Đề tài Chiến tranh và tôn giáo trong sử thi Mahabharata (Ấn Độ) Môn: Văn học Châu Á

Ấn Độ là một đất nước có nhiều chủng tộc, mang nhiều ngôn ngữ khác nhau, ước tính có tới 1652 ngôn ngữ. Ấn Độ là nước có nền văn minh rất sớm không kém Hi Lạp , La Mã, Ai Cập. Những cuộc khai quật của các nhà khảo cổ học nổi tiếng đầu thế kỉ XX ở vùng Harappa và vùng Mônhengiô Đarô trên lưu vực sông Ấn chứng minh từ 3000 năm trước Công Nguyên đã xuất hiện một nền văn hóa khá rực rỡ của người Đraviđian. Ấn Độ là một đất nước vô cùng phong phú đa dạng hội đủ mọi sắc thái về điều kiện tự nhiên. Với lãnh thổ trải dài từ 7-32 độ vĩ bắc và 67 – 87 độ kinh đông, đó là một bán đảo hình tam giác tưởng chừng như một khối thống nhất đơn giản về địa hình khí hậu nhưng đi sâu vào trong đó mới có thể thấy được mọi thiên hình vạn trạng của đất nước này. Với trí tưởng tượng phong phú của mình, người dân Ấn Độ hình dung đất nước họ như một nàng tiên cá xinh đẹp có mái tóc bạch kim dài tung bay trong mây trời Himalaya và có cái đuôi cá vẫy vùng trong Ấn Độ Dương xanh thẳm. Còn dãy núi Himalaya bao la hùng vĩ là vận mệnh của Ấn Độ. Nó gợi lên bao nỗi sợ hãi cho tất cả mọi người nơi đây. Trong đó ẩn chứa biết bao câu chuyện huyền thọai linh thiêng gắn liền với đất nước con người Ấn Độ. Người ta nói rằng, dãy núi này trước kia vốn là một đàn voi biết bay đã làm phật ý vị thần vạn năng Indra, cho nên thần đã trừng phạt chúng bằng cách cắt mất cặp cánh của chúng và biến chúng thành những ngọn núi hùng vĩ . Nơi đây cũng trên ngọn núi Kailasa là nơi thiền định của vị thần Shiva để giúp cho thế gian được tiếp tục tồn tại.

doc24 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7273 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến tranh và tôn giáo trong sử thi Mahabharata (Ấn Độ) Môn: Văn học Châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Huế Trường đại học sư phạm Khoa Ngữ văn Bài thảo luận Chiến tranh và tôn giáo trong sử thi Mahabharata( Ấn Độ) Môn: Văn học Châu Á Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ: Hoàng Xuân Vinh Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1( tổ 3)- Văn 3B Huế 05,2010 Danh sách nhóm 1 tổ 3- Lớp Văn 3B: 1. Nguyễn Thị Phương Ly( Nhóm trưởng- người thuyết trình) 2. H’ Rôma Mlô ( Nhóm phó- thư kí) 3 . Lương Văn Duyên 4. Nguyễn Lê Hoài Nam 5. Bùi Thị Hà My 6. Trần Thị Nguyệt 7. Dương Ánh Minh 8. Phạm Thị Minh Nguyệt 9. Đoàn Thị Nhi Lời cảm ơn Xin gởi vào đây lời cảm ơn chân thành đến cô giáo- thạc sĩ Hoàng Xuân Vinh và tổ 3- lớp Văn 3B đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng em thực hiện đề tài này. ( Tập thể nhóm) Mục lục Phần 1: Khái quát chung I. Vài nét về đất nước Ấn Độ II. Đặc trưng sử thi Ấn Độ III. Sử thi Mahabrahata 1. Nguồn gốc và ảnh hưởng a. Nguồn gốc b. Ảnh hưởng 2. Tóm tắt cốt truyện Phần 2: Chiến tranh và tôn giáo trong sử thi Mahabrahata (Ấn Độ) I. Chiến tranh 1. Cốt truyện chiến tranh II. Tôn giáo 1. Vài nét về tôn giáo Ấn Độ Phần I. Khái quát chung I. Vài nét về đất nước Ấn Độ Ấn Độ là một đất nước có nhiều chủng tộc, mang nhiều ngôn ngữ khác nhau, ước tính có tới 1652 ngôn ngữ. Ấn Độ là nước có nền văn minh rất sớm