Ngày 1/1/2009, tại Việt Nam một loại hình bảo hiểm mới đã bắt đầu có
hiệu lực nhằm bảo vệ, hỗ trợ những đối tượng lao động thất nghiệp. Đó là bảo
hiểm thất nghiệp (BHTN). Sự ra đời của loại bảo hiểm này thực sự là một bước
tiến lớn trong con đường phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói riêng và
nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta nói chung.
BHTN ở Việt Nam ra đời gắn với giai đoạn đầy khó khăn, tồi tệ của nền
kinh tế Việt Nam cũng như kinh tế thế giới; giai đoạn mà chúng ta phải chứng
kiến nhiều doanh nghiệp phá sản, hàng nghìn lao động rơi vào cảnh thất nghiệp.
Sau hơn bốn năm thực hiện, BHTN đã mang lại những thành công nhất định,
cũng như tác động tích cực về mặt kinh tế xã hội. Tuy nhiên, chính sách đó
đang còn những bất cập và gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Điều đó cho
thấy việc nghiên cứu, hoàn thiện chính sách BHTN ở Việt Nam là một yêu cầu
cấp thiết hiện nay. Chính vì vậy đề tài: “Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở
Việt Nam hiện nay” được nghiên cứu với mong muốn góp phần giải quyết
yêu cầu thực tế về hoàn thiện chính sách BHTN ở nước ta hiện nay.
31 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3785 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
I MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết
Ngày 1/1/2009, tại Việt Nam một loại hình bảo hiểm mới đã bắt đầu có
hiệu lực nhằm bảo vệ, hỗ trợ những đối tượng lao động thất nghiệp. Đó là bảo
hiểm thất nghiệp (BHTN). Sự ra đời của loại bảo hiểm này thực sự là một bước
tiến lớn trong con đường phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói riêng và
nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta nói chung.
BHTN ở Việt Nam ra đời gắn với giai đoạn đầy khó khăn, tồi tệ của nền
kinh tế Việt Nam cũng như kinh tế thế giới; giai đoạn mà chúng ta phải chứng
kiến nhiều doanh nghiệp phá sản, hàng nghìn lao động rơi vào cảnh thất nghiệp.
Sau hơn bốn năm thực hiện, BHTN đã mang lại những thành công nhất định,
cũng như tác động tích cực về mặt kinh tế xã hội. Tuy nhiên, chính sách đó
đang còn những bất cập và gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Điều đó cho
thấy việc nghiên cứu, hoàn thiện chính sách BHTN ở Việt Nam là một yêu cầu
cấp thiết hiện nay. Chính vì vậy đề tài: “Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở
Việt Nam hiện nay” được nghiên cứu với mong muốn góp phần giải quyết
yêu cầu thực tế về hoàn thiện chính sách BHTN ở nước ta hiện nay.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích và làm rõ thêm một số cơ sở lý luận, thực tiễn về thất nghiệp và
chính sách BHTN ở Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện
chính sách BHTN ở Việt Nam trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và phân tích làm rõ thêm cơ sở lý luận về thất nghiệp và
chính sách BHTN.
- Phân tích thực trạng thất nghiệp và tình hình thực thi chính sách BHTN
ở Việt Nam.
- Ảnh hưởng của chính sách đến lao động, việc làm và các vấn đề xã hội
ở Việt Nam
2
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách BHTN của Việt
Nam hiện nay.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách BHTN.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin: thông tin thứ cấp qua tài liệu, sách báo, các
báo cáo của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội.
- Phương pháp phân tích: Các thông tin được thu thập, sau đó tổng hợp, phân
tích qua các phương pháp: thống kê mô tả, phương pháp so sánh,
II NỘI DUNG
2.1 Các vấn đề liên quan đến thất nghiệp
2.1.1 Khái niệm, nguyên nhân và ảnh hưởng của thất nghiệp
2.1.1.1 Khái niệm thất nghiệp
Có rất nhiều quan niệm về thất nghiệp:
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thất nghiệp là tình trạng tồn tại
một số người trong độ tuổi lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được
việc làm với mức lương phổ biến trong thị trường lao động. Còn người thất
nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng không có
việc làm, không làm kể cả một giờ trong tuần lễ điều tra, đang đi tìm việc làm,
có điều kiện là họ làm ngay.
