Đề tài Chiến lược thâm nhập thị trường hoa kỳ xoài tháp tỉnh Đồng Tháp sang thị trường Hoa Kỳ năm 2014

Ðồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, nguồn nước thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả nhiệt đới với nhiều chủng loại có giá trị kinh tế cao, là vùng có sản lượng trái cây lớn nhất cả nước. Ðồng thời, là đầu mối chủ lực cung cấp cho thị trường trái cây trong nước và xuất khẩu. Trong đó, có nhiều loại trái cây ngon nổi tiếng được thị trường trong và ngoài nước ưa thích như: xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, sầu riêng cơm vàng hạt lép Chín Hóa, bưởi Năm Roi, vú sữa Lò Rèn, măng cụt Tân Quy. Trong những năm gần đây, xoài được tiêu thụ mạnh ở trong nước và có tiềm năng xuất khẩu lớn, Do chất lượng ngon, hương vị đậm đà nên hiện nay xoài được trồng với qui mô công nghiệp. Nếu xoài xuất khẩu trực tiếp được thì sẽ nâng giá thành tăng thêm 10-15%, nông dân được lợi nhuận cao gấp 2-3 lần so với trồng cây ăn trái khác như quít, chôm chôm, nhãn. Ngoài lợi ích kinh tế, trồng xoài còn góp phần cải thiện môi trường sinh thái, thu hút du lịch sinh thái cho địa phương. Đề tài này làm rõ và phân tích những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân của thực trạng hoạt động xuất khẩu xoài sang thị trường Hoa kỳ. Đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, khắc phục những điểm yếu, đánh dấu bước phát triển mới cho thị trường tiêu thụ nông sản nói chung và xoài Việt nam nói riêng.

pdf29 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3199 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược thâm nhập thị trường hoa kỳ xoài tháp tỉnh Đồng Tháp sang thị trường Hoa Kỳ năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ MARKETING NÂNG CAO ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG HOA KỲ XOÀI THÁP TỈNH ĐỒNG THÁP SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ NĂM 2014 GVHD: TS. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG LỚP: CAO HỌC QTKD-TNB_K1 Đồng Tháp, Tháng 09 Năm 2013 1 BẢNG CÁC CHŨ VIẾT TẮT LMSX: Liên minh sản xuất DN: Doanh nghiệp DA: Dự án DNTN: Doanh nghiệp tư nhân HTXNN: Hợp tác xã nông nghiệp TNHH: Trách nhiệm hữu hạn DA CTNN: Dự án cạnh tranh nông nghiệp JPY – Japanese Yen: Yên Nhật WTO: World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU – ĐỒ THỊ Bảng 1: Chỉ số kinh tế Nhật Bản năm 2010, 2011, 2012. Bảng 2: Kim ngạch ngoại thương Việt Nam – Nhật Bản Bảng 3: Chỉ tiêu kinh tế Vương Quốc Anh năm 2010, 2011, 2012 Bảng 4: Kim ngạch ngoại thương Việt Nam – Vương Quốc Anh. Bảng 5: Các chỉ tiêu kinh tế Hoa Kỳ năm 2010, 2011, 2012 Bảng 6: Kim ngạch ngoại thương Việt Nam – Hoa Kỳ. Bảng 7: Các chỉ tiêu kinh tế Trung Quốc năm 2010, 2011, 2012 Bảng 8: Kim ngạch ngoại thương Việt Nam – Trung Quốc. DANH MỤC HÌNH Hình 1: Phân khúc thị trường theo hộ gia đình Hình 2: Chọn Phân Khúc Thị Trường Hình 3: Định vị thị trường xoài Việt Nam Hình 4: Một số hình ảnh sản phẩm quả xoài của Đồng Tháp 2 MỤC LỤC Trang Bảng viết chử tắc .................................................................................................... 1 Mục lục ................................................................................................................... 2 Tóm tắc ................................................................................................................... 3 1.1 Tổng quan thị trường ........................................................................................ 3 1.1.1 Tổng quan thị trường toàn cầu về quả xoài Việt Nam ............................ 3 1.1.2 Tổng quan về thị trường ở Việt Nam ...................................................... 