Ngành dệt may là ngành mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai cho Việt Nam sau dầu mỏ và khí đốt. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may là 4,4 tỉ đôla năm 2004 và ước tính đạt 4,8 tỉ đôla năm 2005. Ngành dệt may sử dụng trên hai triệu công nhân, chiếm 18% tổng số công ăn việc làm trong lĩnh vực công nghiệp.
Với việc dỡ bỏ hạn ngạch vào ngày 01 tháng 01 năm 2005 đối với những nước thành viên WTO, xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với sức cạnh tranh ngày càng tăng từ những đối thủ lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-kis-tăng và In-đô-nê-xia. Việc ngành dệt may Việt Nam không thể đạt được mục tiêu xuất khẩu năm 2005 với mức 5,2 tỉ đôla đã cho thấy ngành hiện còn tồn tại một số điểm yếu cần nhanh chóng khắc phục để tăng cường hơn nữa khả năng cạnh tranh. Để thực hiện được mục tiêu về kim ngạch xuất khẩu 8-9 tỉ đôla năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ đề ra1, cần phải có một chiến lược quốc gia cho ngành nhằm hạn chế những yếu điểm và đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu dệt may của Việt Nam, đây là vấn đề rất cấp thiết.
Chiến lược này là một hoạt động của Dự án VIE 61/94 do Cục Xúc tiến Thương mại (Vietrade) - Bộ Thương mại và Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) thực hiện.
81 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2059 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May
giai đoạn 2006 – 2010
Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas)
Dự thảo lần 2
Hà Nội, tháng 01-2006
Dự thảo do Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) và Công ty tư vấn MCG thực hiện, với sự trợ giúp của Dự án VIE 61/94 (Hỗ trợ Xúc tiến thương mại và Phát triển Xuất khẩu), do Cục Xúc tiến Thương mại và Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) đồng thực hiện
NỘI DUNG
Danh mục các bảng biểu 4
Danh mục hình minh hoạ 4
Những ký tự viết tắt 5
Phần I - Giới thiệu 7
Cơ sở 7
Nguyên tắc phân tích 7
Phạm vi chiến lược 7
Khuôn khổ thiết kế và quản trị chiến lược 8
Phân tích chuỗi giá trị 8
Phần II – Phân tích thực trạng 9
Những thách thức mới sau khi xoá bỏ hệ thống hạn ngạch 9
Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam 10
Chuỗi giá trị xuất khẩu Dệt May hiện nay của Việt Nam 11
Phân tích định tính Chuỗi giá trị 12
Phân tích định lượng chuỗi giá trị 27
Các nhân tố quyết định thành công và đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranh 28
Giá cả 32
Thời gian sản xuất 34
Dịch vụ khách hàng 37
Phân Tích SWOT (Mạnh-Yếu-Cơ hội-Thách thức) 37
Điểm mạnh 37
Điểm yếu 38
Cơ hội 39
Thách thức 40
Chính sách và Chiến lược hỗ trợ ngành của chính phủ 41
Mạng lưới hỗ trợ thương mại của ngành 42
Phần III – Tầm nhìn và Chuỗi giá trị trong tương lai
Tầm nhìn 44
Chuỗi giá trị trong tương lai - Hình ảnh minh họa. 44
Phần IV - Kết luận và khuyến nghị 46
Tập trung hơn vào thị trường EU đồng thời tiếp tục quan tâm đầy đủ đối với các thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản. 46
Chính phủ quan tâm hơn đối với ngành dệt may 46
Chuyển trọng tâm từ CMT sang FOB
Cải thiện hệ thống nghiên cứu và đào tạo cho ngành dệt may 47
Giảm chi phí sản xuất 47
Giảm thời gian sản xuất 48
Nâng cao ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn lao động 48
Định hướng 50
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 50
Vấn đề chiến lược 1: Kĩ năng tìm kiếm nguồn nguyên liệu 50
Vấn đề chiến lược 2: Củng cố năng lực thiết kế 50
Vấn đề chiến lược 3: Nâng cao hiệu quả hoạt động tham gia Hội chợ thương mại, xúc tiến liên hệ trực tiếp với khách hàng và quan hệ với công chúng. 52
Vấn đề chiến lược 4: Nâng cao năng suất 53
Vấn đề chiến lược 5: Thúc đẩy hoạt động phát triển SMEs 54
Cải thiện môi trường kinh doanh cho Các doanh nghiệp 55
Vấn đề chiến lược 6: Xây dựng các Trung tâm tìm kiếm nguồn nguyên liệu 55
Vấn đề chiến lược 7: Xây dựng trung tâm thông tin 56
Vấn đề chiến lược 8: Thúc đẩy thương mại điện tử 57
Vấn đề chiến lược 9: Củng cố năng lực của Vitas 58
