Hai mươi năm đầu của thế kỉ XXI là một thời kì cơ hội chiến lược mà Trung Quốc có thể làm được nhiều việc. Nửa đầu thế kỉ XXI, Trung Quốc lại có mục tiêu hùng vĩ nhằm vào xây dựng toàn diện xã hội khá giả, thực hiện hiện đại hóa. Do đó, việc lựa chọn chiến lược phát triển như thế nào là một vấn đề ra đang được Trung Quốc quan tâm.
Trong tình hình mới khi lợi ích quốc gia của các nước trên thế giới hiện nay đan xen và hòa hợp cao độ, giữa các nước lớn cùng tồn tại sự đối kháng và hợp tác cùng có nhu cầu với nhau, không bên nào có thể thay thế bên nào, không có hợp tác hoàn toàn cũng không có đối kháng hoàn toàn, Trung Quốc phải nhận biết được xu hướng thế giới mới nắm chắc quyền chủ động trong môi trường quốc tế đầy biến động trong môi trường quốc tế đầy biến động phức tạp và cạnh tranh gay gắt.
Vấn đề Trung Quốc trỗi dậy đã trở thành một trong những chủ đề nổi bật và đáng chú ý của nền chính trị quốc tế thời kì sau chiến tranh lạnh. Một Trung Quốc đang trỗi dậy sẽ gây ra sự quan ngại không những cho các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, hay Nga mà ngay cả cho những nước trong khu vực, những đối tượng chịu tác động trực tiếp từ sự trỗi dậy này. Do đó, sự hoài nghi và cảnh giác cũng như dè chừng trong quan hệ với Trung Quốc của các nước trong khu vực là điều không thể tránh khỏi.
Do đó, hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã có những bước điều chỉnh về mặt chính sách nhằm xoa dịu sự lo sợ về cái gọi là “thuyết mối đe dọa Trung Quốc” đồng thời xây dựng và củng cố hơn nữa lòng tin của các nước trong khu vực về hình ảnh một Trung Quốc “ôn hòa”, sẵn sàng gánh vác và chia sẻ lợi ích cũng như trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề trong khu vực. Song song với việc gia tăng quyền lực cứng cụ thể là sức mạnh quân sự tại khu vực Đông Nam đã và đang tập trung xây dựng, thiết lập một chiến lược triển khai quyền lực mềm và trên thực tế, chiến lươc này đã đem lại những lợi ích và thành công không nhỏ Trung Quốc.
Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao và xuất phát từ cơ sở nào mà Ttrung Quốc tăng cường triển khai quyền lực mềm ở Đông Nam Á trong khi vẫn duy trì thậm chí là tăng cường khả năng sử dụng quyền lực cứng ở khu vực này đã được triển khai như thế nào và đạt kết quả ra sao? Phải chăng, thực chất của việc triển khai quyền lực mềm là nhằm giải tỏa nỗi lo lắng của các nước Đông Nam Á trước sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc đồng thời biến các nước này thành khu vực sân sau, thành khu vực ảnh hưởng riêng của Trung Quốc? Các nước Đông Nam Á sẽ phản ứng thế nào và Việt Nam một quốc gia nằm trong khu vực này, nên ứng xử ra sao trước việc Trung Quốc tăng cường quyền lực mềm ở Đông Nam Á?
Tuy nhiên, trước khi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi và giả thiết trên chúng ta cần đi sâu tìm hiểu và phân tích một số lí luận quan hệ quốc tế xoaay quanh khái niệm quyền lực mềm: như quyền lực mềm là gì? quyền lực mềm được biểu hiện như thế nào thông qua các lý luận quan hệ quốc tế? Bởi đây cũng là một khái niệm khá mới mẻ và chỉ được áp dụng trong 10 năm trở lại đây. Thông qua việc xây dựng một tập hợp những lý luận cơ bản về quyền lực mềm, chúng ta có thể đối chiếu và so sánh với việc triển khai quyền mềm của Trung Quốc trên thực tế, để có cái nhìn cụ thể chính xác nhất những kết quả mà chiến lược triển khai quyền lực mềm tại khu vực Đông Nam Á đã đem lại cho Trung Quốc.
Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài “ Chiến lược triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn hiện nay”, nhằm tập trung phân tích và đánh giá chiến lược quyền lực mềm của Trung Quốc trong 10 năm trở lại đây tại khu vực Đông Nam Á, cụ thể là sau cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ năm 1997 dựa trên những lí luận quan hệ quốc tế về quyên lực và quyền lực mềm từ đó đưa ra một số kiến nghị chính sách cho Việt Nam trong thời gian tới.
91 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3274 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Phần mở đầu.
Tính cấp thiết của để tài.
Hai mươi năm đầu của thế kỉ XXI là một thời kì cơ hội chiến lược mà Trung Quốc có thể làm được nhiều việc. Nửa đầu thế kỉ XXI, Trung Quốc lại có mục tiêu hùng vĩ nhằm vào xây dựng toàn diện xã hội khá giả, thực hiện hiện đại hóa. Do đó, việc lựa chọn chiến lược phát triển như thế nào là một vấn đề ra đang được Trung Quốc quan tâm.
Trong tình hình mới khi lợi ích quốc gia của các nước trên thế giới hiện nay đan xen và hòa hợp cao độ, giữa các nước lớn cùng tồn tại sự đối kháng và hợp tác cùng có nhu cầu với nhau, không bên nào có thể thay thế bên nào, không có hợp tác hoàn toàn cũng không có đối kháng hoàn toàn, Trung Quốc phải nhận biết được xu hướng thế giới mới nắm chắc quyền chủ động trong môi trường quốc tế đầy biến động trong môi trường quốc tế đầy biến động phức tạp và cạnh tranh gay gắt.
Vấn đề Trung Quốc trỗi dậy đã trở thành một trong những chủ đề nổi bật và đáng chú ý của nền chính trị quốc tế thời kì sau chiến tranh lạnh. Một Trung Quốc đang trỗi dậy sẽ gây ra sự quan ngại không những cho các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, hay Nga mà ngay cả cho những nước trong khu vực, những đối tượng chịu tác động trực tiếp từ sự trỗi dậy này. Do đó, sự hoài nghi và cảnh giác cũng như dè chừng trong quan hệ với Trung Quốc của các nước trong khu vực là điều không thể tránh khỏi.
Do đó, hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã có những bước điều chỉnh về mặt chính sách nhằm xoa dịu sự lo sợ về cái gọi là “thuyết mối đe dọa Trung Quốc” đồng thời xây dựng và củng cố hơn nữa lòng tin của các nước trong khu vực về hình ảnh một Trung Quốc “ôn hòa”, sẵn sàng gánh vác và chia sẻ lợi ích cũng như trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề trong khu vực. Song song với việc gia tăng quyền lực cứng cụ thể là sức mạnh quân sự tại khu vực Đông Nam đã và đang tập trung xây dựng, thiết lập một chiến lược triển khai quyền lực mềm và trên thực tế, chiến lươc này đã đem lại những lợi ích và thành công không nhỏ Trung Quốc.
Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao và xuất phát từ cơ sở nào mà Ttrung Quốc tăng cường triển khai quyền lực mềm ở Đông Nam Á trong khi vẫn duy trì thậm chí là tăng cường khả năng sử dụng quyền lực cứng ở khu vực này đã được triển khai như thế nào và đạt kết quả ra sao? Phải chăng, thực chất của việc triển khai quyền lực mềm là nhằm giải tỏa nỗi lo lắng của các nước Đông Nam Á trước sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc đồng thời biến các nước này thành khu vực sân sau, thành khu vực ảnh hưởng riêng của Trung Quốc? Các nước Đông Nam Á sẽ phản ứng thế nào và Việt Nam một quốc gia nằm trong khu vực này, nên ứng xử ra sao trước việc Trung Quốc tăng cường quyền lực mềm ở Đông Nam Á?