không kém Hi Lạp , La Mã, Ai Cập. Những cuộc khai quật của các nhà khảo cổ học nổi tiếng đầu thế kỉ XX ở vùng Harappa và vùng Mônhengiô Đarô trên lưu vực sông Ấn chứng minh từ 3000 năm trước Công Nguyên đã xuất hiện một nền văn hóa khá rực rỡ của người Đraviđian. Ấn Độ là một đất nước vô cùng phong phú đa dạng hội đủ mọi sắc thái về điều kiện tự nhiên. Với lãnh thổ trải dài từ 7-32 độ vĩ bắc và 67 – 87 độ kinh đông, đó là một bán đảo hình tam giác tưởng chừng như một khối thống nhất đơn giản về địa hình khí hậu nhưng đi sâu vào trong đó mới có thể thấy được mọi thiên hình vạn trạng của đất nước này. Với trí tưởng tượng phong phú của mình, người dân Ấn Độ hình dung đất nước họ như một nàng tiên cá xinh đẹp có mái tóc bạch kim dài tung bay trong mây trời Himalaya và có cái đuôi cá vẫy vùng trong Ấn Độ Dương xanh thẳm. Còn dãy núi Himalaya bao la hùng vĩ là vận mệnh của Ấn Độ. Nó gợi lên bao nỗi sợ hãi cho tất cả mọi người nơi đây. Trong đó ẩn chứa biết bao câu chuyện huyền thọai linh thiêng gắn liền với đất nước con người Ấn Độ. Người ta nói rằng, dãy núi này trước kia vốn là một đàn voi biết bay đã làm phật ý vị thần vạn năng Indra, cho nên thần đã trừng phạt chúng bằng cách cắt mất cặp cánh của chúng và biến chúng thành những ngọn núi hùng vĩ . Nơi đây cũng trên ngọn núi Kailasa là nơi thiền định của vị thần Shiva để giúp cho thế gian được tiếp tục tồn tại. Bên cạnh những sự tích thân thọai đó, ẩn dưới những bóng rợp của rừng cây bạt ngàn là những vị tu sĩ khổ hạnh. Họ rời bỏ cuộc sống gia đình trần tục để ngồi dưới gốc cây thiền định suy tư về vũ trụ bao la này. Nhìn lên những tán rợ của rừng núi Himalaya, họ cảm thấy thế giới thì bao la quá, mà con người chỉ là những sinh vật nhỏ bé phu du , họ tự hỏi sao vũ trụ thì vô hạn, mà vì sao con người lại hữu hạn, đối mặt với sinh lão bệnh tử, với nỗi đau khổ trầm luân, cũng từ đó, họ muốn tìm kiếm sự giải thoát khỏi cuộc sống này, muốn tách cái Atman (linh hồn cá thể) hòa nhập vào cái Braman (linh hồn vũ trụ) đạt đến niềm vui bất diệt giải thoát khỏi sự luân hồi. Dãy núi Himalaya Cũng từ dãy núi Hymalaya đó, hai dòng sông Ấn Hằng tuôn chảy xuống đồng bằng như dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi lớn người dân Ấn Độ bằng nguồn phù sa dồi dào. Chính nơi đây đã bắt đầu buổi bình minh sơ khai của đất nước Ấn Độ, là cái nôi văn hóa cổ xưa lâu đời nhất trên thế giới và trường tồn liên tục nhất quán cho đến ngày hôm nay. Đất nước có tên Ấn Độ cũng bắt nguồn từ dòng sông Indus này. Nó chảy về phía tây, đổ ra vịnh Bengal chia làm năm nhánh nên được gọi là vùng Punjab. Nhưng đối với tâm thức người Ấn Độ, dòng sông Hằng Ganga là một dòng sông linh thiêng có khả năng thanh tẩymọi tội lỗi. theo thần thoại, nữ thần Ganga được sinh ra từ một ngón chân thần Vishnu. Bà sống trên trời trước khi xuống trần gian. Khi mặt đất phủ đầy tro hỏa táng, hiền nhân Bhagiratha đã câu khấn thần Brahma và Shiva để cho dòng sông Hằng chảy xuống trần gian để rửa sạch lớp tro này và giải thóat cho linh hồn những người chết. Để phòng ngừa sự ngập lụt nguy hại, thần Shiva để cho nước rót xuống đầu mình chảy ngoằn ngoèo qua các lọn tóc rối quăn