5 2. Lựa chọn thị trường quốc gia mục tiêu .............................................................. 7 2.1 Nhật Bản ..................................................................................................... 7 2.2 Vương Quốc Anh ....................................................................................... 9 2.3 Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ............................................................................ 10 2.4 Trung Quốc................................................................................................ 12 3. Xác định chiến lược thâm nhập .......................................................................... 15 3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường thế giới .............................................................................................. 15 3.2 Những chiến lược thâm nhập thị trường thế giới ....................................... 16 4. Hoạch định chiến lược STP ................................................................................ 18 4.1 Phân Khúc thị trường ................................................................................. 18 4.2 Dung lượng thị trường trong phân khúc..................................................... 20 4.3 Định vị thị trường ....................................................................................... 22 5. Chiến lược Marketing 4P ................................................................................... 23 5.1 Chiến lược sản phẩm .................................................................................. 23 5.2 Chiến lược giá ............................................................................................ 24 5.3 Chiến lược phân phối ................................................................................. 25 5.4 Chiến lược xúc tiến .................................................................................... 25 6. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................... 26 6.1 Kết luận ...................................................................................................... 26 6.2 Kiến nghị .................................................................................................... 26 Phụ lục .................................................................................................................... 28 Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 29 3 ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA XOÀI TỈNH ĐỒNG THÁP SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ NĂM 2014 TÓM TẮT Ðồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, nguồn nước thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả nhiệt đới với nhiều chủng loại có giá trị kinh tế cao, là vùng có sản lượng trái cây lớn nhất cả nước. Ðồng thời, là đầu mối chủ lực cung cấp cho thị trường trái cây trong nước và xuất khẩu. Trong đó, có nhiều loại trái cây ngon nổi tiếng được thị trường trong và ngoài nước ưa thích như: xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, sầu riêng cơm vàng hạt lép Chín Hóa, bưởi Năm Roi, vú sữa Lò Rèn, măng cụt Tân Quy. Trong những năm gần đây, xoài được tiêu thụ mạnh ở trong nước và có tiềm năng xuất khẩu lớn, Do chất lượng ngon, hương vị đậm đà nên hiện nay xoài được trồng với qui mô công nghiệp. Nếu xoài xuất khẩu trực tiếp được thì sẽ nâng giá thành tăng thêm 10-15%, nông dân được lợi nhuận cao gấp 2-3 lần so với trồng cây ăn trái khác như quít, chôm chôm, nhãn. Ngoài lợi ích kinh tế, trồng xoài còn góp phần cải thiện môi trường sinh thái, thu hút du lịch sinh thái cho địa phương. Đề tài này làm rõ và phân tích những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân của thực trạng hoạt động xuất khẩu xoài sang thị trường Hoa kỳ. Đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, khắc phục những điểm yếu, đánh dấu bước phát triển mới cho thị trường tiêu thụ nông sản nói chung và xoài Việt nam nói riêng. 1- TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG 1.1 Tổng quan thị trường toàn cầu về quả xoài Việt Nam. Trong thời gian qua xoài Cát Hòa Lộc và xoài Cát Chu là giống xoài chủ lực của Việt Nam, chỉ được xuất khẩu sang Thái Lan và Trung Quốc, Campuchia, Lào qua đường tiểu ngạch qua thị trường. Mặc dù xoài Việt Nam được đánh giá khá ngon, nhưng vỏ xoài mỏng, trong quá trình vận chuyển dễ bị hư hại, dẫn đến giảm chất lượng trái xoài, vì vậy thực tế trái xoài tươi của Việt Nam chưa được xuất khẩu ra các thị trường lớn như các nước Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ do chưa đạt yêu cầu của các thị trường này. Với sự nghiên cứu, đầu tư cơ sở vật chất, nguồn vốn và nhân lực cho việc phát triển các vườn xoài theo hướng GAP, việc xuất khẩu xoài có bước phát triển mới. Tuy nhiên để đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ xuất khẩu lớn trong khu vực Châu Á và xâm nhập 4 vào các thị trường khó tín trong thời gian tới trái xoài Việt Nam phải không ngừng cải tiến từ khâu sản xuất, chất lượng trái, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên trái, v.v. - Thị trường Châu Âu (EU) Thị trường xoài EU đang tăng trưởng rất nhanh, với mức tăng trung bình hàng năm là 7% về giá trị. Từ năm 2003 đến năm 2007, tỷ lệ tăng trưởng tiêu dùng cao nhất ở các thị trường Anh, Đức và Bỉ. Năm 2007, tổng lượng tiêu thụ xoài tại EU là 202 nghìn tấn, đạt giá trị 248 triệu USD. Từ năm 2003 đến năm 2007, Anh cũng là thị trường tăng trưởng nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng là 109% về giá trị (20%/năm) và 75% về khối lượng (15%/năm). Xoài có mặt tại các siêu thị quanh năm. Tommy Atkins là loại xoài phổ biến nhất, chiếm 80% doanh số bán hàng tại các siêu thị, tuy nhiên các loại xoài khác đang ngày càng tăng nhanh và có khả năng thay thế loại xoài này vì người tiêu dùng có xu hướng chuyển từ những loại đã được xuất khẩu nhiều như Tommy Atkins sang những loại có màu sắc không đẹp bằng nhưng có vị ngon hơn, ngọt, nhiều nước và ít xơ. Tất cả các nước EU đều phụ thuộc vào nhập khẩu xoài do khả năng sản xuất tại EU rất hạn chế. - Thị trường Bắc Mỹ: Hoa Kỳ nhập khẩu xoài chiếm gần 50% tổng nhập khẩu xoài, nhu cầu tiêu thụ xoài, của thị trường Hoa kỳ rất cao, Xoài Việt Nam cũng đã có mặt tại nước này nhưng không nhiều và chưa tạo được thương hiệu riêng Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là trái cây chế biến và nước trái cây. Kể từ khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết, xuất khẩu trái cây của Việt Nam vào Hoa Kỳ trở nên dễ dàng hơn, đây là cơ hội cho xoài Việt Nam. - Thị trường Trung Quốc Mặc dù Trung Quốc là nước sản xuất xoài lớn, năm 2009 sản lượng xoài của Trung Quốc đạt khoảng 4,1 triệu tấn nhưng do Trung Quốc phát triển nhanh cả về tốc độ tăng dân số cũng như thu nhập dân cư và có nhu cầu đa dạng đối với sản phẩm nhiều phẩm cấp khác nhau, nên thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường có nhiều tiềm năng phát triển xuất khẩu của Việt nam. Trung Quốc là thị trường lớn, dễ thâm nhập, do yêu cầu về chất lượng không quá cao, quy định về vệ sinh thực phẩm của Trung Quốc không quá khắt khe như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông hay Singapore. Ngoài ra, Trung quốc nằm ngay sát Việt nam nên 5 xuất khẩu sang Trung Quốc có nhiều thuận lợi như chi phí vận chuyển thấp và có khả năng duy trì độ tươi của sản phẩm trái. - Thị trường Nhật Bản: Nhật bản có nhu cầu tiêu thụ xoài ngày càng tăng, do mức giới hạn tối đa hóa chất lượng đối với nhập khẩu thực phẩm nên việc xuất khẩu gặp khó khăn, tuy nhiên Việt nam đã xuất khẩu sang Nhật 100 tấn xoài các Hòa Lộc với giá trị hơn 2,2 tỉ đồng vào những tháng đầu năm 2011. 