Đề tài Chiến lược sản phẩm dòng tấm lợp của công ty nhựa Việt Nam Á (NAACO) tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010

1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm qua ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam đã có sự phát triển tiến bộ vượt bậc so với các nước tiên tiến trên thế giới. Chính những sự phát triển đó đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp xây dựng trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. Bên cạnh những vật liệu truyền thống như sắt thép, xi măng, gạch , gỗ, gốm sứ thủy tinh vv. thì vật liệu nhựa composite (nhựa kết hợp với sợi thuỷ tinh) từng bước được người tiêu dùng biết đến như là một loại vật liệu cao cấp với các sản phẩm có độ bền và tính năng ưu việt cho cuộc sống năng động và hiện đại. Nắm bắt được xu thế đó, công ty nhựa Nam Á (NAACO) đã phát triển thành công dòng sản phẩm tấm lợp composite F.R.P – một trong những sản phẩm tấm lợp composite hàng đầu tại VN. Để có được sự thành công đó, công ty nhựa Nam Á (NAACO) đã xây dựng cho mình cho một chiến lược marketing toàn diện để có thể tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Một trong những yếu tố giúp công ty khẳng định được thương hiệu của mình đó chính là chiến lược sản phẩm của công ty. Vì thế người viết chọn đề tài “Chiến lược sản phẩm dòng tấm lợp của công ty TNHH Nhựa Việt Nam Á (NAACO) tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010” , từ đó rút ra nhận xét và đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện chiến lược sản phẩm của công ty. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Để có những định hướng giúp cho quá trình nghiên cứu đề tài được rõ ràng, chính xác, trọng tâm, trọng điểm đề tài đặt ra những mục tiêu sau đây:  Một là hệ thống lại kiến thức về chiến lược sản phẩm trong Marketing.  Hai là mô tả tổng quan thị trường ngành hàng tấm lợp.  Ba là phân tích, làm rõ chiến lược sản phẩm của công ty NAACO và vai trò của chiến lược sản phẩm trong chiến lược Marketing mix.  Bốn là đánh giá chiến lược sản phẩm và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả chiến lược sản phẩm của công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở nội dung nghiên cứu, đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là “Chiến lược sản phẩm dòng tấm lợp công ty TNHH Nhựa Việt Nam Á”. Phạm vi nghiên cứu từ năm 2008-2010, nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh-Việt Nam, và nội dung nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào dòng sản phẩm tấm lợp của công ty NAACO. 4. Nội dung nghiên cứu: Với những mục tiêu đã đề ra đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau đây: Một là đề tài tập trung phân tích về bản chất Marketing, quá trình Marketing, nguyên tắc mục tiêu Marketing và các yếu tố môi trường. Tiếp theo đề tài sẽ phân tích cụ thể về chiến lược Marketing mix, trong đó sẽ đi vào phân tích cụ thể các thành tố của chiến lược sản phẩm, vai trò và mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố môi trường vào chiến lược sản phẩm. Hai là đề tài nghiên cứu, phân tích tổng quan thị trường tấm lợp. Trong đó sẽ giới thiệu về vật liệu nhựa composite F.R.P và tập trung nghiên cứu về đặc điểm thị trường tấm lợp. Bên cạnh đó việc nghiên cứu xu thế tiêu dùng của khách hàng tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung là một nội dung không thể thiếu của đề tài. Ngoài ra đề tài cũng sẽ phân tích tình hình cạnh tranh và các yếu tố môi trường tác động vào thị trường tấm lợp. Ba là giới thiệu tổng quan về công ty NAACO đồng thời nghiên cứu chiến lược S-T-P của công ty sau đó đi sâu vào phân tích chiến lược sản phẩm từ năm 2008 đến năm 2010 về dòng sản phẩm tấm lợp tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh cũng như những tác động qua lại giữa chiến lược sản phẩm và các thành tố khác trong marketing mix. Đặc biệt đề tài sẽ nghiên cứu xu hướng phát triển của ngành sản xuất cung ứng sản phẩm tấm lợp trong giai đoạn tương lai gần. Từ những thông tin đã trình bày ở trên đề tài đánh giá ưu nhược của chiến lược và dựa vào các yếu tố môi trường nội vi, ngoại vi để phân tích SWOT. Từ đó đưa ra nhận xét và đề xuất 1 số giải pháp nhằm giúp công ty hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của chiến lược sản phẩm của công ty. những đề xuất nhằm đẩy mạnh, hoàn thiện hơn chiến lược sản phẩm của công ty. 5. Phương pháp nghiên cứu:  Nguồn thông tin: - Nguồn tài liệu nội bộ: các hoạt động xây dựng chiến lược marketing mix, cụ thể nhất là chiến lược sản phẩm của công ty từ năm 2008 đến nay; các kết quả thu được từ việc thống kê số liệu cũng như nghiên cứu do công ty thực hiện. - Nguồn tài liệu bên ngoài: + Giáo trình Marketing căn bản_ trường đại học Tài chính-marketing. + Các thông tin kiếm được trên tạp chí, trang web của công ty và trên Internet.  Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp thu thập thông tin: thu thập thông tin sơ cấp, nghiên cứu tại bàn, quan sát. - Phương pháp thống kê - Phương pháp xử lý: tổng hợp, phân tích, so sánh, kết luận 6. Kết cấu đề tài: Với những mục tiêu, nội dung và các phương pháp nghiên cứu đã trình bày phía trên.Kết quả của đề tài sẽ được trình bày X trang với Y hình, bảng đươc kết cấu trong các chương sau: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM. CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM – YẾU TỐ TẠO NÊN SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA VIỆT NAM CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP CÔNG TY HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM.

doc96 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6679 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược sản phẩm dòng tấm lợp của công ty nhựa Việt Nam Á (NAACO) tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING KHOA MARKETING TRẦN THANH THỦY TRÚC LỚP: 09DMA1 BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP MÔN MARKETING CĂN BẢN CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM DÒNG TẤM LỢP CỦA CÔNG TY NHỰA VIỆT NAM Á (NAACO) Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING KHOA MARKETING BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP MÔN MARKETING CĂN BẢN CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM DÒNG TẤM LỢP CỦA CÔNG TY NHỰA VIỆT NAM Á (NAACO) GV HƯỚNG DẪN: TH.S NGÔ THỊ THÙY LINH SV THỰC HIỆN: TRẦN THANH THỦY TRÚC LỚP: 09DMA1 Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 LỜI CẢM ƠN Đề tài này là sự đúc kết giữa lý luận và thực tiễn, giữa vốn kiến thức khoa học mà em tiếp thu được trong 2 năm học tập tại trường đại học Tài Chính-Marketing với vốn kiến thức thực tế thu thập được trong thực tiễn. Với sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo và bạn bè, các anh chị khóa trên, em đã hoàn thành đề tài “Chiến lược sản phẩm dòng tấm lợp công ty NAACO”. Hoàn thành đề tài này, cho phép em được bày tỏ lời cảm ơn tới toàn thể thầy cô giáo khoa Marketing_những người đã giúp em có được thật nhiều kiến thức về Marketing. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Th.s Nguyễn Thị Thùy Linh, người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành đề tài này. Cô từng bước hướng dẫn, giúp em vạch ra mục tiêu cụ thể, hoàn chỉnh hơn về cách trình bày, chỉ cho em phương pháp và cách làm một đề tài tốt. Với điều kiện thời gian eo hẹp cũng như vốn kiến thức có hạn nên đề tài cũng không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của cô để em có điều kiện nâng cao, bổ sung kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Cuối cùng, em xin chúc cô thật nhiều sức khỏe, nhiệt huyết tràn đầy để truyền đạt nhựng kiến thức bổ ích giúp chúng em đến với bến bờ tri thức. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trần Thanh Thủy Trúc NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN TP. Hồ Chí Minh ngày ... tháng…năm 2011 Giảng viên MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 9 PHẦN NỘI DUNG 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM. 1 1.1 Khái niệm Marketing: 1 1.2 Quá trình Marketing: 3 1.3 Vai trò và chức năng của hoạt động Marketing: 4 1.3.1 Vai trò: 4 1.3.2 Chức năng của Marketing 5 1.4 Khái niệm chiến lược Marketing mix: 6 1.5 Chiến lược sản phẩm 7 1.5.1 Khái niệm chiến lược sản phẩm 7 1.5.2 Vai trò của chiến lược sản phẩm 7 1.5.3 Mục tiêu 8 1.5.4 Nội dung chiến lược sản phẩm 8 1.6 Mối quan hệ giữa chiến lược sản phẩm và các phối thức khác trong Marketing – Mix 20 1.7 Yếu tố môi trường tác động đến chiến lược sản phẩm: 20 1.7.1 Môi trường ngoại vi: 20 1.7.2 Môi trường nội vi: 22 CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM – YẾU TỐ TẠO NÊN SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA VIỆT NAM Á 25 2.1 Tổng quan thị trường tấm lợp COMPOSITE F.R.P 25 2.1.1 Khái quát thị trường vật liệu xây dựng – vật liệu lợp 25 2.1.2 Khái quát thị trường tấm lợp COMPOSITE F.R.P. 27 2.1.3 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến thị trường tấm lợp COMPOSITE 32 2.2 Tổng quan về công ty TNHH nhựa Việt Nam Á 33 2.2.1 Tổng quan 33 2.2.2 Lịch sử hình thành của công ty TNHH nhựa Việt Nam Á 34 2.2.3 Triết lý kinh doanh, sơ đồ tổ chức. 34 2.2.4 Quá trình phát triển và các thành tựu đạt được. 38 2.2.5 Vị thế của công ty trên thị trường tấm lợp COMPOSITE F.R.P 41 2.3 Phân tích chiến lược S-T-P của công ty giai đoạn 2008-2010 43 2.3.1 Phân khúc thị trường 43 2.3.2 Chọn thị trường mục tiêu 43 2.3.3 Định vị sản phẩm 45 2.4 Phân tích chiến lược sản phẩm dòng tấm lợp của công ty NAACO tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2008-2010 45 2.4.1 Kích thước tập hợp sản phẩm: 45 2.4.2 Nhãn hiệu sản phẩm 48 2.4.3 Quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm 49 2.4.4 Thiết kế bao bì sản phẩm 57 2.4.5 Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm 58 2.4.6 Chiến lược phát triển sản phẩm mới và chu kỳ đời sống của sản phẩm trong giai đoạn 2008-2010: 62 2.5 Những yếu tố môi trường tác động đến chiến lược sản phẩm: 64 2.5.1 Môi trường nội vi: 64 2.5.2 Môi trường ngoại vi: 65 2.6 Những tác động qua lại giữa chiến lược sản phẩm và các thành tố khác trong marketing mix 70 2.6.1 Chiến lược giá 70 2.6.2 Chiến lược phân phối 71 2.6.3 Chiến lược chiêu thị 72 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP CÔNG TY HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM. 75 3.1 Phân tích, đánh giá chiến lược sản phẩm dòng tấm lợp của công ty NAACO 75 3.2 Cơ sở xây dựng giải pháp 77 3.2.1 Dự báo nhu cầu thị trường tấm lợp COMPOSITE F.R.P 77 3.2.2 Phân tích ma trận SWOT của công ty NAACO 78 3.3 Đề xuất giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả chiến lược sản phẩm của công ty. 79 PHẦN KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Các bước trong quá trình Marketing 3 Hình 1.2 Marketing hỗn hợp 7 Hình 1.3 Sơ đồ chu kì sống của sản phẩm. 19 Hình 2.1: Định vị của các công ty cạnh tranh trên thị trường tấm lợp 31 Hình 2.2: Mạng lưới hoạt động của NAACO 34 Hình 2.3: Các sản phẩm tiêu biểu của công ty NAACO 35 Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức của NAACO 36 Hình 2. 