Đề tài Chiến lược quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn là một công cụ tài chính phái sinh, có giá trị dựa trên giá trị của tài sản tài chính gốc. Một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được phép mua (nếu là quyền chọn mua – Call option) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán – Put option) một khối lượng hàng hóa cơ sở nhất định tại một mức giá nhất định và tại một khoảng thời gian xác định (quyền chọn kiểu Mỹ) hoặc điểm thời gian xác định (quyền chọn kiểu châu Âu). Một điều quan trọng là người nắm giữ quyền chọn có thể thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng. Vì vậy khi rủi ro xảy ra, thị trường không theo đúng hướng dự đoán của người nắm giữ quyền chọn thì lỗ lãi được tối thiểu hóa chỉ ở mức giá của hợp đồng quyền chọn. Các hàng hóa cơ sở này có thể là: cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm,vàng, ngoại tệ Quyền chọn tiền tệ là một hợp đồng quyền chọn với tài sản cở sở là các loại tiền tệ,trong đó cho phép người nắm giữ quyền chọn tiền tệ được quyền mua hoặc bán một lượng ngoại tệ nhất định theo một tỷ giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian xác định. Một hợp đồng quyền chọn bao gồm các điểm chính sau: * Loại quyền chọn * Tên hàng hoá * Khối lượng giao dịch * Ngày hết hạn * Giá thực hiện * Phí quyền chọn

docx61 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6462 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược quyền chọn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA NGÂN HÀNG &œ Đề tài: Chiến lược quyền chọn GVHD: Ths. Phan Chung Thủy Tp.HCM, ngày...tháng...năm 2014 ---¯--- MỤC LỤC Tổng quát quyền chọn Khái niệm quyền chọn, quyền chọn tiền tệ Hợp đồng quyền chọn là một công cụ tài chính phái sinh, có giá trị dựa trên giá trị của tài sản tài chính gốc. Một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được phép mua (nếu là quyền chọn mua – Call option) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán – Put option) một khối lượng hàng hóa cơ sở nhất định tại một mức giá nhất định và tại một khoảng thời gian xác định (quyền chọn kiểu Mỹ) hoặc điểm thời gian xác định (quyền chọn kiểu châu Âu). Một điều quan trọng là người nắm giữ quyền chọn có thể thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng. Vì vậy khi rủi ro xảy ra, thị trường không theo đúng hướng dự đoán của người nắm giữ quyền chọn thì lỗ lãi được tối thiểu hóa chỉ ở mức giá của hợp đồng quyền chọn. Các hàng hóa cơ sở này có thể là: cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm,vàng, ngoại tệ… Quyền chọn tiền tệ là một hợp đồng quyền chọn với tài sản cở sở là các loại tiền tệ,trong đó cho phép người nắm giữ quyền chọn tiền tệ được quyền mua hoặc bán một lượng ngoại tệ nhất định theo một tỷ giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian xác định. Một hợp đồng quyền chọn bao gồm các điểm chính sau: * Loại quyền chọn * Tên hàng hoá * Khối lượng giao dịch * Ngày hết hạn * Giá thực hiện * Phí quyền chọn Vị thế trong quyền chọn Trong mỗi hợp đồng quyền chọn luôn tồn tại hai vị thế: vị