Tên Công ty : Công ty cổ phần cao su Đà nẵng
─ Tên tiếng Anh : Danang rubber joint stock company
─ Tên thương mại : DRC
─ Trụ sở chính : 01 Lê văn Hiến - Phường Khuê Mỹ - Quận Ngũ Hành
Sơn – Thành phố Đà Nẵng
─ Điện thoại : 0511.3950824 – Fax : 0511.3836195
─ Email : drcmarket@dng.vnn.vn
─ Trước đây, công ty Cao su Đà Nẵng trực thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt
Nam, tiền thân là một xưởng đắp vỏ xe ô tô được Tổng cục Hoá chất Việt Nam
tiếp quản và chính thức được thành lập vào tháng 12/1975.
─ Công ty Cao su Đà Nẵng được thành lập lại theo Quyết định số
320/QĐ/TCNSĐT ngày 26/5/1993 của Bộ Công Nghiệp Nặng.
─ Ngày 10 tháng 10 năm 2005 theo Quyết định số 3241/QĐ-TBCN của Bộ trưởng
Bộ Công nghiệp, Công ty Cao su Đà Nẵng được chuyển thành Công ty cổ phần
Cao su Đà Nẵng.
─ Ngày 01/01/2006 Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động
với vốn điều lệ là 49.000.000.000 đồng theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 3203000850 ngày 31/12/2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố
Đà Nẵng cấp.
─ Quá trình tăng vốn điều lệ:
+ Vốn điều lệ năm 2005 sau khi cổ phần hóa: 49.000.000.000 đồng.
+ Tháng 08/2006: Tăng vốn điều lệ thêm 34.000.000.000 đồng bằng cách phát
hành cổ phiếu bổ sung cho cổ đông hiện hữu nâng vốn điều lệ lên
83.000.000.000 đồng.
+ Tháng 10/2006: Tăng vốn điều lệ thêm 9.475.000.000 đồng bằng cách tạm
ứng cổ tức cho cổ đông nâng vốn điều lệ lên 92.475.000.000 đồng.
42 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4260 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược phát triển kinh doanh của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐỀ TÀI
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CAO SU ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN
2010 - 2020
Giảng viên hướng dẫn : TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Thực hiện : Nhóm 01
Lớp : K19 QTKD Đêm2
Tháng 09/2010
Nhóm 1 Trang 1/42
Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược
DANH SÁCH NHÓM 1 –
LỚP QUẢN TRỊ ĐÊM 1 + 2 – KHOÁ K19
TT HỌ TÊN LỚP KÝ TÊN
1 LÊ THỊ DIỆU CHI 04/01/1985 QTKD Đêm 1
2 NGUỴ THỊ LAN 09/09/1984 QTKD Đêm 1
3 THIÊN HƯƠNG DANIEL 04/09/1982 QTKD Đêm 1
4 HOÀNG XUÂN ANH ĐÀO 14/10/1979 QTKD Đêm 2
5 ĐẶNG BÍCH PHƯỢNG 14/07/1984 QTKD Đêm 2
6 NGUYỄN ĐỨC THẮNG 10/04/1978 QTKD Đêm 2
7 NGUYỄN PHẠM HÀ 12/12/1983 QTKD Đêm 2
Nhóm 1 Trang 2/42
Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÔNG TY Trang 01
I. LỊCH SỬ RA ĐỜI Trang 01
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC Trang 02
III. LĨNH VỰC KINH DOANH Trang 03
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HIỆN TẠI Trang 05
I. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Trang 05
II. HOÀN CẢNH NỘI BỘ VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ Trang 11
III. PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH Trang 26
IV. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT Trang 27
V. SỨ MỆNH TỔ CHỨC Trang 27
CHƯƠNG III: MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC Trang 29
I. CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY Trang 29
II. CHIẾN LƯỢC SBU Trang 31
III. CÁC CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN Trang 34
SẢN PHẨM
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN Trang 39
Nhóm 1 Trang 3/42
Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÔNG TY
I. LỊCH SỬ RA ĐỜI:
─ Tên Công ty : Công ty cổ phần cao su Đà nẵng
─ Tên tiếng Anh : Danang rubber joint stock company
─ Tên thương mại : DRC
─ Trụ sở chính : 01 Lê văn Hiến - Phường Khuê Mỹ - Quận Ngũ Hành
Sơn – Thành phố Đà Nẵng
─ Điện thoại : 0511.3950824 – Fax : 0511.3836195
─ Email : drcmarket@dng.vnn.vn
─ Website :
─ Trước đây, công ty Cao su Đà Nẵng trực thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt
Nam, tiền thân là một xưởng đắp vỏ xe ô tô được Tổng cục Hoá chất Việt Nam
tiếp quản và chính thức được thành lập vào tháng 12/1975.
