Đề tài Chiến lược thâm nhập thị trường Myanmar của công ty Yến Sào Khánh Hòa

Yến sào Khánh Hòa là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh khánh hòa. nhiệm vụ chính là quản lý, khai thác và phát triển nguồn lợi yến sào. Ngành nghề kinh doanh của Công ty:  Quản lý, khai thác, chế biến và kinh doanh xuất - nhập khẩu trực tiếp sản phẩm yến sào.  Sản xuất nước giải khát cao cấp từ yến sào, chế biến các sản phẩm từ yến sào và các loại hải sản cao cấp.  Dịch vụ du lịch, nhà hàng ăn uống .  Thu mua, gia công chế biến, kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng nông - thủy sản các lọai, vật liệu và công cụ phục vụ sản xuất.  Kinh doanh, mua bán ký gửi hàng hóa. Trong đó, quản lý, khai thác, chế biến và kinh doanh xuất - nhập khẩu trực tiếp sản phẩm yến sào là ngành nghề kinh doanh chính của Công ty. Các sản phẩm của công ty mang nhãn hiệu Sanest, Sanest Tourist, Nha Trang Trourismcom, Sanatech, Sanna, Sanest Food đã được cục sở hữu trí tuệ cấp giấy đăng ký nhãn hiệu và trở thành thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng và lựa chọn.

doc29 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3812 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược thâm nhập thị trường Myanmar của công ty Yến Sào Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC KHÁI QUÁT CÔNG TY SANEST VÀ SẢN PHẨM: Giới thiệu công ty Sản phẩm xuất dự kiến Thị trường xuất dự kiến PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH MYANMAR 1. Khái quát chung 2. Phân tích thị trường. 3. Những rào cản và vấn đề cần lưu ý đối với hàng hóa Việt nam khi vào Myanmar PHÂN TÍCH SWOT Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Nguy cơ CHIẾN LƯỢC MARKETING - MIX TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CHI PHÍ DỰ KIẾN Tổ chức thực hiện Chi phí dự kiến KHÁI QUÁT CÔNG TY SANEST VÀ SẢN PHẨM: Giới thiệu công ty: CTY TNHH NHÀ NƯỚC 1 THÀNH VIÊN YẾN SÀO KHÁNH HÒA (KHANH HOA SALANGANES NEST COMPANY) - Trụ sở chính : 248 Thống Nhất - Nha Trang - Khánh Hòa. - Điện thoại : (058) 3822472 - 3826462 - Fax : (058) 3829267 - Website www.yensaokhanhhoa.com.vn - Giấy phép kinh doanh số : 103819 ngày 29/01/1993. Yến sào Khánh Hòa là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh khánh hòa. nhiệm vụ chính là quản lý, khai thác và phát triển nguồn lợi yến sào. Ngành nghề kinh doanh của Công ty: ( Quản lý, khai thác, chế biến và kinh doanh xuất - nhập khẩu trực tiếp sản phẩm yến sào. ( Sản xuất nước giải khát cao cấp từ yến sào, chế biến các sản phẩm từ yến sào và các loại hải sản cao cấp. ( Dịch vụ du lịch, nhà hàng ăn uống . ( Thu mua, gia công chế biến, kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng nông - thủy sản các lọai, vật liệu và công cụ phục vụ sản xuất. ( Kinh doanh, mua bán ký gửi hàng hóa. Trong đó, quản lý, khai thác, chế biến và kinh doanh xuất - nhập khẩu trực tiếp sản phẩm yến sào là ngành nghề kinh doanh chính của Công ty. Các sản phẩm của công ty mang nhãn hiệu Sanest, Sanest Tourist, Nha Trang Trourismcom, Sanatech, Sanna, Sanest Food… đã được cục sở hữu trí tuệ cấp giấy đăng ký nhãn hiệu và trở thành thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng và lựa chọn. Sản phẩm xuất dự kiến : ( Bánh cao cấp yến sào (sanest cake )  Bánh yến sào được sản xuất trên dây truyền đồng bộ khép kín, công nghệ tiên tiến của Cộng hòa Liên bang Đức. