Đề tài Chiến lược xuất khẩu bao bì nhựa của công ty cổ phần nhựa và môi trường An Phát sang Mỹ

Nhựa là một trong những ngành chiến lược của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm trở lại đây. Tương tự như ngành Dược, một trong những lý do đóng góp chính vào sự tăng trưởng của ngành Nhựa là do xuất phát điểm của Việt Nam còn thấp, tỷ lệ tiêu thụ bình quân trên đầu người thấp hơn trung bình của khu vực và thế giới. Do đó, tăng trưởng của ngành còn mang tính ‘quảng canh’ hơn ‘thâm canh’, công nghệ nhìn chung lạc hậu, hàm lượng chất xám thấp, giá trị gia tăng không nhiều nên chỉ có một số rất ít các công ty đi đầu có mức tỷ suất lợi nhuận ròng trên 10%. Do phụ thuộc tới xấp xỉ 80% nguyên phụ liệu nhập khẩu nên ngành Nhựa Việt Nam biến động mạnh, tính chủ động thấp, thường xuyên sử dụng nguồn vốn lưu động lớn (để nhập sẵn hạt nhựa với thời gian lưu kho dài). Trong cơ cấu ngành nhựa Việt Nam hiện nay, nhựa bao bì đang chiếm tỷ trọng lớn nhất (38%) và cũng là phân ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất (66%). chai PET và các sản phẩm nhựa tái chế thân thiện với môi trường có nhiều tiềm năng phát triển trong các năm tới với tốc độ tăng trưởng hàng năm dự báo trên 20%. Trong vòng 5 năm tới, ngành Nhựa Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để phát triển và sẽ tiếp tục phân hóa mạnh: Các công ty có chiến lược đúng đắn, đầu tư vào công nghệ và các phân khúc sản phẩm có tính cạnh tranh cao sẽ tồn tại trong khi các doanh nghiệp nhỏ, công nghệ lạc hậu sẽ khó có khả năng tồn tại. đầu vào. Thị trường Mỹ, một thị trường đầy tiềm năng,vốn quen nhập khẩu bao bì từ Trung Quốc, tuy nhiên thời gian gần đây, mức giá mặt hàng Trung Quốc tăng lên, bên cạnh đó chất lượng sản phẩm công ty chúng ta không thua kém sản phẩm Trung Quốc, do đó cơ hội sản phẩm bao bì nhựa của công ty có khả năng cạnh tranh và dành được ưu thế so với sản phẩm Trung Quốc. Từ đó,em quyết định chọn đề tài: “CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU BAO BÌ NHỰA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG AN PHÁT SANG MỸ”, để làm chuyên đề môn học của mình.

doc108 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4917 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược xuất khẩu bao bì nhựa của công ty cổ phần nhựa và môi trường An Phát sang Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GVHD ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... Lời cảm ơn Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận “CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU BAO BÌ NHỰA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG AN PHÁT SANG MỸ”, em đã nhận được sự giúp đỡ của rất tận tình của quý thầy cô, các khoa, thư viện…, vì vậy việc nghiên cứu những dữ kiện thực tế và phối hợp với những lý thuyết đã học hết sức thuận lợi. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: Ban giám hiệu trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM đã tạo mọi điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất để em nghiên cứu và thực hiện bài tiểu luận này. Khoa Thương Mại Du Lịch và đặc biệt thầy Mai Thanh Hùng đã chỉ dạy nhiệt tình giúp em có được lượng kiến thức cơ bản làm nền tảng để thực hiện bài tiểu luận này. Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này, do hạn chế về mặt kiến thức năng lực chủ quan. Nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì thế nhóm rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy và các bạn để đề tài này có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài nghiên cứu Nhựa là một trong những ngành chiến lược của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm trở lại đây. Tương tự như ngành Dược, một trong những lý do đóng góp chính vào sự tăng trưởng của ngành Nhựa là do xuất phát điểm của Việt Nam còn thấp, tỷ lệ tiêu thụ bình quân trên đầu người thấp hơn trung bình của khu vực và thế giới. Do đó, tăng trưởng của ngành còn mang tính ‘quảng canh’ hơn ‘thâm canh’, công nghệ nhìn chung lạc hậu, hàm lượng chất xám thấp, giá trị gia tăng không nhiều nên chỉ có một số rất ít các công ty đi đầu có mức tỷ suất lợi nhuận ròng trên 10%. Do phụ thuộc tới xấp xỉ 80% nguyên phụ liệu nhập khẩu nên ngành Nhựa Việt Nam biến động mạnh, tính chủ động thấp, thường xuyên sử dụng nguồn vốn lưu động lớn (để nhập sẵn hạt nhựa với thời gian lưu kho dài). Trong cơ cấu ngành nhựa Việt Nam hiện nay, nhựa bao bì đang chiếm tỷ trọng lớn nhất (38%) và cũng là phân ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất (66%). chai PET và các sản phẩm nhựa tái chế thân thiện với môi trường có nhiều tiềm năng phát triển trong các năm tới với tốc độ tăng trưởng hàng năm dự báo trên 20%. Trong vòng 5 năm tới, ngành Nhựa Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để phát triển và sẽ tiếp tục phân hóa mạnh: Các công ty có chiến lược đúng đắn, đầu tư vào công nghệ và các phân khúc sản phẩm có tính cạnh tranh cao sẽ tồn tại trong khi các doanh nghiệp nhỏ, công nghệ lạc hậu sẽ khó có khả năng tồn tại. đầu vào. Thị trường Mỹ, một thị trường đầy tiềm năng,vốn quen nhập khẩu bao bì từ Trung Quốc, tuy nhiên thời gian gần đây, mức giá mặt hàng Trung Quốc tăng lên, bên cạnh đó chất lượng sản phẩm công ty chúng ta không thua kém sản phẩm Trung Quốc, do đó cơ hội sản phẩm bao bì nhựa của công ty có khả năng cạnh tranh và dành được ưu thế so với sản phẩm Trung Quốc. Từ đó,em quyết định chọn đề tài: “CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU BAO BÌ NHỰA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG AN PHÁT SANG MỸ”, để làm chuyên đề môn học của mình. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ cho chiến lược xuất khẩu bao bì nhựa của công ty cổ phần nhựa và môi trường AN Phát sang Mỹ. Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về môi trường vĩ mô tại Mỹ, môi trường vi mô, những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội hay thách thức của doanh nghiệp trong dự án xuất bao bì nhựa để đưa ra chiến lược sản phẩm phù hợp với từng thị trường, từng khách hàng.. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Nghiên cứu yếu tố vĩ mô, vi mô ảnh hưởng đến việc có nên chọn thị trường đó để thâm nhập hay không? Nghiên cứu những đặc tính nổi trội của sản phẩm so với các sản phẩm khác Sau đó sẽ đưa ra đánh giá chung về thị trường đã chọn và sản phẩm đó có thể được người tiêu dùng chấp nhận hay không, đánh giá có khả thi hay không khả thi. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp thống kế, phương pháp so sánh, tổng hợp từ cơ sở lý luận và thu thập thông tin dữ liệu từ cơ sở dữ liệu thứ cấp như qua sách, báo chí, internet, các tập chí, các trang web… Kết cấu đề tài Kết cấu nội dung bao gồm ba chương Chương 1: lý luận về marketing quốc tế và nghiên cứu thị trường quốc tế Chương 2: Nghiên cứu thị trường Mỹ cho chiến lược xuất khẩu bao bì nhựa của công ty cổ phần nhựa và môi trường An Phát Chương 3: Đánh giá về đề tại môn học đã chọn. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ MARKETING QUỐC TẾ VÀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ Bản chất của marketing quốc tế Marketing là gì? Khái niệm Marketing đã được định nghĩa bằng nhiều cách bởi nhiều tác giả khác nhau. Tuy nhiên, định nghĩa ở đây chỉ giới hạn theo quan điểm của doanh nghiệp như sau: “Marketing là cầu nối giữa hai chức năng cơ bản: sản xuất và tiêu thụ” Có hai cách định nghĩa cụ thể hơn về Marketing : Cách thứ nhất:  “Marketing là một hoạt động hướng tới sự thỏa mãn những thứ mà khách hàng cần (need) và muốn(want) thông qua hoạt động trao đổi trên thị trường” Cách thứ hai: “Marketing là tiến trình quản trị có nhiệm vụ phát hiện, dự đoán và thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng nhằm mục đích lợi nhuận” Như vậy, Marketing phải bao gồm các hoạt động như sau: Phân tích thị trường và thị trường tiềm năng. Sau khi chọn lựa và xác định thị trương mục tiêu, áp dụng Marketing Mix vào chương trình tiếp thị : Product : Thiết kế và xây dựng chiến lược sản phẩm. Price     :  Chiến lược gía Place ( Distribution) : Thiết lập kênh phân phối . Promotion : Xúc tiến sản phẩm Marketing quốc tế (International Marketing) Khái niệm Marketing Quốc Tế chỉ khác với Marketing ở chỗ “Hàng hóa (và dịch vụ) được tiếp thị ra khỏi phạm vi biên giới của một Quốc Gia” Dù sự khác biệt này không lớn lắm, nhưng nó lại có ý nghĩa thay đổi quan trọng trong cách quản trị Marketing (Marketing Management), cách giải quyết các trở ngại của Marketing, việc thành lập các chính sách Marketing kể cả việc thực hiện các chính sách này. Marketing quốc tế  gồm có 3 dạng: Marketing xuất khẩu (Export Marketing) Ðây là hoạt động Marketing nhằm giúp các doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Như vậy, Marketing xuất khẩu khác Marketing nội địa bởi vì nhân viên tiếp thị (marketer) phải nghiên cứu nền kinh tế mới, kể cả chính trị, luật pháp, môi trường VH-XH đều khác với các điều kiện, môi trường trong nước, buộc doanh nghiệp phải thay đổi chương trình Marketing trong nước của mình nhằm để đưa hàng hóa thâm nhập thị trường nước ngoài. Marketing tại nước sở tại (The Foreign Marketing) Hoạt động Marketing bên trong các quốc gia mà ở đó Công ty của ta đã thâm nhập; Marketing này không giống Marketing trong nước  vì chúng ta phải đương đầu với một loại cạnh tranh mới, cách ứng xử của người tiêu thụ cũng khác, hệ thống phân phối, quảng cáo khuyến mãi khác nhau và sự việc càng phức tạp hơn nữa vì mỗi quốc gia đều có môi trường Marketing khác nhau, thử thách quan trọng ở đây là các Công ty phải hiểu môi trường khác nhau ở từng nước