─ Công ty Cao su Đà Nẵng được thành lập lại theo Quyết định số
320/QĐ/TCNSĐT ngày 26/5/1993 của Bộ Công Nghiệp Nặng.
─ Ngày 10 tháng 10 năm 2005 theo Quyết định số 3241/QĐ-TBCN của Bộ trưởng
Bộ Công nghiệp, Công ty Cao su Đà Nẵng được chuyển thành Công ty cổ phần
Cao su Đà Nẵng.
─ Ngày 01/01/2006 Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động
với vốn điều lệ là 49.000.000.000 đồng theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 3203000850 ngày 31/12/2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố
Đà Nẵng cấp.
─ Quá trình tăng vốn điều lệ:
+ Vốn điều lệ năm 2005 sau khi cổ phần hóa: 49.000.000.000 đồng.
+ Tháng 08/2006: Tăng vốn điều lệ thêm 34.000.000.000 đồng bằng cách phát
hành cổ phiếu bổ sung cho cổ đông hiện hữu nâng vốn điều lệ lên
83.000.000.000 đồng.
+ Tháng 10/2006: Tăng vốn điều lệ thêm 9.475.000.000 đồng bằng cách tạm
ứng cổ tức cho cổ đông nâng vốn điều lệ lên 92.475.000.000 đồng.
Nhóm 1 Trang 4/42
Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC
─ Ban lãnh đạo:
+ Hội đồng Quản trị công ty: Được Đại hội đồng cổ đông Công ty bầu ra gồm
7 thành viên với nhiệm kỳ là 3 năm. Hội đồng quản trị bầu ra 1 chủ tịch. Hội
đồng quản trị chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh
mang tính chiến lược tổng quát và đảm bảo các kế hoạch được thực hiện
thông qua Ban giám đốc.
+ Ban kiểm soát: Ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông Công ty với nhiệm vụ
thay mặt Đại hội đồng cổ đông kiểm tra, giám sát, theo dõi mọi hoạt động của
Hội đồng quản trị và Ban điều hành cũng như báo cáo và chịu trách nhiệm
trước Đại hội cổ đông và pháp luật.
+ Ban giám đốc: Ban giám đốc bao gồm 06 thành viên, 01 Tổng giám đốc, 05
Phó Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm là cơ quan tổ chức điều hành, quản lý
mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty theo mục tiêu định hướng,
kế hoạch mà HĐQT, ĐHĐCĐ đã thông qua. Tổng Giám đốc là người chịu
trách nhiệm hoàn toàn các hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh hàng
ngày của Công ty, giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó tổng giám đốc.
Tổng Giám đốc Công ty sẽ căn cứ vào khả năng và nhu cầu quản lý để thực
hiện việc ủy quyền một số quyền hạn nhất định cho các thành viên trong Ban
giám đốc về những công việc điều hành chuyên môn.
─ Dựa trên quy mô và ngành nghề, cơ cấu tổ chức của Công ty hiện nay được phân
chia theo chức năng, bao gồm:
+ Ban giám đốc
+ Phòng Tài chính – Kế toán
+ Phòng Hành Chính
+ Phòng Tổ chức LĐTL
+ Phòng kỹ thuật
+ Phòng bán hàng
+ Phòng kế hoạch vật tư
+ Các xí nghiệp
+ Các chi nhánh
Nhóm 1 Trang 5/42
Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược
─ Đứng đầu các bộ phận này là các Trưởng phòng, Giám đốc xí nghiệp và chịu sự
chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc. Ngoài ra, trong Công ty còn có các tổ chức
đoàn thể chính trị: Đảng bộ, Công đoàn và Đoàn thanh niên, hoạt động trên cơ
sở luật pháp của Nhà Nước và Điều lệ của các tổ chức này.