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và các chuẩn mực an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP – FSS 1999. Điểm đặc biệt và cũng là yếu tố mang giá trị vượt trội của bánh Yến sào Sanest Cake là sự kết hợp độc đáo giữa các nguyên liệu chế biến có chất lượng ngoại nhập từ Hoa Kỳ và châu  Âu với nguồn dinh dưỡng Yến sào được khai thác từ các đảo Yến ở Khánh Hòa. Sự kết hợp này đã tạo ra một hương vị độc đáo, một giá trị đinh dưỡng để đưa Sanest Cake trở thành một sản phẩm đẳng cấp cao. Ngoài chất lượng vượt trội, bánh Yến Sanest Cake còn là một sản phẩm có hình thức bao bì đẹp, sang trọng với khả năng bảo quản không thua kém một sản phẩm ngoại nhập nào. Hiện nay thương hiệu bánh Sanest Cake của Công ty đã được đăng ký nhãn hiệu độc quyền trên 42 quốc gia, được xuất khẩu ra nhiêu thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Trung Quốc… ( Nước Sanest lọ :  Nước yến cô đặc được chưng từ yến sào nguyên chất, có giá trị dinh dưỡng cao .Công dụng bổ phổi, bổ huyết, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Dùng thường xuyên sẽ đẹp da, chống lão hoá, tăng tuổi thọ, phục hồi cơ thể, giảm căng thẳng thần kinh. Phục hồi sức khỏe nhanh chóng trong thời gian dưỡng bệnh, sau phẫu thuật. Kích thích tiêu hoá, tạo giấc ngủ sâu. Có sản phẩm có đường và không đường đa dạng trong lựa chọn. Thị trường xuất dự kiến : Tại sao là Myanmar?( Tìm Đại Dương xanh ở Myanmar),( Myanmar-Những Bất ngờ-1),( Myanmar-Những Bất ngờ-2) Công ty quyết định xuất sang Myanmar bởi những lý do sau: Tất cả mọi sản phẩm ở đây đều thiếu, từ điện và điện tử, nguyên phụ liệu may mặc, vật liệu xây dựng, hóa chất đến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, phân bón... Trong khi đó, các sản phẩm sản xuất nội địa mới chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu, đã vậy chất lượng lại kém và mẫu mã nghèo nàn. Đó là những nhận định về thị trường Myanmar hiện nay của Đại sứ Việt Nam tại Myanmar, ông Chu Công Phùng. Myanmar vừa thoát khỏi cơ chế bao cấp, kinh tế chưa phát triển và đang đi vào giai đoạn mở cửa với nhiều chính sách ưu đãi dành cho đầu tư và xuất nhập khẩu. Thêm vào đó, sắp tới, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ dần xóa bỏ cấm vận, giúp nước này hòa nhập sâu hơn vào thị trường thế giới. Nắm bắt cơ hội, Thái Lan và Trung Quốc đã sớm đầu tư phát triển mạnh sang đây. Thế nhưng, theo ông Từ Minh Thiện, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM, trong khi hàng Trung Quốc bị người Myanmar chê là chất lượng kém thì một số mặt hàng của Thái Lan lại có giá cao hơn hàng Việt Nam dù chất lượng tương đương. Chẳng hạn, trong một lần khảo sát thị trường tại siêu thị ở Myanmar, đại diện Công ty Nhôm Nhựa Kim Hằng nhận thấy, nhiều sản phẩm Thái Lan cùng loại được bày bán có chất lượng kém hơn nhưng giá lại cao hơn đến 50%. Bên cạnh đó, với những chính sách ưu đãi xuất nhập khẩu của Myanmar, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường tại đây là khá lớn. Hơn nữa, chính sách hàng đổi hàng sẽ tạo điều kiện cho các nhà nhập khẩu trao đổi trực tiếp mặt hàng nhập Một điểm đáng lưu ý nữa là nhu cầu dùng hàng Việt Nam của người Myanmar rất cao. Trong hội chợ hàng Việt Nam tại Myanmar cuối năm 2009 và tháng 4.2010, các sản phẩm của Việt Nam đều được bán hết trong ngày đầu tiên dù giá cao gấp đôi so với giá tại Việt Nam. Giới thượng lưu của Myanmar có sức mua khá lớn(Tập đoàn Sông Đà đem những bộ bàn ghế có giá 10.000USD/bộ sang tham gia hội chợ ở Myanmar đều được bán hết sạch.) PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH MYANMAR Khái quát chung : Tên nước  Liên bang Mi-an-ma   Thủ đô  Nay Pyi Taw   Diện tích  676.577 Km2   Dân số  58.000.000 triệu người   Tỷ lệ tăng dân số  0.00815   Ngôn ngữ  Tiếng Miến Điện   Hệ thống luật pháp  Dựa trên thông luật của Anh   Tỷ lệ tăng trưởng GDP  0.055   GDP theo đầu người:  1100 USD   Lực lượng lao động:  triệu người   