Định nghĩa thất nghiệp ở Việt Nam: “Thất nghiệp là những người trong độ
tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc
làm”.
2.1.1.2 Nguyên nhân thất nghiệp
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh thay đổi
3
Theo chu kỳ phát triển kinh tế, sau hưng thịnh đến suy thoái, khủng
hoảng. Ở thời kỳ hưng thịnh, sản xuất được mở rộng, nguồn nhân lực xã hội
được huy động vào sản xuất, nhu cầu về sức lao động tăng nhanh nên thu hút
nhiều lao động. Ngược lại, ở thời kỳ suy thoái, sản xuất đình trệ, cầu lao động
giảm, không những không tuyển thêm lao động mà còn dư thừa lao động, gây
nên tình trạng thất nghiệp. Theo kinh nghiệm của các nhà kinh tế, nếu năng lực
sản xuất của xã hội giảm 1% so với khả năng, thất nghiệp sẽ tăng lên 2%.
- Sự gia tăng dân số
Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp trong dài hạn.
Dân số gia tăng hàng năm sẽ bổ sung một lực lượng lao động rất lớn vào nguồn
lực lao động của mỗi quốc gia. Dân số càng tăng và tốc độ gia tăng càng nhanh
thì lực lượng lao động dư thừa sẽ càng lớn. Thêm vào đó, quá trình quốc tế hóa
và toàn cầu hóa cũng có tác động tiêu cực đến thị trường lao động làm một bộ
phận người lao động bị thất nghiệp. Nguyên nhân này thường xuất hiện phổ
biến ở các nước đang phát triển và chậm phát triển, những nước luôn có tỷ lệ
gia tăng dân số cao. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính gây
ra tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam, cũng như ở nhiều nước đang phát triển
khác.
- Sự thay đổi cơ cấu ngành nghề
Ở từng thời kỳ, sự phát triển kinh tế có thể dẫn tới thay đổi cơ cấu kinh
tế. Theo đó, cơ cấu của một số ngành nghề thay đổi. Những ngành nghề làm ăn
có hiệu quả hoặc cần phải được mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc
xuất hiện ngành nghề mới sẽ tạo cơ hội thu hút thêm nhiều lao động. Nhưng lại
có những ngành nghề phải thu hẹp sản xuất, phải sa thải người lao động và một
bộ phận người lao động bị thất nghiệp.
- Sự ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
4
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là tự động hóa quá trình
sản xuất diễn ra nhanh chóng và ngày càng phổ biến. Các chủ doanh nghiệp, các
nhà sản xuất luôn tìm cách mở rộng sản xuất, đổi mới dây chuyền công nghệ,
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất, nâng cao lợi thế
cạnh tranh. Tuy nhiên, quá trình này làm cho số công nhân bị thay thế bởi máy
móc ngày càng gia tăng, bổ sung một lượng lớn vào số lao động bị thất nghiệp.
- Do các yếu tố ngoài thị trường
Sự thay đổi thể chế chính trị hay việc điều chỉnh chính sách vĩ mô của
các nước, các giải pháp điều hành kinh tế của Chính phủ cũng có thể làm cho
nhu cầu sử dụng lao động có sự thay đổi. Theo đó, làm cho tình trạng thất nghiệp
thay đổi.
- Nguyên nhân từ người lao động
Chính bản thân người lao động cũng tác động không nhỏ tới tình trạng
thất nghiệp của mình. Ví dụ, do người lao động không ưa thích công việc đang
làm, hay địa điểm làm việc, không bằng lòng với vị trí đang đảm đương hay
mức lương hiện có nên họ đi tìm công việc mới đáp ứng yêu cầu đó.
- Một số nguyên nhân khác.
Một loạt các nguyên nhân khác có thể dẫn đến người lao động bị thất
nghiệp như người lao động có kinh nghiệm nhưng bị mất việc vì kỷ luật lao
động kém. Những người lao động trẻ tuổi tìm kiếm công việc lần đầu tiên trong
đời không thể kiếm ngay được việc làm hoặc người lao động lớn tuổi sau một
thời gian rời khỏi thị trường lao động nay muốn quay trở lại lực lượng lao động
(như phụ nữ sau khi sinh và chăm sóc con nhỏ). Một nguyên nhân cũng không
kém quan trọng đó là người lao động không còn đủ sức khỏe để đảm đương
công việc đang làm phải tìm kiếm công việc khác phù hợp hơn.
