Nông nghiệp (NN), nông dân (ND), nông thôn (NT) là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Hậu Giang. Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể trong lĩnh vực này, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất NN, NT, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường, tập trung chuyên canh, luân canh phù hợp với từng địa bàn, bằng các giải pháp thích hợp đã chủ động xây dựng 3 xã điểm NT mới và triển khai xây dựng hạ tầng nông thôn trên toàn tỉnh.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Nông nghiệp và nông thôn phát triển còn thiếu quy hoạch, ngành nghề sản xuất và vùng sản xuất hàng hóa được hình thành nhưng chậm mở rộng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Hiệu quả khai thác và sử dụng các nguồn lực còn nhiều hạn chế; các chính sách để thúc đẩy phát triển NN, NT và hỗ trợ nông dân chưa kịp thời; tiêu thụ hàng nông sản chủ lực như lúa, mía, khóm, thủy sản còn bấp bênh, công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp, kinh tế nông thôn phát triển chậm.
Từ năm 2006 đến nay, dự án “Cải cách hành chính và Triển khai chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo tại tỉnh Hậu Giang” do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ được triển khai tại các Sở, Ban, ngành tỉnh và một số địa bàn cấp xã đã góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp lập KH PT.KTXH, nhất là lập kế hoạch phát triển có sự tham gia của cộng đồng. Song, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân thì Hậu Giang còn phải đối mặt các khó khăn như sau: (1) Thiếu lồng ghép phát triển nông thôn với phát triển công nghiệp, dịch vụ và nghề nghiệp nhằm giải quyết việc làm nông thôn; (2) Giải quyết lực lượng lao động nông thôn chiếm khoảng 30% tổng lực lượng lao động, trong đó 50% cần được tập huấn; (3) Về xác định những ưu tiên cho cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ song song hai mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội; (4) Nhu cầu về cải thiện sinh kế nông dân nhằm giảm nghèo bền vững; nâng cao vị thế nông dân và tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn (5) Xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí của Chính phủ, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh của HG.
Để đóng góp giải quyết khó khăn nêu trên, Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 được xây dựng trong bối cảnh triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 – 2015, đặc biệt là thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nông thôn mới.
62 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2476 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 (tóm tắt), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HẬU GIANG
GIAI ĐOẠN 2011-2015, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
(tóm tắt)
1. Đặt vấn đề
Nông nghiệp (NN), nông dân (ND), nông thôn (NT) là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Hậu Giang. Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể trong lĩnh vực này, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất NN, NT, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường, tập trung chuyên canh, luân canh phù hợp với từng địa bàn, bằng các giải pháp thích hợp đã chủ động xây dựng 3 xã điểm NT mới và triển khai xây dựng hạ tầng nông thôn trên toàn tỉnh.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Nông nghiệp và nông thôn phát triển còn thiếu quy hoạch, ngành nghề sản xuất và vùng sản xuất hàng hóa được hình thành nhưng chậm mở rộng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Hiệu quả khai thác và sử dụng các nguồn lực còn nhiều hạn chế; các chính sách để thúc đẩy phát triển NN, NT và hỗ trợ nông dân chưa kịp thời; tiêu thụ hàng nông sản chủ lực như lúa, mía, khóm, thủy sản còn bấp bênh, công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp, kinh tế nông thôn phát triển chậm.
Từ năm 2006 đến nay, dự án “Cải cách hành chính và Triển khai chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo tại tỉnh Hậu Giang” do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ được triển khai tại các Sở, Ban, ngành tỉnh và một số địa bàn cấp xã đã góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp lập KH PT.KTXH, nhất là lập kế hoạch phát triển có sự tham gia của cộng đồng. Song, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân thì Hậu Giang còn phải đối mặt các khó khăn như sau: (1) Thiếu lồng ghép phát triển nông thôn với phát triển công nghiệp, dịch vụ và nghề nghiệp nhằm giải quyết việc làm nông thôn; (2) Giải quyết lực lượng lao động nông thôn chiếm khoảng 30% tổng lực lượng lao động, trong đó 50% cần được tập huấn; (3) Về xác định những ưu tiên cho cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ song song hai mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội; (4) Nhu cầu về cải thiện sinh kế nông dân nhằm giảm nghèo bền vững; nâng cao vị thế nông dân và tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn (5) Xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí của Chính phủ, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh của HG.
