Dược liệu được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển và đang phát triển như là những phương thuốc gia truyền, hoặc cung cấp nguyên liệu để sản xuất thuốc cho ngành công nghiệp dược phẩm.
Với xu hướng quay về với thiên nhiên, hàng trăm nhóm hợp chất đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Trong đó, Alkaloid là một nhóm lớn, chất chuyển hóa thứ cấp trong thực vật, vi trùng, hay nguồn gốc động vật.
Sen được biết đến với nhiều ứng dụng quan trọng trong cuộc sống, giá trị trong thực phẩm và mang ý nghĩa tâm linh. Với vẻ đẹp thanh khiết, Sen trở thành một biểu tượng không thể thiếu trong một số nền văn hóa, và gắn liền với tâm hồn con người Việt Nam.
Ngoài ra, từ lâu Sen đã được biết đến như một dược liệu quý. Sen đã được nghiên cứu và áp dụng để chữa nhiều bệnh, các bệnh trên đường tiêu hóa, tim mạch, tâm thần kinh, sưng viêm, rất thành công. Hiện nay, càng có nhiều nghiên cứu về thành phần quan trọng trong Sen là alkaloid. Chúng tồn tại trong toàn bộ cây sen: thân, lá, tâm sen và hoa. Các qui trình, các phương pháp chiết xuất ngày càng cải tiến để thu được các alkaloid với hiệu suất cao nhất và chất lượng tốt nhất.
Với khuôn khổ của bài báo cáo này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những thành quả đã đạt được trong nghiên cứu về Sen, cũng như các phương pháp chiết xuất, phân lập alkaloid từ dược liệu này.
”Thảo mộc là những loài cây mà công dụng của chúng, chúng ta khó khám phá hết”
40 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3786 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiết xuất và phân lập liensinine và các dẫn chất từ sen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
{
Dược liệu được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển và đang phát triển như là những phương thuốc gia truyền, hoặc cung cấp nguyên liệu để sản xuất thuốc cho ngành công nghiệp dược phẩm.
Với xu hướng quay về với thiên nhiên, hàng trăm nhóm hợp chất đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Trong đó, Alkaloid là một nhóm lớn, chất chuyển hóa thứ cấp trong thực vật, vi trùng, hay nguồn gốc động vật.
Sen được biết đến với nhiều ứng dụng quan trọng trong cuộc sống, giá trị trong thực phẩm và mang ý nghĩa tâm linh. Với vẻ đẹp thanh khiết, Sen trở thành một biểu tượng không thể thiếu trong một số nền văn hóa, và gắn liền với tâm hồn con người Việt Nam.
Ngoài ra, từ lâu Sen đã được biết đến như một dược liệu quý. Sen đã được nghiên cứu và áp dụng để chữa nhiều bệnh, các bệnh trên đường tiêu hóa, tim mạch, tâm thần kinh, sưng viêm,… rất thành công. Hiện nay, càng có nhiều nghiên cứu về thành phần quan trọng trong Sen là alkaloid. Chúng tồn tại trong toàn bộ cây sen: thân, lá, tâm sen và hoa. Các qui trình, các phương pháp chiết xuất ngày càng cải tiến để thu được các alkaloid với hiệu suất cao nhất và chất lượng tốt nhất.
Với khuôn khổ của bài báo cáo này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những thành quả đã đạt được trong nghiên cứu về Sen, cũng như các phương pháp chiết xuất, phân lập alkaloid từ dược liệu này.
Drugs of natural origin play a significant role in the public health ca2Medicine at your Feet :"A weed is a plant whose virtues have not been discovered”Thảo mộc là những loài cây mà công dụng của chúng, chúng ta khó khám phá hết”
"Ralph Waldo Emerson Ralph Waldo Emerson
1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU:
1.1 Tổng quan về thực vật học:
1.1.1. Tên gọi:
Sen còn có tên là Liên, Quỳ.
Tên khoa học: Nelumbo nucifera Gaertn
Các đồng danh: Nelumbium nelumbo, Nelumbium speciosa, Nelumbium speciosum và Nymphaea nelumbo.