để có chính sách phù hợp, đó là lý do tại sao các chuyên viên Marketing cao cấp thành công ở một nước này nhưng lại rất ngán ngại khi có yêu cầu điều động sang một nước khác. Marketing đa quốc gia ( Multinational Marketing) Nhấn mạnh đến sự phối hợp và tương tác hoạt động Marketing trong nhiều môi trường khác nhau. Nhân viên Marketing phải có kế hoạch và kiểm soát cẩn thận nhằm tối ưu hóa sự tổng hợp lớn nhất là tìm ra sự điều chỉnh hợp lý nhất cho các chiến lược Marketing được vận dụng ở từng quốc gia riêng lẻ. Nghiên cứu thị trường quốc tế Nhiệm vụ của việc nghiên cứu thị trường thế giới Thị trường thế giới của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp đó. Nghiên cứu thị trường thế giới là một quá trình thu thập tài liệu và các thông tin về thị trường, so sánh và phân tích các thông tin đó, rút ra kết luận về xu hướng biến động của thị trường thế giới trong từng ngành hàng, nhóm hàng tạo cơ sở để xây dựng các chiến lược marketing của các doanh nghiệp. Cụ thể quá trình này phải giải quyết các vấn đề sau: Xác định nước nào là thị trường có triển vọng nhất cho việc xuất khẩu hàng của ta hoặc họ đáp ứng việc nhập khẩu với điều kiện thuận lợi, khả năng mua bán là bao nhiêu. Xác định mức cạnh tranh  trên thị trường hiện tại và tương lai, đặc điểm mạnh yếu của đối thủ cạnh tranh . Áp dụng những phương thức mua bán cho phù hợp sản phẩm của chúng ta muốn thâm nhập thị trường đó cần đạt yêu cầu về chất lượng (ISO.9000; HACCP), số lượng, bao bì đóng gói... Thu thập thông tin chính xác, đầy đủ kịp thời về tình hình thị trường. Tiến hành rút ra sự vận động  của thị trường, dự báo được dung lượng của thị trường, mức biến động của giá cả, trên cơ sở đó xử lý các nguồn thông tin, đề ra các chiến lược Marketing. Nghiên cứu thông tin về thị trường thế giới Các thông tin đại cương Diện tích nước sở tại. Dân số: chủng tộc, tôn giáo, độ tuổi. Tốc độ phát triển trung bình hàng năm. Ngôn ngữ . Các vùng và các trung tâm công nghiệp thương mại quan trọng. Ðịa lý và khí hậu. Truyền thống, tập quán. Hiến pháp, trách nhiệm của chính phủ TW và địa phương. Môi trường kinh tế - Tài chính - Cơ sở hạ tầng Tình hình sản xuất và sản lượng của một quốc gia nào đó về từng mặt hàng cụ thể. Chỉ tiêu GNP và GDP/ đầu người. Tỷ giá hối đoái và sự biến động giá của nó, chọn đồng tiền để báo giá. Hệ thống ngân hàng: Quốc gia và Quốc tế. Tình hình lạm phát, giảm phát, thiểu phát. Cơ sở hạ tầng: hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giao thông, khả năng giải phóng phương tiện các sân bay, bến cảng; hệ thống điện nước, năng lượng cung cấp cho kinh doanh; hệ thống kho tàng ... Cơ sở hạ tầng của thương mại: bán buôn, bán lẻ, Công ty quảng cáo, Hội chợ, Tổ chức tư vấn, nghiên cứu Marketing. Môi trường pháp luật, chính trị Thái độ của chính phủ đối với ngoại thương: bảo hộ mậu dịch hay mậu dịch tự do. Thỏa ước quốc tế mà quốc gia đã tham gia. Qui chế của chính phủ đối với các luật lệ, văn phòng đại diện và chi nhánh của Công ty ở nước ngoài. Các thủ tục hải quan, thuế hải quan những qui định và các yếu tố ảnh hưởng đến buôn bán. Giấy phép xuất nhập khẩu, hồi chuyển lợi tức, qui định về lương thực, thực phẩm, y tế, an toàn