2.1.1.3 Ảnh hưởng của thất nghiệp
5
Thất nghiệp không những ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân người lao
động và gia đình họ mà còn tác động mạnh mẽ tới tất cả các vấn đề kinh tế,
chính trị, xã hội của mỗi quốc gia.
- Đối với bản thân người lao động và gia đình: Thất nghiệp có thể gây
ra những hậu quả rất trầm trọng. Bởi vì khi bị mất việc làm thường đồng nghĩa
với việc mất đi nguồn thu nhập chủ yếu và khi thất nghiệp kéo dài sẽ dẫn đến sự
khó khăn, nghèo túng. Hậu quả là họ từng bước bị rơi sâu vào tình trạng dưới
mức sống tiêu chuẩn chung của xã hội. Sau đó nếu không có sự trợ giúp nào
khác thì phải vay nợ và nếu kéo dài sẽ dẫn đến nợ nần chồng chất. Sự tác động
vào thu nhập cho gia đình phụ thuộc vào tiền thất nghiệp của bản thân họ nhận
được cũng như thu nhập của những thành viên khác trong gia đình còn việc làm.
Nạn thất nghiệp không chỉ là hậu quả về tài chính mà còn là hậu quả về
khả năng nghề nghiệp. Khi thất nghiệp kéo dài, hậu quả là họ bị mất đi khả năng
nâng cao trình độ nghề nghiệp. Điều đó sẽ đe dọa không chỉ về phía họ, họ sẵn
sàng bị thất nghiệp, mà còn ngăn cản việc học nghề hay chuyển vào một nghề
khác.
- Đối với nền kinh tế: Thất nghiệp chính là sự lãng phí nguồn lực xã hội,
là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm
phát triển. Vì khi đó có một bộ phận người lao động trong độ tuổi lao động, có
khả năng lao động nhưng vì lý do khách quan không có việc làm thì dĩ nhiên
sức sản xuất trong nước và thu nhập quốc dân thấp hơn so với khi mọi người
đều có việc làm. Ngoài ra, khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp có mối quan hệ
tác động qua lại chặt chẽ với nhau, đôi khi tạo thành vòng luẩn quẩn không
thoát ra được. Bên cạnh đó, thất nghiệp có thể làm cho xã hội bất ổn. Đến lượt
nó làm cho kinh tế bị suy thoái, khủng hoảng trầm trọng hơn và có khả năng
phục hồi chậm.
- Đối với chính trị, xã hội: Khi bị thất nghiệp, người lao động luôn ở
trong tình trạng hoang mang, lo lắng, căng thẳng và thất vọng. Đặc biệt nếu
6
người lao động là trụ cột, nuôi sống cả gia đình thì áp lực tâm lý càng đè nặng
lên người lao động. Từng cá nhân là tế bào của gia đình, mỗi gia đình là tế bào
của xã hội. Như vậy thất nghiệp tác động đến cá nhân người lao động có nghĩa
là đã tác động đến toàn xã hội. Bởi vì, thất nghiệp sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng
tiêu cực của xã hội, đẩy người thất nghiệp đến chỗ bất chấp kỷ cương, vi phạm
pháp luật, hủy hoại đạo đức để kiếm kế sinh nhai, kiếm tiền trang trải cho cuộc
sống sinh hoạt hàng ngày như trộm cắp, cờ bạc, mại dâm, ma túy
Thất nghiệp làm cho tình hình chính trị trở nên bất ổn, rối loạn nếu không
được can thiệp kịp thời. Thất nghiệp gây ra các cuộc biểu tình, đình công, là cơ hội
cho các thế lực thù địch tiến hành các hoạt động chống phá nhà nước, chống phá
Đảng cầm quyền. Thất nghiệp còn làm cho người lao động giảm lòng tin vào chế
độ, giảm lòng tin vào khả năng lãnh đạo của chính phủ cầm quyền.