thế mua và vị thế bán. Vị thế mua là người mua quyền chọn mua hoặc người mua quyền chọn bán hay nói cách khác là người nắm giữ quyền chọn và phải trả cho bên bán phí quyền chọn để được “quyền” mua hoặc bán một hàng hóa nào đó. Đối với vị thế mua thì có quyền thực hiện hay không thực hiện quyền. Vị thế bán là người bán quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán, người mua quyền phải trả cho người bán quyền một khoản tiền được gọi là phí của quyền chọn hoặc là giá của quyền chọn (Option Premium). Đối với vị thế bán thì phải có nghĩa vụ thực hiện quyền khi bên mua yêu cầu. Phân loại quyền chọn Căn cứ theo quyền người mua, quyền chọn bao gồm hai loại là quyền chọn mua và quyền chọn bán. Quyền chọn mua (Call Options) Hợp đồng này cho người mua hợp đồng được quyền mua một loại tài sản cơ sở theo giá cố định trước một thời điểm ấn định trong tương lai. Trong giao dịch này có hai phía: người mua quyền chọn mua, hay còn được gọi là người nắm giữ quyền chọn, và người bán quyền chọn mua. Để có được quyền này, người mua quyền chọn mua phải trả cho người bán quyền một khoản phí giao dịch (Option premium). Người nắm giữ quyền chọn mua (Call option holder) sẽ quyết định thực hiện quyền của mình khi thấy có lợi nhuận và người bán quyền chọn mua có nghĩa vụ phải bán tài sản đó cho người nắm giữ quyền chọn mua. Trong trường hợp cảm thấy không có lợi vì lý do nào đó (giá trên thị trường giảm...) người nắm giữ quyền chọn có thể không thực hiện quyền (hủy hợp đồng). Vì thế người mua phải suy đoán rằng giá của tài sản cơ sở sẽ tăng trong một khoảng thời gian đã định. Ví dụ: Công ty nhập khẩu mua hợp đồng quyền chọn mua USD và thanh toán bằng VND, có nghĩa là công ty có quyền (chứ không phải nghĩa vụ) quyết định việc mua hay không mua một lượng USD nhất định, tại một tỷ giá nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định. Quyền chọn bán (Put Options) Hợp đồng này ngược với Call option. Put Option là kiểu quyền chọn cho phép người mua hợp đồng có quyền được bán một loại tài sản cơ sở nhất định tại một mức giá xác định trước trong một thời hạn nhất định. Trong giao dịch này có hai phía: người mua quyền chọn bán, hay còn được gọi là người nắm giữ quyền chọn và người bán quyền chọn bán. Người mua quyền chọn bán phải trả cho người bán quyền chọn bán một khoản phí giao dịch. Người nắm giữ quyền chọn bán (Put option holder) sẽ quyết định thực hiện quyền của mình khi thấy có lợi nhuận và người bán quyền chọn bán có nghĩa vụ phải mua tài sản đó từ người nắm giữ quyền chọn bán. Trong trường hợp cảm thấy không có lợi vì lý do nào đó (giá trên thị trường tăng...) người nắm giữ quyền chọn có thể không thực hiện quyền (hủy hợp đồng). Trong trường hợp này, người mua quyền mong rằng giá tài sản sẽ hạ trong tương lai, và do đó họ có thể mua ở giá thấp và bán ở giá cao hơn để kiếm lợi nhuận. Khi đó nếu người mua quyền quyết định thực thi quyền bán (Exercise the option), người bán quyền buộc phải mua số tài sản đó. Ngược lại, người bán quyền (người có nghĩa vụ mua tài sản khi đến hạn nếu người mua quyền yêu cầu) sẽ thu lợi