1.1.2. Vị trí phân loại:
Giới
Plantae – Thực vật
Phân giới
Tracheobionta – Thực vật có mạch
Nhóm
Spermatophyta – Thực vật có hạt
Ngành
Magnoliophyta – Thực vật hạt kín (Ngành Ngọc Lan)
Lớp
Magnoliopsida – Hai lá mầm
Phân lớp
Magnoliidae
Bộ
Nymphaeales
Họ
Nelumbonaceae – Họ Sen
Chi
Nelumbo Adans.
Loài
Nelumbo nucifera Gaertn. – Sen
1.1.3. Mô tả hình thái thực vật
Cây thảo, sống ở nước, to khoẻ, cao hơn một mét. Thân rễ (ngó sen) mập, mọc dài trong bùn, đính rễ ở những mấu, từ đó mọc lên thân và lá. Lá hình tròn, vượt lên khỏi mặt nước, đường kính 30-40cm, màu lục xám, nếp nguyên lượn sóng, giữa lá thường trũng xuống, mặt sau đôi khi điểm những đốm màu tía, nhân hình khiên, hằng rõ; cuống lá đính vào giữa lá, dài một mét hay hơn, có nhiều gai cứng nhọn.
Hoa to, mọc riêng lẻ trên cuống dài và thẳng, phủ đầy gai nhọn, đường kính 8-12cm, màu hồng, đỏ hoặc trắng; lá đài 3-5cm, màu lục nhạt, rụng sớm; cánh hoa nhiều; những cánh phía ngoài to, khum lòng mán, cánh giữa ở trong nhỏ hẹp dần, giữa cánh hoa và nhị có những dạng chuyển tiếp; nhị rất nhiều, màu vàng, chỉ nhị mảnh, có phần phụ (gạo sen) màu trắng và thơm; bộ nhụy gồm nhiều lá noãn rời nằm trên một đế hoa hình nón ngược (gương sen).
Quả bế có núm nhọn, thường gọi là hạt sen, phần ngoài mỏng và có màu lục tía, phần giữa mềm chứa tinh bột màu trắng ngà và phần trong là lá mầm dài màu lục sẫm.
Mùa hoa: tháng 5-6 ; mùa quả 7-9.
1.1.4. Phân bố, sinh thái:
Nelumbo nucifera là một chi nhỏ, phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á và châu Mỹ. Trong thời cổ đại, sen mọc phổ biến dọc theo bờ sông Nile, từ Ai Cập nó được mang đến Assyria, sau đó được trồng rộng rãi khắp nơi trên Ba Tư, Ấn Độ và Trung Quốc. Cây sen phổ biến tại Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và Nhật Bản (Anon., 1966). Sen được mang từ Trung Quốc đến Nhật Bản và gieo trồng hơn 1000 năm (Komatsu et al, 1975.). Tại Trung Quốc trong năm 1999, Sen đã được đưa vào trồng với qui mô công nghiệp trên 40.000 ha. Ở Ấn Độ sen đã có mặt ở khắp nơi ngay cả ở hồ Himalayan độ cao lên đến 1.400 m (Polunin và Stainton, 1984).
Ở Việt Nam, chi này có một loài là cây sen mọc hoang dại chủ yếu ở vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp và An Giang. Theo nhân dân địa phương, cây mọc trong trạng thái tự nhiên đã có từ lâu đời. Hàng trăm hecta Sen mọc tập trung ở gần và gần như thuần loại ở đây đã góp phần tạo nên cảnh quan sinh thái đặc biệt của vùng ngập nước Đồng Tháp Mười. Bên cạnh quần thể hoang dại, sen cũng là cây trồng quen thuộc ở các tỉnh Đồng bằng Trung du, suốt từ Nam đến Bắc. Cây được trồng ở các vùng ao hồ nước nông và trung bình. Do ưa khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới, nên sen cũng được trồng nhiều ở hầu hết các nước khu vực Đông Nam Á đến Nam Á, như Campuchia, Thái Lan, Malaysia. Ở Việt Nam có người đã đưa sen lên trồng thử ở vùng núi cao Sapa (trên 1500m) nhưng cây sinh trưởng kém, thậm chí còn bị chết.
