Như chúng ta đã biết, một nhà quản trị tài chính luôn phải đối mặt với ba quyết
định quan trọng thuộc về bản chất của tài chính, đó là quyết định đầu tư, quyết định tài
trợ và cuối cùng là quyết định phân phối lợi nhuận hay quyết định cổ tức. Ba quyết định
này có sự chi phối lẫn nhau nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp
hay nói cách khác là tối đa hoá giá trị cổ đông.
Chính sách cổ tức là một trong ba quyết định tài chính quan trọng trong doanh
nghiệp. Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về chính sách cổ tức, nhưng nó
vẫn là một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi . Trong khi trên thị trường chứng khoán Việt
Nam, chính sách cổ tức của doanh nghiệp thời gian qua nổi lên thành một trong những
vấn đề được các nhà đầu tư rất chú trọng, đồng thời các doanh nghiệp vẫn chưa có nhận
thức sâu sắc về tầm quan trọng của chính sách cổ tức trong công tác tài chính của mình.
Với mong muốn đóng góp một phần vào việc phân tích rõ hơn quyết định phân phối cổ
tức, cũng như tầm quan trọng của nó đối với mục tiêu tối đa hóa tài sản của các cổ đông,
nhóm chúng tôi xin được chọn đề tài: “Chính sách cổ tức và chính sách cổ tức trong thực
tiễn” để làm tiểu luận nghiên cứu.
Bài viết nghiên cứu về quyết định chi trả cổ tức, một trong ba quyết định tài chính
chủ yếu của một doanh nghiệp thông qua trả lời các câu hỏi:
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách cổ tức của một công
ty?
Các chính sách cổ tức thường được sử dụng trong thực tiễn?
Công ty thường chi trả cổ tức bằng những hình thức nào? Ưu nhược điểm của
các hình thức đó ra sao?
Và quan trọng là liệu chính sách cổ tức có tác động làm thay đổi giá trị doanh
nghiệp hay sự thay đổi đó chỉ do ảnh hưởng của quyết định đầu tư và tài trợ?
Bên cạnh nền tảng cở sở lý thuyết, bài viết mở rộng phân tích chính sách cổ tức
các công ty cổ phần đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để có cái nhìn
tổng quan về các chính sách cổ tức đang áp dụng trong thực tiễn.
33 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9437 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài : chính sách cổ tức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM – VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
---------- oOo ----------
ĐỀ TÀI:
CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 1 – NGÂN HÀNG ĐÊM 4
1. Nguyễn Ngọc Ngân Hà
2. Nguyễn Thị Thùy Hương
3. Phạm Hoàng Tố Linh
4. Phạm Thị Ngọc Phương
5. Phạm Thị Ngọc Trân
Tháng 08/2012
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 4
PHẦN 1: LÝ THUYẾT CỔ TỨC VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC..................................... 5
I. Khái niệm cổ tức và chính sách cổ tức: ........................................................................ 5
1. Cổ tức: ............................................................................................................................. 5
1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 5
1.2. Quá trình chi trả cổ tức ........................................................................................ 5
2. Chính sách cổ tức........................................................................................................... 6
2.1. Khái niệm: ............................................................................................................. 6
2.2. Tầm quan trọng của chính sách cổ tức............................................................... 6
2.3. Các chỉ tiêu đo lường chính sách cổ tức” .......................................................... 6
II. Các yếu tố quyết định chính sách cổ tức: ..................................................................... 7
1. Các hạn chế pháp lý: ..................................................................................................... 7
2. Các điều khoản hạn chế: ............................................................................................... 8
3. Ảnh hưởng của thuế: ..................................................................................................... 8
4. Ảnh hưởng của khả năng thanh toán:.......................................................................... 8
5. Khả năng vay nợ và tiếp cận thị trường vốn: ............................................................. 9
6. Tính ổn định của lợi nhuận:.......................................................................................... 9
7. Triển vọng tăng trưởng: ................................................................................................ 9
8. Lạm phát: ........................................................................................................................ 9
9. Ưu tiên các cổ đông:...................................................................................................... 9
10. Bảo vệ chống loãng giá:.............................................................................................. 10