5: Quá trình đầu tư công nghệ và phát triển sản phẩm của NAACO 41 Hình 2.6. Một số thành tựu NAACO đạt được 41 Bảng 2.2 Doanh thu qua các năm (từ 2005 đến tháng 8 /2011) 42 Hình 2.7: Biểu đồ Doanh thu qua các năm 2005-2011 42 Hình 2.8 Thị trường tiêu thụ của NAACO năm 2010 46 Hình 2.9 Bảng màu sản phẩm tấm lợp lấy sáng 52 Hình 2.10. Bảng vẽ 10 kiểu chính của sản phẩm tấm lợp lấy sáng 56 Hình 2.11 Bảng màu sản phẩm tấm lợp kháng ăn mòn 57 Bảng 2.6. Tiêu chuẩn tấm lợp kháng ăn mòn công ty NAACO 57 Hình 2.12 Biểu đồ thể hiện mức độ đáp ứng về chế độ bảo hành của NAACO 64 Bảng 2.10 Bảng giá các sản phẩm tấm lợp trên thị trường (ĐVT: đồng/m) 69 Hình 2.13 Biểu đồ thể hiện mức độ đáp ứng về giá của NAACO 73 Hình 2.14 Biểu đồ thể hiện mức độ đáp ứng về thời gian giao hàng của NAACO 74 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 ĐẶC ĐIỂM ỨNG VỚI TỪNG THỜI KÌ TRONG CHU KÌ SỐNG 19 Bảng 2.1 DỰ BÁO SẢN LƯỢNG VẬT LIỆU XÂY DƯNG CƠ BẢN THỜI KỲ 2001-2010 26 Bảng 2.2 DOANH THU QUA CÁC NĂM (TỪ NĂM 2005 ĐẾN THÁNG 8 NĂM 2010) 41 Bảng 2.3 KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU CÙA TỪNG NHÃN HIỆU- 44 Bảng 2.4 TẬP HỢP SẢN PHẨM TẤM LỢP TẠI THỜI ĐIỂM 2010 46 Bảng 2.5 TIÊU CHUẨN TẤM LỚP LẤY SÁNG CÔNG TY NAACO 51 Bảng 2.6 TIÊU CHUẨN TẤM LỢP KHÁNG ĂN MÒN CÔNG TY NAACO 55 Bảng 2.7 LOẠI HÌNH VẬN CHUYỂN SẢN PHẨM TẤM LỢP 60 Bảng 2.8 THỜI GIAN BẢO HÀNH SẢN PHẨM NATALITE 61 Bảng 2.9 THỜI GIAN BẢO HÀNH SẢN PHẨM RESITA 62 Bảng 2.10 BẢNG GIÁ CÁC SẢN PHẨM TẤM LỢP TRÊN THỊ TRƯỜNG NĂM 2010 67 Bảng 3.1 BẢNG NHẬN XÉT CHIẾN LƯỢC 75 Bảng 3.2 PHÂN TÍCH SWOT CỦA CÔNG TY NAACO 78 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Trong những năm qua ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam đã có sự phát triển tiến bộ vượt bậc so với các nước tiên tiến trên thế giới. Chính những sự phát triển đó đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp xây dựng trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. Bên cạnh những vật liệu truyền thống như sắt thép, xi măng, gạch , gỗ, gốm sứ thủy tinh vv... thì vật liệu nhựa composite (nhựa kết hợp với sợi thuỷ tinh) từng bước được người tiêu dùng biết đến như là một loại vật liệu cao cấp với các sản phẩm có độ bền và tính năng ưu việt cho cuộc sống năng động và hiện đại. Nắm bắt được xu thế đó, công ty nhựa Nam Á (NAACO) đã phát triển thành công dòng sản phẩm tấm lợp composite F.R.P – một trong những sản phẩm tấm lợp composite hàng đầu tại VN. Để có được sự thành công đó, công ty nhựa Nam Á (NAACO) đã xây dựng cho mình cho một chiến lược marketing toàn diện để có thể tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Một trong những yếu tố giúp công ty khẳng định được thương hiệu của mình đó chính là chiến lược sản phẩm của công ty. Vì thế người viết chọn đề tài “Chiến lược sản phẩm dòng tấm lợp của công ty TNHH Nhựa Việt Nam Á (NAACO) tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010” , từ đó rút ra nhận xét và đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện chiến lược sản phẩm của công ty. Mục tiêu nghiên cứu: Để có những định hướng giúp cho quá trình nghiên cứu đề tài được rõ ràng, chính xác, trọng tâm, trọng điểm đề tài đặt ra những mục tiêu sau đây: Một là hệ thống lại kiến thức về chiến lược sản phẩm trong Marketing. Hai là mô tả tổng quan thị trường ngành hàng tấm lợp. Ba là phân tích, làm rõ chiến lược sản phẩm của công ty NAACO và vai trò của chiến lược sản phẩm trong chiến lược Marketing mix. Bốn là đánh giá chiến lược sản phẩm và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả chiến lược sản phẩm của công ty. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở nội dung nghiên cứu, đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là “Chiến lược sản phẩm dòng tấm lợp công ty TNHH Nhựa Việt Nam Á”. Phạm vi nghiên cứu từ năm 2008-2010, nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh-Việt Nam, và nội dung nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào dòng sản phẩm tấm lợp của công ty NAACO. Nội dung nghiên cứu: Với những mục tiêu đã đề ra đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau đây: Một là đề tài tập trung phân tích về bản chất Marketing, quá trình Marketing, nguyên tắc mục tiêu Marketing và các yếu tố môi trường. Tiếp theo đề tài sẽ phân tích cụ thể về chiến lược Marketing mix, trong đó sẽ đi vào phân tích cụ thể các thành tố của chiến lược sản phẩm, vai trò và mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố môi trường vào chiến lược sản phẩm. Hai là đề tài nghiên cứu, phân tích tổng quan thị trường tấm lợp. Trong đó sẽ giới thiệu về vật liệu nhựa composite F.R.P và tập trung nghiên cứu về đặc điểm thị trường tấm lợp. Bên cạnh đó việc nghiên cứu xu thế tiêu dùng của khách hàng tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung là một nội dung không thể thiếu của đề tài. Ngoài ra đề tài cũng sẽ phân tích tình hình cạnh tranh và các yếu tố môi trường tác động vào thị trường tấm lợp. Ba là giới thiệu tổng quan về công ty NAACO đồng thời nghiên cứu chiến lược S-T-P của công ty sau đó đi sâu vào phân tích chiến lược sản phẩm từ năm 2008 đến năm 2010 về dòng sản phẩm tấm lợp tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh cũng như những tác động qua lại giữa chiến lược sản phẩm và các thành tố khác trong marketing mix. Đặc biệt đề tài sẽ nghiên cứu xu hướng phát triển của ngành sản xuất cung ứng sản phẩm tấm lợp trong giai đoạn tương lai gần. Từ những thông tin đã trình bày ở trên đề tài đánh giá ưu nhược của chiến lược và dựa vào các yếu tố môi trường nội vi, ngoại vi để phân tích SWOT. Từ đó đưa ra nhận xét và đề xuất 1 số giải pháp nhằm giúp công ty hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của chiến lược sản phẩm của công ty. những đề xuất nhằm đẩy mạnh, hoàn thiện hơn chiến lược sản phẩm của công ty. Phương pháp nghiên cứu: Nguồn thông tin: Nguồn tài liệu nội bộ: các hoạt động xây dựng chiến lược marketing mix, cụ thể nhất là chiến lược sản phẩm của công ty từ năm 2008 đến nay; các kết quả thu được từ việc thống kê số liệu cũng như nghiên cứu do công ty thực hiện. Nguồn tài liệu bên ngoài: + Giáo trình Marketing căn bản_ trường đại học Tài chính-marketing. + Các thông tin kiếm được trên tạp chí, trang web của công ty và trên Internet. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp thu thập thông tin: thu thập thông tin sơ cấp, nghiên cứu tại bàn, quan sát. Phương pháp thống kê Phương pháp xử lý: tổng hợp, phân tích, so sánh, kết luận Kết cấu đề tài: Với những mục tiêu, nội dung và các phương pháp nghiên cứu đã trình bày phía trên.Kết quả của đề tài sẽ được trình bày X trang với Y hình, bảng đươc kết cấu trong các chương sau: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM. CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM – YẾU TỐ TẠO NÊN SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA VIỆT NAM CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP CÔNG TY HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM Năm 1986 Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, như là một kết quả hiển nhiên, sự cạnh tranh ra đời và diễn ra ngày càng gay gắt hơn. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tác động tích cực đến lợi ích của người tiêu dùng song cũng tạo thách thức lớn cho các doanh nghiệp. Muốn tồn tại và phát triển trên thương trường khốc liệt, các doanh nghiệp luôn phải nỗ lực hết mình. Và một trong những minh chứng cho sự nỗ lực đó chính là tìm kiếm ra một công cụ hỗ trợ đắc lực: Marketing_ chính nó là lá chắn cũng như vũ khí giúp doanh nghiệp tồn tại trước sự cạnh tranh. Vậy Marketing là gì? Đây chính là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Vì marketing diễn ra khắp mọi nơi, chúng