Sự phát triển liên tục của những tập đoàn đa quốc gia trong những thập kỉ qua đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới trong nền kinh tế thế giới. Có thể nói các công ty này có vai trò quan trọng không chỉ trong các lĩnh vực kinh tế mà còn ảnh hướng lớn về mặt chính trị. Nhận thức được điều này, các nước đang phát triển đang phát huy các mặt lợi thế của mình cũng như tạo ra những điều kiện hấp dẫn để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Không thể phủ nhận những tác động tích cực của FDI từ những công ty đa quốc gia, tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề đa chiều, đặc biệt chú ý đến những chính sách hoạt động của các doanh nghiệp này, nhất là đối với nền kinh tế còn non trẻ như Việt Nam.
50 trang |
Chia sẻ: khactoan_hl | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược thâm nhập của các công ty ĐQG vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn “chuyển giá” của các công ty ĐQG ở các nước nhận đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
-----***-----
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI [02]:
Chiến lược thâm nhập của các công ty ĐQG vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn “chuyển giá” của các công ty ĐQG ở các nước nhận đầu tư
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Tú
Nguyễn Thị Phương Thảo
Lớp: TCH301.4
GVHD : T.S. Nguyễn Thị Lan
Hà Nội tháng 9 năm 2013
BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC
Tên
STT
MSV
CÔNG VIỆC
Trần Thị Tú
129
1211110716
Công ty đa quốc gia và các chiến lược thâm nhập thị trường (50%)
Nguyễn Thị Phương Thảo
110
1211110604
Hình thức, thủ đoạn chuyển giá của các công ty đa quốc gia (50%)
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển liên tục của những tập đoàn đa quốc gia trong những thập kỉ qua đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới trong nền kinh tế thế giới. Có thể nói các công ty này có vai trò quan trọng không chỉ trong các lĩnh vực kinh tế mà còn ảnh hướng lớn về mặt chính trị. Nhận thức được điều này, các nước đang phát triển đang phát huy các mặt lợi thế của mình cũng như tạo ra những điều kiện hấp dẫn để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Không thể phủ nhận những tác động tích cực của FDI từ những công ty đa quốc gia, tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề đa chiều, đặc biệt chú ý đến những chính sách hoạt động của các doanh nghiệp này, nhất là đối với nền kinh tế còn non trẻ như Việt Nam. Vì vậy chúng em đã mạnh dạn chọn đề tài Chiến lược thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn “chuyển giá” của các công ty đa quốc gia ở các nước nhận đầu tư cho bài tiểu luận môn Tài chính – Tiền tệ. Mục đích của đề tài là phân tích những chiến lược kinh doanh các doanh nghiệp có FDI sử dụng khi gia nhập và chiếm lĩnh thị trường các nước tiếp nhận đầu tư. Đồng thời chú ý đến hình thức chuyển giá và nêu ra một số ví dụ tiêu biểu cho thực trạng đang diễn ra trong nền kinh tế thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm những công ty đa quốc gia và hiện tượng chuyển giá của những doanh nghiệp này tại các nước tiếp nhận đầu tư. Chuyển giá là một vấn đề nhạy cảm trong kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lí Nhà nước. Vì vậy đề tài sẽ tập trung vào các sự kiện đã được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng và trong giới hạn tìm hiểu các ví dụ thực tế cho phép. Bài viết dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan đã có sự chọn lọc, tổng hợp, sắp xếp từ nhiều nguồn cũng như trao đổi, thảo luận trong nhóm để đưa ra những kết luận cuối cùng. Rất mong nhận được sự đóng góp xây dựng để bài tiểu luận ngày một hoàn thiện hơn.
CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
Khái quát chung về công ty đa quốc gia
Sự ra đời của công ty đa quốc gia
Tiền thân của các công ty đa quốc gia là công ty quốc gia. Công ty quốc gia này mang quốc tịch của một nước và vốn đầu tư vào công ty này thuộc quyền sở hữu của các nhà tư bản nước sở tại. Việc kinh doanh của họ ngày càng phát triển, hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ngày càng nhiều và chất lượng cao hơn. Từ thập niên 80, cùng với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, các công ty quốc gia tiến hành sáp nhập với nhau tạo thành công ty đa quốc gia, nhằm mục đích:
- Phục vụ mục tiêu lớn nhất là tối đa hóa giá trị tài sản công ty nhờ việc khai thác các tiềm năng tại chỗ.