Cải thiện các chính sách của Nhà nước liên quan tới Ngành 58
Vấn đề chiến lược 10: Nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp dệt may nhà nước và Thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào thượng nguồn 58
Vấn đề chiến lược 11: Cải tiến thủ tục hải quan 59
Vấn đề chiến lược 12: Cải thiện chính sách thuế 60
Tăng cường sự đóng góp của ngành dệt may vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước 60
Vấn đề chiến lược 13: Cải tiến quy phạm lao động 60
Xác định các ưu tiên 61
Kế hoạch hành động và giám sát thực hiện
Kế hoạch hành động 65
Giám sát thực hiện 73
Danh mục các bảng biểu
Bảng 1: Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam từ 2000 đến 2005 10
Bảng 2: Vài nét về ba nhà nhâp khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam 13
Bảng 3: Những nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ
Bảng 4: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. 16
Bảng 5: Nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ từ Việt Nam năm 2005: Hạn ngạch và tỉ lệ hoàn thành
Bảng 6: Các nhà xuất khẩu lớn nhất vào thị trường EU.
Bảng 7: Tổng lượng nhập khẩu sản phẩm dệt may và hoạt động nhập khẩu từ Việt Nam của các thành viên chính của EU. 19
Bảng 8: Sản phẩm dệt may cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường EU.
Bảng 9: Tình hình hiện nay về nguyên liệu của ngành dệt may Việt Nam.
Bảng 10: Phân tích định lượng chuỗi giá trị xuất khẩu của Việt Nam đối với sản phẩm áo sơ mi nam
Bảng 11: So sánh CSFs giữa Việt Nam và những nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn khác 29
Bảng 12: Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của Băng-la-đét, In-đô-nê-xia và Thái Lan
Bảng 13: Tỉ lệ lương trong ngành dệt may ở một số nước. 33
Bảng 14: Thời gian sản xuất trong ngành may mặc của Việt Nam và của một số đối thủ cạnh tranh. 34
Bảng 15: So sánh thời gian vận chuyển giữa Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ sang các thị trường lớn. 36
Bảng 16: Kết quả thực hiện Quyết định 55/2001/QĐ-TTg 41
Bảng 17: Kết quả của hoạt động thực hiện Quyết định 55/2001/QĐ-TTg 42
Bảng 18: Một số nét chính về các tổ chức hỗ trợ thương mại của Việt Nam đối với ngành dệt may. 43
Bảng 19: Điểm chuẩn tuân thủ về mặt xã hội 49
Danh mục hình minh hoạ
Hình 1: Chuỗi giá trị xuất khẩu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam 12
Hình 2: Sự phát triển của ba nhà nhập khẩu lớn nhất 14
Hình 3: So sánh thành phần xuất khẩu sản phẩm dệt may giữa Việt Nam và Trung Quốc. 32
Hình 4: Cơ cấu chi phí theo giá CIF của của hàng dệt may Việt Nam 33
Hình 5: Thời gian sản xuất điển hình của xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam. 35
Hình 6: Chuỗi giá trị trong tương lai của ngành dệt may Việt Nam 45
Những ký tự viết tắt
Agtek
Hội Dệt – May – Thêu – Đan của Thành phố Hồ Chí Minh
ATC
Hiệp định của WTO về hàng Dệt may
BTA
Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ
CIF
Chi phí, Bảo hiểm, Cước phí
CMT
Cắt, May, Sửa (Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu)
EU
Liên minh Châu Âu
FOB
Giao hàng trên phương tiện vận chuyển (Free on Board)
ITC
Trung tâm Thương mại Quốc tế
LEFASO
Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam
SME
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
SOE
Doanh nghiệp quốc doanh
TCA
Hiệp định Dệt may
UK
Vương quốc Anh
US
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Vietrade
Cục Xúc tiến Thương mại
Vinatex
Tổng Công ty Dệt May Việt nam
Vitas
Hiệp hội Dệt May Việt nam
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
Tóm tắt
(Được chỉnh sửa sau bản thảo đầu tiên)
Phần I - Giới thiệu
Cơ sở
Ngành dệt may là ngành mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai cho Việt Nam sau dầu mỏ và khí đốt. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may là 4,4 tỉ đôla năm 2004 và ước tính đạt 4,8 tỉ đôla năm 2005. Ngành dệt may sử dụng trên hai triệu công nhân, chiếm 18% tổng số công ăn việc làm trong lĩnh vực công nghiệp.