Tỷ lệ thất nghiệp:  0.052   Lạm phát  0.395 (năm 2009)   Vị trí địa lý: Thuộc Đông Nam Á, Giáp với biển Adaman, giữa Băng La Đét và Thái Lan Cấu trúc độ tuổi theo dân số: 0-14 tuổi: 26.1% 15-64 tuổi: 68.6% Từ 65 tuổi trở lên: 5.3% GDP theo cấu trúc ngành: Nông nghiệp: 53.9% Công nghiệp: 10.6% Dịch vụ: 35.5% Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp: Nông nghiệp: 70% Công nghiệp: 7% Dịch vụ: 23% Sản phẩm nông nghiệp: Gạo, đậu, vừng, mía (đường), cá và các sản phẩm từ cá, gỗ cứng Công nghiệp: Chế biến nông sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, đồng, thiếc, vonfram, sắt, vật liệu xây dựng, dược phẩm, phân bón, khí tự nhiên, hàng may mặc, ngọc bích, đá quí Xuất khẩu: 6.6 tỉ (USD) + Mặt hàng xuất khẩu: Khí, sản phẩm từ gỗ, đậu, cá, gạo, quần áo, ngọc và đá quí + Đối tác xuất khẩu: Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Nhập khẩu: 2.642 tỉ (USD) + Mặt hàng nhập khẩu: Sợi, sản phẩm từ dầu lửa, phân bón, nhựa, máy móc, thiết bị vận tải, xi măng, vật liệu xây dựng, dầu thô, thực phẩm, dầu ăn + Đối tác nhập khẩu: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Việt Nam Phân tích thị trường: A.Tình hình chính trị : Từ khi giành được độc lập (1948) đến năm 1962, Mi-an-ma là nhà nước Liên bang theo chế độ dân chủ đại nghị. Từ năm 1962 đến năm 2009 tình hình chính trị bất ổn do sự cạnh tranh của các Đảng phái chính trị (điển hình là giữa Đảng phái của Bà Ong San Su Chi và chính quyền quân đội) Sự độc tài của chính quyền đã buộc Mỹ và EU cấm vận đất nước này từ năm 1988 , khiến đất nước bị cô lập và tụt hậu so với các nước trong khu vực Mãi đến cuối năm 2009 dưới sức ép bị cấm vận và sự bất bình của các tổ chức, các nước về cách quản lí nhà nước của chính quyền quân đội mà tình hình căng thẳng của các đảng phái trở nên tốt hơn cùng bắt tay nhau mở cửa thị trường để phát triển kinh tế quốc gia vốn đã bị cô lập hơn 46 năm nay. Ngày 7/11/2010 sẽ tiến hành bầu cử tự do, công bằng giữa các Đảng phái với sự giám sát của bạn bè khu vực và thế giới. Chấm dứt sự bất ổn về chính trị.Hướng hẹn về một nền kinh tế phát triển và một môi trường đầu tư tiềm năng. B. Tình hình kinh tế: Từ năm 1988, Mi-an-ma tiến hành cải cách nền kinh tế từ hành chính bao cấp sang nền kinh tế thị trường, ban hành luật đầu tư nước ngoài, cho phép thành lập lại các doanh nghiệp tư nhân Trong cải cách kinh tế, Mi-an-ma đã thu được một số kết quả nhất định. Tăng trưởng GDP từ 1989 đến 1996 lần lượt được cải thiện. Trong kế hoạch 5 năm (1996-2001), GDP của Mi-an-ma phát triển trung bình 6%/năm. Chính phủ đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế 10 năm từ 2001-2011 với mức tăng trưởng GDP trung bình là 7,2%/năm. Mi-an-ma là một nước giầu tài nguyên, đất đai phì nhiêu với tổng diện tích trồng trọt khoảng 23 triệu héc ta. Nông nghiệp chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu.Hiện chỉ xuất khẩu những sản phẩm thô với giá tương đối thấp. Nền kinh tế Myanmar vẫn đang trong giai đoạn bị đóng cửa và cấm vận cho nên tình hình hoạt động sản xuất bán buôn vẫn còn rất nhiều hạn chế .Phần lớn hàng hóa trên thị trường phụ thuộc vào nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc và Thái Lan… Nền công nghiệp còn yếu kém (9%), hiện chỉ đáp ứng khoảng 15% nhu cầu trong nước nên Myanmar đang thiếu trầm trọng sản phẩm hàng hóa các loại, nhất là hàng tiêu dùng. Có đến 90% hàng công nghiệp và tiêu dùng của Myanmar phải nhập khẩu từ hơn 115 nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài mới đạt 15 tỷ USD, nhiều lĩnh vực như công nghiệp, sản xuất, dịch vụ, y tế... còn bỏ ngỏ. Trong bối cảnh thị trường đang chuyển đổi mô hình