- Sự liên kết giữa các công ty quốc gia nhằm tăng khả năng bảo vệ trước những rủi ro, giảm thiểu sự không ổn định của chu kỳ kinh doanh nội địa, chống lại chính sách bảo hộ mậu dịch ở các nước, bảo vệ thị phần, giảm chi phí trung gian đáp ứng nhanh nhu cầu người tiêu dùng.
- Cạnh tranh gay gắt thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật, nhiều ngành kỹ nghệ mới ra đời như công nghệ sinh học, điện tử, người máy…đòi hỏi nhiều vốn, nhiều kỹ thuật cao cấp, công ty một quốc gia không thể đủ sức đáp ứng cho nên sự ra đời của công ty đa quốc gia là cần thiết.
Khái niệm công ty đa quốc gia.
Trong các tài liệu về công ty đa quốc gia, có nhiều thuật ngữ được sử dụng như: công ty quốc tế (International Enterprise/Firm), công ty đa quốc gia (Multinational Corporations/Enterprises - MNCs/MNEs), công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporations - TNCs), gần đây lại xuất hiện thuật ngữ công ty toàn cầu (Global Firm). Nhưng tựu chung lại, đó chỉ là cách tiếp cận, sử dụng thuật ngữ trong từng giai đoạn.
Đến năm 2003, Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã đưa ra định nghĩa chung như sau: TNCs là các công ty liên doanh hoặc độc lập bao gồm các công ty mẹ và các chi nhánh nước ngoài của chúng. Công ty mẹ là công ty thực hiện quyền kiểm soát toàn bộ tài sản của các thực thể kinh tế khác ở nước ngoài thuộc quyền quản lý của chúng thông qua hình thức sở hữu vốn tư bản cổ phần. Có tỷ lệ góp vốn cổ phần là 10% so với cổ phần gốc hoặc cao hơn, hay mức cổ phần khống chế đối với các công ty liên doanh, hoặc tương ứng đối với các công ty độc lập, thường được xem là ngưỡng để giành quyền kiểm soát tài sản của các công ty khác.
Đặc điểm công ty đa quốc gia.
Quy mô, doanh thu và phạm vi hoạt động lớn
Sở hữu của các công ty đa quốc gia là sở hữu có tính chất đa chủ và đa quốc tịch thể hiện ở sự tham gia của nhiều chủ sở hữu ở các nước khác nhau đối với tài sản của công ty được phân bổ trên phạm vi toàn cầu.
Các công ty đa quốc gia thường sở hữu các yếu tố có tính cốt lõi và quyết định đối với quy trình sản xuất: vốn đầu tư, bí quyết công nghệ, các kỹ năng quản trị và mạng lưới hoạt động toàn cầu. Do đó, tạo khả năng sinh lợi rất lớn và mang tính tiên phong nhằm tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ.
Về lao động, các công ty đa quốc gia thường thu hút một lượng lớn lao động ở chính quốc và các quốc gia khác. Ví dụ, tập đoàn Air France ( Pháp) bao gồm 16 công ty con với 45000 lao động, tập đoàn Danone ( Pháp) có 81000 nhân viên.
Các công ty đa quốc gia là công ty đa ngành, tức là hoạt động trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
Hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, nghiên cứu ứng dụng về khoa học công nghệ…là xu hướng có tính quy luật cùng với sự phát triển của các công ty đa quốc gia. Ví dụ, Mitsubishi ban đầu chỉ hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo nhưng nay đã hoạt động trong các lĩnh vực như khai khoáng, luyện kim, hóa chất, luyện kim, ngân hàng,…
Với sự kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa các lĩnh vực có liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự liên kết giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất đã tăng thêm lợi thế so sánh cho các công ty đa quốc gia trong việc mở rộng địa bàn hoạt động và gia tăng lợi nhuận.
Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và sở hữu vốn
Về cơ cấu tổ chức, được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện và hiệp thương. Cần nhấn mạnh, công ty đa quốc gia không phải là một doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân độc lập. Do đó các mệnh lệnh hành chính không được sử dụng trong điều hành các công ty đa quốc gia. Các doanh nghiệp là thành viên của công ty đa quốc gia đều có pháp nhân độc lập, có cơ quan quyền lực cao nhất như hội đồng thành viên, đại hội cổ đông.
Sở hữu vốn của công ty đa quốc gia cũng rất đa dạng. Trước hết vốn trong công ty đa quốc gia là do các công ty thành viên làm chủ sở hữu, bao gồm cả vốn tư nhân và vốn nhà nước. Quyền sở hữu vốn trong công ty đa quốc gia cũng tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc của các công ty thành viên vào công ty mẹ.