2.1.2 Thực trạng thất nghiệp của Việt Nam
Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp chung của Việt Nam khá thấp và có xu hướng
giảm dần (tỷ lệ thất nghiệp chung dao động trong khoảng trên dưới 2,2%, năm 2012
tỷ lệ này là 1,99%).
7
Bảng: Tình hình thất nghiệp ở ViệtNam (2007-2012)
Tiêu thức 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng số người thất
nghiệp (1000 người)
1.030,3 1.080,4 1.287,0 1.330,8 1.382,7 1.321.6
Tỷ lệ thất nghiệp (%) 2,52 2,19 2,8 2,88 2,27 1,99
Nguồn:Kết quả điều tra lao động, việc làm hàng năm của Tổng cục Thống kê.
Thất nghiệp đã trở thành vấn đề cả xã hội quan tâm. Thất nghiệp có thể
dẫn đến những ảnh hưởng khó lường về kinh tế và xã hội. Những ảnh hưởng
này rất khó định lượng nhưng tác động tiềm ẩn của chúng có thể thấy rõ qua
một loạt các hậu quả có thể xảy ra như sự phản ứng của người lao động đối với
những thay đổi về cơ cấu của doanh nghiệp với nỗi lo âu rằng một số người có
thể mất việc và như vậy họ sẽ không còn nguồn để sinh sống. Tỷ lệ thất nghiệp
lớn có thể sẽ gây áp lực về chính trị và bất ổn về xã hội khi một số lớn người lao
động bị mất việc làm và do vậy có thể dẫn đến xu hướng lạm dụng các chế độ
BHXH để bù đắp mất mát thu nhập khi chưa có chế độ hỗ trợ đối với người bị
thất nghiệp.
2.2 Bảo hiểm thất nghiệp và chính sách bảo hiểm thất nghiệp
2.2.1 Bảo hiểm thất nghiệp
BHTN là sự hỗ trợ một phần thu nhập cho người lao động bị mất thu
nhập do thất nghiệp và hỗ trợ họ sớm quay trở lại thị trường lao động.
Bên cạnh việc hỗ trợ một khoản tài chính đảm bảo ổn định cuộc sống cho
người lao động trong thời gian mất việc làm thì mục đích chính của BHTN là
thông qua các hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, sớm đưa những
lao động thất nghiệp tìm được một việc làm mới thích hợp và ổn định.
Nguồn tài chính hỗ trợ cho người thất nghiệp được lấy từ quỹ BHTN.
Quỹ BHTN là quỹ tiền tệ tập trung, được hình thành từ sự đóng góp của các bên
8
tham gia BHTN, theo nguyên tắc cộng đồng chia sẻ rủi ro, không vì mục đích
lợi nhuận. Quỹ này được dùng để trợ cấp cho người lao động bị thất nghiệp,
nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho bản thân và gia đình.
2.2.2 Chính sách BHTN
2.2.2.1 Khái niệm chính sách BHTN
Chính sách BHTN là sự tác động của Nhà nước tới các đối tượng tham gia
BHTN thông qua các biện pháp, công cụ chính sách nhằm mục tiêu an sinh xã
hội, ổn định và phát triển kinh tế.
Cần phải hiểu rõ 3 vấn đề của chính sách BHTN:
Thứ nhất, chính sách BHTN là một chính sách công.
Thứ hai, đối tượng của chính sách là những người lao động tham gia
đóng BHTN và chủ sử dụng lao động. Chỉ những người lao động tham gia đóng
BHTN bị thất nghiệp mới được hưởng lợi từ chính sách BHTN. Chủ sử dụng
lao động được coi là đối tượng của chính sách BHTN khi họ phải tuân thủ
những quy định của Nhà nước về nghĩa vụ đóng góp tài chính hỗ trợ cho người
lao động trong trường hợp bị thất nghiệp.
Thứ ba, các biện pháp, công cụ chính sách được Nhà nước sử dụng bao
gồm các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của những người
tham gia BHTN, chủ sử dụng lao động, quy định về nguồn tài chính, chế độ
BHTN,...