Tuy nhiên, trước khi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi và giả thiết trên chúng ta cần đi sâu tìm hiểu và phân tích một số lí luận quan hệ quốc tế xoaay quanh khái niệm quyền lực mềm: như quyền lực mềm là gì? quyền lực mềm được biểu hiện như thế nào thông qua các lý luận quan hệ quốc tế? Bởi đây cũng là một khái niệm khá mới mẻ và chỉ được áp dụng trong 10 năm trở lại đây. Thông qua việc xây dựng một tập hợp những lý luận cơ bản về quyền lực mềm, chúng ta có thể đối chiếu và so sánh với việc triển khai quyền mềm của Trung Quốc trên thực tế, để có cái nhìn cụ thể chính xác nhất những kết quả mà chiến lược triển khai quyền lực mềm tại khu vực Đông Nam Á đã đem lại cho Trung Quốc.
Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài “ Chiến lược triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn hiện nay”, nhằm tập trung phân tích và đánh giá chiến lược quyền lực mềm của Trung Quốc trong 10 năm trở lại đây tại khu vực Đông Nam Á, cụ thể là sau cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ năm 1997 dựa trên những lí luận quan hệ quốc tế về quyên lực và quyền lực mềm từ đó đưa ra một số kiến nghị chính sách cho Việt Nam trong thời gian tới.
Tình hình nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu về một vấn đề còn khá mới mẻ. Các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn hạn chế ở nước ta hiện nay, tiêu biểu có một số công trình như:
Ngô Xuân Bình: “ Bàn về sức mạnh của Trung Quốc”, tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1( 83), số 1- 2008. Tác giả đưa ra lí luận chung về sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế ( quyền lực cứng) và sức mạnh vô hình( quyền lực mềm) của Trung Quốc. Tác giả cũng phân tích làm rõ những ưu thế và hạn chế trong việc sử dụng quyền lực cứng, đồng thời nhấn mạnh quyền lực mềm là phương thức phù hợp cho Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Nó ngoài việc phát huy tính hiệu quả của nó, thì nó còn giữ vai trò hỗ trợ quyền lực cứng. Nâng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế. Tuy nhiên, tác giả mới phân tích một cách sơ lược về hai loại quyền lực này, và tác giả chưa phân tích được mối quan hệ giữa hai loại quyền lực này trong thực tế.
Nguyễn Minh: “Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế ”, tạp chí Cộng sản, số 808 (tháng 2 năm 2010). Tác giả đưa ra khái niệm sức mạnh cứng và sức mạnh mềm, từ đó tác giả phân tích việc triển khai sức mạnh mềm ở mỗi quốc gia có sự khác nhau. Tác giả cho rằng nước càng lớn càng cần sức mạnh mềm và tác giả phân tích rõ tiềm năng sức mạnh mềm của Việt Nam. Tuy nhiên việc phân tích hai loại quyền lực này mới chỉ dừng lại việc đưa ra mà chưa phân tích sâu. Tác giả chủ yếu phân tích việc triển khai quyền lực mềm ở các nước phát triển cao mà chưa nhấn mạnh việc triển khai loại quyền lực sự cần thiết và có hiệu quả cả ở những nước đang phát triển.
Nguyến Đức Tuyến, “Về sức mạnh mềm của Trung Quốc ở Châu Á”, tạp chí nghiên cứu Quốc tế, số 72. bài viết này tác giả đưa ra việc phân tích khái niệm sức mạnh mềm, và phản ánh thấy việc đang tận dụng sự “ hấp dẫn” của Trung Quốc để gây ảnh hưởng lên các nước Châu Á. Hoạt động này giúp Trung Quốc tránh được sự nghị kị của các nước Châu Á nhất là các Đông Nam Á đối với ý đồ Bắc Kinh. Ở bài này tác giả phần lớn chủ yếu lại nghiêng phần nhiều về phân tích sự mở rộng sức mạnh mềm của Trung Quốc, mà phần khái niệm chỉ đưa ra rất sơ lược về phần khái niệm, để thấy được sự tích cực và hạn chế của nó.
Hồng Yến: “ Nguồn sức mạnh mềm của Trung Quốc”, tạp chí những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới số 3( 143), 2008. Tác giả đưa ra khái niệm về sức mạnh mềm là gì và tác giả đưa ra các nguồn sức mạnh mềm của Trung Quốc. Tác giả nghiêng về việc đưa ra các nguồn sức mạnh mềm mà chưa phân tích sự triển khai các nguồn lực sức mạnh để chuyển hóa thành quyền lực hiện thực.