Để đóng góp giải quyết khó khăn nêu trên, Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 được xây dựng trong bối cảnh triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 – 2015, đặc biệt là thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nông thôn mới.
2. Mục tiêu và phương pháp
2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2004-2010; đánh giá điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức các ngành hàng mũi nhọn tác động đến phát triển “Tam Nông” tỉnh Hậu Giang.
- Đề xuất Chiến lược phát triển nông thôn; tập trung cho xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011- 2015, tầm nhìn đến năm 2020;
- Đề xuất cơ chế, tổ chức và chính sách thực hiện Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011- 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
2.3. Phương pháp
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, nghiên cứu định tính và định lượng được triển khai qua phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp, thảo luận nhóm, phương pháp tham gia đa ngành và thống kê mô tả được áp dụng. Chi tiết phương pháp tiến hành được trình bày phụ lục A.
3. Nội dung
3.1. Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang
Tỉnh Hậu Giang được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2004. Khó khăn lớn nhất của Hậu Giang sau khi chia tách đó là: (1) Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp; (2) Kết cấu cơ sở hạ tầng thấp kém, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp; (3) Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp ít và có quy mô nhỏ bé, trình độ công nghệ lạc hậu; lĩnh vực thương mại và dịch vụ yếu kém; (4) Nhiều vấn đề xã hội bức xúc , tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn nhiều.
Tuy nhiên, tỉnh đã nỗ lực vượt khó, kết quả chung phát triển kinh tế - xã hội được ghi nhận qua Danh mục chỉ tiêu 1. Kết quả chung có 16/16 chỉ tiêu đạt; trong đó, có những chỉ tiêu vượt như: Thu, chi ngân sách, tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng; chỉ tiêu đảng trong sạch vững mạnh và phát triển đảng viên.
3.1.1. Phát triển kinh tế - xã hội Hậu Giang, giai đoạn 2005-2010
3.1.1.1. Tăng trưởng GDP chung và các khu vực kinh tế (Bảng 1):
Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 2005 đến năm 2010 luôn tăng trên hai con số, có xu hướng tăng dần và ổn định hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của cả vùng ĐBSCL trong cùng giai đoạn.
3.1.1.2. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và nội bộ ngành
Giá trị sản xuất (GTSX) nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá cố định 1994) ước năm 2010 đạt 4.165 tỉ đồng, tăng 19,4% so năm 2009. Cơ cấu giá trị sản xuất giữa nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản đã có bước chuyển dịch, với tỉ lệ năm 2008: 90,66% - 0,60% - 8,74%; năm 2009: 89,98% - 0,85% - 9,16%, ước cả năm 2010 là: 82,97% - 0,77% - 16,26%.
3.1.1.3. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nội bộ ngành
Cơ cấu ngành nông-lâm-thủy sản của Hậu Giang chỉ chiếm 1/3 trong nền kinh tế, thấp hơn so với mức bình quân của toàn vùng và cả nước (khoảng 40%). Nhìn chung, cả ba lĩnh vực trong nội bộ ngành nông nghiệp vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao, tăng bình quân 12% trong giai đoạn 2005-2010, đặc biệt đối với lĩnh vực chăn nuôi. Tuy nhiên, kết quả chuyển dịch còn hạn chế vì trồng trọt vẫn chiếm tỉ lệ cao về GTSX và cơ cấu sử dụng đất.
3.1.2. Đánh giá hiện trạng NN, ND và nông thôn giai đoạn 2005-2010
3.1.2.1. Nông nghiệp
Ngành nông nghiệp tập trung phát triển “5 cây - 5 con” chủ lực của tỉnh, cụ thể như sau:
a) Trồng trọt: Trong giai đoạn 5 năm (2005-2010) chiếm trên 78% trong GTSX ngành NN và được đánh giá như sau:
- Cây lúa: là cây trồng chủ lực được giữ diện tích 80.000 ha theo kế hoạch đến năm 2020; trong đó có 70.000 ha lúa chất lượng cao và 10.000 ha lúa đặc sản. Ước đến cuối năm 2010 đã có 32.000 ha lúa chất lượng cao, hoàn thành 45,7% kế hoạch đến năm 2020; có 6.000 ha lúa đặc sản, hoàn thành 60% kế hoạch đến năm 2020. Năng suất lúa bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt trên 5 tấn/ha, tăng từ 4,7 tấn/ha (năm 2004) lên 5,6 tấn/ha năm 2010, sản lượng trên một triệu tấn/năm. Toàn tỉnh có 120 tổ, CLB, HTX sản xuất giống diện tích trên 1.500 ha, cung ứng giống lúa xác nhận khoảng 63% (năm 2009) và 80% năm 2010 nhu cầu diện tích gieo trồng. Việc ứng dụng Chương trình IPM, “3 giảm - 3 tăng”, “5 giảm, 1 phải” trong sản xuất lúa được đa số nông dân tham gia thực hiện.