III. LĨNH VỰC KINH DOANH
─ Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư thiết bị cho
ngành công nghiệp cao su.
─ Chế tạo lắp đặt thiết bị ngành công nghiệp cao su
─ Kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp.
─ Sản phẩm nhập khẩu: - Cao su, hoá chất, vải mành, than đen...
─ Thị trường nhập khẩu: - Nga, Nhật, Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Hồng Kông,
Đài Loan, Trung Quốc...
─ Sản phẩm xuất khẩu: - Săm lốp ô tô, xe đạp, xe máy, lốp ôtô đắp, sản phẩm
cao su kỹ thuật.
─ Thị trường xuất khẩu: - Malaysia, Singapore, Campuchia, Lào Srilanka,
Myanmar, Ấn Độ, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Ý, Nepal, Pháp, Thái
lan, Pakistan, Uruquay, Maroc...
─ Hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001 – 2000
─ Chi tiết về sản phẩm:
+ Lốp xe máy Lốp xe đạp Xăm xe đạp
Nhóm 1 Trang 6/42
Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược
+ Lốp tải nặng Lốp xe tải nhẹ Lốp nông nghiệp
+ Lốp radian Lốp đặc chủng Cao su kỹ thuật
Nhóm 1 Trang 7/42
Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HIỆN TẠI
I. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
1. Môi trường vĩ mô:
a. Tình hình tiêu thụ lốp ô tô của thế giới
─ Hiện nay nhu cầu tiêu thụ lốp ô
tô trên thế giới tăng bình quân
2,5%/năm, nhu cầu lốp xe ô tô
khoảng trên 1,3 tỷ chiếc
lốp/năm. Trong đó nhu cầu lốp
dùng để lắp rắp mới theo xe
khoảng 20% – 25%, còn lại là
lớp thay thế. Thị trường tiêu thụ
lốp ô tô chủ yếu ở các quốc gia
có nền kinh tế phát triển như
Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ. Ba
Châu lục này đã chiếm 88% sản
lượng tiêu thụ trên toàn thế giới.
─ Năm 2009, thị trường Trung Quốc tiêu thụ khoảng 150 triệu chiếc lốp xe. Trung
Quốc đã vượt Mỹ trở thành thị trường ô tô lớn nhất thế giới trong năm 2009, nhờ
những chính sách kích thích kinh tế đã làm số lượng tiêu thụ ô tô tăng trên 40%.
Năm 2009 số lượng lốp xe thay mới ở Trung Quốc đạt 100 triệu chiếc, chiếm
11% tổn lượng tiêu thụ trên toàn cầu, còn lại 50 triệu chiếc cung cấp cho số
lượng ô tô sản xuất mới.
b. Tình hình sản xuất lốp ô tô của thế giới
─ Khu vực Châu Á chiếm khoảng 50% lượng sản xuất săm lốp ô tô, trong đó có 5
quốc gia sản xuất chính Trung Quốc dẫn đầu 20%, Nhật Bản 12%, Asean 7%,
Hàn Quốc 6%, Ấn Độ 3%, Châu Âu chiếm 14% sản lượng sản xuất săm lốp ô tô,
với khoảng trên 80 nhà máy sản xuất lốp xe. Toàn bộ lốp tiêu thụ và sản xuất ở
khu vực Tây Âu là lốp radial, ở khu vực Đông Âu 80% là lốp radial, 20% là lốp
bias.