của thần và thần đã chia nó ra làm bảy con suối chảy yên lành trên nước Ấn Độ. Với niềm tin như thế, hàng triệu người dân Ấn Độ hàng năm, hay ít nhất là một lần trong đời mình đều phải đến đây để hành hương. Họ muốn được tắm dưới dòng sông Hằng, uống nước sông Hẳng, và chết thả mình dưới dòng sông Hằng linh thiêng thần thánh nhằm được giải thoát khỏi bể khổ muôn đời. Thần Shiva trên sông Hằng Ấn Độ được mệnh danh là xứ sở của tôn giáo, xứ sở tâm linh. II. Đặc trưng sử thi Ấn Độ: Văn học cổ đại Ấn Độ có hai thành tựu vĩ đại là thần thoại và sử thi ra đời trên cơ sở xã hội Ấn Độ đã phát triển qua chế độ quân chủ phong kiến nhiều vương quốc đã hình thành. Sử thi là bức tranh rộng lớn phản ánh hiện thực đời sống, tư tưởng của nhân dân Ấn Độ cổ đại. Nó còn là bài ca vĩ đại ca ngợi những chiến công hiển hách, khí phách hào hùng được đề cao và ngưỡng mộ như những mẫu người lý tưởng. Sử thi Ấn Độ có những nét đặc trưng rất riêng biệt mang đậm dấu ấn của đất nước và con người Ấn Độ. Nét đặc trưng dễ thấy nhất là sử thi Ấn Độ mang tính quy mô đồ sộ, trên thế giới ít có bộ sử thi nào sánh ngang được với Mahabrahata và Ramayana về quy mô. Nguyên do là bởi người Ấn Độ có thói quen suy nghĩ triền miên, giàu óc tưởng tượng. Hơn nữa đất nước Ấn Độ rộng lớn có nhiều dân tộc, nhiều truyền thuyết, nhiều huyền thoại. Các nghệ nhân kể chuyện thường sưu tầm các câu chuyện lan truyền trong các địa phương, sâu chuỗi lại làm nội dung thêm phong phú và được kéo dài. Vì thế sử thi Ấn Độ có sức khái quát rộng lớn. Chính vì sự đồ sộ về quy mô của những thiên sử thi mà hệ thống nhân vật cũng rất đa dạng và phong phú. Nhân vật trong sử thi Ấn Độ bao gồm nhiều anh hùng, đạo sĩ, người phụ nữ, thần thánh, ma quỷ, quái vật… Tính giáo huấn sâu đậm cũng là đặc trưng của sử thi Ấn Độ. Dĩ nhiên sử thi của dân tộc nào cũng mang tính giáo huấn. Nó là cuốn bách khoa toàn thư về đạo đức, luân lí của dân tộc. Nhưng sử thi Ấn Độ mang đậm tính giáo huấn hơn. Bởi Ấn Độ là một xứ sở có nhiều tôn giáo, nhân dân Ấn Độ là những con người mộ đạo, giáo lí các tôn giáo được phản ánh khá sâu sắc trong các sử thi. Sử thi Ấn Độ chứa trong nó nhiều triết lí, giáo lí sâu sắc của nhiều tôn giáo khác nhau cho nên sự xung đột gay gắt về đạo lí trong sử thi là điều tất yếu. Sử thi Ramayana và Mahabharata không chú trọng miêu tả chiến tranh mà chú trọng miêu tả xung đột giữa cái thiện cái ác, giữa đạo lí và phi đạo lí. Nếu có xung đột với nhau, trước tiên phải hòa giải, nếu không thành mới tiến hành chiến tranh. Mục đích cuối cùng của chiến tranh là hòa hợp, hòa bình. Đó là tinh thần Ấn Độ. Những đặc trưng đó của sử thi Ấn Độ có thể tìm thấy một cách trọn vẹn, toàn diện trong bộ sử thi Mahabrahata. Cùng với Ramayana, hai tác phẩm sử thi Ấn Độ được đánh giá là “Chẳng khác gì những kim tự tháp khổng lồ sừng sững. Đứng trước những công trình đó, những tác phẩm nhỏ bé của phương Tây sẽ phải kính cẩn nghiêng mình” (Michelet, nhà phê bình văn học Pháp thế kỉ XIX). III. Sử thi Mahabharata 1. Nguồn gốc và ảnh hưởng a. Nguồn gốc: Cũng như Ramayana hoặc các tác phẩm khác ở thời kì cổ đại, Mahabharata cũng khó xác định dược thời gian cụ thể. Theo