chính điều này tạo nên một nét đặc thù cho ngành than đó là giá than bán cho các nhóm khách hàng khác nhau là không đồng nhất. Một điểm đặc thù nữa trong ngành than đó là mối liên hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong ngành than về thị trường, nguồn cung, đơn giá, nguồn vốn… Tất cả các doanh nghiệp trong ngành than đều thuộc thẩm quyền quản lý của Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam. Hơn nữa, trước kia mỗi doanh nghiệp từ khi thành lập đã được phân chia vùng thị trường cả đầu vào lẫn đầu ra nhất định và chỉ hoạt động trong vùng thị trường đó mà không lấn chiếm sang vùng thị trường khác, vì vậy mà cạnh tranh trong ngành than hầu như là không có. Nhưng vài năm trở lại đây, ngành than thực hiện cơ chế quản lý mới, giao quyền tự chủ tài chính và tự do kinh doanh cho các doanh nghiệp, định hướng cho các doanh nghiệp tự tìm thị trường tiêu thụ cho mình nên trên thị trường than Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện cạnh tranh. Cụ thể đối với Công ty kinh doanh than Hà Nội, là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong ngành than với lĩnh vực hoạt động chủ yếu là kinh doanh than. Trước kia được phân chia cho một thị trường rộng lớn là khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hòa Bình, Hưng Yên, Lai Châu, Sơn La… là nhà cung ứng duy nhất trong vùng thị trường rộng lớn này, nhưng vài năm trở lại đây, do sự thay đổi trong cơ chế quản lý của ngành than mà trong vùng thị trường này đã xuất hiện nhiều nhà cung ứng mới như Công ty than Nội Địa, Công ty than Đông Bắc… Sự xuất hiện của các đối thủ này đe dọa đến việc thị trường tiêu thụ của Công ty có thể bị thu hẹp trong các năm tới. Đồng thời, cơ chế quản lý mới mang đến cơ hội cho Doanh nghiệp tự do tìm kiếm và chiếm lĩnh các vùng thị trường mới, tìm thêm khách hàng mới nhằm nâng cao thị phần, mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Hơn nữa, nền công nghiệp đang trên đà phát triển không chỉ ở khu vực Hà Nội mà còn ở các tỉnh lân cận, bằng chứng là các khu công nghiệp mới mọc lên như nấm là cơ hội cho doanh nghiệp tăng lượng khách hàng tiêu thụ. Chính vì những thực trạng kể trên và với mục tiêu không ngừng phát triển lớn mạnh của Công ty kinh doanh than Hà Nội mà Công ty cần thiết phải có một chiến lược mở rộng thị trường hợp lý và hiệu quả. Vì vậy trong đề tài này, tôi xin phép được nghiên cứu và xây dựng một chiến lược mở rộng thị trường cho Công ty trong thời điểm hiện nay. II. Mục tiêu nghiên cứu Như đã phân tích ở trên, trong hoàn cảnh hiện nay, để có thể tiếp tục phát triển kinh doanh lớn mạnh hơn nữa, Công ty kinh doanh than Hà Nội cần phải có một chiến lược mở rộng thị trường hợp lý và hiệu quả để có thể giành lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, không để các đối thủ khác lấn át bằng cách tận dụng các cơ hội mà nền kinh tế đem lại. Như vậy có thể cụ thể mục tiêu nghiên cứu của đề tài này như sau: đầu tiên đó là sự phân tích các điều kiện bên trong và bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty kinh doanh than Hà Nội để có được cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty nói riêng và ngành than nói chung. Tiếp theo, dựa vào các kết quả nghiên cứu và phân tích đó để đưa ra một chiến lược bao gồm các định hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty kinh doanh than Hà Nội đến năm 2015. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài xoay quanh vấn đề làm thế nào để mở rộng thị trường cho Công ty kinh doanh than Hà Nội trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, vì vậy đối tượng nghiên cứu chính là Công ty kinh doanh than Hà Nội và hoạt động kinh doanh của Công ty đặt trong sự tác động tổng hợp của các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô và các yếu tố môi trường ngành, xác định được điểm mạnh, điểm yếu của Công ty, nhận biết những cơ hội và thách thức có thể gặp phải trong thời gian tới để ước tính và dự báo một số mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu cho năm 2015. PHẦN B: NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG 1.1. Khái niệm về thị trường 1.1.1. Khái niệm Thị trường là một phạm trù kinh tế tổng hợp và khách quan, nó gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, là điều kiện quyết định cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Thị trường của một doanh nghiệp bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố cho sản xuất ( nguyên vật liệu, vốn, nhân lực), thị trường đầu ra là nơi doanh nghiệp cung ứng hàng hóa cho khách hàng, thị trường này bao gồm các khách hàng tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Cả hai loại thị trường này đều có vai trò quan trọng đối với hoạt động của một doanh nghiệp. Người bán nào cũng mong muốn có thật nhiều người mua, người mua nào cũng mong mua được hàng hóa vừa rẻ vừa có chất lượng. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh tự do như hiện nay, một người mua có thể lựa chọn một loại hàng hóa của rất nhiều người bán khác nhau và chỉ lựa chọn một loại phù hợp với mình nhất vì vậy người bán không thể lựa chọn người mua nhưng người mua có quyền chọn người bán. Trên thị trường, doanh nghiệp vừa là người mua( mua nguồn lực), vừa là người bán( bán hàng hóa sau chấ biến). Để bám sát với mục tiêu của đề tài này hơn, tôi xin phép chỉ đi sâu phân tích thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Theo quan niệm cổ điển, thị trường là nơi diễn ra các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa, nghĩa là thị trường được hiểu như là chợ hay những địa điểm mua bán cụ thể. Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các quan hệ mua bán trao đổi không chỉ dừng lại ở việc trao đổi hàng hóa với nhau và trong một không gian cụ thể là cái chợ nữa nên quan niệm này không còn đúng nữa vì nó không phản ánh được đầy đủ bản chất của thị trường. Có rất nhiều cách tiếp cận thị trường khác nhau ở những ngành nghề khác nhau nên sinh ra rất nhiều quan niệm về thị trường khác nhau. Theo một quan điểm tổng quát và hiện đại nhất, thị trường được định nghĩa là nơi diễn ra các hoạt động của người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau nhằm xác định giá cả và khối lượng mua bán. Thị trường ở đây không hạn chế về địa điểm mua bán và chủng loại hàng hóa đem trao đổi, nó là tổng hòa các mối quan hệ về lưu thông hàng hóa, tiền tệ, các giao dịch mua bán và các dịch vụ khác. Thị trường theo quan niệm này vừa cụ thể lại vừa trừa tượng, bao quát cả thị trường đầu ra và đầu vào với hai chủ thể là người mua và người bán. Tiếp cận từ khía cạnh của một chuyên gia Marketing, Philip Kotler- ông tổ ngành Marketing đã đưa ra một quan điểm cụ thể hơn về thị trường của một doanh nghiệp: Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó. Như vậy quy mô thị trường phụ thuộc vào số người có nhu cầu và có khả năng thỏa mãn nhu cầu đó thông qua trao đổi. Theo quan điểm này, thị trường có tính chất cụ thể hơn, có thể đo đếm, ước lượng, so sánh được. Đối với mục tiêu của mà các doanh nghiệp đang theo đuổi hiện nay là thị phần và lợi nhuận thì cách tiếp cận thị trường theo quan điểm của Philip Kotler là thích hợp và được ưa chuộng hơn cả. Vì vậy trong đề tài nghiên cứu này của mình, tôi chỉ xin được đề cập đến quan điểm thị trường dưới góc độ Marketing. Theo quan điểm này người ta hiểu thị trường