III. Các phương thức chi trả cổ tức:................................................................................... 10
1. Trả cổ tức bằng tiền mặt: ............................................................................................ 10
2. Trả cổ tức bằng cổ phần:............................................................................................. 10
3. Chi trả cổ tức bằng tài sản: ......................................................................................... 11
4. Mua lại cổ phần: .......................................................................................................... 11
IV. Các chính sách cổ tức trong thực tiễn: ....................................................................... 11
1. Chính sách lợi nhuận giữ lại: ..................................................................................... 11
2. Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định ........................................................................... 12
3. Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi ............................................................ 13
4. Chính sách chi trả một cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêm vào
cuối năm.............................................................................................................................. 14
2
V. Các tranh luận về chính sách cổ tức............................................................................ 15
1. Trường phái trung dung: cho rằng chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến giá trị
doanh nghiệp. ..................................................................................................................... 15
2. Trường phái tả khuynh cấp tiến: cho rằng một sự gia tăng trong chi trả cổ tức sẽ
làm giảm các giá trị doanh nghiệp................................................................................... 16
3. Trường phái hữu khuynh bảo thủ: cho rằng một sự gia tăng trong chi trả cổ tức
sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp. ..................................................................................... 18
PHẦN 2: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG
THỰC TIỄN .............................................................................................................................. 21
I. Khái quá tình hình chia cổ tức các doanh nghiệp Việt Nam:................................ 21
1. Chính sách cổ tức: ....................................................................................................... 21
2. Tình hình chia cổ tức theo nhóm ngành từ 2009-2011:.......................................... 21
II. Phân tích chính sách cổ tức của Công ty sữa Việt Nam Vinamilk (VNM): ....... 28
1. Thông tin chung:.......................................................................................................... 28
2. Chính sách cổ tức: ....................................................................................................... 29
KẾT LUẬN ................................................................................................................................. 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 32
3
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, một nhà quản trị tài chính luôn phải đối mặt với ba quyết
định quan trọng thuộc về bản chất của tài chính, đó là quyết định đầu tư, quyết định tài
trợ và cuối cùng là quyết định phân phối lợi nhuận hay quyết định cổ tức. Ba quyết định
này có sự chi phối lẫn nhau nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp
hay nói cách khác là tối đa hoá giá trị cổ đông.
Chính sách cổ tức là một trong ba quyết định tài chính quan trọng trong doanh
nghiệp. Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về chính sách cổ tức, nhưng nó
vẫn là một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi . Trong khi trên thị trường chứng khoán Việt
Nam, chính sách cổ tức của doanh nghiệp thời gian qua nổi lên thành một trong những
vấn đề được các nhà đầu tư rất chú trọng, đồng thời các doanh nghiệp vẫn chưa có nhận
thức sâu sắc về tầm quan trọng của chính sách cổ tức trong công tác tài chính của mình.
Với mong muốn đóng góp một phần vào việc phân tích rõ hơn quyết định phân phối cổ
tức, cũng như tầm quan trọng của nó đối với mục tiêu tối đa hóa tài sản của các cổ đông,
nhóm chúng tôi xin được chọn đề tài: “Chính sách cổ tức và chính sách cổ tức trong thực
tiễn” để làm tiểu luận nghiên cứu.
Bài viết nghiên cứu về quyết định chi trả cổ tức, một trong ba quyết định tài chính
chủ yếu của một doanh nghiệp thông qua trả lời các câu hỏi:
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách cổ tức của một công
ty?
Các chính sách cổ tức thường được sử dụng trong thực tiễn?
Công ty thường chi trả cổ tức bằng những hình thức nào? Ưu nhược điểm của
các hình thức đó ra sao?
Và quan trọng là liệu chính sách cổ tức có tác động làm thay đổi giá trị doanh
nghiệp hay sự thay đổi đó chỉ do ảnh hưởng của quyết định đầu tư và tài trợ?