kiểm dịch cần phải đảm bảo. Luật đầu tư nước ngoài và các văn bản có liên quan. Thuế ngoài thuế xuất nhập khẩu: thuế VAT, tiêu thụ đặc biệt, thu nhập doanh nghiệp… Hạn ngạch xuất nhập khẩu. (quota) Luật pháp trong quảng cáo của từng nước, luật chống phá giá. Chính trị có ổn định không? Môi trường cạnh tranh Bằng sản phẩm: đưa ra sản phẩm chất lượng cao hơn, bao bì đẹp hơn. Bằng giá: định giá thấp hơn đối thủ, bớt giá. Bằng hệ thống phân phối: ưu đãi cho những thành viên trong kênh phân phối cao hơn đối thủ. Bằng quảng cáo và khuyến mãi. Ðối với sau bán hàng tốt hơn. Phương thức chi trả thuận lợi hơn. Khi nghiên cứu cạnh tranh, cần xác định: Ai là đối thủ của mình. Ðối thủ từ đâu đến?, nếu đối thủ từ nước khác đến như mình nhà xuất khẩu tìm cách cạnh tranh bằng giá cả, chất lượng; nếu đối thủ ở ngay nước sở tại, nhà xuất khẩu có thể thành công bằng sản phẩm mới chất lượng cao hơn. Ðối thủ có lợi thế gì và nhà xuất khẩu có lợi thế gì hơn đối thủ. Có chỗ nào cho Công ty và đối thủ cùng hợp tác với nhau hay không? Môi trường văn hóa, xã hội Ảnh hưởng đến hành vi thái độ của khách hàng, nó là những yếu tố hợp thành thị trường. Sự khác biệt nhau về văn hóa sẽ ảnh hưởng đến cách thức giao dịch loại sản phẩm mà người ta yêu cầu, hình thức quảng cáo và khuyến mãi nào có thể được chấp nhận. Nói cách khác văn hóa là một biến số môi trường ảnh hưởng đến mọi hoạt động của Marketing. Ðặc điểm văn hóa - xã hội khác nhau ở các nước thường được thể hiện ở các mặt như quan niệm về thời gian, không gian, ngôn ngữ, tôn giáo. Hiểu rõ những nét đặc trưng của từng nền văn hóa là cơ sở để tạo nên sản phẩm phù hợp với nhu cầu và chủ động trong đàm phán kinh doanh, cố áp đặt lên đối tác của mình những cách cư xử cũng như của mình, là một cách trực tiếp gây khó chịu cho khách hàng và có thể rất dễ thất bại trong kinh doanh. Tuy trong quá trình nghiên cứu về văn hóa, cần nghiên cứu các gốc độ ngôn ngữ tôn giáo, tổ chức xã hội, truyền thống. Tổ chức tạo thành xã hội: gia đình, chủng tộc, giai cấp, các hiệp hội, ảnh hưởng đến tập  quán của người tiêu dùng. Sự cần thiết của việc nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là công cụ kinh doanh thiết yếu và là công việc cần làm trong một thị trường cạnh tranh, nơi có quá nhiều sản phẩm phải cạnh tranh gay gắt để dành sự chấp nhận mua và/hoặc sử dụng của khách hàng. Do đó, cang hiểu rõ về thị trường và khách hàng tiềm năng bạn càng có nhiều cơ hội thành công. Việc hiểu biết về nhóm khách hàng mục tiêu tại một địa phương và thói quen mua sắm của họ sẽ giúp bạn tìm ra biện pháp thích hợp để đưa sản phẩm của mình vào thị trường một cách thành công. Qua nghiên cứu thị trường, bạn có thể sẽ hình thành nên ý tưởng phát triển một sản phẩm mới và lựa chọn chiến lược định vị đúng cho sản phẩm đó tại từng thị trường cụ thể. Ví dụ, qua nghiên cứu, bạn có thể phát hiện thấy hương vị của một loại thực phẩm cụ thể rất phổ biến ở thị trường này nhưng lại được coi là đặc biệt ở một thị trường trường khác và đó sẽ là thông tin marketing cần thiết nếu chiến lược kinh doanh của bạn có liên quan đến lĩnh vực đó. Việc nghiên cứu sẽ cung cấp những chi tiết rất quan trọng hỗ trợ bạn từ việc phát hiện ra