kinh tế, Myanmar thực sự là một thị trường nhiều tiềm năng và phù hợp với các nhà đầu tư. C. Chính sách đối ngoại: Chính sách đối ngoại của Mi-an-ma là quan hệ hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới đặc biệt với các nước láng giềng, khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi. Mi-an-ma là thành viên của Tổ chức ASEAN, Phong trào Không Liên kết và Liên Hợp quốc. Hiện nay, Mỹ và EU điều chỉnh chính sách với Mi-an-ma theo hướng mềm mỏng hơn, triển khai cả hai biện pháp là trừng phạt và tiếp cận nhằm đạt được cùng mục tiêu; Mỹ sẽ từng bước dỡ bỏ cấm vận và cải thiện quan hệ nếu Mi-an-ma đáp ứng yêu cầu của Mỹ, có những tiến bộ thực chất, nhất là trong lần bầu cử vào tháng 11 tới. Tuy bị sức ép mạnh của chính quyền Mỹ và các nước phương Tây, nhưng quan hệ của Mi-an-ma với các tổ chức phi chính phủ hoặc có tính nhân dân của các nước phương Tây, kể cả Mỹ, Anh vẫn được duy trì. Các NGO vẫn tiếp tục giúp đỡ Mi-an-ma các dự án xây dựng trường học, giúp đào tạo y tế, dân sinh... D.Chính sách xuất nhập khẩu: d.1-Chế độ thương mại: Chính phủ Myanmar đã đề ra các giải pháp phát triển thương mại như sau: Đổi mới cơ chế, chính sách kinh tế - thương mại, khu vực tư nhân và các doanh nghiệp tư nhân được tham gia kinh doanh xuất - nhập khẩu - là lĩnh vực mà trước đây Nhà nước độc quyền. Phát triển thương mại biên giới theo đúng luật pháp để phát triển và tăng cường quan hệ thương mại song phương với các nước láng giềng (Trung Quốc, Ấn Độ,Bangladesh, Thái Lan, Lào,Việt Nam). Tổ chức lại các thủ tục xuất - nhập khẩu. Giảm bớt các hàng rào kỹ thuật trong thương mại và đơn giản hóa các thủ tục nhằm mục tiêu thuận lợi hóa hoạt động của doanh nghiệp và đẩy mạnh hoạt động ngoại thương. Khuyến khích các nhà xuất khẩu bằng cách cho phép các nhà xuất khẩu được phép nhập khẩu hàng hóa toàn bộ số ngoại tệ mà họ thu được từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Khai báo thương mại theo các luật lệ cần thiết đã ban hành phù hợp với môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Miễn thuế doanh thu và thuế nhập khẩu đối với một số hàng hóa nhập khẩu như: phân bón, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, thuốc trừ sâu, tân dược và nguyên - vật liệu phục vụ sản xuất. Tổ chức lại và nâng cao vai trò hoạt động của Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Myanmar (UMFCCI) để xúc tiến thương mại và công nghiệp của khu vực tư nhân. d.2-Chính sách xuất khẩu: Chính sách xuất khẩu của Myanmar là xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế và đa dạng hóa thị trường nước ngoài bằng cách sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực trong nước. Cơ chế quản lý xuất - nhập khẩu của Myanmar vẫn còn nhiều thủ tục hành chính như: giấy phép kinh doanh xuất - nhập khẩu trực tiếp, giấy phép xuất - nhập khẩu từng chuyến hàng. Doanh nghiệp trong nước được phép kinh doanh cả xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Trong số 46.352 công ty của Myanmar đang hoạt động (tính đến cuối năm 2005) thì chỉ có khoảng hơn 2.000 công ty được phép tham gia kinh doanh xuất - nhập khẩu trực tiếp. Trong số hơn 2.000 công ty tham gia kinh doanh xuất - nhập khẩu trực tiếp thì chủ yếu là doanh nghiệp có vốn trong nước, một số ít là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Doanh nghiệp FDI chỉ được phép xuất khẩu hàng hóa, không được phép nhập khẩu hàng hóa (ngoài việc nhập khẩu nguyên - phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu d.3.Chính sách nhập khẩu: Chính sách nhập khẩu hàng hóa không được cản trở hoạt động xuất khẩu hàng hóa mà là phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng hóa; thực hiện cân bằng thương mại, không được nhập siêu hàng hóa, với phương châm:”có xuất thì mới có nhập” Các doanh nghiệp tư nhân được khuyến khích nhập khẩu hàng hóa thiết yếu; công nghệ, máy móc, thiết bị; nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và một số hàng hóa tiêu dùng thiết yếu mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong từng thời điểm. Giấy phép xuất - nhập khẩu từng chuyến hàng do Tổng Vụ Thương mại, Bộ Thương mại Myanmar ký có giá trị trong vòng 3 tháng kể từ ngày cấp phép. Giấy phép xuất khẩu từng chuyến hàng không phải trả lệ phí với bất cứ loại hàng hóa xuất khẩu nào, kể cả nông sản. Tất cả hàng hóa nhập khẩu đều phải trả lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu từng chuyến hàng, thuế nhập khẩu hàng hóa và thuế doanh thu. E.Chính sách Thuế: Thuế nhập khẩu cùng với thuế doanh thu được nộp tại cửa khẩu hải quan khi thông quan hàng hóa nhập khẩu. Thuế nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ở trong nước và hàng hóa thiết yếu với mức thuế suất rất thấp, trong khi thuế nhập khẩu hàng hóa xa xỉ thì có mức thuế suất cao nhất. Thuế doanh thu được thu theo biểu thuế của Đạo Luật Thuế Doanh thu năm 1991, và mức thuế rất khác nhau tùy thuộc vào loại hàng hóa và dịch vụ. Đối với những loại hàng hóa không được miễn thuế doanh thu, mức thuế nhập khẩu hàng hóa là 5%, 10%, 20%, 25% theo tính chất của hàng hóa. Những loại thực phẩm đặc biệt, có ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng như thuốc lá, rượu,… thì mức thuế trên 25%. Đánh giá thuế nhập khẩu hàng hóa được dựa trên giá trị có thể đánh giá của hàng hóa, đó là tổng số giá CIF và các chi phí bốc dỡ hàng hóa (0,5% của giá CIF) đối với hàng hóa đã nhập khẩu. Thuế doanh thu cùng với thuế nhập khẩu được tập hợp và nộp tại cửa khẩu thông quan hàng hóa nhập khẩu. F.Thanh toán xuất nhập khẩu: Do bị Mỹ và EU thực hiện cấm vận nên hiện nay việc thanh toán trong hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa giữa doanh nghiệp Myanmar với doanh nghiệp nước ngoài (trong đó có doanh nghiệp Việt Nam) tương đối khó khăn, chủ yếu thông qua một số ngân hàng ở Singapore Các doanh nghiệp Việt Nam thường thanh toán qua các Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) và Ngân hàng HSBC tại Singapore hoặc chi nhánh của hai ngân hàng này tại thành phố Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp Myanmar thường thanh toán qua các Ngân hàng ở Yangon, Myanmar. Có 3 ngân hàng thương mại nhà nước là: Ngân hàng Ngoại thương Myanmar, Ngân hàng Thương mại và Đầu tư Myanmar và Ngân hàng Kinh tế Myanmar , hướng dẫn, quản lý các giao dịch ngoại thương của Liên bang Myanmar. MEB mở các Văn phòng Chi nhánh tại các điểm thông quan trao đổi thương mại hàng hóa bằng đường bộ với các nước láng giềng. Do quy mô xuất - nhập khẩu của Myanmar còn nhỏ bé nên các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp Myanmar rất thiếu ngoại tệ mạnh Các doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hóa của Myanmar chỉ có thể nhập khẩu hàng hóa bằng số tiền mà họ thu được khi tham gia xuất khẩu hàng hóa; họ không thể mua ngoại tệ mạnh ở các ngân hàng thương mại của Myanmar mà chỉ có thể mua ngoại tệ mạnh ở thị trường chợ đen như USD, Euro, bảng Anh, Yên Nhật,… Tỷ giá chính thức ở Ngân hàng Ngoại thương Myanmar là 1 USD = 5,7 Kyats (Tháng 3 năm 2009). Tuy nhiên, doanh nghiệp Myanmar không thể mua được USD theo tỷ giá này. Tỷ giá ở thị trường chợ đen ngày 8 tháng 3 năm 2009 là 1 USD = 1.000 Kyats. Một số công ty của Myanmar bị Mỹ và EU cấm vận, phong tỏa tài sản. Bởi vậy, các công ty này không thể thanh toán qua ngân hàng với các đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam không nên xuất - nhập khẩu hàng hóa với các công ty nói trên vì rất mạo hiểm, có thể bị mất tiền và mất hàng hóa. Hình thức thanh toán các doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng khi làm ăn với khách hàng Myanmar là qua thư tín dụng (L/C) Hiện tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã mở văn phòng đại diện tại Yangon làm cơ sở bước đầu cho việc liên doanh ngân hàng giữa hai nước, sẽ là hậu thuẫn quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam thanh toán quốc tế cũng như vay vốn, chuyển khoản khi làm ăn với Myanmar G.Quan hệ Việt Nam và Myanmar: Ngày 28/5/1975 Hai nước chính thức đặt quan hệ ngoại giao. Thời gian gần đây, quan hệ Việt Nam - Myanmar không ngừng được củng cố, phát triển trên nhiều lĩnh vực; nhiều hiệp định, thỏa thuận đã được ký kết.Sáu tháng đầu năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Myanmar đạt 56 triệu USD, tăng 86,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Việt Nam xuất khẩu qua Myanmar đạt 16 triệu USD, tăng 53% và nhập khẩu từ Myanmar khoảng 40 triệu USD Đặc biệt, chuyến thăm và làm việc tại Myanmar của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng 4 vừa qua đã làm “sống” lại các hiệp định ký kết giữa hai nước (thương mại, du lịch, đầu tư…). Trong chuyến làm việc trên của Thủ tướng cũng đã có thêm trên 20 dự án với vốn đăng ký khoảng 1 tỷ USD của DN Việt Nam ký kết với DN Myanmar (Tôn Hoa Sen, Hoàng Anh Gia Lai, BIDV, VNPT, Viettel…). Mới đây, một đường bay thẳng từ Hà Nội đến Myanmar cũng đã được đưa vào hoạt động và tương lai sẽ có thêm một đường bay thẳng nữa từ TP.HCM đến Myanmar. Việt Nam và Myanmar còn tích cực đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ các tổ chức đa phương trong khu vực như: ASEAN, Tiểu vùng Mekong (GMS), Chiến lược phát triển kinh tế ba dòng sông (ACMECS)…, Trong buổi lễ kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Myanmar (28/5/1975-28/5/2010) ngày 2/6 ông Khin Maung Soe khẳng định, sự hợp tác của Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển của Myanmar với Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam cũng như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ giúp thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác song phương của hai nước. H.Văn hóa và thói quen tiêu dùng: Người dân Myanmar chủ yếu theo đạo Phật, hiền lành, thật thà, chất phác. Người dân và doanh nhân Myanmar thường rất thích được tặng quà dù chỉ là món quà nhỏ. Nhu cầu, phong tục tập quán, thị hiếu tiêu dùng của thị trường Myanmar cũng có một số nét đặc trưng riêng, người tiêu dùng ở thị trường Myanmar thích hoa quả, bánh kẹo có độ ngọt cao, hơi cay, không có vị chua. Cả nam và nữ ở thị trường Myanmar thì lại thường thích mặc loongyi (một tấm vải quấn quanh người giống như váy) Bởi vậy, đối với những hàng hóa có thể gia giảm được thiết kế, công thức sản xuất (như quần áo, giầy dép, mũ, rượu bia, bánh kẹo, nước ngọt,…) thì nhà sản xuất Việt Nam có thể sản xuất hàng hóa theo “thị hiếu” của thị trường Myanmar. Đặc biệt với mặt hàng bánh kẹo, sẽ là rất tiềm năng vì đặc trưng thích ăn đồ ngọt của người bản xứ. Nhu cầu về mặt hàng bánh kẹo khá cao trong khi nguồn cung trong nước còn rất thấp bởi những nguyên nhân sau: + Thứ nhất: Do đóng cửa trong một thời gian dài nên các công nghệ chế biến bánh kẹo còn kém và chất lượng không cao + Thứ hai : Việc thiếu đường nguyên liệu là nguyên nhân chính khiến công nghiệp bánh kẹo tại Myanmar cũng bị chậm phát triển theo. Công nghiệp chế biến nông sản (trong đó có chế biến mía đường) của Myanmar chưa
Luận văn liên quan