- Cây mía: là cây có lợi thế so sánh rất lớn của tỉnh trong vùng ĐBSCL. Diện tích năm 2010 là 13.173 ha, trong đó có 10.300 ha vùng mía nguyên liệu đã được đầu tư cơ sở hạ tầng. Năng suất, chất lượng mía và chữ đường cao, nhiều giống mía mới được trồng phổ biến như ROC16, ROC10, ROC22, QĐ11, VN84-4137, K84-200, DLM24. Lợi nhuận người trồng mía bình quân đạt từ 30 - 35 triệu đồng/ha/năm; hộ đầu tư đúng kỹ thuật, lợi nhuận bình quân đạt 70 - 75 triệu đồng/ha/năm. Hiện ngành NN đang lập dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bổ sung 5.000 ha để đạt kế hoạch 15.000 ha vùng mía nguyên liệu của tỉnh.
Năm 2009, ngành mía đường đóng góp 9,11% GTSX của các sản phẩm trồng trọt. GTSX mía (giá hiện hành) tăng qua các năm (tốc độ tăng trung bình 19%/năm trong giai đoạn 2005-2010); nhưng nếu xét theo giá cố định năm 1994 thì GTSX mía tăng không đều và có năm GTSX còn bị giảm. Cụ thể, GTSX mía năm 2006 đạt được là 282.850 triệu đồng (theo giá năm 1994), tăng 21,% so với năm 2005, nhưng sang năm 2007 GTSX mía bị giảm 7,3% so với năm 2006 và GTSX mía năm 2008 tăng 4,6% so với năm 2007. Năm 2009, mặc dù giá mía tăng cao nhưng do sản lượng bị giảm nên GTSX mía (theo giá 1994) giảm mạnh đến 18,1% so với năm 2008.
Ngành mía đường của Hậu Giang cũng gặp nhiều khó khăn do: thiếu liên kết trong quy hoạch, chế biến và tiêu thụ mía. Diện tích trồng mía không ổn định và đang có xu hướng giảm (bảng 5). Diện tích mía năm 2008 là 15.479 ha , đến năm 2009 còn 12.961 ha (giảm 16,3%).
Tiêu thụ mía vẫn theo kênh truyền thống là người trồng mía bán sản phẩm cho các thương lái, thương lái bán cho nhà máy đường. Hiện nay đã có 2 công ty trực tiếp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người trồng mía (tính đến 06/2010), giá sàn bao tiêu là 600 đồng/kg (đối với loại 10CCS); trong đó, Công ty Casuco bao tiêu đến 457.478 tấn, chiếm 35,7% sản lượng mía năm 2010 của tỉnh.
Giai đoạn 2011-2015 tỉnh tập trung phát triển cây mía như sau:
+ Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nguyên liệu mía theo kế hoạch “Dự án đầu tư XD vùng mía nguyên liệu HG giai đoạn 2010 - 2012”;
+ Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng để đáp ứng nhu cầu mía nguyên liệu cho 3 nhà máy đường đặt tại Hậu Giang;
+ Nghiên cứu và triển khai các mô hình xen canh cây mía để tăng thu nhập cho người trồng mía;
+ Tổ chức cung ứng trực tiếp sản phẩm mía từ người trồng mía đến nhà máy chế biến, tránh qua nhiều khâu trung gian hoặc thời gian trung chuyển chậm dẫn đến giảm chất lượng mía.
- Rau màu: Tốc độ tăng trưởng diện tích các loại rau, màu giai đoạn 2005 – 2010 là 2,5% (bảng 6). Trong đó diện tích rau, đậu các loại chiếm 76%, còn lại là các loại màu như: bắp, khoai lang, khoai mì. Tốc độ tăng sản lượng bình quân trong 5 năm (2005-2010) là 4,65%/năm (bảng 7). Cụ thể: sản lượng các loại rau, đậu năm 2005 là 89.635 tấn tăng lên 108.465 tấn nă 2009 với tốc độ tăng bình quân 4,9%/năm; sản lượng bắp năm 2005 đạt 7.803 tấn tăng lên 9.744 tấn năm 2009, tốc độ tăng bình quân 5,7%/năm (Bảng 8).