thị trường "ngách" cho đến việc hoạch định một chiến lược tiếp thị xuất khẩu có hiệu quả. Nhờ nghiên cứu, bạn không phải lãng phí tiền bạc và công sức cho những hy vọng sai lầm, đặc biệt khi bạn tiến hành xuất khẩu lần đầu. Mặt khác, cũng cần lưu ý rằng nghiên cứu thị trường không phải là điều đảm bảo chắc chắn cho sự thành công trong kinh doanh, tuy nhiên nó sẽ giúp bạn tránh được nhiều quyết định sai lầm. Nghiên cứu thị trường có thể hỗ trợ: Giúp tìm ra những thị trường lớn nhất cho sản phẩm của bạn, các thị trường tăng trưởng nhanh nhất, các xu hướng và triển vọng của thị trường, các điều kiện, tập quán kinh doanh và cơ hội dành cho sản phẩm của bạn trên thị trường. Cho phép thu gọn tầm nhìn và nỗ lực một cách hiệu quả vào một lĩnh vực, phạm vi nhất định. Từ đó bạn có thể đặt ra các ưu tiên đối với một thị trường mục tiêu cụ thể và lên kế hoạch cho các thị trường tương lai ở mức độ dài hạn hơn. Giúp bạn xác định các "thủ thuật" giới thiệu sản phẩm tốt nhất. Sau một thời gian, ví dụ một năm, qua nghiên cứu bạn có thể đánh giá được các nỗ lực của mình cũng như của các đối tác thương mại để từ đó có thể tiến hành những điều chỉnh cần thiết ở từng thị trường. Giúp hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh, bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu, những sai lầm cũng như nguyên nhân thành công của họ. Có thể giúp tìm ra các ý tưởng để phát triển sản phẩm mới. Giúp củng cố quan hệ làm ăn nghiêm túc với đối tác do quan tâm và am hiểu về thị trường của họ. Nghiên cứu thị trường-Cách tiếp cận "chủ động" Nghiên cứu thị trường giúp bạn nắm được các diễn biến mới nhất trên thị trường mục tiêu, từ đó đưa ra các quyết định marketing nhanh chóng. Trong môi trường kinh doanh quốc tế biến động rất nhanh, bạn cần một cách tiếp cận chủ động như vậy và đó thực sự là lợi thế cạnh tranh của bạn. Ngay cả trong giai đoạn dân số tăng trưởng chậm vẫn xuất hiện những xu hướng và những nhóm khách hàng mục tiêu mới, chảng hạn như số lượng người cao tuổi hoặc các hộ độc thân ngày càng đông. Cả hai nhóm này đều tìm kiếm những sản phẩm tiện dụng. Qua nghiên cứu thị trường, bạn có thể xác định được quy mô của các nhóm này cũng như sự khác biệt của mỗi nhóm ở các quốc gia khác nhau và có thể dự đoán những mối quan tâm của họ để đáp ứng. Cách tiếp cận "chủ động" sẽ dẫn đến thành công qua việc nhanh chóng đáp ứng và giới thiệu sản phẩm được thiết kế phù hợp về kích cỡ, kiểu dáng…cho từng khách hàng nói trên. Nghiên cứu thị trường-nội dung không thể thiếu trong chiến lược marketing xuất khẩu Nghiên cứu thị trường không đơn thuần chỉ là việc sưu tập các dữ liệu và con số thống kê. Mọi dữ liệu thu thập cần được phân tích và chuyển hoá thành các thông tin liên quan. Những thông tin này là cơ sở cho việc hình thành chiến lược và công cụ marketing của bạn. Giống như quá trình lập kế hoạch, nghiên cứu thị trường cũng mang tính tuần hoàn theo chu kỳ. Đầu tiên, khi xem xét lại các dữ liệu ban đầu, bạn thấy nổi lên một số vấn đề cần nghiên cứu thêm. Bạn tiến hành nghiên cứu, sau đó bổ sung những thông tin mới vào hệ thống thông tin của mình. Do vậy, nghiên cứu thị trường không đứng riêng rẽ mà là một phần không thể tách