Bên cạnh nền tảng cở sở lý thuyết, bài viết mở rộng phân tích chính sách cổ tức
các công ty cổ phần đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để có cái nhìn
tổng quan về các chính sách cổ tức đang áp dụng trong thực tiễn.
4
PHẦN 1: LÝ THUYẾT CỔ TỨC VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
I. Khái niệm cổ tức và chính sách cổ tức:
1. Cổ tức:
1.1. Khái niệm
Cổ tức cổ phần (lợi tức cổ phần) là một phần lợi nhuận sau thuế được công ty cổ
phần phân chia cho các chủ sở hữu của mình bằng nhiều hình thức khác nhau chẳng hạn
như tiền mặt hoặc bằng cổ phần.
1.2. Quá trình chi trả cổ tức
Ở hầu hết các doanh nghiệp, hội đồng quản trị triệu tập các cuộc họp hàng quý hay
nửa năm để thẩm định thành quả vừa qua của doanh nghiệp và quyết định mức cổ tức chi
trả cho kỳ tới. Cổ tức được trả tới cổ đông thông qua tài khoản lưu ký của cổ đông tại đơn
vị nhận lưu ký cổ phiếu của công ty hoặc tại trụ sở công ty. Về cơ bản trình tự chi trả cổ
tức diễn ra với các mốc thời gian như sau:
Ngày công bố: là ngày hội đồng quản trị công ty công bố về quyết định chi trả
cổ tức tới các cổ đông.
Ngày ghi sổ: là ngày chốt danh sách các cổ đông hiện hành có quyền nhận cổ
tức của công ty. Vào cuối ngày này, công ty sẽ lập danh sách các cổ đông hiện
hành có quyền nhận cổ tức của đợt chi trả vào ngày công bố trước đó.
Ngày không có cổ tức: bắt đầu từ ngày này, nhà đầu tư nào mua cổ phiếu thì sẽ
không có quyền nhận cổ tức của đợt chi trả đã công bố. Ngày này thường
được ấn định trước ngày ghi sổ một thời gian nhất định, thường tùy thuộc vào
thời gian hoàn tất giao dịch thanh toán bù trừ trên thị trường chứng khoán.
Quy định hiện nay, với các giao dịch bình thường, thời hạn thanh toán là T+3,
nghĩa là thời hạn thanh toán là 3 ngày, ở đây được hiểu là 3 ngày làm việc
(không tính thứ Bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ). Cụ thể là thời gian từ ngày
giao dịch (mua/bán) đến ngày nhận được chứng khoán/tiền là 3 ngày (ngày
giao dịch tính là ngày T+0). Do đó, nhà đầu tư mua cổ phiếu 2 ngày trước
ngày đăng ký sở hữu (đăng ký cuối cùng) sẽ không có tên trong sổ cổ đông, vì
giao dịch chưa được thanh toán, do vậy sẽ không được hưởng quyền. Vào
ngày này, giá cổ phiếu được dự kiến giảm một lượng bằng với cổ tức
Ví dụ: Ngày 18/9/2008, CTCP Nhiên liệu Sài Gòn (SFC) công bố tạm ứng cổ
tức năm 2008 với tỷ lệ 10%/mệnh giá (tương đương với 1.000 đồng/CP). Ngày giao dịch
không hưởng quyền là ngày 25/9/2008 (thứ Năm) và ngày đăng ký cuối cùng (ngày ghi
sổ) là ngày 29/9/2008 (thứ Hai). Như vậy, vào ngày 29/9/2008, tất cả các cổ đông có tên
trong sổ đăng ký cổ đông của SFC sẽ được quyền nhận cổ tức như trên. Vì áp dụng thời
gian thanh toán theo quy định T+3 (không tính thứ Bảy, Chủ Nhật), ngày giao dịch
không hưởng cổ tức là 25/9/2008 nên nhà đầu tư nào mua cổ phiếu SFC từ ngày
5
25/9/2008 trở đi sẽ chỉ trở thành cổ đông chính thức của SFC từ ngày 30/9/2008 trở đi,
cho nên sẽ không được quyền hưởng cổ tức lần này.