khi giá tài sản cơ sở tăng, đứng, hoặc giảm ít hơn khoản phí hợp đồng nhận được. Lợi nhuận và rủi ro trong hợp đồng Option: Đối với vị thế mua Một trong những lợi ích của việc mua quyền chọn là sự lời lỗ không cân xứng. Mua quyền chọn mua tạo lợi nhuận tiềm năng không giới hạn nếu giá tài sản cơ sở tăng trong khi khoảng lỗ do rủi ro giá tài sản cơ sở rớt xuống chỉ giới hạn trong khoảng phí quyền chọn đã trả trước. Quyền chọn mua: Quyền chọn bán: Tương tự, mua quyền chọn bán sẽ mang lại lợi nhuận không giới hạn nếu giá tài sản rớt xuống trong khi khoản tổn thất tối đa khi giá tài sản tăng chỉ bằng phần phí quyền chọn ban đầu. Kết quả không cân xứng này mang đặc tính của bảo hiểm, là lý do mà ta phải trả tiền khi mua quyền chọn được gọi là phí quyền chọn. Đối với người mua, hợp đồng Option cho một đòn bẩy tài chính với rủi ro có thể ước tính trước. Phí mua hợp đồng chỉ là một phần rất nhỏ so với giá thị trường của tài sản cơ sở. Vì thế người mua hợp đồng có thể tham gia với bất cứ trường hợp biến chuyển của giá tài sản cơ sở mà không phải mua chính tài sản đó, nên không phải bỏ ra một số tiền lớn để đầu tư. Đối với vị thế bán Người bán hợp đồng Option được gọi là Writers. Mục tiêu cơ bản của người bán hợp đồng là kiếm thêm tiền bằng phí quyền chọn do người mua trả. Số lợi tức này đôi khi có thể cộng vào tổng số lợi nhuận trong danh mục đầu tư. Vị thế bán trong quyền chọn bán: Vị thế bán thì sẽ có khoản lợi nhuận tối đa giới hạn trong số phí Option, còn khoản lỗ thì sẽ là vô hạn nếu giá tài sản giảm mạnh. Vị thế bán trong quyền chọn mua Người bán quyền chọn mua chỉ kiếm lời bằng khoảng phí nhận được từ người mua quyền chọn, và sẽ bị thua lỗ vô hạn khi giá tài sản tăng so với giá thực hiện. Tất cả người bán hợp đồng Option có thể mua ngăn chặn (Buy-in) hay mua chấm dứt (Closing Purchase), đây là phương thức nhằm chấm dứt trách nhiệm giao hay nhận một loại tài sản nghĩa là người bán hợp đồng sẽ mua một hợp đồng Option tương tự như hợp đồng Option đã bán (nhưng chỉ có giá điểm và phí hợp đồng là khác nhau). Hợp đồng thứ hai sẽ bù đắp cho hợp đồng thứ nhất. Người bán sẽ lời hay lỗ tuỳ chênh lệch giữa hai phí Option. Các chủ thể tham gia thị trường quyền chọn Các chủ thể tham gia thị trường giao dịch quyền chọn rất đa dạng, bao gồm các doanh nghiệp, các cá nhân, các tổ chức hoạt động tài chính như ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán…Dựa vào các mục đích tham gia thị trường của mỗi đối tượng, ta có thể phân ra thành các nhóm sau: Những người phòng ngừa rủi ro: Là những tổ chức tài chính và phi tài chính hay những cá nhân, tham gia thị trường quyền chọn do có nhu cầu giao dịch các loại tài sản cơ sở như ngoại tệ, chứng khoán, vàng, lãi suất…và có những lo ngại về sự biến động của giá cả hàng hóa, tỉ giá, lãi suất…làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, lợi ích của họ. Thông thường, họ tham gia thị trường với tư cách là những người mua các quyền chọn để bảo hiểm các rủi ro về sự biền động của giá cả, tỉ giá, lãi suất…Họ sẵn sàng bỏ ra một khoản phí cho hợp đồng quyền chọn để đổi