Nhóm 1 Trang 8/42
Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược
─ Còn lại, Châu Mỹ
Các khu vực sản xuất lốp ô tô chính năm 2008
chiếm 36% lượng
sản xuất. Châu Mỹ
Khác Mỹ
chia làm hai khu 10% 15%
Asian
8%
vực, đặc biệt khu China
2%
vực Bắc Mỹ phát India Nhật
4% 15%
triển rất mạnh chiếm Korea
7%
30% sản lượng lốp
Mescosur
xe cả thế giới, khu 5%
EU
C&E 19%
vực Nam Mỹ chiếm 15%
6%. Tỷ lệ lốp radial
chiếm 95% ở Châu
Mỹ.
─ Doanh thu ngành săm lốp của thế giới tăng trưởng mạnh qua các năm, ngoại trừ
năm 2008 kinh tế suy thoái, người tiêu dung hạn chế mua sắm và các ngân hàng
hạn chế cho vay tín dụng làm các doanh nghiệp sản xuất ô tô trên thế giới lao
đao, hàng loạt các hãng sản xuất ô tô có tên tuổi phải đóng cửa và sa thải nhân
viên, vì thế mà doanh thu ngành săm lốp năm 2008 tăng rất ít so với các năm
trước, chỉ tăng 2%.
─ Hãng lốp xe thứ 2 của Nhật Bản Somitomo Rubber Industries Ltd dự báo tiêu
thụ lốp xe trên thế giới năm 2010 sẽ tăng 3%, trong đó tiêu thụ riêng tại Trung
Quốc sẽ tăng 10%
─ Theo đánh giá của công ty Michelin thì lượng lốp ô tô sản xuất ra trên thế giới
có giá trị khoảng 90 tỷ USD, vào năm 2015 khoảng 95 tỷ USD và 2020 sẽ là 100
tỷ USD.
==> Với những gì thể hiện ở trên, chúng tôi cho rằng ngành săm lốp trên thế giới
có tiềm năng tăng trưởng tốt trong tương lai.
c. Tiềm năng ngành săm lốp xe ở Việt Nam
─ Theo International Trade Center năm 2008, kim ngạch xuất khẩu lốp xe tải và xe
buýt ở Việt Nam xuất sang gần 20 nước với giá trị 32,6 triệu USD. 11 tháng đầu
năm 2009, kim ngạch xuất khẩu xe tải và xe buýt đã đạt trên 98 triệu USD,
Nhóm 1 Trang 9/42
Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược
khoảng 2,5 triệu chiếc lốp sản xuất tại Việt Nam và 26 ngàn tạm nhập tái xuất.
─ Vào ngày 14-9-2009 Mỹ đã nâng mức thuế của lốp xe Trung Quốc xuất khẩu
sang Mỹ lên 35% trong năm đầu tiên, hai năm tiếp theo lần lượt là 30% và 25%
thay cho mức 4% như hiện nay. Điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho lốp xe Việt
Nam, bởi mức thuế áp quá cao cho Trung Quốc, khách đặt hàng tại Trung Quốc
sẽ chuyển hướng sang tìm nguồn cung tại Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và
Malaysia là tất yếu. Tuy nhiên điều này cũng dẫn đến rủi ro là khả năng lốp
Trung Quốc sẽ tràn sang Việt Nam sẽ làm tăng tính cạnh tranh thị trường săm
lốp Việt Nam
─ Với lợi thế nguồn cung nguyên liệu cao su tự nhiên trong nước ổn định sẽ tạo
điều nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành săm lốp Việt Nam phát triển trong thời
gian tới, bởi trong ngành săm lốp nguyên liệu cao su tự nhiên là một trong những
nguyên liệu đầu vào chủ yếu để sản xuất sản phẩm.
─ Hiện tại nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là đang phát triển mạnh và ổn định
nhất khu vực Đông Nam Á, môi trường đâu tư được đánh giá là ít rủi ro. Việt
Nam ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, kinh tế ngày càng
phát triển, làm đời sống của người dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dung ngày
càng tăng. Vì thế, nhu cầu phương tiện giao thông cũng đòi hỏi hiện đại hơn.
Trong tương lai thị trường xe ô tô và xe máy sẽ chiếm ưu thế, thị trường này
phát triển kéo theo sự tăng trưởng của ngành săm lốp ở Việt Nam về nhu cầu lốp
dùng để lắp ráp mới và dùng để thay thế lốp cũ.