Với việc dỡ bỏ hạn ngạch vào ngày 01 tháng 01 năm 2005 đối với những nước thành viên WTO, xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với sức cạnh tranh ngày càng tăng từ những đối thủ lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-kis-tăng và In-đô-nê-xia. Việc ngành dệt may Việt Nam không thể đạt được mục tiêu xuất khẩu năm 2005 với mức 5,2 tỉ đôla đã cho thấy ngành hiện còn tồn tại một số điểm yếu cần nhanh chóng khắc phục để tăng cường hơn nữa khả năng cạnh tranh. Để thực hiện được mục tiêu về kim ngạch xuất khẩu 8-9 tỉ đôla năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ đề ra1, cần phải có một chiến lược quốc gia cho ngành nhằm hạn chế những yếu điểm và đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu dệt may của Việt Nam, đây là vấn đề rất cấp thiết.
Chiến lược này là một hoạt động của Dự án VIE 61/94 do Cục Xúc tiến Thương mại (Vietrade) - Bộ Thương mại và Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) thực hiện.
1.2 Nguyên tắc phân tích
Phân tích chiến lược dựa trên 03 nguyên tắc sau đây:
1.2.1 Phạm vi chiến lược
Sức cạnh tranh của một ngành bắt nguồn từ ba yếu tố: (i) sức cạnh tranh của chính các doanh nghiệp, (ii) môi trường kinh doanh mà các doanh nghiệp đang hoạt động và (iii) chính sách của Chính phủ và của các nước khác liên quan đến ngành. Ba yếu tố này tương tác với nhau; bất cứ vấn đề nào bất lợi nảy sinh trong mỗi yếu tố đều có ảnh hưởng và tác động không tốt đến những yếu tố khác và ảnh hưởng lớn đến sức cạnh tranh của cả ngành. Do đó, chiến lược này sẽ tập trung khắc phục những vấn đề nảy sinh ở cả ba yếu tố.
Sự phát triển của ngành cần phải có tác dụng đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
1.2.2 Khuôn khổ thiết kế và quản trị chiến lược.
Chiến lược trước tiên phân tích thực trạng về hoạt động và năng lực cạnh tranh quốc tế của ngành dệt may Việt Nam. Sau đó, chiến lược sẽ xây dựng một tầm nhìn cho ngành đến năm 2010 và bước cuối cùng là đưa ra các khuyến nghị về những động thái chiến lược cần thực hiện nhằm đạt được tầm nhìn đó.
Do các nguồn lực để thực hiện chiến lược ở cả khu vực nhà nước và tư nhân đều hạn hẹp, nên cần phải lập thứ tự ưu tiên cho các hoạt động của các bên liên quan trong chiến lược. Đặc biệt, cần phải có một kế hoạch hành động, trong đó nêu rõ vai trò và trách nhiệm của mỗi tổ chức đối với mỗi hoạt động và trong một khuôn khổ thời gian cụ thể.
1. 2.3 Phân tích chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị của ngành được sử dụng như một công cụ chính trong chiến lược này. Phân tích chuỗi giá trị sẽ mang lại một bức tranh toàn cảnh về vị trí cụ thể của ngành dệt may Việt Nam so với ngành dệt may của các nước khác trên thế giới. Điểm mạnh và điểm yếu trong mỗi liên kết của chuỗi giá trị cũng thể hiện một quan điểm chiến lược về những hoạt động cần làm để bổ sung giá trị vào mỗi liên kết và đạt được những hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn.
Phần II – Phân tích thực trạng
Những thách thức mới sau khi xoá bỏ hệ thống hạn ngạch
Hệ thống hạn ngạch đã tạo ra một sự “bóp méo” thị trường. Nhiều nước xuất khẩu dệt may không hiệu quả trong những năm 90 của thế kỷ trước đã tận dụng vấn đề hạn ngạch để tiếp cận với những nước nhập khẩu dệt may. Trong một thời kỳ không còn hạn ngạch, những nước này sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh với những nước xuất khẩu mạnh.