lấy một mức tỉ giá, giá cả, lãi suất cố định. Các nhà đầu tư, đầu cơ: Là các cá nhân, các tổ chức tài chính và phi tài chính, tham gia vào thị trường với mục đích đầu cơ vào sự chênh lệch tỉ giá, giá cả, lãi suất … họ thường dựa vào các công cụ phân tích kỹ thuật để đưa ra các dự đoán về xu hướng tỉ giá, giá cả, lãi suất …Từ đó, thực hiện mua bán các quyền chọn thích hợp để thu lợi nhuận. Các tổ chức tài chính trung gian: Bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán…Ngoài mục đích tham gia vào thị trường cũng với tư cách là các nhà đầu tư hoặc những người có nhu cầu về bảo hiểm rủi ro. Ở các nước phát triển, nơi mà các giao dịch quyền chọn hầu như chỉ diễn ra trên các sàn giao dịch tập trung, với tư cách là các thành viên của sở giao dịch quyền chọn, họ đóng vai trò như một nhà môi giới các giao dịch quyền chọn trên thị trường, chỉ một số ít các tổ chức tài chính lớn như các tập đoàn tài chính khổng lồ mới có khả năng tự đứng ra phát hành quyền chọn cho thị trường. Đối với Việt Nam chúng ta, nơi mà một sàn giao dịch quyền chọn tập trung vẫn chưa hình thành, các tổ chức tài chính (ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán…) thường tự đứng ra phát hành quyền chọn khi có nhu cầu từ khách hàng, hoặc đóng vai trò như một trung gian tài chính cung cấp các hợp đồng quyền chọn cho khách hàng từ các nhà phát hành quyền chọn chính thức ở trong nước và nước ngoài để thu một khoản phí dịch vụ. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn cổ phiếu Có 6 yếu tố tác động đến giá quyền chọn cổ phiếu: 1. Giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại 2. Giá thực hiện 3. Khoảng thời gian từ thời điểm hiện tại cho đến khi đáo hạn quyền 4. Độ bất ổn của giá cổ phiếu 5. Lãi suất phi rủi ro 6. Cổ tức kỳ vọng sẽ thanh toán trong khoảng thời gian quyền có hiệu lực Báo cáo sẽ tiến hành phân tích tác động tới giá quyền chọn khi thay đổi mỗi yếu tố kể trên trong điều kiện các yếu tố còn lại không đổi. Kết quả chung được trình bày ở bảng sau. Quyền chọn mua Châu Âu Quyền chọn bán Châu Âu Quyền chọn mua kiểu Mỹ Quyền chọn bán kiểu Mỹ Giá cổ phiếu + - + - Giá thực hiện - + - + Thời gian đáo hạn ? ? + + Độ bất ổn + + + + Lãi suất phi rủi ro + - + - Cổ tức - + - + Giá cổ phiếu và giá thực hiện Nếu một quyền chọn mua được thực hiện ở một thời điểm trong tương lai thì khoản lợi nhuận thu được sẽ bằng khoảng lớn hơn của giá cổ phiếu so với giá thực hiện. Do đó nếu giá cổ phiếu tăng thì giá của quyền chọn mua sẽ tăng và nếu giá thực hiện tăng thì giá của quyền chọn mua sẽ giảm. Với một quyền chọn bán, lợi nhuận thu về nếu quyền chọn được thực hiện sẽ bằng khoảng lớn hơn của giá thực hiện so với giá cổ phiếu. Như thế giá quyền chọn bán sẽ tăng nếu như giá thực hiện tăng và giảm nếu như giá cổ phiếu tăng. Thời gian đến lúc đáo hạn Yếu tố này có tác động rõ ràng hơn đến quyền chọn kiểu Mỹ (cả mua và bán), nếu như thời gian còn lại cho đến lúc đáo hạn càng dài thì giá của quyền chọn sẽ càng cao. Xét với hai quyền chọn giống nhau về cá yếu tố khác ngoại trừ thời gian cho đến ngày đáo hạn. Người sở hữu