Vai trò của các công ty đa quốc gia
Thúc đẩy Thương mại quốc tế phát triển
Một trong những vai trò nổi bật của công ty đa quốc gia là thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển, thúc đẩy nhanh quá trình nhất thể hóa nền kinh tế thế giới. Công ty đa quốc gia chi phối hầu hết chu chuyển hàng hoá giữa các quốc gia bởi các kênh lưu thông xuyên quốc gia của mình. Một đặc điểm nữa là trao đổi giữa các chi nhánh trong nội bộ công ty đa quốc gia của các nước ngày càng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thương mại của nhiều nước. Trong những năm gần đây, với chiến lược đa quốc gia và tạo ra các liên kết giữa thương mại và đầu tư giữa các nước với nhau.
Các công ty đa quốc gia mở rộng và phát triển ra nước ngoài thông qua hoạt động FDI đã góp phần to lớn đối với thúc đẩy xuất khẩu của các nước đang phát triển. Trong những năm gần đây các công ty đa quốc gia chiếm khoảng 40% giá trị nhập khẩu và 60% xuất khẩu của toàn thế giới. Với các hoạt động hướng về xuất khẩu, các công ty đa quốc gia hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển ở Châu Á. Chẳng hạn xuất khẩu của các chi nhánh công ty đa quốc gia đã chiếm tới 50% tổng giá trị hàng hoá chế tạo tại một số quốc gia như Philippin, Srilanka, Malaysia.
Thúc đẩy đầu tư nước ngoài thông qua việc các công ty đa quốc gia đầu tư vốn vào các nước đang phát triển
Với tư cách là chủ thể của hoạt động đầu tư trên thế giới công ty đa quốc gia là nhân tố đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng mang tính quyết định tới toàn bộ hoạt động đầu tư quốc tế. Vai trò điều tiết hoạt động đầu tư trên quy mô toàn cầu của các công ty đa quốc gia thể hiện như sau:
- Vào thời kỳ suy thoái kinh tế năm 2001, hầu hết các ngành đều có tốc độ tăng trưởng chậm lại. Các công ty đa quốc gia giảm hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực. Động thái đó ảnh hưởng trực tiếp tới dòng lưu chuyển FDI trên thế giới. Tổng đầu tư vào các nước giảm 51%, từ 1492 tỉ USD xuống còn 735 tỉ USD. Trong xu thế đó thì các nước phát triển lại bị ảnh hưởng nhiều nhất do hầu hết các hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) đều diễn ra tại các nước phát triển. Trong giai đoạn 1982-1994 dòng vốn FDI nước ngoài tăng lên 4 lần và đạt con số 3,2 nghìn tỉ USD vào năm 1996. Trong thời kỳ những năm 2004-2006 nguồn vốn FDI lại tăng lên. Tổng vốn FDI trên toàn cầu năm 2005 tăng 29% và đạt 916 tỉ USD. Nguyên nhân chủ yếu là do các vụ M&A tăng lên cả về số lượng và giá trị. Chủ yếu là từ các công ty đa quốc gia của Mỹ và Tây Âu. Trong thời kỳ này, giá trị của các vụ M&A tăng đến 16% (năm1996), chiếm 47% dòng vốn FDI toàn cầu. Dòng vốn FDI tăng lên cả ở các nước phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng giảm hơn so với cuối những năm 90.
- Hơn nữa, các công ty đa quốc gia làm thay đổi xu hướng đầu tư giữa các quốc gia. Khác với hai cuộc bùng nổ trước (lần 1: 1979-1981 đầu tư vào các nước sản xuất dầu mỏ, lần 2: 1987-1990: đầu tư giữa các nước công nghiệp phát triển), cuộc bùng nổ đầu tư lần 3 (1995-1996) có sự tham gia đáng kể của các nước đang phát triển. Trong cơ cấu vốn FDI trên thế giới tỷ trọng vốn FDI vào các nước phát triển chiểm phần lớn. Tuy nhiên tỷ trọng này có xu hướng giảm dần trong khi các nước đang phát triển lại có tỷ trọng ngày càng cao.
Bảng 2: Tỷ trọng vốn FDI tại các khu vực giai đoạn 1978 – 2005
Đơn vị: %
Giai đoạn
Khu vực
1978-1980
1988-1990
1998-2000
2003-2005
Các nước phát triển
79.7
82.5
77.3
59.4
Các nước đang phát triển
20.3
17.5
22.7
40.6
Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2006,
Cơ cấu dòng vốn FDI đã thay đổi do có sự điều chỉnh trong chiến lược kinh doanh của các công ty đa quốc gia. Cũng chính nhờ mở rộng chính sách tự do hoá FDI, các công ty đa quốc gia ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với thúc đẩy dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển.