ta tiếp xúc với nó hằng ngày. Tuy nhiên marketing được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và đôi khi có những quan niệm nhầm lẫn. Và để giúp ta tìm hiểu rõ hơn cũng như có cái nhìn đúng đắn hơn về sự diệu kì của Marketing thì người viết xin trình bày một số vấn đề liên quan nhằm giải đáp phần nào câu hỏi nêu trên Khái niệm Marketing: Trong các ngành khoa học xã hội thì ngành marketing có lẽ là một trong những ngành non trẻ nhất. Sự xuất hiện của marketing chỉ bắt đầu từ những năm 1900. Marketing bắt nguồn từ một thuật ngữ tiếng Anh, nghĩa đen của nó nghĩa là “làm thị trường”. Thuật ngữ Marketing được sử dụng lần đầu vào năm 1902 trên giảng đường ở trường đại học Tổng hợp Michigan – Mỹ. Và sau khi nghiên cứu nhiều tài liệu, người viết đúc kết được các khái niệm của cá nhân hay tổ chức có uy tín về lĩnh vực marketing như sau: Định nghĩa của Ủy ban các hiệp hội Marketing Mỹ: “Marketing là viêc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng vận chuyển hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng”. Định nghĩa nêu trên phù hợp với Marketing truyền thống tức là Marketing đinh hướng sản xuất và bán hàng. Mục tiêu của Marketing lúc này chỉ là kiếm đươc lợi nhuận tối đa thông qua việc bán được nhiều sản phẩm. Điều này chỉ đúng trong trường hơp nền kinh tế chưa phát triển cầu luôn luôn lớn hơn cung, khiến cho cung ít mà cầu nhiều nên mọi nỗ lực Marketing chỉ nhằm đạt được sản phẩm nhiều để cung cấp cho thị trường. Nhưng nền kinh tế thế giới luôn luôn vận động và phát triển. Đến những thập niên đầu của thế kỉ 21 nền kinh tế thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt là sự phát triển về khoa học công nghệ, lao động chất xám ngày càng được chú trọng và đầu tư, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy với điều kiện nền kinh tế phát triển, nhu cầu khách hành ngày càng cao và đòi hỏi nhiều tính năng về hàng hóa-dịch vụ. Lúc bấy giờ thì quan điểm Marketing truyền thống không còn phù hợp. Chính vì vậy, Marketing hiện đại (Modern Marketing) hay còn gọi là Marketing năng động (Marketing dynamique) đã ra đời nhằm đáp ứng cho tình hình kinh tế lúc đó. Và quan điểm Marketing hiện đại lấy sự thỏa mãn khách hàng làm tiêu chí hàng đầu được hình thành. Sau đây là một số quan niệm về Marketing hiện đại. Định nghĩa của Philip Kotler cha đẻ của Marketing hiện đại: “Marketing là một quá trình xã hội mà trong đó những cá nhân hay nhóm có thể nhận được những thứ mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi tự do sản phẩm, dịch vụ có giá trị với người khác” Hoặc định nghĩa của Peter Drucker: “Mục đích của Marketing không cần thiết đẩy mạnh tiêu thụ. Mục đích của nó là nhận biết và hiểu khách hàng kỹ đến mức hàng hóa hay dịch vụ sẽ đáp ứng đúng nhu cầu thị hiếu của khách hàng và tự nó được tiêu thụ” Trên cơ cở các định nghĩa đã được trình bày và nghiên cứu.Theo quan điểm của người viết, Marketing được định nghĩa như sau: Marketing là quá trình nghiên cứu, thu thập, xác định, đưa ra chiến lược thích hợp… để tìm ra hoặc tạo ra nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu đó một cách hiệu quả nhất. Marketing quan tâm đến khách hàng và mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng đến sự thỏa mãn khách hàng. Quá trình Marketing: Như vậy chúng ta đã biết Marketing là một quá trình không phải là một hoạt động tùy hứng, mọi nỗ lực Marketing đề hướng đến thõa mãn như cầu khách hàng.Quá trình Marketing gồm năm bước cơ bản sau: Hình 1.1 Các bước trong quá trình Marketing Nghiên cứu thông tin Marketing: là quá trình khởi đầu cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp. đây là quá trình nghiên cứu thị trường như thu thập thông tin- số liệu, xử lí và phân tích thông tin marketing nhằm,tìm