các nhà nghiên cứu câu chuyện được lưu truyền từ thế kỉ V TCN. Về sau được bổ sung liên tiếp, nhiều người ghi chép và chỉnh biên cho mãi đến đầu thế kỉ V đầu Công Nguyên mới chấm dứt. Theo truyền thuyết người sưu tập đầu tiên cuốn sử thi này là đạo sĩ Krixna Dwaipayana Vyasa, cũng là một trong những ông tổ của các nhân vật sử thi ( Vyasa có nghĩa là sưu tập) Vyasa đã thức dậy lúc bình minh suốt 3 năm ròng để sáng tác tác phẩm tuyệt diệu này. Nguyên bản lúc đầu có khi lên đến hàng ngàn vạn câu thơ, nhưng đến nay chỉ còn sưu tầm được 110.000 slôka ( câu thơ đôi) gồm 22 vận dòng. Bản viết bằng tiếng Sans Krit đầu tiên đươc in ra ở Calcuta vào năm 1884. Bản dịch ra Anh văn đầu tiên là bản của Protapchanđra Roy, in 1883. Bản dịch ra tiếng Việt đầu tiên hiện nay dựa vào bản tóm tắt cốt truyện bằng Anh văn của C. Kajagopalachari. b. Ảnh hưởng Mahabharata có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới đặc biệt là ở Đông Nam Á. Ở Indonexia, khoảng thế kỉ VII đến thế kỉ VIII xuất hiện nhiều truyện được phóng tác từ cốt truyện Mahabharata, như truyện Trận đánh vĩ đại của con cháu Bharata bằng tiếng Java cổ, Đám cưới của Acgiuna (Ayuna Wiwaha). Ở Campuchia, Mahabharata sớm xuất hiện , rõ nét nhất vào thời kì văn học Ăngco, nhiều cảnh trong Mahabharata được thể hiện bằng phù điêu trên mặt đền Ăngco và nhiều đền đài khác. 2. Tóm tắt cốt truyện: Bharata, vua của triều đại Mặt Trăng sinh ra 2 người con trai thành 2 dòng họ Kuru và Panđu. Panđu sinh đươc 5 người con trai gọi là ahn em Panđava. Còn Đritaratra bị mù lòa thuộc dòng họ Kuru sinh được 100 người con trai gọi là anh em Korava. Panđu qua đời, Đritararata lên ngôi, đem 5 người con của anh về nuôi. Năm anh em trưởng thành nhanh chóng nổi tiếng là những người tài cao, đức trọng. Điều đó làm cho ahn em Korava ghen tị. Bọn họ đã nhiều lần lập mưu hãm hại từng người trong 5 anh em nhưng đều thất bại. Đritararatra biết rõ điều đó, đem 5 anh em Panđava đến ở lâu đài Varanamvada. Ahn em Korava lại lập mưu đốt cháy lâu đài hòng giết chết họ nhưng nhờ biết tin tức trước nên anh em Panđava dẫn mẹ là Kunti trốn được vào rừng sâu. Họ cải trang thành những đạo sĩ Balamôn và sống ẩn dật. Một năm sau, vua Đrôpađa xứ Panchala mở hội kến phò mã cho công chúa Đrôpađi xinh đẹp. Anh em Panđava nghe tin bèn đến thi tài. Các hoàng tử 4 phương đều thất bại, không ai có thể giương cung bắn được mũi tên xuyên qua bánh xe đang quay, lấy mắt cả vàng làm đích. Duy chỉ có Acgiuna, em trai thứ 3 của anh em Panđava giương cung bắn 5 phát trúng cả 5. Acguna làm đám ở thành cưới với công chúa Đrôpađi. Năm anh em đem Đrôpađi về ra mắt bà Kunti. Vừa về, một người nói “ thưa mẹ, hôm nay chúng con mang về một vât quý”. Bà Kunti liền nói “ thế thì các con hãy chia đều cho nhau”. Lời của bà thành mệnh lệnh thế là Đrôpađi thành vợ của 5 anh em. Sau việc này, Đritatra và anh em Korava biết được 5 anh em Panđava vẫn còn sống. Đritaratra mời 5 anh em về chia một nửa vương quốc. Yudihitira là anh cả được tôn làm vua vương quốc Inđraprasa cạnh vương quốc Haxtinapura của dòng họ Korava. Nhờ tài năng và đức độ, vương quốc của 5 anh em Panđava trở nên thịnh vượng. Một