Ngoài ra còn phải nói tới sự tích lũy về vốn ở các nước chủ nhà. Với thế mạnh về vốn các công ty đa quốc gia đóng vai trò là động lực thúc đẩy tích luỹ vốn của nước chủ nhà. Nước chủ nhà có thể tăng cường thu hút vốn FDI đầu tư vào nước mình.
Tóm lại, công ty đa quốc gia đóng vai trò rất to lớn trong hoạt động đầu tư quốc tế. Xét trên góc độ nền kinh tế toàn cầu thì công ty đa quốc gia thúc đẩy lưu thông dòng vốn FDI trên phạm vi toàn thế giới. Mặt khác, ở góc độ từng quốc gia riêng thì công ty đa quốc gia góp phần làm tăng tích luỹ vốn cho nước chủ nhà.
Làm thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế
Ngày nay, kinh tế thế giới càng phát triển thì vai trò của các công ty đa quốc gia cũng ngày càng cao. Với tỷ trọng lớn trong thương mại thế giới thì các công ty đa quốc gia chính là chủ thể chính làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu đối tác trong thương mại thế giới.
- Thay đổi trong cơ cấu hàng hoá
Chiến lược phát triển của công ty đa quốc gia gắn liền với các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu. Qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu hàng hoá xuất khẩu.Trong những năm gần đây, tỷ suất lợi nhuận trong ngành dịch vụ tăng cao còn trong ngành nông nghiệp và công nghiệp giảm dần. Do đó, các công ty nói chung và các công ty đa quốc gia nói riêng cũng chuyển mạnh sang đầu tư vào các ngành dịch vụ và thúc đẩy giá trị xuất khẩu của hàng hoá dịch vụ tăng cao. Bên cạnh đó, hiện nay giao dịch trên thế giới đang thay đổi theo chiều hướng tăng tỉ trọng hàng hoá có hàm lượng vốn hoặc kỹ thuật cao và giảm dần tỉ trọng hàng sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu. Những sản phẩm quan trọng nhất trong thương mại thế giới hiện nay chủ yếu thuộc ngành sản xuất không dựa vào nguyên liệu trong đó các sản phẩm bán dẫn là một trong những sản phẩm mũi nhọn.
- Thay đổi trong cơ cấu đối tác
Cùng với sự thay đổi trong cơ cấu hàng hoá thì cơ cấu đối tác trong thương mại thế giới hiện nay cũng đang dần thay đổi. Tỷ trọng của hàng hoá xuất khẩu của các nước đang phát triển ngày càng cao, đặc biệt là các nước mới công nghiệp. Theo báo cáo của UNCTAD năm 2005, trong cơ cấu thương mại thế giới, tỷ trọng thương mại của các nước đang phát triển chiếm 33,6% trong khi năm 1985 là 30.3%. Mặc dù các nước phát triển vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong thương mại thế giới (63.5%) song tỉ trọng thương mại của các nước đang phát triển ngày càng tăng lên.
Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm
Tạo khối lượng việc làm khổng lồ: Với hệ thống sản xuất, kinh doanh khổng lồ, TNCs có nhu cầu nhân lực rất lớn. Với chiến lược kinh doanh tại mỗi thị trường, TNCs có ảnh hưởng khác nhau đến khối lượng công việc tạo ra ở mỗi nước.
Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo: Với nhu cầu sử dụng lao động chất lượng cao, TNCs đã thúc đẩy người lao động không ngừng phấn đấu học tập, tự nâng cao trình độ tay nghề, qua đó đã góp phần thúc đẩy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc cho TNCs nói riêng và lực lượng lao động xã hội nói chung
Công ty đa quốc gia với hoạt động chuyển giao công nghệ
TNCs là chủ thể chính trong phát triển công nghệ trên thế giới. Nắm giữ hơn 80% số bằng phát minh sáng chế, với năng lực tài chính và khoa học mạnh, TNCs luôn dùng vốn, công nghệ mới…để giảm thiểu chi phí, chuyển giao những công nghệ cũ, với chi phí cao sang các nước đang phát triển. Nhưng với các nước đang phát triển, những công nghệ này vẫn là cần thiết trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀO CÁC NHƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Chiến lược thâm nhập thị trường nói chung
Chiến lược thâm nhập thị trường nói chung là tìm cách tăng trưởng các sản phẩm hiện đang sản xuất trong khi vẫn giữ nguyên thị trường hiện đang tiêu thụ và công nghệ hiện đại. Chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải thông qua các nỗ lực mạnh mẽ về marketing như chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách khuyến mãi nhằm tăng sức mua của khách hàng hiện có và tăng thêm khách hàng mới.