Chính sách BHTN không chỉ bao hàm chế độ BHTN (những quy định về
mức đối tượng, điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp, mức hưởng trợ cấp
thất nghiệp, hỗ trợ tư vấn tìm việc làm, đào tạo nghề và bảo hiểm y tế) mà còn
có cả các quy định về đối tượng tham gia, nguồn hình thành quỹ và các tổ chức
chịu trách nhiệm triển khai thực hiện chính sách BHTN,
2.2.2.2 Vai trò, nguyên tắc của chính sách BHTN
9
a, Vai trò của chính sách BHTN
- Chính sách BHTN có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người lao
động khi họ bị mất việc làm
Chính sách BHTN hỗ trợ một phần thu nhập cho người lao động bị thất
nghiệp.
Chính sách BHTN hỗ trợ họ tìm kiếm việc làm và cơ hội có việc làm
thông qua việc tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề để giúp họ có điều kiện
sớm quay trở lại thị trường lao động. Ngoài ra, người lao động bị thất nghiệp
còn được hưởng nhiều quyền lợi khác từ chính sách BHTN như được đóng bảo
hiểm y tế trong thời gian bị thất nghiệp.
- Chính sách BHTN của Chính phủ hỗ trợ người sử dụng lao động trong
việc giải quyết vấn đề thất nghiệp của người lao động
Chính sách BHTN của Chính phủ hỗ trợ tài chính cho người lao động bị
thất nghiệp, điều đó gián tiếp hỗ trợ cho người sử dụng lao động, giảm áp lực
cho họ trong vấn đề hỗ trợ người lao động bị thất nghiệp. Mặt khác, chính sách
cung cấp thông tin, tư vấn đào tạo cho người lao động bị thất nghiệp tìm việc
làm, giúp cho người sử dụng lao động, những người có nhu cầu lao động và
những người thất nghiệp, đang có nhu cầu tìm việc làm, có nhiều cơ hội gặp
nhau hơn.
- Chính sách BHTN góp phần vào sự ổn định, phát triển kinh tế xã hội
của đất nước
Thất nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng mất thu nhập đột ngột và khi thất
nghiệp kéo dài sẽ dẫn đến sự khó khăn, nghèo túng, người thất nghiệp sống
dưới mức tiêu chuẩn chung của xã hội. Điều đó có thể phát sinh các tệ nạn xã
hội, gây bất ổn cho xã hội. Chính sách BHTN ra đời nhằm góp phần giảm thiểu
tình trang thất nghiệp, giúp người thất nghiệp và gia đình họ có cuộc sống ổn
10
định trong thời gian bị thất nghiệp, góp phần ổn định cho xã hội, tạo điều kiện
cho kinh tế phát triển.
b, Một số nguyên tắc cơ bản của chính sách BHTN
Chính sách BHTN của các nước được xây dựng và thực thi dựa trên
những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, chính sách BHTN dựa trên nguyên tắc cộng đồng chia sẻ rủi ro.
BHTN dựa trên sự tương trợ giữa các cá nhân trong xã hội, theo đó số
đông bù số ít. Việc tham gia vào BHTN phải là bắt buộc đối với người lao động
và người sử dụng lao động. Những chủ thể này đều có trách nhiệm tham gia
BHTN và đây được coi là một nội dung trong hợp đồng lao động. Nhà nước chỉ
thực hiện chức năng quản lý và hỗ trợ khi cần thiết.
Thứ hai, chế độ BHTN được xây dựng trên cơ sở quan hệ hữu cơ giữa
đóng góp và thụ hưởng.
Trong cơ chế thị trường, đối với các hoạt động kinh doanh, Nhà nước
chỉ thực hiện chức năng quản lý nên khi xây dựng chính sách BHTN cần có tỷ
lệ tương xứng giữa đóng góp với thụ hưởng của người lao động, hạn chế tới mức
thấp nhất sự bù đắp của Nhà nước đối với quỹ BHTN. Tỷ lệ hưởng và thời gian
hưởng trợ cấp BHTN hàng tháng được quy định trên nguyên tắc đảm bảo mức
sống tối thiểu cho người lao động và được cân đối với mức đóng góp BHTN
trước đó của người lao động.
Thứ ba, Quỹ BHTN được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai và
hạch toán độc lập.
Do quỹ BHTN được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia là:
người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước nên hoạt động của quỹ phải
dựa trên nguyên tắc quản lý thống nhất, dân chủ, công khai và hạch toán độc lập.