chính là khách hàng. Theo quan điểm Marketing, thị trường được phân chia thành nhiều đối tượng: thị trường tổng thể, thị trường tiềm năng, thị trường mục tiêu. Thị trường tổng thể bao gồm những khách hàng là toàn bộ số người cư trú trong một không gian nhất định, họ có những nhu cầu mua, đặc tính mua và sức mua khác nhau, vì vậy thị trường tổng thể có số lượng khách hàng rất lớn. Số lượng khách hàng này được phân chia thành nhiều nhóm theo nhu cầu, sức mua và khả năng mua khác nhau. Một hoặc nhiều trong số các nhóm đó trở thành thị trường tiềm năng của doanh nghiệp, một hoặc nhiều số khác là thị trường mục tiêu của doanh nghiệp đó. Tức là trong thị trường tổng thể bao gồm cả thị trường tiềm năng và thị trường mục tiêu. Thị trường tiềm năng là thị trường bao gồm một hoặc nhiều nhóm khách hàng có nhu cầu, đặc tính mua và sức mua mà doanh nghiệp trong một tương lai gần nào đó mong muốn và có khả năng thỏa mãn. Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm một hoặc vài nhóm khách hàng mà doanh nghiệp đã lựa chọn để thỏa mãn nhu cầu dựa trên một quy trình nghiên cứu thận trọng về nhu cầu, sức mua, khả năng mua của thị trường có sự tương đồng và hợp nhất với khả năng tài chính, năng lực sản xuất, quản lý và các điều kiện kinh tế vĩ mô và vi mô khác. Như vậy, thị trường mục tiêu là thị trường mà doamh nghiệp đang chiếm lĩnh và phục vụ, còn thị trường tiềm năng là thị trường mà doanh nghiệp đang hướng tới, mong muốn và có khả năng chiếm lĩnh. Nói như thế nghĩa là, trong một thị trường tổng thể bao giờ cũng bao gồm nhiều nhóm khách hàng khác nhau nên một doanh nghiệp không thể cùng lúc đáp ứng được hết thị trường tổng thể do những giới hạn về nguồn lực. Vì vậy công việc quan trọng nhất của doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển được trên thị trường là phải định vị được đoạn thị trường mục tiêu của mình, tức là trả lời cho câu hỏi: Ai là người muốn và có khả năng mua sản phẩm của doanh nghiệp và với số lượng bao nhiêu? Và bởi vì không chỉ có một mình doanh nghiệp cung ứng sản phẩm đó trên thị trường. Họ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh cùng những cách thu hút, lôi kéo khách hàng khác nhau. Mỗi một doanh nghiệp thường chỉ có một hoặc vài thế mạnh xét trên một phương diện nào đó trong việc thoả mãn nhu cầu và ước muốn của thị trường. Những thế mạnh này trở thành một căn cứ để doanh nghiệp định vị vùng thị trường mục tiêu và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho bản thân mình. Có thể nói thị trường mục tiêu là một điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của doanh nghiệp còn thị trường tiềm năng là điều kiện cần cho sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp đó trong tương lai. 1.1.2. Vai trò và chức năng của thị trường đối với doanh nghiệp Không phải ngẫu nhiên mà trong bất cứ một dự án thành lập doanh nghiệp mới nào cũng có một công tác được xem là vô cùng quan trọng và được thực hiện cực kỳ cẩn thận và tỉ mỉ, đó là công tác nghiên cứu thị trường. Công tác nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp trả lời một loạt các câu hỏi chiến lược: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất bao nhiêu? Câu trả lời cho tất cả những điều này đều nằm ở thị trường: Quy mô thị trường là bao nhiêu? Đặc điểm thị trường ra sao? Nhu cầu thị trường như thế nào? Trả lời được các câu hỏi này doanh nghiệp mới quyết định được mình có thể tiếp tục dự án hay phá sản dự án. Càng hoàn thiện bước đi này một cách chính xác thì cơ hội thành công của dự án thành lập doanh nghiệp càng lớn. Thị trường là điều kiện cần cho sự ra đời của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động, thị