Sen có một hệ thống thân phát triển, phân nhánh ngang nằm sâu ở lớp bùn đến 0.5m. Từ các đốt và phần đầu của thân rễ, hàng năm mọc lên nhiều lá. Độ dài của cuống lá tuỳ thuộc vào mức nước nông hay sâu; để phiến lá vừa khỏi mặt nước để thực hiện chức năng hô hấp và quang hợp. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, hoa nở vào buổi sáng, thụ phấn vào buổi trưa hoặc đầu buổi chiều. Gió và côn trùng là tác nhân truyền phấn quan trọng của cây. Khả năng tái sinh tự nhiên của sen chủ yếu từ hạt. Tuy nhiên, các đoạn thân rễ cũng được sử dụng để nhân giống. Đời sống của sen phụ thuộc tuyệt đối vào sự sinh trưởng, phát triển của lá. Nếu trong vòng 2 - 3 năm liền cắt bỏ toàn bộ các lá trên măt nước, phần thân rễ của sen ở dưới bùn sẽ bị chết. Sen là cây bán tàn lụi (chỉ phần lá) vào mùa đông. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa Hè Thu.
Việt Nam là nước có sản lượng sen lớn, hàng năm cung cấp từ vài trăm tấn đến một ngàn tấn hạt sen cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
1.1.5. Cách trồng:
Sen chủ yếu được trồng bằng thân rễ ở ao hồ đầm, ruộng trũng. Thời vụ trồng vào mùa xuân, khi thân rễ bắt đầu nảy mầm. Trước hết, tát cạn nước, vét lớp bùn mặt để riêng, rải một lớp lông gà, lông lợn, tóc rối sau đó đặt thân rễ với khoảng cách 0.6-1m rồi dùng bùn mặt phủ dày độ 15-20cm. Đợi lớp bùn mặt khô nẻ mới tháo nước vào. Có thể trồng từng đám trên vài ngàn mét vuông, về sau cây lan ra rất nhanh phủ kín mặt hồ. Những nơi không có điều kiện tát cạn nước có thể để trồng trên bè, thân rễ tự mọc lan xuống bùn ở đáy hồ và phát triển.
Nhiều nắng, nước lưu thông trên duới một mét là những điều kiện lý tưởng để trồng sen. Cây ít bị sâu bệnh, hầu như không cần chăm bón. Nhưng phải giữ nước thật sạch. Không được vứt súc vật chêt, phóng uế, rửa đồ bẩn xuống đầm sen. Đặc biệt, không được ngâm ván thôi sẽ làm chết sạch cả đám sen.
Sen trồng vào mùa xuân, sang hè đã có thể thu hoạch.
1.1.6. Bộ phận dùng:
Hạt còn màng đỏ bên ngoài (liên nhục).
Quả thu hái khi chín ( liên thạch ).
Tâm sen là cây mầm trong hạt sen ( liên tâm ).
Gương sen đã lấy quả ( liên phòng ).
Tua sen bỏ hạt gạo ở đầu ( liên tu ).
Lá sen thu hái vào mùa thu, bỏ cuống ( liên diệp ).
Thân rễ thu hái quanh năm ( liên ngẫu ).
Tất cả đều phơi khô hoặc sấy khô.
1.2. TỔNG QUAN VỀ HÓA HỌC:
1.2.1. Thành phần hóa học của Sen:
Quả và hạt
Hạt sen cấu tạo từ 3 thành phần: lớp vỏ bọc bên ngoài (3.74%), mầm (3.03%) và lá mầm (92.23%). Khối lượng trung bình của 100 hạt sen là 87.35g.
Hạt sen chứa nhiều chất béo ( 72.17%), protein (2.70%), acid amin, acid béo chưa bão hòa và một số khoáng chất như: Clor (0.0042%), Natri (1.00%), Kali (28.5%), Calci (22.10%), Magie (9.2%), Đồng (0.0463%), Kẽm (0.084%), Mangan (0.0356%), Sắt (0.1990%). Các thành phần khác bao gồm: carbonhydrat thô (1.93%), chất xơ (10.60%), độ ẩm( 10.50%), tro toàn phần (4.50%). 100 gam hạt sen cung cấp năng lượng là 348.5 cal.
Hạt sen còn chứa acid gallic , D (–) – 3’ – bromo – O – methyl armepavin, D - 1,2,3,4 – tetrahydro – 6 – methoxy – 1– (p – methoxy benzyl – 2 – methyl – 7 – isoquinolinol, các saponin và cacbonhydrat. Polysacharid trong hạt sen rất phực tạp, được cấu tạo từ 4 monosacharid chính là D-galactose, L-arabinose, D-mannose và D-glucose.