rời trong chiến lược marketing xuất khẩu của bạn. Đó là một quá trình liên tục. Nghiên cứu thị trường đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ Nghiên cứu thị trường đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian và tiền bạc. Nhiều công ty hiện vẫn thực hiện hoạt động xuất khẩu theo phương thức "tự trang trải", nghĩa là, bắt đầu xuất khẩu sau đó sử dụng lợi nhuận thu được từ việc bán sản phẩm trên thị trường này để tiến hành đầu tư lại. Điều này không thể áp dụng đối với nghiên cứu thị trường. Ở đây, bạn cần phải đầu tư một khoản tiền để nghiên cứu thị trường trước khi giới thiệu sản phẩm và điều đó sẽ giúp bạn tránh phải trả giá đắt cho những sai lầm trên thị trường mục tiêu sau này. CHƯƠNG 2 :NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ ( HOA KỲ) & CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM BAO BÌ NHỰA SANG MỸ. 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG AN PHÁT.   Nguồn ảnh: Công ty An Phát Công ty cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát (tên cũ là Cty cổ phần Nhựa & Bao bì An Phát), đựơc thành lập ngày 9/3/2007 với vốn Điều lệ ban đầu là 66.000.000.000 đồng (Sáu mươi sáu tỷ đồng) và là thành viên của Hiệp hội nhựa Việt Nam, thành viên của Hiệp hội những nhà sản xuất sản phẩm lớn Quốc tế (APS). Công ty có trụ sở chính tại Lô CN 11 + CN 12, Cụm công nghiệp An Đồng, thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Với gần 100 cán bộ, nhân viên trẻ có trình độ chuyên môn cao, cùng khoảng gần 1000 công nhân lành nghề, công ty đang phấn đấu nỗ lực hết mình, không ngừng cải thiện dây chuyền kỹ thuật, công nghệ sản xuất để trở thành Doanh nghiệp sản xuất bao bì và màng mỏng lớn nhất Việt Nam. Hiện An Phát có 3 nhà máy sản xuất bao bì và một nhà máy sản xuất phụ gia CaCO3: Nhà máy số 1 hoạt động trong lĩnh vực tái chế nhựa sản xuất túi, bao bì đựng thực phẩm, túi rác, màng ni-lon chuyên dùng trong nông nghiệp và sản xuất hạt nhựa tái chế HDPE, LDPE nhiều màu. Công suất thiết kế của NM1 khoảng 1.000 tấn/tháng, đuợc xây dựng trên diện tích 10.000 m2 tại Lô 8, Khu công nghiệp Nam Sách, Ái Quốc, Nam Sách, Hải Dương. Nhà máy số 2 đựơc khởi công xây dựng vào tháng 5/2007 tại Cụm công nghiệp An Đồng trên diện tích 50.000m2 và bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 3/2008. Vận hành hết công suất, mỗi tháng NM2 cung cấp cho thị trường khoảng 700 tấn sản phẩm bao bì mỏng chất lượng cao. Trên đà phát triển của Cty, tháng 9 năm nay (2009), An Phát chính thức đưa Nhà máy 3 đi vào hoạt động với sản phẩm chiến lược là túi cuộn cao cấp chuyên dùng trong ngành thực phẩm có sản lượng hàng tháng khoảng 700 tấn/tháng. Đây là một dấu mốc quan trọng đánh dấu bước trưởng thành của An Phát. Đáng chú ý, cả ba nhà máy trên của An Phát đều có dây chuyền sản xuất được nhập khẩu từ Đài Loan, Singapore và Nhật Bản. Tọa lạc tại Khu công nghiệp phía Nam - Thành phố Yên Bái, nhà máy sản xuất phụ gia CaCO3 (thuộc Cty Cổ phần Nhựa & Khoáng sản An Phát - Yên Bái: một công ty thành viên của An Phát) được trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại, trị giá lên tới hàng chục tỷ đồng. Khi đi vào hoạt động vào tháng 10/2
Luận văn liên quan