lần nữa, anh em Korava lại ghen tị và tìm cách tiêu diệt. Yudihitira vốn say mê cờ bạc nên bị Duryodara lôi vào cảnh sát phạt trên bàn xúc xắc. Mất cả vương quốc, anh em Panđava lần nữa lại đem mẹ già và vợ con vào rừng ẩn dật 13 năm. Hết hạn đó họ trở lại vương quốc của mình nhưng Duryodara lật lọng không chịu trao trả vương quốc. Anh em Pandava tức giận buộc phải gây chiến với anh em Korava. Cuộc chiến tranh giữa anh em dòng họ Bharata nổ ra, lôi cuốn các vương quốc lân cận tham chiến, hàng triệu người tham gia trận mạc với hàng vạn ngựa xe cung kiếm. Chiến trường Curusetora mù mịt khói lửa trong vòng 8 ngày, hàng triệu xác chết chất thành núi, máu đỏ thành sông. Kết thúc chận chiến chỉ còn 11 người sống sót. Anh em Panđava tuy chiến thắng nhưng vô cùng đau xót khi phải chém giết anh em cùng huyết thống của mình. Sau khi làm lể giết ngựa làm lể tế thần Ashvamedha để tỏ lòng sám hối, Yudihitira lên ngôi trị vì trong 36 năm. Câu chuyện kết thúc bằng cuộc hành hương của 5 anh em Panđava và nàng Đropađi lên đỉnh Mêru của ngọn núi Himalaya, nơi đó là cõi trời. Dọc đường Đropađi và 4 anh em lần lượt bỏ xác ở trần gian riêng Yudihitira và con chó mà chàng gặp dọc đường nhận làm bạn đồng hành là lên được núi. Vì thần Inđra không cho con chó vào cõi trời nên Yudihitira đã không vào cõi Trời. Lúc ấy con chó biến thành thần Đácma vầ cho biết đây là hành động thử thách đạo đức. Khi vào cõi Trời Yudihitira đã xin ở lại chốn hỏa ngục với an hem và bạn bè của chàng vì đó là Yudihitira “ thiên đường của tôi” . Trước sau Yudihitira vẫn thể hiện lòng trung thành của mình cho nên năm anh em đều được vào chốn vĩnh hằng Phần II. Chiến tranh và tôn giáo trong sử thi Mahayana: Chiến tranh 1. Nền tảng lịch sử Nền tảng lịch sử của Mahabharata là một thời đại đầy nhiễu nhương xung đột. - Xung đột giữa chế độ thị tộc dựa trên cơ sở huyết thống với chế độ chiếm hữu nô lệ mới manh nha trên cơ sở tư hữu và thể chế nhà nước. - Xung đột giữa hai đẳng cấp BRAHMANA (tăng lữ) và KSHATRIYA (Võ sĩ quí tộc) trong cuộc chiến đấu giành quyền lực tối thượng giữa thần quyền và vương quyền. - Xung đột giữa nội bộ đẳng cấp KSHATRIYA trong những cuộc chiến tranh giành đất đai, mở rộng bờ cõi giữa các vương quốc, các tiểu vương quốc, các bộ lạc cổ đại. Các xung đột này thâm nhập, chuyển hoá lẫn nhau và thể hiện ra thành những cuộc chiến tranh có qui mô to lớn, sức huỷ diệt khủng khiếp của thời kì cổ đại. Mahabharata là kí ức lịch sử về những cuộc chiến tranh như vậy. Tác phẩm kể về cuộc chiến tranh cốt nhục giữa hai chi thuộc cùng dòng họ Bharata. Pandava tấn công Kaurava để giành lại vương quốc của họ đã bị chiếm đoạt một cách bất công. Hiện thực xã hội và lịch sử Ấn Độ được đưa vào Mahabharata vô cùng hỗn độn, mênh mông như một đại dương với tất cả phong tục, lễ nghi của tất cả các tầng lớp xã hội, tất cả núi sông đồng bằng thành thị đều có mặt ở đây. Với sự chồng chất “hằng hà sa số” nghĩa là số cát ở sông Hằng, sự kiện của đất nước Ấn Độ, một đất nước to lớn và phức tạp như một châu lục hơn là một quốc gia, đề tài sử thi Ấn Độ cũng phức hợp. Nhưng trong sự đại diện đó nổi lên vấn đề chiến tranh.Mahabharata có nghĩa là cuộc chiến tranh lớn của dòng họ Bharata. 