1.2 Tổng quan về thị trường ở Việt Nam 1.2.1 Khu vực Đồng bằng sông cửu long Liên minh sản xuất (LMSX) và tiêu thụ xoài cát-Phù Cát (Bình Định) giữa tổ hợp tác HTXNN 2 Cát Hanh - xã Cát Hanh (huyện Phù Cát) và Công ty TNHH Nông lâm sản Nam Việt đã kết thúc với kết quả ấn tượng: thu nhập của nông dân tăng từ 6,8 tỉ đồng trước khi liên minh lên 9,4 tỉ đồng khi thực hiện liên minh, doanh nghiệp tăng mức doanh thu 4,78 tỉ đồng. Tham gia LMSX có 50 hộ xã viên HTXNN 2 Cát Hanh với diện tích canh tác 52,65 ha. Với sự hỗ trợ của DA CTNN tỉnh thông qua các lớp đào tạo, tập huấn, các nông hộ tham gia liên minh đã áp dụng tốt quy trình kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ xoài theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tham gia liên minh, nông dân được DA hỗ trợ kinh phí mua máy móc, vật tư phân bón phục vụ sản xuất. Địa phương được DA hỗ trợ đầu tư nâng cấp đường giao thông nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại và sản xuất, kinh doanh. Tổ chức nông dân (TCND) tham gia liên minh được DA hỗ trợ trên 1,452 tỉ đồng để mua máy móc, vật tư phân bón phục vụ sản xuất. DN được hỗ trợ trên 389 triệu đồng để phát triển thị trường, quảng bá thương hiệu. Ông Nguyễn Đình Nam, Giám đốc Công ty TNHH Nông sản Nam Việt, cho biết: “Diện tích xoài ở Cát Hanh khá lớn, trồng tập trung nên thuận lợi trong việc tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về chăm sóc, bảo vệ xoài và thu mua sản phẩm. Hơn nữa, ở đây có nhiều diện tích xoài thuần chủng là xoài cát Hòa Lộc; nông dân chịu khó học hỏi và áp dụng kỹ thuật mới vào thực tế. Đặc biệt, mùa vụ thu hoạch xoài ở đây thường trái vụ với các vùng xoài khác, mùi vị xoài thơm ngon, nên đầu ra sản phẩm rất có triển vọng.” Ngày 12/2, ông Nguyễn Văn Thực, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Xoài cát Hòa Lộc, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) cho biết, Hợp tác xã vừa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tổng số hơn 100 tấn. Hợp tác xã Xoài cát Hòa Lộc hiện có khoảng 86 6 xã viên, với trên 100 ha diện tích trồng xoài cát Hòa Lộc chuyên canh, sản lượng xoài gần 400 tấn/năm. Xoài cát Hòa Lộc là 1 trong 7 loại trái cây đặc sản của tỉnh Tiền Giang, đồng thời cũng là sản phẩm trái cây đầu tiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Được biết, Tiền Giang hiện có trên 4.000 ha xoài cát Hoà Lộc, tập trung chủ yếu ở huyện Cái Bè. Xoài tứ quý đã được Cục Khuyến nông Khuyến lâm, Bộ Nông nghiệp &PTNT đã cấp giấy chứng nhận giống xoài cao sản với tên gọi “xoài cao sản Thanh Sơn” cho ông Nguyễn Thanh Sơn ở ấp Phú Đa, Xã Vĩnh Bình, Chợ Lách, Bến Tre là "địa chỉ xanh vườn giống" vào năm 2002… 1.2.2 Trong tỉnh Đồng Tháp Huyện Cao Lãnh được gọi là “vương quốc của Xoài” và là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về diện tích trồng xoài với hơn 4.000 ha trong tổng số 5.598 ha diện tích cây ăn trái trên toàn huyện. Trong đó, trồng nhiều nhất là xoài cát Chu và xoài cát cùng loại với xoài cát Hoà Lộc với sản lượng ước tính khoảng 30.000 tấn xoài/năm. Xoài Cao Lãnh từ lâu đã là loại trái cây đặc sản nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp. Nhiều năm qua, xoài Cao Lãnh được đánh giá cao trên thị trường tiêu thụ do chất lượng cao và ổn định. Tại các cuộc thi trái ngon vùng ĐBSCL, xoài Cao Lãnh