Đây là những công trình nghiên cứu mang trình độ tư duy và sự khảo cứu tìm tòi đầy khoa học. Tuy nhiên, các tác giả phân tích chủ yếu nghiên cứu về sức mạnh mềm của Trung Quốc mà chưa thấy được cái mà cha đẻ Joseph. S. Nye muốn nói đến ở đây là vấn đề quyền lực mềm. Rõ ràng, cho đến nay vẫn thiếu một công trình nghiên cứu về đề tài đảm bảo tính khoa học và công phu, phân tích sâu đóng góp vào hoạt động lí luận và đưa ra những phương thức ứng xử phù hợp hoạt động thực tiễn trong quan hệ quốc tế. Vì vậy, bài khóa luận này bước đầu đặt ra và giải quyết vấn đề từ góc độ chính trị học.
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
Mục đích : đề tài nhằm là sáng rõ khái niệm quyền lực mềm trong lí luận quan hệ quốc tế, hoạt động triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á, từ đó cho thấy được những tác động tới Việt Nam.
Nhiệm vụ: tìm hiểu khái niệm quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế; phân tích toàn diện hoạt động triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn hiện nay; đánh giá tác động của chiến lược triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc và đưa ra kiến nghị ứng xử cho Việt Nam.
Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở lí luận: đề tài sử dụng những quan điểm biện chứng của chủ nghĩaMác, Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lí luận của Đặng Tiểu Bình, lí luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra đề tại còn dựa trên các lí luận của các học giả chính trị hiện đại trên thế giới.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề tài cũng như phần triển khai, kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa phương pháp logic lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp phân tích số liệu…được sử dụng trên cơ sở các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu bao gồm hệ thống các quan điểm về quyền lực mềm, và những tác động của Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á bằng việc triển khai quyền lực mềm.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung về việc nghiên cứu sự triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đồng thời nghiện cứu những tác động của chiến lược đó với khu vực Đông Nam Á và đưa ra kiến nghị với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Kết cấu.
Khóa luận có kết cấu như sau: Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài có ba chương:
Chương I: Quyền lực mềm trong lí luận quan hệ quốc tế
Chương II: Trung Quốc với chiến lược triển khai quyền lực mềm tại Đông Nam Á
Chương III: tác động của chiến lược triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc ở Đông Nam Á và kiến nghị ứng xử với Việt Nam
Phần II- Phần nội dung.
Chương I- Quan điểm của Trung Quốc về quyền lực mềm
1.1. Quyền lực mềm trong lí luận quan hệ quốc tế
1.1.1 Khái niệm quyền lực.
Cho đến nay, trong giới khoa học vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm quyền lực. Quyền lực theo tiếng Latinh là potere, tiếng anh là power, thêm tiếng Nga là vlast ( tiếng Anh không có động từ “ ảnh hưởng” hoặc “ thi hành” ). Dù quan niệm, cách tiếp cận về quyền lực còn có những quan điểm khác nhau, nhưng các ngôn ngữ đều có điểm thống nhất: quyền lực liên quan đến sức mạnh, sự ảnh hưởng, định hướng, kiểm soát, quản lý, thống trị…
Để làm rõ khái niệm quyền lực, có nhiều cách tiếp cận khác nhau:
- Theo tiếng Hán, thuật ngữ quyền lực được hình thành từ hai từ ghép lại: quyền và lực. Lực là sức mạnh, khái niệm chỉ một thuộc tính của bất kỡ hệ vật chất nào xột trong tương tác với hệ vậ chất khác, có khả năng duy trỡ sự tồn tại hoặc tạo nên sự biến đổi; là cái vốn có của bất kỡ hệ vật chất nào nhưng lại hiện hỡnh trong cỏc mối quan hệ tương tác(cơ- lí- hóa- sinh); khả năng duy trỡ sự tồn tại hoặc tạo sự biến đổi. tương tự, các cộng đồng người cũng tiềm ẩn các lực, sức mạnh nhất định. Quyền là khỏi niệm chỉ mối quan hệ trong xó hội, là khả năng thực hiện những hành vi, là cái người khác trao cho mỡnh hay sự thừa nhận của người khác đối với mỡnh; là thế lực cú thể đoạt được việc này hay việc khác. Trong quan hệ cộng đồng, quyền tồn tại với các điều kiện xó hội nhất định nhất là có sự thừa nhận của cộng đồng1 Dương Xuân Ngọc( chủ biên), Chính trị học đại cương, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1999, tr 106.