Tuy nhiên, chiến lược này chỉ áp dụng đạt kết quả khi thị trường hiện tại chưa bão hoà, thị phần của các đối thủ cạnh tranh đang giảm sút và doanh nghiệp hiện đang có một lợi thế cạnh tranh, đồng thời tốc độ của doanh thu phải cao hơn tốc độ tăng chi phí tối thiểu. Với chiến lược này có thể giúp doanh nghiệp tăng sức mua sản phẩm của khách hàng hoặc lôi kéo khách hàng của các đối thủ cạnh tranh.
Các chiến lược thâm nhập vào các nước đang phát triển của các công ty đa quốc gia
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc mở rộng thị trường ra nước ngoài là mục tiêu của TNCs nhằm khai thác tối ưu các nguồn lực để sản xuất sản phẩm độc quyền mang tính quốc tế; vừa để thu lợi nhuận độc quyền, vừa nỗ lực giảm thiểu các đe doạ cạnh tranh do các đối thủ áp đặt. Đối phó với những thách thức này, TNCs liên tục thâm nhập vào các nền kinh tế để phát triển thị trường dưới nhiều hình thức.
Để gia nhập thị trường nước ngoài, các TNC có những phương pháp chủ yếu sau: xuất khẩu, cấp phép (licensing), nhượng quyền (franchising), chìa khóa trao tay (turnkey project), liên doanh và đầu tư trực tiếp. Cụ thể như sau:
Xuất khẩu
Đây là phương pháp mà nhiều TNCs áp dụng khi tiến hành thâm nhập vào một thị trường mới.
Theo chiến lược này khi muốn xuất khẩu sản phẩm đã được sản xuất trong nước, các TNCs có thể chọn một trong hai hình thức xuất khẩu, đó là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp.
- Hình thức xuất khẩu trực tiếp (Direct Exporting)
Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ và qui mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới. Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao nếu các doanh nghiệp nắm chắc được nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng ... Nhưng ngược lại, nếu các doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này không phải là ít.
- Hình thức xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting)
Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước. Ðể bán được sản phẩm của mình ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp. Với thực chất đó, xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với các cơ sở sản xuất có qui mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các hình thức sau đây:
+ Các công ty quản lý xuất khẩu (EMC - Export Management Company)
+ Thông qua khách hàng nước ngoài (Foreign Buyer)
+ Qua ủy thác xuất khẩu : (Export Commission House)
+ Qua môi giới xuất khẩu (Export Broker)
+ Qua hãng buôn xuất khẩu (Export Merchant)
Nhượng quyền (licencing)
Khái niệm
Nhượng giấy phép (licencing) là một trong những hình thức của họat động kinh
doanh bằng cách chuyển quyền sử dụng thương hiệu, bí quyết hay mô hình kinh doanh
cho bên thứ 2 mà không chuyển quyền sở hữu. Các đối tượng sở hữu công nghiệp
hoặc trí tuệ và bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
hàng hóa, bí mật kinh doanh, giống cây trồng mới, các loại phần mềm, và quyền tác
giả. Quá trình chuyển giao các đối tượng này gọi là chuyển giao công nghệ (trừ
chuyển giao nhãn hiệu, tên thương mại, tên dịch vụ).
Đặc điểm
- Licensing là cách thức tiến hành phù hợp với yêu cầu của các bên chủ thể kinh
doanh quốc tế, trong đó:
+ Bên cấp phép (Licensor): thường là những công ty quốc tế. Sau một thời gian
sở hữu và sử dụng sản phẩm trí tuệ, họ cần khai thác chúng triệt để hơn và nhanh hơn
thông qua cấp phép. Như vậy, bên cấp phép có điều kiện để đầu tư, đổi mới kịp thời
sản phẩm trí tuệ khác nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trƣờng vì thường xuyên
tiếp cận công nghệ mới nhất.
+ Bên được cấp phép (Licensee) :thường là các công ty quốc gia đi sau về công
nghệ cho nên có nhu cầu công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện cụ thể của mình về
tài chính và khả năng quản lý nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh quốc tế ổn định và
ngày càng mở rộng.
- Các chi phí cấp phép thường thấp và nhìn chung không lớn. Điều đó là tất yếu
khách quan, bởi lẽ bên cấp phép đã sử dụ