Nuciferine: R1 = R2 =R3 = CH3
N-Nornuciferine: R1 = R2= CH3; R3=H
O-Nornuciferine: R1 = H; R2 = R3= CH3
Cấu trúc Nuciferine, N-Nornuciferine, O-Nuciferine
Lá sen
Phân tích bằng sắc ký khí ghép khối phổ cho thấy lá sen có chứa nhiều alkaloid, bao gồm nuciferin, roemerin, anonain, pronuciferin và N-nornuciferine , O-nornuciferine, 2 benzylisoquinolin alkaloid là (+)-1(R)-coclaurine(16), (–)-1(S)-norcoclaurine, N-nornuciferine, liriodenine, armepavine, N-methylcoclaurine, Dehydroemerine, dehydronuciferine, dehydroanonaine, N-methylisococlaurine, remerine, liensinine, isoliensinine, neferine, asimilobine và lirinidin.
Lá sen cũng chứa nelumbosid các flavonoid như quercetin, leucoanthocyanidin, leucocyanidin và leucodelphinidin, một số rượu bậc hai như nonacosan-10-ol (16.2 ± 1.1%), triacontan-7-ol (2.4 ± 0.4%), nonacosane-4, 10-diol (18.6 ± 0.5%), nonacosane-5, 10-diol (34.1 ± 1.9%), nonacosane-10, 13-diol (12.0 ± 0.7%), hentriacontane-12, 15-diol (1.8 ± 0.0%), tritriacontane-9, 10-diol (0.7 ± 0.0%) và acid octadecanoic acid (0.7%), nonacosanediols (64.7%).
Coclaurine R1 = CH3 Liriodenine Anonaline
Norcoclaurine R1 = H
Hoa sen
Một số flavonoid đã được tìm thấy trong hoa sen: kaempferol và 7 glycosid của nó gồm: kaempferol 3-O-β-D-galactopyranoside, kaempferol 3-O-β-D-glucopyranoside, kaempferol 7-O-β-D-glucopyranoside, kaempferol 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1-6)-β-D-glucopyranoside, kaempferol 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1-2)-β-D-glucopyranoside, kaempferol 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1-2)-β-D-glucuronopyranoside, kaempferol 3-O-β-D-glucuronopyranoside, kaempferol 3-O-β-D-glucuronopyranosyl methylester, myricetin 3’,5’-dimethylether 3-O-β-D-glucopyranoside, quercetin 3-O-β-D-glucopyranoside, nelumboroside A và nelumboroside B.
Hoa sen còn chứa hai isorhamnetin glycoside là isorhamnetin 3-O-β-D-glucopyranosid và isorhamnetin 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1à6)-β-D-glucopyranosid.
Các hợp chất khác chứa trong hoa sen bao gồm adenine, myoinositol, arbutin và β-sitosterol glucopyranoside.
Nelumboroside A: R1 = H
Nelumboroside B: R1 = Rha
Thân rễ (ngó sen)
Thân rễ sen (ngó sen) được sử dụng như một loại rau ở nhiều nước châu Á. Nó là một trong những thức ăn tốt cho sức khỏe vì có chứa nhiều loại khoáng chất, tinh bột. Ngó sen tươi chứa 83.80% nước, 0.11% chất béo, 1.56% đường khử, 0.41% sucrose, 2.70% protein , 9.25% tinh bột, 0.80% chất xơ. Các vitamin bao gồm thiamine (0.22 mg/100 g), riboflavin (0.6 mg/100 g), niacin (2.10 mg/100 g), ascorbic acid (1.5 mg/100 g, amino acid asparagine(2%), oxalate(84.3 mg/100 ). Các khoáng chất: calci – 1.15%, đồng – 0.0015%, sắt – 0.053%, magie – 0.398%, kẽm – 0.0032%, bari – 0.00064%, kali – 0.756% và natri – 0.10%
Dịch chiết methanol của thân rễ sen được xác định có chứa một triterpenoid steroid là betulinic acid
Betulinic acid
1.2.2. Thành phần hoạt chất chính:
Bài báo cáo này xin đi sâu vào tâm Sen.