─ Thị trường xe ôtô năm 2009 là năm khá thành công đối với thị trường tiêu thụ xe
ô tô ở Việt Nam. Theo báo cáo tổng kết của hiệp hội các nhà sản xuất xe ô tô ở
Việt Nam (VAMA), tổng số xe tiêu thụ của các thành viên trong năm 2009 đã đạt
gần 120 nghìn chiếc, tăng 7% so với năm 2008 với thành tích đó, năm 2009 đã
phá kỉ lục của năm 2008 với lượng xe bán lớn nhất từ trước tới nay. Góp phần
quan trọng nhất vào sự tăng trưởng thị trường ô tô Việt Nam trong năm 2009 là
phân khúc xe du lịch với mức tăng 47%. Dòng 2 cầu/xe đa dụng chỉ tăng nhẹ với
3%, trong khi đó dòng xe thương mại giảm 7%. Việc gia tăng lượng ô tô tiêu thụ
năm 2009 tạo cơ hội rất lớn cho sự phát triển của ngành săm lốp hiện tại và
tương lai về nhu cầu săm lốp thay thế.
Nhóm 1 Trang 10/42
Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược
─ Theo Vinachem (Tổng công ty hóa chất Việt Nam) trong tương lai sản lượng ô
tô và sản lượng lốp được thể hiện:
─ Theo dự báo
tổng số lượng xe
ô tô lưu hành từ
năm 2010 đến
2020 sẽ tăng lên
1/378 nghìn
chiếc. Nhu cầu
lốp xe tiêu thụ
cũng gia tăng,
vào năm 2020 sẽ
gấp đôi năm
2010.
─ Đối với thị
trường xe máy
Nhóm 1 Trang 11/42
Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược
thì năm 2009 cũng là năm tăng trưởng mạnh đối với thị trường xe máy nói chung
và thị phần xe máy lắp ráp trong nước nói riêng. Theo Tổng Giám đốc Công ty
xe máy Honda Việt Nam (HVN) tổng lượng xe máy tiêu thụ trên toàn thị trường
Việt Nam năm 2009 là 2,75 triệu chiếc, tăng 8% so với năm 2008. Năm 2009
HVN đã tiêu thụ 1,43 triệu xe máy, tăng 18% so với năm 2008. Hiện nay, HVN
đã tăng từ 2 ca sản xuất lên 3 ca/ngày, dự kiến lượng xe máy đưa ra thị trường
năm 2010 là 1,65 triệu chiếc, tăng 5% so với 2009
Nhu cầu lốp xe máy:
─ Nhu cầu lốp xe máy lưu thông, lốp và sắm lốp xe máy sẽ gia tăng trong thời gian
từ năm 2010 đến 2015. Nhưng vào năm 2020 nhu cầu xe máy sẽ giảm, do vào
thời điểm 2020 kinh tế phát triển mạnh thu nhập người dân tăng cao, nhu cầu sử
dụng xe ô tô nhiều hơn xe máy. Vì thế nhu cầu lốp cho xe lắp ráp mới cũng giảm
theo, nhưng nhu cầu lớp thay thế thì tăng nhẹ.
==> Qua những phân tích ở trên, chúng tôi cho rằng triền vọng của ngành săm lốp
ở Việt Nam trong tương lai là rất khả quan.
2. Môi trường vi mô (Mô hình 5 áp lực Michael E. Porter):
a. Tác động từ phía cung
─ Lĩnh vực săm lốp là ngành sản xuất đòi hỏi máy móc thiết bị, dây chuyền sản
Nhóm 1 Trang 12/42
Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược
xuất hiện đại và nguồn nguyên liệu sử dụng trong nước và nhập khẩu. Hiện nay,
các doanh nghiệp trong nước chỉ cung cấp nguồn cao su thiên nhiên, còn nguồn
cao su tổng hợp, than đen, thép tanh... phải nhập khẩu. Hệ thống máy móc, dây
chuyền sản xuất đều do các công ty trên thế giới cung cấp. Do đó áp lực từ phía
nhà cung cấp đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành tương đối lớn nếu
như doanh nghiệp này không tạo lập được mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với hệ
thống nhà cung cấp.
b. Tác động từ phía cầu
─ Như phân tích ở phần tiềm năng của ngành săm lớp thì nhu cầu của ngành trong
thời gian tới rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường săm lốp xe ô tô và xe máy.