- Cây ăn trái: hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái như bưởi 5 roi Phú Hữu, cam sành Ngã Bảy, quít đường Hậu Giang, khóm Cầu Đúc. Qua bảng 8 và bảng 9 cho thấy, trong giai đoạn 2005 – 2010, tổng diện tích cây ăn trái ít thay đổi, bình quân tăng 0,52%/năm. Trong đó, cây có múi (cam, quýt, bưởi) khoảng 8.352 ha (2010) tăng so năm 2005 (6.840 ha), các loại cây ăn trái khác (nhãn, dừa) lại có xu hướng giảm, đặc biệt cây nhãn giảm hơn 13,7%. So với chỉ tiêu kế hoạch đưa diện tích cây ăn trái của toàn tỉnh lên 24.500 ha với năng suất 249.000 tấn vào năm 2010, thì tỉnh mới đạt được 91% diện tích và 42% sản lượng.
b) Chăn nuôi: Bảng 10 cho thấy Hậu Giang có tiềm năng phát triển chăn nuôi, đạt tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2005-2010. Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh theo số liệu điều tra tại thời điểm ngày 01/4/2010 là 3.491.215 con; trong đó, đàn trâu, bò: 4.419 con, đạt đạt 88,38%; đàn heo: 147.136 con, chỉ mới đạt 49,05% và gia cầm 3.339.660 con, đạt 87,89% kế hoạch đến cuối năm 2010. Tổng đàn tăng trưởng khá, tăng cao nhất là đàn gia cầm với mức tăng bình quân 20,45%/năm; đàn trâu tăng bình quân 10,68%/năm; đàn dê tăng bình quân 5,2%/năm. Riêng đàn bò tăng chậm khoảng 1,41%/năm, đặc biệt đàn lợn giảm bình quân 3,55%/năm.
Việc ứng dụng quy trình nâng cao năng suất, cải tiến phẩm chất giống gia súc, gia cầm thực hiện khá thành công; tăng tỷ lệ nạc hóa đàn heo đạt trên 80%. Ngoài ra, các mô hình chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung, an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm được hình thành, tiếp tục triển khai nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
Bảng 11 và hình 1 trình bày về giá trị sản xuất chăn nuôi cho thấy GTSX (giá so sánh 1994) ngành chăn nuôi tăng trưởng bình quân 6,13%/năm, từ 281.309 triệu đồng (2005) lên 356.825 triệu đồng (2009). Trong đó GTSX gia cầm tăng trưởng nhanh nhất (26%/năm), từ 25.334 triệu đồng (năm 2005) lên 63.848 triệu đồng (năm 2009); GTSX của sản phẩm phụ chăn nuôi có tốc độ bình quân 15,1% và các sản phẩm phụ chăn nuôi không qua giết thịt tăng bình quân 8,52%.
Xét về cơ cấu đóng góp, chăn nuôi gia súc đóng góp 63,26% GTSX của ngành chăn nuôi, kế đến là sản phẩm phụ chăn nuôi không qua giết thịt chiếm 18,22% và gia cầm 17,9%.
c) Thủy sản: là thế mạnh thứ hai sau cây lúa, lĩnh vực nuôi chiếm gần 90% tổng giá trị SX của ngành (số liệu năm 2009). Các mô hình nuôi thủy sản khác nhau được trình bày qua bảng 12.
Bảng 13 cho thấy diện tích mặt nước nuôi thủy sản đến 6-2010, diện tích thả nuôi được 7.508 ha, sản lượng thủy sản đạt 44 ngàn tấn, tăng 13% so năm 2008 và ước năm 2010 tăng trên 20% so năm 2009.
Đã có nhiều mô hình nuôi thủy sản an toàn, chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế SQF 1000CM , hình thành vùng nuôi tập trung như cá tra ở Châu Thành, thị xã Ngã Bảy; đang tiếp tục phát triển thương hiệu cá rô, cá thát lát Hậu Giang. Bảng 14 trình bày tổng giá trị sản xuất thủy sản năm 2009 đạt 365.933 triệu đồng tăng 58.383 triệu đồng so với thời điểm năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân của giá trị sản xuất thủy sản là 4,44%/năm, thấp hơn so với kế hoạch đề ra về tốc độ phát triển ngành thủy sản cho năm 2010 (22,7%).