quyền chọn có thời gian dài hơn rõ ràng có nhiều thời gian để lựa chọn thực hiện quyền hơn người sở hữu quyền chọn ngắn hơn. Với quyền chọn kiểu Châu Âu, thời gian đến ngày đáo hạn không thực sự có ảnh hưởng đến giá quyền chọn do cả 2 quyền nói trên đều chỉ có thể thực hiện ở thời cùng một thời điểm là ngày đáo hạn. Thậm chí trong nhiều trường hợp quyền chọn ngắn hơn có thể có giá cao hơn, chẳng hạn như hai quyền chọn mua có chung mọi đặc tính, một quyền sẽ đáo hạn trong 1 tháng nữa, quyền còn lại đáo hạn trong 2 tháng. Nếu cổ phiếu có trả cổ tức và thời điểm thanh toán là 6 tuần nữa, thì do tác động của việc trả cổ tức, quyền chọn đáo hạn trong 1 tháng hơn sẽ có giá cao hơn. Độ bất ổn Định nghĩa chính xác về độ bất ổn sẽ được giới thiệu trong phần mô hình Black-Scholes, ở đây có thể hiểu đơn giản nhất độ bất ổn là một thước đo mức độ không chắc chắn của bản thân nhà đầu tư vào biến động trong tương lai của giá cổ phiếu. Độ bất ổn càng cao thì khả năng giá cổ phiếu có thể lên rất cao hoặc xuống rất thấp cũng tăng cao. Người sở hữu cổ phiếu có thể coi hai xu hướng này “triệt tiêu” lẫn nhau và không quá lo lắng. Tuy nhiên người sở hữu quyền mua hay quyền bán thì không như vậy. Người sở hữu quyền mua sẽ có lợi nếu như giá cổ phiếu tăng lên nhưng họ chỉ phải chịu rủi ro có giới hạn nếu giá giảm, mức lỗ cao nhất họ phải chịu chính bằng giá của quyền mua. Với người sở hữu quyền bán, họ sẽ có lợi nếu như giá của cổ phiếu giảm mạnh và họ chỉ phải chịu rủi ro có giới hạn nếu giá tăng, lỗ cao nhất phải chịu cũng chính là giá của quyền mua. Vì lý do này, giá của quyền chọn mua và quyền chọn bán sẽ tăng cao nếu như độ bất ổn của cổ phiếu tăng. Lãi suất phi rủi ro Tác động của lãi suất phi rủi ro đến giá của quyền chọn cổ phiếu không thực sự rõ ràng như những trường hợp trước. Khi lãi suất phi rủi ro trong nền kinh tế tăng tỉ lệ tăng trưởng kỳ vọng với giá cổ phiếu cũng sẽ có xu hướng tăng. Đồng thời giá trị hiện tại của các dòng tiền mà nhà đầu tư kỳ vọng sẽ nhận được trong tương lai sẽ giảm. Hai tác động này đều có xu hướng làm giảm giá của quyền chọn bán. Do đó giá quyền chọn bán có xu thế giảm khi lãi suất phi rủi ro trên thị trường tăng. Với quyền chọn mua, tác động đầu tiên có xu thế làm tăng giá quyền nhưng tác động thứ hai lại có xu thế làm giảm giá quyền. Tuy nhiên tác động thứ nhất luôn lấn át tác động thứ 2 do đó khi lãi suất phi rủi ro tăng thì giá quyền chọn bán cũng tăng. Cần nhấn mạnh lại những tác động kể trên chỉ được nghiên cứu trong tình huống các yếu tố khác không đổi, điều này là không có thực đặc biệt khi một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế là lãi suất phi rủi ro thay đổi. Thực tế cho thấy giá cổ phiếu có xu thế biến động ngược chiều với biến động của lãi lãi suất phi rủi ro. Tác động cộng gộp của lãi suất và giá có thể mang đến những kết quả rất khác. Cổ tức Cổ tức làm cho giá cổ phiếu giảm xuống trong ngày giao dịch không hưởng quyền. Đây là thông tin “xấu” với giá của quyền chọn mua và là thông tin “tốt” với giá của quyền chọn bán. Như thế giá của quyền chọn mua có tương