Điều này sẽ tạo ra những tác động tích cực đến các doanh nghiệp hoạt động
trong ngành.
c. Sản phẩm thay thế
─ Đối với ngành săm lốp thì hầu như không có sản phẩm thay thế. Do đó không có
áp lực đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này.
d. Rào cản thị trường và các đối thủ tiềm năng
─ Rào cản lớn nhất đối với công ty muốn gia nhập vào ngành này là đòi hỏi phải
có nguồn vốn lớn để đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại và trình độ chuyên
môn cao. Với những rào cản này thì doanh nghiệp nước ngoài có thể gia nhập
vào ngành, nhưng không đơn giản, cần phải cân nhắc kỹ vì muốn có được thị
phần như các doanh nghiệp trong nước còn phải mất khá hiều thời gian để tìm
hiểu và phát triển mạng lưới thị trường. Do đó, trong thời gian tới các doanh
nghiệp trong nước sẽ vẫn giữ được vị thế riêng của mình.
e. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành
─ Thị trường săm lốp của Việt Nam hiện tại Vinachem là đơn vị sản xuất săm lốp
lớn nhất được đại diện bởi 3 doanh nghiệp, Công ty cổ phần Miền Nam (CSM),
Công ty cổ phần cao su Sao Vàng (SRC) và Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng
(DRC). Mỗi công ty đều có một thế mạnh riêng, DRC chuyên sản xuất lốp xe ô
tô như tải nặng, nhẹ, xe khách với sản phẩm chủ lực là lốp đặc chủng. CSM
chuyên sản xuất lốp xe tải nhẹ, xe máy. SRC là doanh nghiệp duy nhất sản xuất
được săm lốp máy bay.
Nhóm 1 Trang 13/42
Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược
─ Ngoài ra ở khối doanh nghiệp nước ngoài có nhà máy sản xuất lốp xe Kumho ở
KCN Mỹ Phước 3, tỉnh Bình Dương với năng suất 3.150.000 lốp/năm hoạt động
năm 2008, sản xuất lốp radial cho xe khách và xe tải nhẹ. Hiện nay khoảng 50%
lốp ô tô Radial đều phải nhập khẩu, vì thế nhà máy này là đối thủ cảnh tranh
mạnh đối với các doanh nghiệp trong ngành. Nhưng trong tương lai khi dự án
sản xuất 600.000 lốp/năm của công ty Cổ phần cao su Đà Nẵng hoàn thành và kế
hoạch tương tự về lốp radial cùa CSM sẽ triển khai, sẽ làm gia tăng tính cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong ngành.
==> Theo chúng tôi, năm 2010 ngành săm lốp Việt Nam có khả năng chịu sự
canh tranh mạnh bởi các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành. Vì Mỹ tăng mức
thuế đối với hàng lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc không những mang lại lợi thế
đã nói ở phần trên mà còn đem lại sự cạnh tranh lớn trong thời gian dài hạn.
Hiện tại, Hàn Quốc cũng là một trong những nhà sản xuất lốp xuất khẩu sang
Mỹ khá lớn, hầu hết các nhà máy sản xuất lốp của Hàn Quốc được xây dựng tại
Trung Quốc. Chính tình hình này đã làm nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc đang
rất lo lắng. Hàn Quốc đang xem xét xây dựng nhà máy tại Việt Nam và Hungary
nhằm tránh sự ảnh hưởng của chính sách thuế này đến ngành sản xuất lốp của
Hàn Quốc. Thêm vào đó, Trung Quốc là nuớc láng giềng của Việt Nam nên khả
năng lốp Trung Quốc sẽ tràn ngập sang thị trường Việt Nam như các mặt hàng
khác là hoàn toàn có thể xảy ra khi mà tình hình xuất khẩu của họ gặp nhiều khó
khăn.