trường là môi trường nuôi sống doanh nghiệp: cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất, cung cấp phương tiện cho lưu thông hàng hóa, cung cấp khách hàng cho quá trình tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu và lợi nhuận vừa là động lực vừa là nguồn sống của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào bước chân vào nền kinh tế cũng đều mong muốn ngày càng phát triển lớn mạnh hơn. Muốn được vậy doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ. Quy mô của một doanh nghiệp phụ thuộc vào thị phần của doanh nghiệp đó trên thị trường, tức là phụ thuộc vào quy mô thị trường, quy mô thị trường càng lớn thì doanh nghiệp càng phát triển và ngược lại. Như vậy thị trường vừa là tiêu thức đánh giá lại vừa là phương thức phát triển của doanh nghiệp. Tóm lại, đối với một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, khi mà mục tiêu thị phần và lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu thì thị trường có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là môi trường nuôi sống doanh nghiệp. 1.2. Tổng quan về công tác mở rộng thị trường Ở phần trước chúng ta đã biết đến tầm quan trọng của thị trường đối với sự tồn tại của một doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để không những chỉ tồn tại mà còn ngày càng phát triển vững mạnh trên thị trường? Đó cũng chính là mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường đã và đang nỗ lực theo đuổi. Vì vậy không ngạc nhiên là tất cả các doanh nghiệp đều hiểu rằng muốn phát triển thì phải bán nhiều hàng hóa, nâng cao thị phần, mở rộng quy mô sản xuất, và để được vậy thì ai cũng hiểu công việc cần làm là mở rộng thị trường. 1.2.1. Quan niệm về mở rộng thị trường Điều đầu tiên cần biết về mở rộng thị trường, đó không đơn giản chỉ là một thuật ngữ hay một hành động đơn giản mà là một công việc phức tạp đòi hỏi phải tiêu tốn thời giờ, công sức và tiền của, đó là cả một quá trình dài chứ không phải là một công việc ngày một ngày hai. Để thực hiện mở rộng thị trường, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch cụ thể với các phương hướng và giải pháp và được thực hiện trong dài hạn một cách thường xuyên liên tục. Vì vậy mở rộng thị trường được xem như một công tác quan trọng trong kinh doanh chứ không đơn giản là một hoạt động kinh doanh. Công tác mở rộng thị trường được hiểu theo một nghĩa đơn giản là quy trình nghiên cứu, khai thác và chiếm lĩnh thị trường nhằm làm tăng quy mô thị trường, tăng thêm khối lượng khách hàng từ đó tăng sản lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Suy đến cùng thì mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào trong nền kinh tế cũng đều là lợi nhuận, mà lợi nhuận có được là do phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường, muốn có nhiều lợi nhuận thì càng ngày càng phải mở rộng thị trường. Như vậy có nghĩa là mở rộng thị trường vừa là mục tiêu, vừa là phương thức hoạt động quan trọng của doanh nghiệp. 1.2.2. Nội dung của công tác mở rộng thị trường Thị trường được đánh giá là điều kiện cần cho sự tồn tại của một doanh nghiệp, còn mở rộng thị trường là tuyệt chiêu của một doanh nghiệp thành đạt. Một doanh nghiệp sẽ không được coi là thành đạt nếu chỉ có xu hướng trung thành và an phận với một thị trường xác định, thậm chí doanh nghiệp đó còn có nhiều khả năng đi đến phá sản bởi theo sự biến chuyển của thời gian thì nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cũng thay đổi chưa kể đến các biến động khác về nguồn vốn, cung_ cầu… Bên cạnh đó trong thị trường luôn tiềm tàng những sự cạnh tranh gay gắt có thể hất cẳng hay đè bẹp bất kỳ một doanh nghiệp yếu k
Luận văn liên quan