luôn chiếm được những giải thưởng cao. Xoài ở Cao Lãnh có 2 giống chính: - Xoài Cát Chu Cao Lãnh (dán tem trắng - tên khoa học Mangifera Indica): Đây là giống xoài truyền thống của địa phương có từ rất lâu đời. Tương truyền, ngày xưa vua Gia Long lánh nạn ở Nha Mân, rất thích dùng xoài Cao Lãnh. Người đẹp Nha Mân vốn gốc là cung tần, phi nữ của Gia Long, còn giống xoài thì được tôn xưng là xoài ngự vì tốt mã lại thơm ngon. Sở dĩ có tên như vậy là vì đầu trái xoài, nơi có cuống thường “chu” ra. Cũng có người cho rằng gọi là xoài Cát Chu vì màu thịt và vỏ trái khi chín hơi ửng đỏ (chu sa). Xoài có trọng lượng trung bình 300-450g/quả, thịt xoài mềm mà hơi dai, vị ngọt dịu và thơm lừng. - Xoài Cao Lãnh (dán tem xanh tên khoa học Mangifera Indica L): Đây là giống xoài cát cùng loại đã được trồng ở Hòa Lộc (Tiền Giang) được du nhập vào Cao Lãnh từ thập niên 60. Có lẽ nhờ hợp thổ nhưỡng mà phẩm chất xoài ngon vượt trội so với xoài cùng giống được trồng ở những địa phương khác. Giống xoài này quả trọng lượng nặng, to và thon dài hơn giống xoài Cát Chu truyền thống. Đồng thời màu sắc thịt lẫn vỏ đều 7 hấp dẫn nên hiện rất được ưa chuộng. Quả xoài có trọng lượng trung bình 450-600g/quả, khi chín vỏ màu vàng nhạt, thịt quả màu vàng tươi và vị ngọt đậm đà. 2 - LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG QUỐC GIA MỤC TIÊU 2.1 Nhật Bản 2.1.1 Tổng quan Tên nước: Nhật Bản Thủ đô: Tokyo Diện tích: 377.915 km2 Dân số: 127,4 triệu người (tính đến tháng 12/2012), trong đó người Nhật Bản 98,5%, Hàn Quốc 0,5%, Trung Quốc 0,4%, khác 0,6%. Tôn giáo: 83,9% theo Thần Đạo, 71,4% theo Phật Giáo, 2% theo đạo Thiên Chúa Giáo, và 7,8% theo các đạo khác (nhiều người Nhật theo cả Thần Đạo và Đạo Phật). Đơn vị tiền tệ: Đồng Yên (JPY) – Tỷ giá 1USD = 89 Yen Nhật Bản có nền kinh tế phát triển, đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ, với năng suất và kỹ thuật tiên tiến, Nhật Bản đạt được những thành tựu này từ một điểm xuất phát hầu như bị phá huỷ hoàn toàn sau chiến tranh, làm nên “Sự thần kỳ kinh tế Nhật Bản” trong những năm 70. Tháng 3 năm 2011, thảm họa kép sóng thần và động đất tại vùng Đông Bắc Nhật Bản đã khiến nước này rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn. Hiện nay, Nhật Bản đang thực hiện tái cơ cấu, khôi phục lại nền kinh tế. Với truyền thống cần cù, sáng tạo, tiềm lực về khoa học công nghệ và tài chính hùng mạnh, kinh tế Nhật sẽ sớm phục hồi và tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu kinh tế thế giới. 2.1.2 Các chỉ số kinh tế Bảng 1: Chỉ số kinh tế Nhật Bản năm 2010, 2011, 2012. Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 GDP 4.478 tỷ USD 4.444 tỷ USD 4.617 tỷ USD (tăng 3.9%) Tăng trưởng GDP 4,5% - 0,8% 2,2% GDP theo đầu người 35.000 USD 34.700 USD 36.200 USD (Tăng 4,3%) Lực lượng lao động 65,9 triệu người 65,91 triệu người 65,27 triệu người Tỷ lệ thất nghiệp 5% 4,6% 4,4% 8 Tỷ lệ lạm phát - 0,7% - 0,3% 0,1% Kim ngạch xuất khẩu 730,1 tỷ USD 787 tỷ USD 792,9 tỷ USD Kim ngạch nhập khẩu 639,1 tỷ USD 807,6 tỷ USD 856,9 tỷ USD (Nguồn: VCCI) 2.1.3 Quan hệ kinh tế với Việt Nam Ngày 7/4/2003, bắt đầu thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản. Ngày 14/11/2003, ký kết Hiệp định bảo hộ thúc đẩy và tự do hóa đầu tư Việt – Nhật, tạo cơ sở thuận lợi và thúc đẩy các nhà đầu tư Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Ngày 25/12/2008, ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA). VJEPA là một thoả thuận song phương mang tính toàn diện bao gồm các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, di chuyển lao động, hợp tác về tiêu chuẩn kỹ thuật… Bảng 2: KIM NGẠCH NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – NHẬT