Như vậy, quyền lực là sự thống nhất giữa “ quyền’ và “ lực”, và nó chỉ được hỡnh thành khi cú đủ hai yếu tố này. Trên thực tế, vẫn tồn tại hiện tượng có lực nhưng không có quyền; hoặc có quyền nhưng không có lực. Quan hệ quyền lực sinh ra hoặc triệt tiêu, ngược lại lực tạo ra hoặc phủ định quyền. theo cách tiếp cận này, có thể hiểu quyền lực là “ khả năng được bảo đảm bằng sức mạnh để thực hiện những hành vi hoặc buộc người khác phải thực hiện những hành vi nhất định theo ý chớ của người có quyền hoặc được trao quyền” 2 Lê Minh Tâm: bàn về tính thống nhất của quyền lực nhà nước vàâ sự phân công phối hợp trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, tạp chí luật học, số 5- 2002, tr 40- 48.
- Thời kỡ cổ đại, Platon quan niệm quyền lực là cái mà người có nó có khả năng buộc người khác hành động theo ý chớ của mỡnh. Cỏi mà người khác có đó là trí tuệ, bạo lực. Theo Platon, trí tuệ là quyền lực, của người có khả năng chi phối, dẫn dắt người khác bằng sự thông minh trí tuệ của mỡnh; quyền lực bạo lực là dựng sức mạnh để bắt buộc người khác phải phục tùng ý chớ của mỡnh.
- Các quan niệm kinh điển coi quyền lực như đấng tối cao trong hiện thực chính trị với tư cách là mục đích tối cao và là nguyên nhân đầu tiên của hành vi chính trị.
- M. Weber cho rằng “ quyền lực là phương tiện để cưỡng bức được sử dụng trong quá trỡnh xung đột. quyền lực là khả năng dựa trên bất kỳ cơ sở nào của một chủ thể trong mối quan hệ xó hội sẽ ở vào một vị thế thực hiện được ý chớ của mỡnh bất chấp sự phản kháng tại vị trí để thực hiện ý chí”. Ông đó khụng chỉ giới hạn cỏc hỡnh thức biểu hiện của quyền lực bởi cưỡng bức và bạo lực, mà cũn thừa nhận vai trũ của chớnh kiến, ảnh hưởng uy tín …phạm trù quyền lực được Ông phân tích từ góc độ khác nhau: tâm lí học, xó hội học, kinh tế học, chớnh trị học…3 Max Weber: quyền lực, sự thống trị và tính hợp pháp ( trong “ Quyền lực trong cỏc xó hội hiện đại”, Nxb S. Phancisco, 1993( bản dịch), tr 31.
- Theo Đantra, quyền lực là cái giúp ta buộc người khác phải phục tùng. Lipson cho rằng: “ quyền lực là khả năng đạt tới kết quả nhờ hoạt động phối hợp”.4 Xem, Dương Xuân Ngọc( chủ biên), Chính trị học đại cương, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1999, tr 105
A. Grazia khái quát: “quyền lực là khả năng ấn định những quyết định có ảnh hưởng đến thái độ con người”. B. Russel lại hiểu “quyền lực là cái làm cho người khác hoạt động theo sự lựa chọn của ta, là khả năng tạo ra sản phẩm có chủ ý”. A.Toffler nhấn mạnh: “ quyền lực là cái buộc người khác phải hành động theo ý của ta”; bạo lực, của cải, tri thức là ba dạng phổ biến và cũng là phương thức cơ bản để đạt quyền lực.
- Theo G. Wassrman: “quyền lực là khả năng gây ảnh hưởng đến hành vi của người khác, là khiến cho người khác làm một việc mà họ không muốn làm”.5 G. Wassrman: những cơ sở của nền chính trị Mỹ, Nxb Longman (Mỹ), 1997( bản dịch của khoa chính trị học, Học viện Báo chí- Tuyên truyền)
- Theo “Bách khoa toàn thư” ( Liên Xô), quyền lực là phạm phù dùng để chỉ khả năng thực hiện ý chớ của mỡnh tỏc động lên hành vi, phẩm hạnh của người khác thông qua một phương tiện nào đó như: uy tín, nhà nước, sức mạnh…6 . Bách khoa triết học, M, 1983, tr 15.
. Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa “ quyền lực là quyền định đoạt và sức mạnh để bảo đảm sự thực hiện”7 . Từ điển Bách Khoa Việt Nam, nxb TĐBK, H.2003, tr 638.
. Nguyễn Khắc Viện cho rằng, “quyền lực là năng lực được một người hay nhóm người sử dụng để buộc những cá nhân hay hững nhóm người khác phải có hành vi nhất định8 Xem, Dương Xuân Ngọc( chủ biên), Chính trị học đại cương, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1999, tr 105)
Theo Lưu văn Sùng: quyền lực là mối quan hệ giữa các chủ thể hành động của đời sống xó hội, trong đó chủ thể này có thể chi hoặc buộc chủ thể khỏc phải phục tựng ý chớ của mỡnh nhờ cú sức mạnh, vị thế nào đó trong quan hệ xó hội9 Viện Khoa học chính trị, học viện CTQGHCM, tập bài giảng Chính trị học, nxb LLCT, H.2004, tr 236)
Như vậy các nhà khoa học nhấn mạnh quyền lực là quan hệ giữa hai chủ thể: chi phối và bị chi phối; chỉ huy và tuân thủ phục tùng. Dấu hiệu của sự tồn tại quyền lực và quan hệ quyền lực là người này có thể buộc người khác phải tuân theo những mệnh lệnh, ý chớ của mỡnh.
Thậm chí người có quyền có thể tước đoạt mạng sống của một hay nhiều người khác trong nỗi sợ hói của những người đó và sự chấp nhận hoặc thừa nhận của cộng đồng. quyền lực là mối quan hệ xã hội đặc biệt, ai chi phối được nó thì buộc người khác phải phục tùng; việc vận dụng có kết quả mối quan hệ xã hội đặc biệt ai chi phối được nó thì buộc người khác phải phục tùng; việc vận dụng có kết quả mối quan hệ đó sẽ cho phép đạt được mục tiêu nhờ hoạt động phối hợp; việc nắm giữ và sử dụng mối quan hệ đó sẽ cho phép chủ thể tác động tới hành vi, phẩm hạnh người khác.
Tổng hợp những khái niệm quyền lực từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, có thể hiểu: Quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của mình, có tác động lên hành vi của người khác nhờ một ưu thế nào đó như sức mạnh, địa vị xã hội.
1. 1. 2. Khái niệm quyền lực mềm
Những phân tích của các học giả Phương Tây hiện đại về những yếu tố cơ bản trong thực lực quốc gia đó cung cấp cơ sở lí luận đầu tiên cho chúng ta nghiên cứu trong lĩnh vực này các quan điểm có thể chia làm ba phái:
- Thứ nhất : học phái phân tích định tính. Nhân vật tiêu biểu là Hans Morgenthau và Raymon Alon.
Raymon Alon tổng kết quốc gia bao gốm ba yếu tố cơ bản là : A- chiếm lĩnh không gian địa lí; B - tài nguyên : bao gồm cả vật chất và con người ; C -năng lực hành động tập thể liên quan đến tổ chức quân sự, kết cấu xó hội và chất lượng.
Hans Morgenthau lại cho rằng sự tạo dựng thực lực quốc gia chủ yếu được quyết định bởi 9 yếu tố lớn là : địa lí, tài nguyên thiên nhiên, sức mạnh công nghiệp, chất lượng quân sự, dân số, đặc tính dân tộc, sĩ khí của quốc dân, chất lượng ngoại giao và chất lượng chính phủ.
- Thứ hai, học phái phân tích định lượng, hay cũn gọi là học phỏi phõn tớch hành vi chủ nghĩa. Học phỏi này cho rằng phương pháp phân tích định tính không phân giải, lượng hóa đầy đủ tất cả các yếu toostrong thực lực quốc gia mà những khái niệm không được lượng hóa sẽ không chính xác không khoa học. Nhân vật tiêu biểu của học phái này là Steven Bramus và Caer. Trong cuốn “ phân tích quan hệ quốc tế” Caer đó nờu quan điểm “ phan tích quyền lực” đồng thời áp dụng quan điểm này để phân tớch thực lực quốc gia. Cũn Steven dựa vào sức ảnh hưởng của quan hệ giao lưu qua lại để xác định quyền lực và sức ảnh hưởng.