Ngày chi trả: vào ngày này mỗi cổ đông sẽ nhận được phần cổ tức của mình
thông qua tài khoản lưu ký hoặc nhận trực tiếp tại trụ sở của công ty.
2. Chính sách cổ tức
2.1. Khái niệm:
Chính sách cổ tức là chính sách ấn định mức lợi nhuận của công ty được đem ra
phân phối như thế nào. Lợi nhuận sẽ được giữ lại để tái đầu tư cho công ty hay được trả
cho các cổ đông. Lợi nhuận giữ lại là nguồn quan trọng cho việc tài trợ vốn cổ phần cho
khu vực tư nhân, có thể được dùng để kích thích tăng trưởng lợi nhuận tương lai.
2.2. Tầm quan trọng của chính sách cổ tức
Chính sách cổ tức ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cổ đông. Cổ tức cung
cấp cho cổ đông một lợi nhuận hữu hình thường xuyên và là nguồn thu nhập duy nhất mà
nhà đầu tư có thể nhận được ngay trong hiện tại khi họ đầu tư vào công ty. Do vây, việc
công ty có duy trì trả cổ tức ổn định hay không ổn định, đều đặn hay giao động thất
thường đều làm ảnh hưởng đến quan điểm của nhà đầu tư về công ty, do đó nó có thể dẫn
đến sự biến động giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường.
Chính sách cổ tức ảnh hưởng đến chính sách tài trợ của công ty. Thông qua việc
quyết định chính sách cổ tức mà công ty cũng quyết định luôn chính sách tài trợ. Vì lợi
nhuận giữ lại là nguồn quan trọng cho việc tài trợ vốn cổ phần cho khu vực tư nhân nên
từ đó chính sách cổ tức ảnh hưởng đến số lượng vốn cổ phần thường trong cấu trúc vốn
của một doanh nghiệp (Nếu chi trả cổ tức thì các doanh nghiệp phải bù trừ lại nguồn tài
trợ thiếu hụt do lợi nhuận giữ lại ít bằng việc huy động vốn từ bên ngoài với nhiều thủ tục
phức tạp và tốn nhiều chi phí hơn)
Chính sách cổ tức ảnh hưởng tới chính sách đầu tư của công ty: với nguồn tài trợ
có chi phí sử dụng vốn thấp từ lợi nhuận giữ lại sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn của
doanh nghiệp ở mức tương đối thấp, từ đó doanh nghiệp có thể linh hoạt lựa chọn đầu tư
vào các dự án có tỷ suất sinh lời cao
2.3. Các chỉ tiêu đo lường chính sách cổ tức”
a. Cổ tức một cổ phần thường (Dividend per Share – DPS)
Cổ tức một cổ phần là chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập thực tế mà mỗi cổ phần
được hưởng từ kết quả hoạt động kinh doanh. Cổ tức một cổ phần được tính toán như
sau:
Tổng thu nhập cổ phần thường dùng để chi trả cổ tức
DPS =
Tổng số cổ phần thường
6
Một sự tăng lên trong cổ tức một cổ phần thường mang lại hiệu ứng tốt trong tâm
lý của các nhà đầu tư. Nhưng chỉ tiêu này chỉ cho nhà đầu tư biết được họ nhận được bao
nhiêu tiền cổ tức, chứ họ không biết công ty trích bao nhiêu phần trăm từ lợi nhuận sau
thuế để chia cổ tức và bao nhiêu giữ lại cho đầu tư. Vì vậy đây chưa phải là chỉ tiêu đo
lường triệt để của chính sách cổ tức.
b. Tỷ lệ chi trả cổ tức (Dividend payout ratio):
Tỷ lệ chi trả cổ tức đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuận ròng trả cho cổ đông dưới
dạng cổ tức.
