Đề tài Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới tác động của thế thu nhập

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngoài quyết định đầu tư và quyết định tài trợ, quyết định chi trả cổ tức là một trong 3 quyết định cơ bản của tài chính doanh nghiệp nhằm một mục đích nhất quán là tối đahóa giá trị doanh nghiệp và lợi ích của cổ đông. Ở Việt Nam hiện nay, các công ty cổ phần hầu như đều chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của chính sách cổ tức trong việc gia tăng giá trị doanh nghiệp. Việc chi trả cổ tức c òn mang nặng tính đối phó và phục vụ mục đích trước mắt chứ chưa có một chiến lược dài hạn và hợp lý. Một trong các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp l à các ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập. Thị trường chứng khoán đang quan tâm đến Luật thuế thu nhập cá nhân bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2009 và các tác động của nó đến việc ra quyết định chi trả cổ tức của các doanh nghiệp. Trong điều kiện Nh à nước thu thuế trên thu nhập từ chứng khoán, vấn đề đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp là áp dụng chính sách cổ tức như thế nào là có lợi nhất cho cổ đông và sự phát triển của công ty. Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng còn một số quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân 2009 là chưa hợp lý, cần hoạn thiện, bổ sung để tạo nên sự hỗ trợ pháp lý cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Xuất phát từ những nhu cầu trên, tôi đã chọn nghiên cứu vấn đề “Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới tác động của thuế thu nhập”làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Tìm hiểu lý luận tổng quan về chính sách cổ tức của công ty cổ phần, các tranh luận về ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá trị doanh nghiệp, các chính sách cổ tức trong thực tiễn của các công ty trên thế giới.  Phân tích chínhsách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết ở Việt Nam hiện nay.  Tìm hiểu, phân tích ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập hiện nay ở Việt Nam đến việc quyết định chính sách cổ tức của các công ty cổ phần ni êm yết.  Đề xuất chính sách cổ tức phù hợp cho các công ty cổ phần niêm yết trong giai đoạn hiên nay.  Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế thu nhập. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU –ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứuxuyên suốt trong đề tài là phương pháp tổng hợp và phân tích trênnguyên tắc khách quan, toàn diện, thống nhất và logic. Đề tài cũng dùng các công cụ toán học để so sánh, thống kê và xử lý dữ liệu. Đối tượng nghiên cứucủa đề tài là chính sách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện nay và tác động của chính sách thuế của Chính phủ đối với việc quyết định chính sách cổ tức cho các công ty n ày. IV. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về chính sách cổ tức và tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức Chương 1 trình bàytổng quát về cổ tức cũng như chính sách cổ tức như các khái niệm, các phương thức, các chính sách cổ tức, các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức; tóm tắt quan điểm của lý thuyết M&M về chính sách cổ tức và xem xét một số kinh nghiệm từ các nước trên thế giới.Chương I cũng giới thiệu một số mô hình lý thuyết đề cập đến tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức v à giá trị doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng chính sách cổ tức và tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay Chương này tập trung phân tích chính sách cổ tức trong thực tiễn các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua; phân tích các yếu tố tác động đến việc ra quyết định cổ tức trong thực tế tại Việt Nam, đặt biệt là tác động của thuế thu nhập. Chương 3: Lựa chọn chính sách cổ tức trong mối quan hệ với thuế thu nhập Chương này giới thiệu một số phương thức chi trả cổ tức hiện ít được sử dụng tại Việt Nam và phân tích, định hướng quy trình ra quyết định cổ tức cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương 3 cũng đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện chính sách thuế thu nhập của nhà nước để tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của thị trường chứng khoán, doanh nghiệp và nhà đầu tư mà vẫn đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước.