kiếm cơ hội kinh doanh từ thị trường,tìm hiểu nhu cầu, hành vi của khách hàng, môi trường kinh doanh… từ đó tạo cơ sở để thực hiên chiến lược phù hợp vào thị trường. Chiến lược S-T-P: Sau khi đã có những thông tin thị trường ta tiến hành phân khúc thị trường (Segmentation) theo những tiêu thức như nhân khẩu học, phong cách lối sống, hành vi tiêu dùng …Sau khi đã có những khúc thị trường rõ ràng các nhà Marketing tiến hành chọn thị trường mục tiêu(Targeting) phù hợp với năng lực của doanh nghiệp. Cuối cùng là định vị sản phẩm (Positioning) của mình để tạo sự khác biết với các sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường và để khách hàng có thể nhận biết được lợi ích then chốt từ sản phẩm. Chiến lược Marketing mix: Sau khi đã định vị sản phẩm vào thị trường mục tiêu các Doanh nghiệp tiếp tục xây dựng chiến lược Marketing tổng hợp, theo 4 chiến lược cơ bản sau: Sản phẩm, Giá cả , Phân phối, Chiêu thị. Triển khai thực hiện chiến lược Marketing: Đây là quá trình đưa những chiến lược đã xây dựng vào trong chính doanh nghiệp.Tức là doanh nghiệp bắt đầu xây các chiến thuật - chương trình hành động cụ thể, bố trí vật lực-tài lực, liên hệ nguồn nguyên liệu,…Nhằm cụ thể hóa chiến lược theo mục tiêu đã được đề ra. Kiểm tra, đánh giá: Bước cuối cùng là tổng hợp kết quả đạt được. Thu thập thông tin phản hồi từ thị trường, so sánh đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra xem có hoàn thành hay không. Từ đó phân tích nguyên nhân thất bại, điểm mạnh điểm yếu của chiến lược Marketing và rút ra bài học kinh nghiệm cho các chiến lược sau. Bên cạnh đó công tác kiểm tra còn giúp Doanh nghiệp biết họ đã đi đúng hướng chưa hay đi lệch mục tiêu, từ đó đề ra những biện pháp cụ thể để điều chỉnh hoạt động theo mục tiêu đề ra. Vai trò và chức năng của hoạt động Marketing: Vai trò: Theo quy luật vận hành của nền kinh tế thì càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của hoạt động marketing. Ngày trước, các doanh nghiệp thường đánh đồng Marketing có vai trò ngang bằng so với các yếu tố sản xuất, tài chính, nhân sự…Song hiện nay thì Marketing là một triết lý mới trong kinh doanh. Có các hoạt động marketing thì doanh nghiệp mới có thể định hướng rõ ràng cụ thể, có thể thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách tối đa. Từ đó ta rút ra Marketing có 4 vai trò sau: Thứ nhất Marketing có vai trò định hướng cho tất cả hoạt động của doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp nghệ thuật tìm ra cũng như là khơi gợi nhu cầu của khách hàng, từ đó định ra chiến lược phù hợp để tồn tại và phát triển, giúp cho doanh nghiệp chủ động trong nền kinh tế thường xuyên thay đổi hiện nay. Thứ hai Marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ, giúp dung hòa các lợi ích của doanh nghiệp, của khách hàng cũng như của xã hội. Thứ ba Marketing là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc cạnh tranh, giúp doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu mạnh, tạo được uy tín và lòng tin trong lòng khách hàng. Thứ tư Marketing trở thành “trái tim”_ Tức là Marketing tác động phần lớn đến các hoạt động của doanh nghiệp như tài chính, sản xuất, bố trí nguồn lực…như sản xuất sản phẩm gì? Cho thị trường nào? Sản xuất như thế nào? Với số lượng bao nhiêu? Chức năng của Marketing Chức năng của Marketing là bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh doanh, trước hết phải hiểu là nhu cầu mong muốn của khách hàng và bằng các biện pháp để thỏa mãn nhu cầu một cách tốt nhất nhằm thu lợi nhuận. Chức năng của Marketing bao gồm ở các khâu trước sản xuất, trong sản xuất và sau sản xuất. Chức năng hướng dẫn tạo ra sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường. Marketing nghiên cứu nhu cầu thị trường và phố