- Thứ ba, học phái kết hợp định tính và định lượng. Nhân vật đại diện chính là Clain. Ông đó kết hợp phõn tớch định hướng kết hợp với phân tích các yếu tố quan trọng của sức mạnh, đưa ra một công thức nổi tiếng để đánh giá thực lực toonhr hợp của một quốc gia, gọi là công thức Clain:
P= ( C+ E + M) x ( S+ M)
Tức là, thực lực quốc gia = [(dõn số+ lónh thổ) + năng lực kinh tế+ năng lực quân sự ]x (ý đồ chiến lược+ quán triệt chiến lược quốc gia)
Tuy nhiên, các học giả Phương Tây thuộc học phái thứ ba chưa coi trọng đầy đủ tài nguyên quyền lực mềm văn hóa, mà nhấn mạng nhiều hơn tới quyền lực mềm vật chất.
Học giả Trung Quốc : Hoàng Thạc Phong đó khỏi quỏt quốc lực tổng hợp là : sức ảnh hưởng quốc tế và toàn toàn bộ thực lực bờn trong bao gồm cả quyền lực vật chất và quyền lực tinh thần cũn gọi là quyền lực mềm, bao gồm cả cỏc yếu tố mềm hỡnh thức tõm lớ và trớ lực. Những yếu tố này quyết định các yếu tố mềm này quyết dịnh mức độ phát huy hiệu quả của hỡnh thái vật chất( quyền lực cứng).
Quyền lực này bao gồm cả lực chính trị, lực văn hóa, giáo dục, lực ngoại giao và lực hiệp đồng
Quyền lực mềm là một khái niệm trong ngành chính trị học và quan hệ quốc tế được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1973 trong cuốn “ quyền lực và thịnh vượng” của Klans Knosr. Khái niệm này sau được giáo sư Joseph Nye nghiên cứu và định nghĩa một cách nghiêm túc
Năm 1990, lần đầu tiên trong quan hệ quốc tế khái niệm quyền lực cứng( dịch thuật ngữ gốc “ soft power” được biết đến bên cạnh khái niệm quyền lực cứng truyền thống. Khái niệm mới này đó làm thay đổi cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế hiện đại và đưa tên tuoior Joseph Nye vào lịch sử.
Trong cuốn sách « lónh đạo đó được định trước» xuất bản năm 1990, Nye càng cho rằng, trong thế giới ngày nay, Mỹ không chỉ có lợi thế về quyền lực cứng như kinh tế, quõn sự, mà cũn cú lợi thế về quyền lực mềm như văn hóa, quan điểm về giá trị và hỡnh thỏi ý thức… ễng cho rằng từ khi bước vào thời kỡ hậu chiến tranh lạnh đến nay cùng với kí thuật không ngừng được nâng cao, mức độ phụ thuộc vào nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng, sự xuất hiện của các chủ thể hành vi xuyên quốc gia mới, sự thức tỉnh của chủ nghĩa dân tộc nước nhỏ và sự thay đổi chủ đề chính trị ngày càng phân tán, nước lớn ngày càng không thể lợi dụng các nguồn sức mạnh truyền thống để thực hiện mục tiờu của mỡnh.
Trong cuốn sách này ông cho rằng : “ quyền lực mềm là khả năng hướng tới mục tiêu bằng sức hấp dẫn của mỡnh chứ không phải bằng cách cưỡng ép trong các công việc quốc tế”. Quyền lực mềm bắt nguồn từ ba yếu tố: văn hóa ( phát huy tác dụng hấp dẫn đối với các nước khác), quan điểm giá trị (khi ở trong và ngoài nước đều thực sự thực hành những giá trị này) và chính sách ngoại giao (khi chính sách được coi là hợp pháp và uy tín đạo đức).
Trong cuốn sách “ Bound to lead the chaning nature of American Power” ( vượt lên để dẫn đầu: bản chất