2. Cốt truyện chiến tranh: Mahabharata trước hết là một tập hợp rộng lớn và hỗn tạp các truyền thống cổ xưa. Cốt truyện trung tâm là cốt truyện chiến tranh, một cuộc chiến tranh theo truyền thuyết diễn ra vào thế kỉ 14 TCN nhằm mục đích tranh giành quyền bá chủ vùng Bắc Ấn. Tác phẩm bao quát toàn bộ những sự kiện, những biến cố xảy ra trong cuộc đời của các nhân vật. Mặc dù chỉ chiếm 1.4 dung lượng tác phẩm. Nhưng câu chuyện chiến tranh vẫn chiếm một vị trí rất quan trọng. Câu chuyện về cuộc chiến tranh đẫm máu huynh đệ tương tàn giữa hai anh em Panđava va Kôrava thuộc cùng một dòng họ. Cuối cùng là sự hủy diệt của dòng họ Kôrava đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử, trong tâm thức của con người. Cuộc chiến tranh kéo dài 18 ngày đêm trên cánh đồng Kôrava giữa hai bộ lạc thủy tổ của cùng một dòng họ người Arian. Nội dung cốt truyện: a. Phần mở đầu: Giới thiệu nguồn gốc lai lịch và hoàn cảnh cho các nhân vật xuất hiện. Xuất hiện nhiều tình tiết gợi mở cho phần thắt nút cốt truyện. Do tài trí hơn người của năm anh em Panđava mà Đurryodara đã nhiều lần bày mưu tính kế nhưng đều thất bại. b. Thắt nút: Xung đột truyện là lòng hận thù- nguyên nhân sâu xa, xung đột khởi điểm dấu hiệu dự báo một cuộc chiến tranh khốc liệt sẽ diễn ra, chính là xuất phát từ trò chơi xúc xắc. c. Phần phát triển: Cuộc chiến tranh diễn ra. 3. Tính chất của cuộc chiến tranh Qua sự phản ánh của Mahabharata, tính chất của chiến tranh đã được khúc xạ đi nhiều. Bằng cớ là trong giải pháp tìm kiếm hoà bình của Pandava, họ chỉ cần năm làng nhỏ, thay vì cả một vương quốc, miễn là tránh được xung đột đổ máu với các anh con bác của mình. Chỉ khi Duryodhana nhất định cự tuyệt: “Không một tấc đất cắm dùi !”chiến tranh mới trở nên không sao tránh khỏi. Xung đột chủ yếu giữa Pandava và Kaurava là xung đột giữa tinh thần bình đẳng và bác ái, yêu thương, hoà hợp (vốn là truyền thống đạo đức của thời kì Công xã nguyên thuỷ, đồng thời là khát vọng của người Ấn) với cái phi đạo lí, bất công, hiềm tị và thù hằn (là bản chất gắn với cơ sở tu hữu và thể chế Nhà nước của các quốc gia chiếm hữu nô lệ mới hình thành). Ở đây, ta thấy cuộc chiến tranh giữa DHARMA (một trong những nghĩa của từ DHARMA là Đạo lí, Lẽ phải) và ADHARMA (Phi đạo lí). Người Ấn gọi chiến tranh trong Mahabharata là DHARMAKSHETRE (chiến tranh bảo vệ DHARMA). Đây là điểm khác với Iliad. Trong Iliad, mỗi anh hùng Achille và Hektor đều đại diện, kết tinh tất cả vẻ đẹp và sức mạnh của dân tộc mình, chiến đấu cho quyền lợi của dân tộc, không ai chính nghĩa và phi nghĩa. Trong khi đó, Mahabharata có sự phân biệt chính nghĩa và phinghĩa, thể hiện khá rõ sự đối lập giữa người với người theo các nguyên tắc đạo đức. Mahabharata không chỉ không thể hiện xung đột DHARMA –ADHARMA thành cuộc giao tranh giữa hai phe Pandava –Korava trên chiến trường mà còn chủ quan hoá xung đột đó trong sự đấu tranh và khắc phục giữa cái cao thượng và cái thấp hèn, ánh sáng và bóng tối trong tâm hồn của mỗi nhân vật. Trong Mahabharata có câu: “Không một người đức hạnh nào lại đủ kiên cường để suốt đời giữ vững phẩm