The Chinese medicine lotus plumule is the dried green embryo ofThành phần chính của tâm senmainland China are bisbenzylisoquinoline alkoloids such as liensi- có các alkoloid bisbenzylisoquinoline như liensininenine, neferine and isoliensinine., isoliensinine và neferine, cũng được gọi là Alkaloid phenolic.
Cấu trúc hóa học:
Liensinine R1= R2 = H, R3 = CH3
Isoliensinine R1= R3 = H, R2 = CH3
Neferine R1 = H, R = R3 = CH3
Cấu trúc LIE, ISO và NEF
Tính chất lý hóa:
Liensinine (C37H42O6N2)
Bột trắng, vô định hình, nhiệt độ nóng chảy 95 - 990C, tan trong CHCl3, ethanol, hay methanol. Dung dịch alcohol của nó cho kết tủa màu hồng hơi nâu với sắt chloride, và cũng cho kết tủa với những thuốc thử của Alkaloid.
.IsoliensinineIsoliensinine (C3737HH4242NN22OO66)
Light yellow powder; mp 69–71Bột vàng sáng; nhiệt độ nóng chảy 69-71°°C; [˛]C; 24DC 50.68+ 50,68°°( c D 0.302, (C = 0,302,CH CH33COCHCOCH33); UV (MeOH)); UV (MeOH), lmaxmax284.2 nm; IR (KBr), 284,2 nm; IR (KBr), υmaxmax3450, 2960, 3450, 2960,1620, 1520, 1252, 1125 cm 1620, 1520, 1252, 1125 cm1-1; FABMS, m / z 611 [MCH]; FABMS, m / z 611 [M + H]+C; EIMS, m / z; EIMS, m / z 489, 297, 192, 176, 121, corresponding to the molecular formula 489, 297, 192, 176, 121.
NeferineNeferine (C3838HH4444NN22OO66)
Bột vàng sángLight yellow powder; mp59–61; nhiệt độ nóng chảy 59-61°°C; [˛]C; -24D44.8 44,8°° (( c D 0.306, CHClC = 0,306, CHCl33););UV (MeOH), UV (MeOH),max lmax 283.1 nm; IR (KBr),283,1 nm; IR (KBr),max υmax3421, 2935, 2834, 1612, 3.421, 2.935, 2.834, 1.612,1512, 1461, 1372, 1249, 1134 cm 1512, 1461, 1372, 1249, 1134 cm1-1; FABMS, m / z 625 [MCH]; FABMS, m / z 625 [M + H]+C; EIMS,; EIMS,m / z 503, 297, 206, 190, 121, corresponding to the molecular formula m / z 503, 297, 206, 190, 121, tương ứng với công thức phân tử. C
.1.3. Tổng quan về tác dụng - công dụng:
Tác dụng dược lý
Một vài hợp chất có tác dụng dược lý đã được phân lập từ lá, thân rễ, hạt và hoa sen. Các hợp chất khác nhau đã được phân lập từ các bộ phận khác nhau của cây sen. Các hợp chất quan trọng bao gồm các alkaloid, steroid, triterpenoid, flavonoid, glycoside and polyphenol.
Dịch chiết từ các bộ phận khác nhau của sen đã cho thấy các tác dụng: chống thiếu máu cục bộ, chống oxy hoá, kháng ung thư, kháng virus, làm giảm lipid huyết, hạ sốt, bảo vệ tế bào gan, làm giảm glucose huyết, kháng nấm, kháng khuẩn, kháng viêm và lợi tiểu.
Công dụng trong y học cổ truyền.
Tác dụng dược lý một số bộ phận dùng của sen
Quả và hạt sen: chống thiếu máu cục bộ, chống oxy hoá, bảo vệ tế bào gan, chống tăng sinh tế bào, chống loạn nhịp, kháng virus, kháng viêm, ức chế quá trình xơ hóa.
Lá sen: chống oxy hoá, kháng virus, chống béo phì, làm giảm lipid và cholesterol huyết
Hoa sen: làm giảm ghucose huyết, chống oxy hoá, Hạ sốt, bảo vệ tế bào gan
Thân rễ (ngó sen): cầm tiêu chảy, kháng khuẩn, làm giảm glucose máu, Hạ sốt, an thần, lợi tiểu, kháng viêm, chống oxy hóa.