Cổ tức được chi trả cho các cổ phần thường hàng năm
Tỷ lệ chi trả cổ tức =
Thu nhập của mỗi cổ phần (EPS)
Tỷ lệ chi trả cổ tức càng cao phản ánh công ty đã sử dụng đại bộ phận lợi nhuận
sau thuế để chi trả cổ tức cho các cổ đông, đồng thời chỉ có một phần nhỏ lợi nhuận giữ
lại để tái đầu tư.
c. Tỷ suất cổ tức (Dividend Yield):
Tỷ suất cổ tức thể hiện tỷ lệ hoàn vốn cổ tức trên giá trị thị trường hiện thời của cổ
phiếu, hay tỷ lệ cổ tức mà nhà đầu tư nhận được so với số tiền mà họ phải trả để mua cổ
phiếu đó.
Cổ tức được chi trả cho các cổ phần thường hàng năm
Tỷ suất cổ tức =
Giá trị thị trường của mỗi cổ phần
Tỷ suất cổ tức là tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư chỉ tính riêng cho thu nhập từ cổ
tức khi nhà đầu tư mua cổ phần tại một mức giá thị trường nào đó. Tỷ suất cổ tức phản
ánh nhà đầu tư sẽ nhận được bao nhiêu đồng cổ tức từ một đồng đầu tư vào cổ phiếu tại
mức giá thị trường. Tỷ suất cổ tức càng cao thể hiện rằng nhà đầu tư có tỷ suất sinh lợi từ
cổ tức càng cao, còn tỷ suất cổ tức thấp chưa hẳn là đã xấu bởi vì nhà đầu tư có thể trông
chờ vào tỷ suất sinh lợi từ lãi vốn của giá cổ phiếu trên thị trường.
Một tỷ suất cổ tức ở mức cao hay thấp chưa chắc phản ánh được công ty chi trả cổ
tức cao hay thấp, vì tỷ suất cổ tức còn phụ thuộc vào giá cổ phần trên thị trường.
II. Các yếu tố quyết định chính sách cổ tức:
Việc chi trả cổ tức phụ thuộc vào chính sách riêng của từng công ty, chính sách
này phụ thuộc vào các yếu tố sau:
1. Các hạn chế pháp lý:
Giả sử ta có bảng cân đối công ty Johson Tool and Die như sau:
7
Cổ phần thường : $ 500.000
Thặng dư vốn :$ 400.000
Lợi nhuận giữ lại :$200.000
Tổng cộng vốn cổ phần :$1.100.000
Thứ nhất, hạn chế về sự suy yếu vốn: không được dùng vốn của doanh nghiệp để
chi trả cổ tức. Tùy theo đặc điểm của mỗi quốc gia vốn được định nghĩa là chỉ tính mệnh
giá cổ phần thường hoặc là gồm luôn cả thặng dư vốn. Ví dụ ở trên, công ty chỉ được trả
tối đa $600.000 (=$1.100.000-$500.000) nếu vốn được quy định là chỉ gồm mệnh giá cổ
phần thường.
Thứ hai, hạn chế lợi nhuận ròng: doanh nghiệp phải phát sinh lợi nhuận trước khi
được phép chi trả cổ tức tiền mặt. Nhằm ngăn chặn doanh nghiệp dùng vốn đầu tư ban
đầu để chi trả cổ tức, làm suy yếu vị thế an toàn của chủ nợ. Ví dụ ở trên, công ty chỉ
được trả cổ tức tối đa $200.000.
Thứ ba, hạn chế mất khả năng thanh toán: doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
có thể không chi trả cố tức bằng tiền mặt. Tức là, khi nợ lớn hơn tài sản, chi trả cổ tức
làm cản trở trái quyền ưu tiên của các chủ nợ đối với tài sản của doanh nghiệp.
2. Các điều khoản hạn chế:
Các điều khoản hạn chế ảnh hưởng đến chính sách cổ tức nhiều hơn là các hạn chế
pháp lý. Các hạn chế này giới hạn tổng mức cổ tức một doanh nghiệp có thể chi trả. Các
điều khoản hạn chế nằm trong các giao kèo trái phiếu, điều khoản vay, hợp đồng thuê tài
sản, thỏa thuận cổ phần ưu đãi. Cán điều khoản này có thể quy định không thể chi trả cổ
tức cho đến khi lợi nhuận đạt đến một mức nhất định nào đó; hay một phần ḍng tiền của
doanh nghiệp phải được dành để trả nợ; cũng có thể là vốn lưu động hay tỷ lệ nợ hiện
hành không cao hơn một mức định sẵn nào đó.