II. HOÀN CẢNH NỘI BỘ VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ
1. Hoàn cảnh nội bộ:
1.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh:
a. Về sản phẩm:
─ Giá trị sản lượng từng nhóm sản phẩm qua các năm như sau:
Nhóm 1 Trang 14/42
Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược
ĐVT: Chiếc
Nhóm sản phẩm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Lốp xe đạp các loại 4.712.569 4.338.115 4.483.519
Săm XĐ các loại 3.024.038 2.207.290 2.927.118
Lốp xe máy các loại 748.622 671.672 720.356
Săm xe máy các loại 838.407 878.650 1.169.667
Lốp ôtô các loại 581.606 589.107 716.327
Săm ôtô các loại 440.289 447.013 570.822
─ Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chính của năm 2009 so với kế hoạch và so
năm 2008:
% so sánh thực hiện
Thực hiện năm 2009 với 2008
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính
2009 Kế hoạch Thực hiện
2009 2008
1 Giá trị tổng sản lượng Tỷ đồng 841 120 113
2 Doanh thu Tỷ đồng 1855 150 135
3 Xuất khẩu Tr USD 8,7 108 95
4 Nộp ngân sách Tỷ đồng 69 125 135
5 Lợi nhuận Tỷ.đồng 393 756 758
6 Tổng thu nhập đ/ng/tháng 6.000.000 101 142
─ Hoạt động sản xuất sản phẩm phát triển mạnh (cả quy mô và tốc độ, tăng 22%
sản lượng so với 2008) đáp ứng được lịch giao hàng nhanh trong điều kiện thị
trường tiêu thụ tăng nhanh từ quý II/2009:
Sản lượng % So với kế % So với
Sản lượng hiện vật đvt
2009 hoạch 2008
Lốp xe đạp Chiếc 4.484.000 107 103
Săm xe đạp Chiếc 2.927.000 117 132
Lốp xe máy Chiếc 720.000 109 107
Săm xe máy Chiếc 1.170 146 133
Lốp ô tô máy kéo Chiếc 716 130 121
Săm ô tô Chiếc 571.000 156 128
Nhóm 1 Trang 15/42
Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) Quản trị Chiến lược
Sản lượng % So với kế % So với
Sản lượng hiện vật đvt
2009 hoạch 2008
Yếm ô tô Chiếc 482.000 134 139
Ô tô Đắp Chiếc 45.000 125 105
Cao su kỹ thuật Tỷ đồng 4,4 73 134
b. Chất lượng sản phẩm năm 2009
─ Các thông số kỹ thuật và yêu cầu chất lượng sản phẩm được thông tin rộng rãi
trước khi triển khai sản xuất để định hướng và cảnh báo. Đã cải tiến phương
pháp thống kê sản phẩm không phù hợp để cung cấp đầy đủ chính xác các thông
tin về sự cố, nguyên nhân, các biện pháp khắc phục phòng ngừa. Một số thông
số kỹ thuật như sau:
TT Quy cách Mức chất lượng Thực hiện % so sánh
1 Lốp xe đạp 99,45 99,49 100
2 Săm xe đạp 99,75 99,83 100
3 Săm xe đạp đúc 99,50 99,07 99,57
4 Lốp xe máy 99,70 99,52 99,82
5 Săm xe máy 99,50 99,43 100
6 Lốp ô tô tải 99,70 99,43 99,73
7 Lốp tải nhẹ 98,70 99,23 100,54
8 Lốp OTR 99,50 99,47 99,97
9 Lốp máy kéo-bông sen 98,50 98,02 99,51
10 Săm ô tô 99,10 98,91 99,81
11 Yếm ô tô 99,50 99,62 100,02
12 Màng ô tô 99,40 99,74 100,34
13 Ô tô Đắp 98,85 98,91 100,06
c. Công tác quản lý điều hành sản xuất
─ Cùng với những kết quả trong