Tâm sen: được sử dụng rộng rãi như một vị thuốc truyền thống ở Trung Quốc trong một thời gian dài. Nó được sử dụng chủ yếu để trị các chứng rối loạn thần kinh, chứng mất ngủ, sốt cao, bồn chồn, và các bệnh tim mạch như tăng huyết áp và loạn nhịp tim.
Trong bài báo cáo này, sẽ nghiên cứu các alkaloid trong tâm Sen nên xin được trình bày các tác dụng dược lý của các alkaloid này:
Liensinine (LIE), dẫn xuất của nó Isoliensinine (ISO) và Neferine (NEF) là ba alkaloid chính của tâm sen, cả ba đều thuộc nhóm benzyl isoquinolin alkaloid.
Các nghiên cứu cho thấy LIE có khả năng làm chậm hoạt động điện của cơ tim, ISO có tác dụng đáng kể trong điều trị chứng xơ hóa phổi, cơ chế có thể là do khả năng chống oxy hoá và/hoặc khả năng chống viêm. NEF được ghi nhận có tác dụng ức chế sự đề kháng một số thuốc.
Ngoài ra, một số nghiên cứu gần đây cho thấy ba alkaloid này có khả năng kháng HIV.
Công dụng:
Tất cả các bộ phận của sen đều được sử dụng làm thuốc. Lá, thân rễ, hạt và hoa được sử dụng trong điều trị viêm họng, đau ngực, di tinh, bạch tạng, đậu mùa, kiết lỵ, ho, chảy máu cam, ho ra máu, tiểu ra máu, chảy máu tử cung, sự tăng lipid huyết, sốt, bệnh tả, bệnh gan và chứng sung huyết.
Ngoài ra, sen còn được sử dụng như là một thuốclợi tiểu và thuốc trị giun và được sử dụng trong điều trị tiểu són, nôn, bệnh phong, các bệnh da liễu.
Trong y học phổ thông, nó được sử dụng trong các điều trị viêm mô, ung thư, bệnh da, bệnh phong và còn được sử dụng như một thuốc giải độc.
Các chế phẩm từ sen
- Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 25 Thành phố HCM đã sản xuất thuốc Sevona gồm có cao lá sen và một số dược liệu khác.
- Trường Đại học dược Hà Nội đã được Bộ y tế cấp phép sản xuất trà thuốc Seivo có chứa cao tâm sen, cao củ bình vôi và cao ích mẫu.
- Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 25 TPHCM đã sản xuất thuốc an thần Seroga có chứa cao tâm sen, cao củ bình vôi, cao nhân hạt táo và cao thiên ma.
- Ngoài ra còn có các sản phẩm chứa cao lá sen như:
Lotus leaf capsule (viên nang lá sen) dùng chống béo phì, giảm lipid trong máu và còn có tác dụng long đờm như codein.
Slim Tea (chè giảm béo) có chứa cao chè xanh, cao lá sen, cao thảo quyết minh, cao hoa cúc, cao cam thảo.
2. PHẦN THỰC NGHIỆM:
Xin trình bày các phương pháp chiết xuất, phân lập các nhóm Alkaloid phenolic (liensininenine, neferine and isoliensinine., isoliensinine và neferine) từ tâm Sen (Embryo Nelumbinis)
2.1. Phương pháp chiết bằng dung môi hữu cơ trong môi trường kiềm:
Chiết xuất:
Lấy 10 kg bột tâm sen khô, được làm ẩm với dung dịch Na2CO3 5 % (6:1), ngâm với benzene (36:1) ở nhiệt độ dưới 600C khoảng nửa ngày, thỉnh thoảng khuấy, sau đó để yên ở nhiệt độ phòng khoảng 1 ngày rưỡi. Dịch chiết benzene được lọc và phần cắn được rửa với benzene và ép khô cắn. Gộp chung dịch lọc và dịch chiết lại với nhau và chiết lại bằng cách lắc với HCl 3%.
Dung dịch sau đó kiềm hóa bằng Na2CO3 đến khi xuất hiện tủa đục, và sau đó được chiết lại với CHCl3. Dịch chiết CHCl3 sau đó được bốc hơi đến cắn, thu được Alkaloid toàn phần là chất rắn có màu nâu nhạt. Thu được 110g sản phẩm, 1,1% so với khối lượng bột khô ban đầu.