Giai đoạn xóa bỏ hệ thống hạn ngạch, tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2005, đã chứng minh cho những luận điểm trên. Trong nửa đầu năm 2005, các nhà xuất khẩu như Mê-xi-cô, Phi-lip-pin và Nê-pan đã nhận thấy tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu âm lần lượt là -3,62%, -4,56%, và –14,34%; các nhà xuất khẩu khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Băng-la-đet, In-đô-nê-xia và Thái Lan đã tăng tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu tương ứng là 50,49%, 36,59%, 16,51%, 9,09% và 8,71%. Trong cùng thời kỳ đó, xuất khẩu dệt may của Việt Nam chỉ tăng ở mức 3,37%2
Không còn hạn chế về hạn ngạch, các nhà nhập khẩu dệt may hiện giờ đang tự do tìm kiếm và lựa chọn từ các nước và các nhà máy trên thế giới những nhà cung cấp có khả năng mang lại cho họ nhiều giá trị nhất. Nhiều hoạt động nhằm tìm kiếm nguồn hàng có trước giai đoạn xoá bỏ hạn ngạch đã được củng cố hơn thông qua việc dỡ bỏ từng bước, các nhà xuất khẩu phải hiểu rõ những diễn tiến này để có thể tồn tại:
Các nhà nhập khẩu đã và đang lựa chọn với số lượng ít hơn các nhà máy và các nước trong số các quốc gia xuất khẩu để giảm bớt chi phí liên quan đến việc lựa chọn và tìm kiếm. Trong giai đoạn 2002-2005, các nhà nhập khẩu đã giảm những nước lựa chọn từ 53 xuống còn 26 và xu hướng này đã được củng cố hơn sau ngày 01/01/2005.
Giá bán lẻ và giá gốc của hàng dệt may đang giảm xuống do (i) sự xuất hiện và tầm quan trọng ngày càng tăng của những cửa hàng giảm giá rất lớn (discount mega-stores) như Wal Mart, (ii) sản xuất quá nhiều hàng dệt may ở các nước đang phát triển. Việc này dẫn đến tình trạng giảm giá hàng xuất khẩu từ 10-20% trong vòng 3-5 năm gần đây3.
Khách hàng có xu hướng ngày càng yêu cầu thời gian giao hàng ngắn hơn, số lượng nhỏ hơn do họ đang nỗ lực cắt giảm hoạt động lưu kho, giảm việc bán hạ giá để tăng lợi nhuận. Xu hướng này cũng phần nào bị chi phối bởi các hoạt động hiệu quả của các công ty như Zara và Gap, là những công ty đã đặt tầm quan trọng bậc nhất vào việc lưu kho hiệu quả và thời gian sản xuất ngắn.
Khách hàng quốc tế ngày càng có xu hướng trực tiếp tìm đến tận các nhà sản xuất và không cần đến những đại lý mua hàng. Tuy nhiên, chỉ có một số các nhà sản xuất dệt may trước kia, những người có khả năng cung ứng dịch vụ, thường bán thông qua đại lý mua, là có lợi từ xu thế này với các hoạt động như tìm kiếm nguồn nguyên liệu, vận chuyển, thiết kế và dịch vụ chọn gói.
2.2 Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam được ước tính đạt 4,8 tỉ đôla năm 2005, tăng 9,5% so với giá trị xuất khẩu năm 2004. Tỉ lệ tăng trưởng này là tỉ lệ thấp nhất từ năm 2002. Lý dó là do việc xoá bỏ từng bước hạn ngạch trong Hiệp định Dệt May của WTO (ATC) dẫn tới sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn từ các đối thủ xuất khẩu dệt may khổng lồ là Trung Quốc từ đầu năm 2005, khi mà đất nước này vẫn chưa bị tái áp đặt hạn ngạch và sức cạnh tranh cũng đến từ những đối thủ lớn khác như Ấn Độ, Băng-la-đét, Sri-lan-ca và Pa-kis-tăng. Hơn thế, xuất khẩu dệt may cuả Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ vẫn còn phụ thuộc vào hạn ngạch.