hạnh, cũng như không một kẻ tội lỗi nào lại quá xấu xa để sống trọn vẹn cuộc đời trong vũng bùn tội lỗi. Đời là một cuộn chỉ rối tung và trên thế gian này, không có ai không làm cả việc thiện lẫn điều ác. Mỗi người và mọi người đều phải gánh chịu lấy hậu quả những hành động của mình” . Với lối tư duy biện chứng như vậy, sử thi này không phân tuyến nhân vật một cách giản đơn theo cực thiện –ác. Sử thi này chia sẻ sâu sắc chân lí ấy trong khi xây dựng hệ thống nhân vật của nó mà ngay cả những anh hùng mẫu mực nhất cũng không phải luôn luôn chiến thắng trong cuộc chiến tâm hồn giữa DHARMA và ADHARMA của bản thân. Ta lưu ý ở đây hiện tượng hàng loạt anh hùng suy thoái, tha hoá qua tiến trình chiến tranh. Khiến cho cuộc chiến lúc đầu tuân theo những luật lệ cao nhưng càng về cuối các luật lệ đó càng bị vi phạm. Yudhisthira, người anh cả trong năm anh em Pandava, người anh hùng nổi tiếng đạo cao đức trọng đến ngày thứ 14 của cuộc chiến tranh cũng bị dục vọng lôi cuốn để sa xuống con đường của người trần tục. Nếu như trong các sử thi khác, nói chung ta gặp mô hình: Tình huống. Hành động của người anh hùng trả lời tình huống đó. Kết quả của hành động (thường là làm thay đổi tình huống, dẫn đến một tình huống mới) thì trong Mahabharata, nhiều khi ta lại gặp mô hình trên có biến thái chút ít: Tình huống. Người anh hùng đắn đo về lẽ nên –không nên, phải –trái, được –mất của hành động. Hành động của người anh hùng. Kết quả của hành động. Người anh hùng tự thẩm định về hành động của mình và kết quả của hành động, ở đây nhiều khi họ ân hận, dằn vặt, họ thấy chiến thắng vật chất lại chỉ là một thất bại tinh thần. Trong khi vẫn xây dựng nhân vật chủ yếu bằng hành động, hành động được xem là hình thức tồn tại cơ bản, là tiêu chí giá trị cơ bản của các anh hùng, thì bên cạnh những “hành động bên ngoài” (“là các hành động dứt khoát, trên các thời điểm “nút”, bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật, trong quá trình và kết quả của nó sẽ xảy ra sự thay đổi các quan hệ qua lại giữa các nhân vật, thay đổi số phận riêng tư hay địa vị xã hội của chúng”) tác phẩm còn chú ý soi rọi những “hành động bên trong” (“trong trường hợp của hành động bên trong, các sự kiện xuất hiện trước hết với tư cách là nguyên nhân của các suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật. Trong tiến trình sự kiện, cái bị thay đổi không hẳn là tình trạng của nhân vật mà là trạng thái tâm lí của chúng”). Chú ý soi rọi những “hàng động bên trong”, xung đột bên trong giữa DHARMA và ADHARMA của mỗi nhân vật, sử thi Mahabharata cho thấy các anh hùng trong quan niệm Ấn Độ không bao giờ tách rời các tiêu chuẩn đạo đức, nó bao hàm cái cao thượng, vị tha, yêu chuộng sự hoà bình. Sức mạnh của người anh hùng không chỉ thể hiện trong khả năng hành động mà nhiều khi ở chính sự kiên nhẫn, sức chịu đựng, quyết định lùi bước trước những hành động không xứng đáng. Trong khi giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh Troy được qui tụ quanh sự kiện về cơn giận của Achille là linh hồn của Iliad thì cuộc chiến Kurukshetra lại không phải là toàn bộ mối quan tâm của Mahabharata. Mahabharata không chỉ tập trung