GTSX ngành nuôi thủy sản chiếm tỷ trọng cao (90% trong tổng cơ cấu GTSX thủy sản) và tăng dần qua các năm. Giá trị sản xuất NTTS năm 2005 là 245.362 triệu đồng tăng lên 329.485 triệu đồng năm 2009 với tốc độ tăng bình quân 7,7%/năm. Tuy nhiên, giá trị sản xuất về khai thác giảm dần qua các năm với tốc độ giảm bình quân 14,33%/năm. Riêng giá trị dịch vụ thủy sản cũng tăng với tốc độ bình quân 5,6%/năm, nhưng tỷ trọng đóng góp vào giá trị SX của ngành không đáng kể.
Về quy hoạch phát triển thủy sản trong tương lai được trình bày qua bảng 14 cho thấy sẽ tập trung các loại chủ lực, có giá trị xuất khẩu cao, cụ thể là:
+ Cá tra: vùng nuôi ổn định 530 ha (năm 2010), 960ha (năm 2015) và 1.600ha (năm 2020). Từng bước thực hiện nuôi trồng theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP), cùng với việc hạn chế ô nhiễm môi trường, và tập trung ở huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy.
+ Cá đồng: đã nuôi thâm canh 500 ha, phát triển thương hiệu cá thát lát Hậu Giang và một số loại cá chủ lực khác như cá rô phi siêu thịt, cá rô đồng, cá sặc rằn, tập trung ở Vị Thủy, Châu Thành A và Long Mỹ.
+ Tôm càng xanh: tập trung vùng tôm càng xanh với diện tích 200 ha ven sông Xà No huyện Châu Thành A.
+ Cá bống tượng: với 23,11ha, tập trung Long Mỹ và Châu Thành A.
+ Cá trê lai: với 36,54 ha, chủ yếu ở Châu Thành, Châu Thành A và thị xã Ngã Bảy.
* Giống thủy sản: toàn tỉnh hiện có 52 cơ sở sản xuất kinh doanh và thuần dưỡng giống thủy sản các loại, đối tượng tự sản xuất là cá thát lát, tôm càng xanh, rô đồng, trê sặc rằn. Trung tâm giống NN năm 2009 cho sinh sản được 23,35 triệu bột, cá giống các loại được 325 kg và 47.500 con cá thát lát. Nhìn chung, cơ bản đáp ứng nhu cầu giống cho SX thuỷ sản; song việc kiểm soát chất lượng giống vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.
d) Lâm nghiệp: diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh ổn định từ năm 2005 đến nay. Có 5.003 ha rừng; trong đó, đất rừng sản xuất chiếm 65% và đất rừng đặc dụng chiếm 35%, hàng năm vận động nhân dân trồng thêm từ 2,5 - 3 triệu cây phân tán. Tràm là sản phẩm quan trọng của địa phương với diện tích 4.733 ha, chủ yếu tại các huyện Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ và TP. Vị Thanh.
Bảng 15 trình bày tổng giá trị sản xuất từ rừng năm 2009 đạt 20.997 triệu đồng, chiếm 1,03% tổng cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông – Lâm – Thuỷ sản. Trong giai đoạn 2005 -2009, giá trị sản xuất lâm nghiệp giảm bình quân 8,61% năm.
3.1.2.2. Nông dân
a) Đất đai: đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến 2010 đạt 98,5%, đạt kế hoạch đề ra. Công tác giám sát việc chuyển đổi đất lúa sang mục đích khác được thực hiện tốt, theo kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Hậu Giang, ổn định và giữ vững khoảng 80.000 ha đất lúa theo chương trình an ninh lương thực của Chính phủ.
b) Đào tạo nghề, giải quyết việc làm:
+ Tỉ lệ LĐ được đào tạo so tổng số LĐ của tỉnh đến năm 2009 đạt 15,36%, còn thấp so bình quân vùng ĐBSCL (khoảng 23%) và cả nước (khoảng 28%). Ước năm 2010 đạt tỉ lệ 16,95% LĐ được đào tạo so tổng số LĐ.
+ Tạo việc làm tại chỗ, đi làm việc trong, ngoài tỉnh và đi xuất khẩu LĐ, năm 2009 đã giải quyết việc làm cho 22.486/22.000 LĐ, đạt 47,8% so giai đoạn 2009-2010 (47.000 LĐ), trong đó có 42/150 LĐ đi nước ngoài làm việc. Ước năm 2010 số LĐ được giải quyết việc làm mới trong năm là 23.000 người, đạt 100% kế hoạch, tăng 2,3% so năm 2009.