Có ba nhà nhập khẩu dệt may lớn nhất từ Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, lần lượt chiếm 55%, 20% và 13% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ở những thị trường này được thể hiện trong Bảng 1:
Bảng 1: Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam từ 2000 đến 2005
Đơn vị: triệu đôla
Thị trường
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Hoa Kỳ
50
45
951
1,973
2,474
2,640
Tỉ lệ tăng trưởng
-
-9,9%
2.032,3%
107,5%
25,4%
6,7%
EU
609
599
570
580
763
875
Tỉ lệ tăng trưởng
-
-1,6%
-4,8%
1,8%
31,6%
14,7%
Nhật Bản
620
588
521
514
531
605
Tỉ lệ tăng trưởng
-
-5,2%
-11,4%
-1,3%
3,3%
14,0%
Khác
614
730,4
710
587
618
680
Tỉ lệ tăng trưởng
-
20,0%
-2.,%
-17,3%
5,3%
10,0%
Tổng
1.892
1.962
2.752
3.654
4.386
4.800
Tỉ lệ tăng trưởng
-
7,0%
40,0%
33,0%
20,0%
9,5%
Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam
Bảng trên đã chỉ ra rằng xuất khẩu dệt may của Việt Nam tập trung chủ yếu vào thị trường Hoa Kỳ, chiếm 55% tổng sản lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, sau khi tăng mạnh xuất khẩu trong các năm 2002 và 2003 do kết quả của Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết vào tháng 10/2001, tỉ lệ tăng trưởng đã giảm xuống còn 25,4% vào năm 2004 và duy trì ở mức 6,7% năm 2005.
Trong năm 2005, xuất khẩu dệt may của Việt Nam tiến triển thuận lợi trên thị trường EU. Cần lưu ý rằng, tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu cao vào thị trường EU năm 2004 với mức 31,5% là do sự gia nhập của 10 nước thành viên mới vào EU tháng 5 năm 2004. Con số tăng trưởng thực tế dao động trong khoảng từ 2-5%. Sau khi dỡ bỏ hạn chế về hạn ngạch đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào EU ngày 01 tháng 01 năm 2005, tỉ lệ tăng trưởng đã tăng lên 14% năm 2005.
Xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản đã tạo ra một tỉ lệ tăng trưởng ấn tượng từ 3,3% năm 2004 lên đến 14% năm 2005. Có tỉ lệ tăng trưởng mạnh này là do hoạt động nhập khẩu mạnh hơn về dệt may trên thị trường Nhật Bản, sự tăng trưởng ngoại thương chung giữa Việt Nam và Nhật Bản và việc nhận thức rõ hơn về thị trường này của các nhà sản xuất dệt may của Việt Nam.
2.3 Chuỗi giá trị xuất khẩu Dệt May hiện nay của Việt Nam.
Sản phẩm dệt may là một chuỗi giá trị bị ảnh hưởng bởi người mua, điều này có nghĩa là những khách hàng quốc tế (bán lẻ hoặc những công ty phát triển thương hiệu) thường có vị thế trội hơn trong chuỗi giá trị. Điều này có thể lý giải như sau:
Do sản xuất quá nhiều sản phẩm dệt may và người mua có thể tiến hành lựa chọn và mua sản phẩm từ vài ngàn nhà máy sản xuất ở trên nhiều nước, cả nước phát triển và đang phát triển. Theo ước tính thì công suất cung ứng hàng may mặc hiện nay của thế giới cao hơn gấp hai lần so với nhu cầu thực tế;
Các nhà bán lẻ hàng may mặc hay các công ty có thương hiệu có vai trò quyết định về xu hướng thời trang trong mỗi mùa bằng cách thảo luận và thoả hiệp với nhau về màu sắc và mẫu mốt cho các mùa thời trang.
Chuỗi giá trị của sản phẩm may mặc trong hình minh họa (Hình 1) dưới đây là một điển hình về xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam, chiếm khoảng 70% hàng xuất khẩu theo hình thức CMT. Chuỗi giá trị gồm có 04 thành phần chính: khách hàng quốc tế, nhà sản xuất trong nước, nguồn hàng và trung gian.
Hình 1: Chuỗi giá trị xuất khẩu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam.
Phân tích định tính Chuỗi giá trị
Khách hàng quốc tế: Chuỗi giá trị của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam lạc hậu so với khách hàng quốc tế (bán lẻ, công ty phát triển thương hiệu) là những người khởi xướng việc mua sản phẩm dệt may.
Nhìn chung, mỗi người mua hàng thường sử dụng nhiều phương thức để tìm kiếm nguồn hàng dệt may. Có thể tìm nguồn từ những nhà bán buôn/nhà nhập khẩu ở trên đất nước của chính họ hoặc từ các đại lý hay từ những cơ sở thu mua của họ ở Hồng Kông, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc. Họ cũng có thể tìm kiếm nguồn hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất khi các nhà sản xuất hàng dệt may có thể cung cấp dịch vụ trọn gói cho họ4.