Alkaloid toàn phần ở trên được đun hồi lưu với ether trong một Soxhlet. Phần không tan trong ether được hòa tan trong CHCl3 và lắc với dung dịch NaOH 2%, làm lạnh bằng nước đá để chiết được alkaloid phenolic. Đối với dịch chiết kiềm, thêm NH4Cl để thu được lượng lớn kết tủa phenolic base, chất này được chiết với CHCl3. Dung dịch CHCl3 sau đó được bốc hơi đến cắn, thu được bột màu nâu của alkaloid phenolic toàn phần, chiếm khoảng 60-70% Alkaloid toàn phần.
Phân lập Liensinine dưới dạng muối perchlorate:
Hòa tan cắn phenolic base bằng cồn tuyệt đối, thêm từ từ từng giọt dung dịch acid perchloric 70% vào, làm lạnh và khuấy đều đến khi môi trường chuyển sang acid. Dung dịch được để yên qua đêm, đến khi thu được kết tinh trắng. Sản phẩm thu được chiếm 60-70% của phenolic base đã sử dụng. Kết tinh lại từ methanol hay ethanol.
* Liensinine perchlorate được kết tinh dưới dạng những tinh thể hình lăng trụ trắng, nhiệt độ nóng chảy là 212 – 2140C.
Liensinine perchlorate không tan trong nước và những acid vô cơ thông thường, hơi tan trong acid acetic loãng và acid ascorbic, tan trong dung dịch NaOH, rất tan trong acetone, methanol hoặc ethanol nóng.
* Định tính nhóm chức N- methyl:
Liensinine (1g) được hòa tan trong dung dịch acid sulfuric (10ml), thêm từ từ từng giọt dung dịch KMnO4 5%, vừa thêm vừa khấy, làm lạnh bằng nước đá. Việc thêm vào mất khoảng 1h, và ngừng lại khi không xuất hiện tủa màu hồng. Toàn bộ được lọc, thu lấy dịch lọc, gộp các dịch lọc lại với nhau và làm lạnh với nước đá. Thêm 50 ml dung dịch dimedone 1% vào dịch lọc, hỗn hợp được đun cách thủy trong vài phút, đến khi xuất hiện dạng nhũ tương trắng. Toàn bộ được để yên qua đêm, sản phẩm đươc ngưng kết, nhiệt độ nóng chảy 1900C, đúng với sản phẩm ngưng kết của formandehyde với dimedone (C8H15O2), không giảm xuống khi trộn lẫn với mẫu chuẩn.
Dimedone là một diketone vòng được sử dụng trong hóa học hữu cơ để xác định một hợp chất chứa nhóm aldehyde.
2.2. Phương pháp ngấm kiệt
Chiết xuất:
Lấy Clean and dried material of lotus plumule (5 kg) were chopped5 kg tâm sen sạch và khô được cắt nhỏinto small pieces and macerated in MeOH (3 ð 72 hours) at room và ngâm trong MeOH (3 x 72 giờ) ởtemperature. nhiệt độ phòng. After recycling the MeOH, the residue was acidifiedSau khi thu hồi MeOH, cắn được acid hóato pH 3 with 1–2% H đến pH 3 với H2SO4 1-2%SOand filtered. và lọc. Dịch lọcwith diethyl ether. loại chất béo bằng diethyl ether.
The remaining material was basified to pH 9Phần còn lại được kiềm hóa đến pH 9with concentrated NH với NH33 đậm đặc, and extracted with diethyl ether to yield, và chiết với diethyl ether thu đượctotal insoluble alkaloids (30.5 g). 30,5g alkaloid toàn phần không tan.
Hiệu suất chiết là:
The extracts were then dissolved
Các chất chiết được sau đó được hòa tanin a suitable amount of CHCl trong một lượng thích hợp CHCl33and, after filtering, the filtrate và lọc, dịch lọcwas extracted with 3% NaOH to obtain phenolic alkaloids (5 g). được chiết xuất với NaOH 3% để có được 5g alkaloid phenolic.
Phân lập:
C1the phenolic alkaloids were flashác alkaloid phenolic đượcchr