quan ngược chiều và giá quyền chọn mua có tương quan cùng chiều với những dự báo về quy mô trả cổ tức. Thời gian thực hiện và giá thực hiện quyền chọn Thời hạn hiệu lực của hợp đồng: Là khoảng thời gian quyền lựa chọn có thể được thực hiện theo yêu cầu của người mua quyền được tính từ ngày ký hợp đồng cho đến trước 11h00 sáng (giờ Hà Nội) của ngày đáo hạn. Đối với quyền chọn kiểu Mỹ (American option) - có thể được thực hiện vào bất kì ngày giao dịch nào trước hoặc cùng ngày hết hạn. Quyền chọn châu Âu (European option) - chỉ có thể được thực hiện vào đúng kì hạn (Expiry date), tức là vào một ngày đã được định trước. Giá thực hiện Trong giao dịch quyền chọn tiền tệ, thì tỷ giá áp dụng gọi là giá thực hiện. trong các hợp đồng quyền chọn tiền tệ các giá thực hiện trong các hợp đồng quyền chọn, ngoài yếu tố cung cầu, còn phụ thuộc vào mức phí quyền chọn là cao hay thấp, do đó nó có thể cao hơn hoặc thấp hơn đáng kể so với tỷ giá giao ngay hay giao kỳ hạn. Điều này có nghĩa là giá thực hiện có thể là bất cứ như thế nào nếu như người mua muốn; bởi vì giá thực hiện và phí quyền chọn mà người mua phải trả cho người bán luôn có mối quan hệ với nhau. Do đó, người bán sẵn sàng chấp nhận mọi giá thực hiện mà người mua đề nghị và đưa ra mức phí quyền chọn tương ứng. Chiến lược quyền chọn Quyền chọn mua Ví dụ: Hiện tại bạn cần mua một lượng vàng để ba tháng sau bạn trả cho người nhà như đã hứa. Thị trường vàng lên xuống thất thường trong khi bạn chưa có đủ tiền để thanh toán theo giá vàng trên thị trường là 40 triệu đồng/lượng. Bạn lo ngại giá vàng có thể lên cao đến 45 triệu đồng. Ngân hàng A chấp nhận bán cho bạn 1 lượng vàng giá 40 triệu bất kỳ lúc nào từ đầy cho đến ba tháng sau. Để có được lời hứa của ngân hàng A, bạn phải trả phí (còn gọi là Option premium) cho ngân hàng là 500 ngàn đồng. Nếu giá vàng ngoài thị trường lên cao hơn 40 triệu đồng bao nhiêu đi chăng nữa trong vòng ba tháng tới, bạn vẫn có quyền mua vàng giá 40 triệu đồng từ ngân hàng A. Ngân hàng A chính là người bán quyền chọn mua (hay còn gọi sell hoặc write a call option). Bạn chính là người mua quyền chọn mua (hay còn gọi buy hoặc long a call option). Trong vòng ba tháng, bất kỳ lúc nào bạn muốn mua vàng giá 40 triệu đồng, ngân hàng A đều phải thực hiện hợp đồng. Nhưng nếu giá vàng giảm dưới 40 triệu đồng, bạn sẽ không bị bắt buộc phải thực hiện hợp đồng và bạn sẽ chọn mua vàng trên thị trường để giảm chi phí. Với hợp đồng quyền chọn mua (call option), thị trường sẽ cho phép bạn thực hiện các giao dịch sau: Mua quyền chọn mua  (buy/long a call option). Bán quyền chọn mua  (write/sell a call option). Mua hợp đồng quyền chọn mua (Long call option) Người mua quyền chọn mua có quyền nhưng không bắt buộc phải thực hiện quyền mua một số ngoại tệ nhất định, theo một tỷ giá nhất định, gọi là giá quyền chọn. Để có được quyền chọn mua, người mua phải trả một khoản phí cho người bán gọi là phí chọn mua. Phí chọn mua phải được thanh toán cho người bán tại thời điểm ký kết hợp đồng mua quyền chọn mua, ngay sau đó người mua trở thành người tiềm năng thu lợi nhuận