Đối với Việt Nam, khách hàng quốc tế thường tìm kiếm nguồn cung cấp thông qua các đại lý mua hàng và cơ sở thu mua của họ5.
Phân tích ba (03) thị trường mua hàng quan trọng nhất của xuất khẩu Việt Nam về sản phẩm dệt may là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản được thể hiện tóm tắt trong Bảng 2;
Bảng 2: Vài nét về ba nhà nhâp khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam
Thị trường
Hoa Kỳ
EU
Nhật Bản
Quy mô thị trường (tỉ đô la Mỹ)
70
91
22
Tỉ lệ tăng lên bình quân của nhập khẩu (2000-2003)
1%
8%
-5%
Tỉ lệ tăng về nhập khẩu (2004)
7%
12%
11%
Thị phần của Việt Nam
3,5%
0,96%
2,8%
Tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2005 trên các thị trường
6,7%
14,7%
14%
Ưu điểm
Chất lượng bình thường, thiết kế đơn giản, số lượng lớn
Không hạn ngạch
Không hạn ngạch, khoảng cách ngắn
Nhược điểm
Hạn ngạch
Không linh hoạt về khối lượng
Yêu cầu chất lượng rất cao
Tiềm năng tăng trưởng
Trung bình
Cao
Trung bình
Nguồn:Cơ sở dữ liệu COMTRADE.
Nhập khẩu ở thị trường Mỹ và EU chỉ tăng tương ứng 1% và 8% giữa các năm 2000-2003, Nhật Bản đã giảm nhập khẩu hàng dệt may trong thời kỳ này. Tuy nhiên, tỉ lệ gia tăng về nhập khẩu dệt may tăng lên 7% trên thị trường Hoa Kỳ, 12% ở thị trường EU và 11% ở thị trường Nhật Bản.
Xuất khẩu hàng dệt may từ Việt Nam đã chiếm lĩnh được những thị phần rất khả quan ở Mỹ và Nhật Bản tương ứng với 3,5% và 3%. Thị phần của Việt Nam ở thị trường EU thấp hơn rất nhiều so với các thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản, chỉ chiếm 0,9% trong tổng nhập khẩu.
Hình 2 đã được xây dựng dựa trên các thông tin ở Bảng 2 nhằm phân tích và so sánh sự phát triển về tiềm năng của những thị trường này. Mô hình này được xây dựng dựa trên Ma trận tỉ lệ tăng trưởng củan Tập đoàn vấn Boston và Những chiến lược Porfolio thu hút thị trường của General Electric. Mô hình này là một công cụ được sử dụng để xác định những tiềm năng của thị trường mục tiêu. Dựa trên mức độ về tiềm năng, mỗi thị trường cần phải có sự đầu tư và quan tâm thích hợp. Theo mô hình này, một thị trường được coi là có sức cuốn hút khi thị trường có tỉ lệ tăng trưởng nhiều hơn hoặc bằng 10% và một thị trường bị cho là không có sức cuốn hút khi mức tăng trưởng thấp hơn 10%. Một nhà xuất khẩu được gọi là một nhân tố hoạt động tích cực trên một thị trường khi có thị phần nhiều hơn hoặc bằng 3% trên thị trường đó và ngược lại nhà xuất khẩu đó sẽ được gọi là nhân tố hoạt động không tích cực khi có thị phần thấp hơn 3%. Với mô hình này, chúng tôi phân tích 03 thị trường nhập khẩu lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam là Hoà Kỳ, EU và Nhật Bản. Ba thị trường này chiếm 86% tổng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.
Hình 2: Sự phát triển của ba nhà nhập khẩu lớn nhất
Thị trường Hoa Kỳ: Năm 2004, thị trường Hoa Kỳ có tỉ lệ tăng trưởng thấp so với thị trường Nhật Bản và EU, và thuộc diện thị trường không hấp dẫn. Việt Nam là một nhân tố hoạt động tích cực trên thị trường này khi chiếm 3,5% tổng nhập khẩu may mặc của Hoa Kỳ và là nước xuất khẩu may mặc lớn thứ 6 vào thị trường này (thể hiện ở Bảng 3). Do thực tế về hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ, ngành dệt may của Việt Nam khó có thể tăng trưởng nhanh và có được thị phần lớn hơn nữa