- Giảm dần tỉ trọng LĐ trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp từ 65% xuống còn 63%, tăng LĐ trong khu vực công nghiệp và xây dựng từ 12% lên 13%, thương mại, dịch vụ từ 23% lên 24%.
- Giảm tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị từ 4,44% (năm 2009) xuống còn 4,40% (năm 2010), giảm tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn từ 12,35% (năm 2009) xuống dưới 10,5% (năm 2010).
- Tỷ lệ hộ nghèo theo (chuẩn nghèo 2005) năm 2009 giảm còn 11,45%, ước năm 2010: 9,95%, tỉ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số: năm 2009: 32,79%, ước năm 2010: 27,37% .
Tuy vậy, việc phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống còn khó khăn; ý thức học nghề, yêu thích LĐ trong một bộ phận lao động nông thôn chưa cao, trình độ chuyên môn kỹ thuật của LĐ ở khu vực nông thôn còn yếu về chất lượng, thiếu về số lượng… đã ảnh hưởng và hạn chế đến tính bền vững và lâu dài trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho LĐ nông thôn hiện nay và tương lai.
c) Chuyển dịch cơ cấu lao động:
Giải quyết lao động tăng bình quân 1.130 người/năm, tương đương 0,26%. Lao động trong khu vực I giảm 13,5% trong giai đoạn 2005-2010 và chuyển sang khu vực II và III tương ứng là 5,2% và 8,3%. Bên cạnh đó, ngoài tác động của chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thì sự chênh lệch thu nhập giữa các ngành cũng được xem là yếu tố quan trọng dẫn đến sự dịch chuyển lao động giữa các ngành kinh tế; cụ thể là dịch chuyển từ NN sang phi nông nghiệp.
Chuyển dịch lao động theo hướng di cư: HG là một trong những địa phương có tỷ suất di cư khá cao và xu hướng tăng dần qua các năm (bảng 17). Qua khảo sát 72 hộ gia đình có người di cư và không có người di cư tại Hậu Giang (2009) của Huỳnh Trường Huy, cho thấy sự chuyển đổi kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ chưa tạo được việc làm cho đại bộ phận lao động dịch chuyển ra khỏi ngành NN của tỉnh, trong đó việc phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống còn nhiều khó khăn về nguồn vốn và thị trường tiêu thụ.
Bảng 18 chỉ ra về “đẩy” di cư lao động. Thiếu việc làm nông thôn, thu nhập thấp, thiếu đất sản xuất và lao động chưa qua đào tạo và cơ hội có nghề nghiệp ở nông thôn là nguyên nhân “đẩy” LĐ nông thôn của HG. Phần lớn lao động trẻ có xu hướng đi nơi khác tìm việc làm. TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và một số tỉnh Đông Nam Bộ là những điểm đến hấp dẫn nhất đối với người di cư LĐ của Hậu Giang cũng như vùng ĐBSCL.
Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu LĐ trong những năm qua tại Hậu Giang đã đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2010. Cụ thể là cơ cấu lao động trong khu vực I ước tính năm 2010 giảm chỉ còn 64,9%, so với kế hoạch là 69%; trong khu vực II ước tính đạt 11,4%, so với kế hoạch là 11-12% và trong khu vực III ước tính đạt 23,7% so với kế hoạch là 19%. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc chuyển đổi kinh tế giữa các ngành còn chậm dẫn đến chưa tạo ra và giải quyết việc làm đáp ứng tốt nhu cầu lao động. Trong tương lai, phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn qua phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để chuyển dịch lao động NN sang phi nông nghiệp thì cần đặc biết quan tâm và đặt ra để giải quyết.
d) Thu nhập:
Bảng 19 trình bày thu nhập bình quân 1 ha/hộ/năm cho thấy:
+ Doanh thu bình quân trên đất canh tác năm 2009 đạt 57,8 triệu đồng/ha/năm, tăng 9,8 triệu đồng/ha so năm 2008, năm 2010 ước đạt 62 triệu đồng/ha/năm, đạt 109% so kế hoạch (KH năm 2010: 57 triệu đồng/ha). Lợi nhuận bình quân khoảng 40%. Một số mô hình nuôi trồng thủy sản có giá trị sản xuất đạt từ 1-3 tỷ đồng/ha/năm.
+ Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành luôn tăng trong