BẢN Đơn vị: Tỷ USD 2008 2009 2010 2011 2012 Việt Nam xuất khẩu qua Nhật 8,54 6,3 7,7 10,78 13,1 Việt Nam nhập khẩu từ Nhật 8,24 7,3 9,0 10,4 11,6 Tổng kim ngạch XNK 16,78 13,6 16,7 21,18 24,7 (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Về thương mại, Nhật Bản luôn là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam, hiện đang đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Mỹ, là thị trường xuất khẩu thứ 3 có cán cân thương mại tương đối cân bằng. Năm 2011 Nhật Bản phải chịu đại thảm họa động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân trầm trọng, nhưng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, công nghiệp và đầu tư giữa hai nước vẫn phát triển mạnh mẽ. Riêng về thương mại, theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại giữa hai nước từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2011 đạt 16,945 tỷ USD, tăng 25,27% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật đạt 8,543 tỷ USD, tăng 37,72%. Dự kiến, kim ngạch hai chiều năm 2011 sẽ đạt khoảng 20,3 tỷ USD, xuất khẩu đạt 10,3 tỷ USD Thị trường Nhật tuy vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng chắc chắn sẽ mở ra thuận lợi. Để tăng nhanh, tăng mạnh và bền vững xuất khẩu sang Nhật Bản, các doanh nghiệp Viêt 9 Nam phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu số 1 về nhập khẩu là vệ sinh, an toàn thực phẩm theo Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm Nhật Bản. 2.2 Vương quốc Anh 2.2.1 Tổng quan Tên nước: Vương quốc Anh Thủ đô: London Diện tích: 243.610 km² Dân số: 63.047.162 người (ước tính đến 7/2012) Tôn giáo: Đạo Cơ đốc (Anglican, Thiên chúa giáo, Giáo hội trưởng lão, hội Giám lý) 71,6%; Hồi giáo 2,7%; đạo Hindu 1%; các đạo khác 1,6%, không theo tôn giáo hoặc tôn giáo khác 23,1% (điều tra năm 2001) Ngôn ngữ: Tiếng Anh, tiếng xứ Wales (khoảng 26% dân số xứ Wales), tiếng Scotland kiểu Xentơ (khoảng 60.000 người ở Scotland) Đơn vị tiền tệ: Bảng Anh (GBP)– Tỷ giá 1 GBP = 1,62 USD Kinh tế Anh là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, chủ yếu dựa vào khu vực kinh tế tư nhân (chiếm 80% sản lượng và 75% lao động). Trong những năm 80, dưới thời Thủ tướng M. Thatcher, Anh đi đầu các nước phương Tây trong việc tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước. Anh hiện là nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới (thứ 2 trong EU sau Đức) với GDP năm 2011 đạt 2.481 tỷ USD, GDP trên đầu người năm 2011 đạt 35.900 USD. Anh nổi bật là một trong những nền kinh tế toàn cầu hoá nhất thế giới, với chính sách tự do thương mại, chống bảo hộ (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Anh năm 2010 hơn 900 tỷ USD). Anh là thành viên quan trọng của các tổ chức kinh tế như OECD, WTO... Thành phố London là một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất thế giới cùng với New York và Tokyo. 2.2.2 Các chỉ số kinh tế Bảng 3: Chỉ tiêu kinh tế Vương Quốc Anh năm 2010, 2011, 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 GDP 2.308 tỷ USD 2.325 tỷ USD 2.323 tỷ USD Tăng trưởng GDP 1,8% 0,8% -0,1% GDP theo đầu người 37.100 USD 37.100 USD 36.700 USD Lực lượng lao động 31,76 triệu 31,9 triệu 10 Tỷ lệ thất nghiệp 7,8% 8,1% 7,8% Tỷ lệ lạm phát 3,3% 4,5% 2,8% Kim ngạch xuất khẩu 410,2 tỷ USD 479,2 tỷ USD 481 tỷ USD Kim ngạch nhập khẩu 563,2 tỷ USD 639 tỷ USD 646 tỷ USD (Nguồn: VCCI) 2.2.3 Quan hệ kinh tế với Việt Nam Việt Nam và Anh thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ ngày 11/9/1973. Hiện nay quan hệ Việt-Anh có thể nói đang phát triển khá rộng trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, quốc phòng… Anh đã ký với ta
Luận văn liên quan