Do vậy, quỹ BHTN là một quỹ tài chính độc lập, tự thu, tự chi. Sau khi thành
11
lập, quỹ này độc lập với ngân sách Nhà nước để chủ động giải quyết vấn đề thất
nghiệp. Quỹ này không được sử dụng để giải quyết các vấn đề xã hội khác.
Thứ tư, Nhà nước thống nhất quản lý chính sách BHTN. Nhà nước
thống nhất quản lý BHTN thể hiện trước hết ở việc Nhà nước trực tiếp ban hành
pháp luật về BHTN, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chế độ này.
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ mà Nhà nước xây
dựng chương trìnhquốc gia về BHTN, các qui định pháp luật về như thu hẹp
hay mở rộng đối tượng, điều kiện hưởng và mức hưởng
Với tư cách là người đại diện và thực hiện các chính sách xã hội, Nhà
nước còn có trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHTN, áp dụng các biện pháp để
bảo tồn giá trị quỹ và làm cho quỹ tăng trưởng. Ngoài ra, Nhà nước thống nhất
tổ chức, quản lý sự nghiệp BHTN cho toàn xã hội nhưng không bao cấp, không
lấy ngân sách để chi trả mà chỉ hỗ trợ một phần.
Thứ năm, chính sách BHTN đảm bảo nguyên tắc lành mạnh hóa thị
trường lao động. Để giải quyết thất nghiệp đòi hỏi phải có một chính sách tổng
thể, được thiết kế để kích thích nền kinh tế. Xu hướng chung của các nước hiện
nay là, ngoài trợ cấp cho người lao động, khi thất nghiệp, có điều kiện sinh
sống, người ta còn thực hiện thêm biện pháp đào tạo lại người lao động để họ có
điều kiện dễ tìm việc làm mới. Vì vậy, BHTN được liên kết chặt chẽ với các
biện pháp thị trường lao động tích cực như tạo ra chỗ làm việc mới, bảo vệ chỗ
làm việc, nâng cao năng lực cho người lao động, tìm việc làm cho người thất
nghiệp. Các biện pháp này luôn gắn liền với chính sách và chương trình việc
làm quốc gia. BHTNthường được thống nhất với chương trình việc làm quốc
gia. Đây như một biện pháp, chính sách hỗ trợ lao động nhằm đẩy lùi thất
nghiệp, nhanh chóng đưa người thất nghiệp trở lại làm việc.
2.2.2.3 Nội dung của chính sách BHTN
a, Mục tiêu của chính sách BHTN
12
- An sinh xã hội: Thất nghiệp là vấn đề nan giải đối với bất kỳ nước nào.
Thất nghiệp gia tăng làm cho các tệ nạn xã hội phát triển, người lao động lâm
vào tình cảnh túng quẫn và trở nên nghèo đói. Để giải quyết vần đề thất nghiệp
và đảm bảo an sinh xã hội thì cần phải có nhiều chính sách, trong đó có chính
sách BHTN. Chính sách BHTN không chỉ đảm bảo cho người lao động mất việc
làm, có một khoản thu nhập, giúp họ và gia đình họ ổn định cuộc sống trong một
thời gian nhất định mà mục tiêu chính của chính sách BHTN là giúp người lao
động sớm quay trở lại thị trường lao động tìm việc làm và trong quá trình tìm
việc làm người lao động còn được chăm sóc y tế miễn phí.
- Ổn định và phát triển kinh tế: Thất nghiệp gia tăng làm cho tình hình
chính trị - xã hội bất ổn, lãng phí nguồn lực xã hội và là một trong những
nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm phát triển. Chính
sách BHTN giúp người thất nghiệp sớm quay trở lại làm việc, theo đó, nguồn
lực lao động của đất nước không bị lãng phí. Việc có nhiều người thất nghiệp
tìm được việc làm không chỉ giúp họ tăng thu nhập, ổn định cuộc sống mà còn
thúc đẩy kinh tế phát triển.
b, Nội dung của chính sách BHTN
Ngày 29 tháng 6 năm 2006, Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội, trong đó chính sách BHTN sẽ có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2009.
Để tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHTN, ngày 12/12/2008,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN, được tổ chức triển
khai trên phạm vi toàn quốc từ ngày 01/01/2009. Trong đó, đã quy định rõ