3. Ảnh hưởng của thuế:
Cổ tức được coi là thu nhập chịu thuế. Khi một doanh nghiệp quyết định giữ lại lợi
nhuận nhằm cung cấp tăng trưởng và tăng giá vốn tương lai cho các nhà đầu tư, các nhà
đầu tư sẽ không phải chịu thuế cho đến khi bán các cổ phần của mình. Hay nói cách khác,
sự chênh lệch về thuế suất của lãi trên vốn và thuế suất khi nhận cổ tức cũng chi phối đến
chính sách cổ tức của doanh nghiệp.
4. Ảnh hưởng của khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng lớn càng có nhiều khả năng chi trả cổ
tức. Vì vậy mặc dù doanh nghiệp có lợi nhuận tích lũy cao nhưng không có đủ tài sản có
tính thanh khoản cao thì rất khó có khả năng chi trả cổ tức.
8
5. Khả năng vay nợ và tiếp cận thị trường vốn:
Doanh nghiệp có nhiều khả năng tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài như phát hành
trái phiếu hay bán thương phiếu sẽ dễ dàng tăng khả năng thanh khoản nên càng có nhiều
khả năng chi trả cổ tức. Đối với các doanh nghiệp lớn uy tín thì dễ phát hành trái phiếu
hay thương phiếu. Điều này, đồng nghĩa với nguồn tiền tăng lên và khả năng chi trả cổ
tức sẽ lớn hơn các doanh nghiệp nhỏ.
6. Tính ổn định của lợi nhuận:
Một doanh nghiệp có lịch sử lợi nhuận ổn định thường sẵn lòng chi trả cổ tức cao
hơn doanh nghiệp có thu nhập không ổn định. Bởi vì họ tự tin vào dòng tiền trong tương
lai. Và điều này thể hiện bằng việc trả cổ tức cao hơn. Trong khi doanh nghiệp có dòng
tiền bấp bênh sẽ e ngại trả cổ tức cao vì nếu dòng tiền tương lai thấp dẫn đến giảm tỷ lệ
trả cổ tức. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến vị thế, uy tín và giá trị của doanh nghiệp trong
mắt các nhà đầu tư và cổ đông.
7. Triển vọng tăng trưởng:
Tăng trưởng nhanh thường thì nhu cầu vốn lớn, thay vì chi trả cổ tức nhiều và cố
gắng bán cổ phần mới để huy động vốn, các doanh nhiệp này thường giữ lại phần lớn lợi
nhuận và tránh bán cổ phần mới ra công chúng vừa tốn kém, vừa bất tiện. Các công ty có
tỷ lệ chi trả cổ tức cao thường có tỷ lệ tăng trưởng thấp và ngược lại.
8. Lạm phát:
Trong môi trường lạm phát tăng, doanh nghiệp có xu hướng giữ lại lợi nhuận.Vì
khi lạm phát càng cao thì đồng tiền càng mất giá, cổ tức được trả càng giảm về mặt giá
trị.Hơn nữa trong môi trường lạm phát, vốn phát sinh từ khấu hao thường không đủ để
thay thế tài sản của một doanh nghiệp khi các tài sản này cũ kỹ, lạc hậu.
Ngoài ra khi lạm phát tăng khiến cho lãi suất tăng, chi phí tài chính của việc vay
vốn tăng khiến cho lợi nhuận giảm.Cuối cùng, thời kỳ lạm phát tiền thanh toán cho việc
mua hàng hóa hay chi phí tăng cao.Doanh nghiệp buộc phải giữ lại một tỷ lệ lợi nhuận
cao hơn để duy trì năng lực hoạt động cho tài sản của mình, cần có nguồn tiền dồi dào để
dự trữ và luân