nếu giá ngoại tệ tăng lên trên mức quyền chọn cộng với khoản phí chọn mua. Mua một hợp đồng Call option hay còn gọi là long một hợp đồng Call option là việc đầu cơ giá lên, có nghĩa là khi thực hiện việc này nhà đầu tư kỳ vọng giá của tài sản cơ sở sẽ lên. Tuy nhiên, không phải lúc nào giá cũng chạy theo ý của bạn do đó bạn cần phải biết các trường hợp nào sẽ xảy ra với hợp đồng Call option của bạn. Một tài sản hay một cặp đồng tiền có thể giao động theo 5 cách sau: * Giá tăng mạnh * Giá tăng nhẹ * Giá không giao động * Giá giảm nhẹ * Giá giảm mạnh Với trường hợp giá tăng mạnh Khi bạn mua một hợp đồng Call option thì khi giá lên mạnh, bạn sẽ có được lợi nhuận rất nhiều. Mỗi một điểm tính từ mốc giá hoà vốn tăng thêm sẽ mang thêm lợi nhuận cho bạn. Có thể nhìn rõ qua đồ thị sau: Với trường hợp giá tăng nhẹ: Khi bạn mua một hợp đồng Call option thì khi giá lên nhẹ, không vượt qua được mức giá hoà vốn (là mức giá có tính phần phí Option bạn phải trả) bạn chỉ có thể tối thiểu hoá thua lỗ của mình. Mỗi một điểm tính từ mức giá thực hiện tăng thêm sẽ giảm thua lỗ cho bạn. Có thể nhìn rõ qua đồ thị sau, phần ô vuông màu đỏ là khi giá lên nhưng không đủ mang lại lợi nhuận cho bạn: Với trường hợp giá không giao động, giá giảm nhẹ hay giá giảm mạnh: Khi bạn mua một hợp đồng Call Option thì với trường hợp giá không giao động hay giảm nhẹ hay giảm mạnh, bạn sẽ bị lỗ có hạn chính là mức phí Option mà bạn phải trả do bạn không thực hiện quyền. Có thể nhìn rõ qua 3 đồ thị sau, phần ô vuông chính là mức phí bạn phải trả và cũng là thua lỗ của bạn. Giá không giao động Giá dao động mạnh Giá dao động nhẹ Tóm lại, Hướng thay đổi của giá Kết quả Tăng mạnh Tối đa hóa lợi nhuận Tăng nhẹ Tối thiểu hóa thua lỗ Không giao động Lỗ có hạn phần phí Option Giảm nhẹ Lỗ có hạn phần phí Opion Giảm mạnh Lỗ có hạn phần phí Option  Bán hợp đồng quyền chọn mua (short call option) Một nhà kinh doanh quyền chọn thực hiện bán một quyền chọn mua mà không đồng thời sở hữu cổ phiếu thì được gọi là bán một quyền chọn mua không được phòng ngừa. Vị thế này là một chiến lược rủi ro cao với khả năng bị lỗ không giới hạn. Người bán quyền chọn mua không phòng ngừa có trách nhiệm bán cổ phiếu mà hiện tại không sở hữu cho người mua quyền chọn mua theo yêu cầu của người mua. Vì vậy, người bán có thể phải mua cổ phiếu với một mức giá không thuận lợi. Do đó,bán một quyền chọn mua không được phòng ngừa là một lĩnh vực ưu tiên chỉ được thực hiện bởi một số ít nhà kinh doanh có đủ vốn tương ứng với rủi ro. Các công ty môi giới cũng gặp phải rủi ro khi giải quyết khoản lỗ đối với trung tâm thanh toán nên công ty môi giới thường đồng ý xử lí giao dịch đối với khách hàng tốt nhất và giàu có nhất. Các nhà kinh doanh sở hữu tư cách thành viên trên sàn giao dịch hay các định chế có rủi ro tín dụng thấp trên thị trường OTC ít bị hạn chế hơn và có thể bán quyền chọn mua không được phòng ngừa dễ dàng hơn, nhưng vì rủi ro cao nên bản thân họ cũng không thường xuyên thực hiện hoạt động này. Hơn nữa, với các cổ phiếu có trả cổ tức, người bán còn đối diện
Luận văn liên quan