pdf100 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3062 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới tác động của thế thu nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2010” TÊN CÔNG TRÌNH: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ ii MỤC LỤC CHI TIẾT CHƯƠNG 1: .............................................................................................................................1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ..........................................................................1 1.1 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC: ........................................................................ 1 1.1.1 Khái niệm:....................................................................................................................... 1 1.1.2 Các chính sách chi trả cổ tức: ......................................................................................... 1 1.1.2.1 Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động: ......................................................1 1.1.2.2 Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định: ...........................................................2 1.1.2.3 Chính sách chi trả cổ tức khác: ..................................................................4 1.1.3 Đo lường chính sách cổ tức: ........................................................................................... 4 1.1.3.1 Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức : .........................................................................4 1.1.3.2 Tỷ suất cổ tức (Dividend Yield):................................................................5 1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức: ................................................................. 5 1.1.4.1 Các hạn chế pháp lý: ..................................................................................5 1.1.4.2 Các ảnh hưởng của thuế : ...........................................................................6 1.1.4.3 Nhu cầu thanh khoản:.................................................................................6 1.1.4.4 Khả năng vay và tiếp cận các thị trường vốn: ............................................6 1.1.4.5 Tính ổn định của lợi nhuận: .......................................................................6 1.1.4.6 Các cơ hội tăng trưởng vốn: .......................................................................6 1.1.4.7 Lạm phát:....................................................................................................7 1.1.4.8 Ưu tiên của cổ đông (hiệu ứng khách hàng) ..............................................7 1.1.4.9 Bảo vệ chống loãng giá ..............................................................................7 1.1.5 Lý thuyết MM về chính sách cổ tức : ............................................................................. 7 1.2 TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA DOANH NGHIỆP.............................................................................................................................................. 9 1.2.1 Các mô hình đánh giá tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp: ........................................................................................................................................ 9 1.2.2 Sự phù hợp của 3 mô hình với thực tiễn: ...................................................................... 11 1.3 KINH NGHIỆM CHI TRẢ CỔ TỨC Ở MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.................................................................................................. 13 1.3.1 Xu hướng chi trả cổ tức ở một số nước phát triển ........................................................ 13 1.3.1.1 Cổ tức thường đi đôi với lợi nhuận ..........................................................13 1.3.1.2 Cổ tức thường ổn định..............................................................................14 1.3.1.3 Cổ tức ít biến động hơn lợi nhuận............................................................15 1.3.1.4 Chính sách cổ tức của một công ty có xu hướng tùy thuộc vào vòng đời của công ty: 16 1.3.1.5 Chính sách cổ tức khác nhau giữa các quốc gia.......................................17 iii 1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.............................................................................. 18 CHƯƠNG 2: ...........................................................................................................................20 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY .....................................................20 2.1 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THỜI GIAN QUA TRƯỚC THUẾ THU NHẬP........ 20 2.1.1 Phân tích các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức tại Việt Nam trong thời gian qua 20 2.1.1.1 Yếu tố bên trong doanh nghiệp ................................................................20 2.1.1.2 Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp................................................................24 2.1.2 Thực trạng chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua................................................................................................................. 34 2.1.2.1 Tổng quan về chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua ..........................................................................34 2.1.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa cổ tức và thu nhập trên mỗi cổ phần............41 2.1.3 Phân tích chính sách cổ tức theo ngành ........................................................................ 41 2.1.3.1 Ngành ngân hàng......................................................................................42 2.1.3.2 Ngành may mặc........................................................................................43 2.1.3.3 Ngành thực phẩm - đồ uống .....................................................................44 2.1.3.4 Ngành bất động sản: .................................................................................46 2.2 TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ ĐẾN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC .................................. 47 2.2.1 Hệ thống thuế thu nhập tại Việt Nam ........................................................................... 47 2.2.1.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp ....................................................................47 2.2.1.2 Thuế thu nhập cá nhân .............................................................................48 2.2.2 Tác động của thuế thu nhập đến chính sách chi trà cổ tức:........................................... 50 2.2.3 Thuế và chi phí đại diện:............................................................................................... 58 2.2.4 Thuế và cổ đông lớn: .................................................................................................... 61 CHƯƠNG 3: ...........................................................................................................................64 LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC PHÙ HỢP TRONG ..............................................64 MỐI QUAN HỆ VỚI THUẾ THU NHẬP ..........................................................................64 3.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI RA QUYẾT ĐỊNH CỔ TỨC.......................................... 64 3.2 MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC ................................................................. 66 3.2.1 Phương thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt .................................................................... 66 3.2.2 Trả cổ tức bằng cổ phiếu............................................................................................... 68 3.2.3 Mua lại cổ phần ............................................................................................................ 69 3.2.4 Thưởng bằng cổ phiếu quỹ........................................................................................... 70 3.2.5 Dùng lợi nhuận để phát hành cổ phiếu thưởng............................................................ 71 iv 3.2.6 Chia nhỏ cổ phiếu và trả cổ tức bằng cổ phiếu............................................................ 72 3.3 LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI THUẾ THU NHẬP 73 3.3.1 Phân tích chính sách cổ tức trong mối quan hệ với thuế thu nhập ................................ 73 3.3.2 Đề xuất hoàn thiện chính sách thuế thu nhập................................................................ 75 3.3.2.1 Về chính sách thuế TNDN .......................................................................76 3.3.2.2 Về chính sách thuế TNCN .......................................................................77 Cổ tức trả bằng tiền mặt ..............................................................................................83 Cổ tức trả bằng tài sản.................................................................................................86 Tham khảo vài số liệu cổ tức trên giới.......................................................................................... 90 KẾT LUẬN ............................................................................................................................80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................81 vPHẦN MỞ ĐẦU ---------------------------- I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngoài quyết định đầu tư và quyết định tài trợ, quyết định chi trả cổ tức là một trong 3 quyết định cơ bản của tài chính doanh nghiệp nhằm một mục đích nhất quán là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và lợi ích của cổ đông. Ở Việt Nam hiện nay, các công ty cổ phần hầu như đều chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của chính sách cổ tức trong việc gia tăng giá trị doanh nghiệp. Việc chi trả cổ tức còn mang nặng tính đối phó và phục vụ mục đích trước mắt chứ chưa có một chiến lược dài hạn và hợp lý. Một trong các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp là các ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập. Thị trường chứng khoán đang quan tâm đến Luật thuế thu nhập cá nhân bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2009 và các tác động của nó đến việc ra quyết định chi trả cổ tức của các doanh nghiệp. Trong điều kiện Nhà nước thu thuế trên thu nhập từ chứng khoán, vấn đề đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp là áp dụng chính sách cổ tức như thế nào là có lợi nhất cho cổ đông và sự phát triển của công ty. Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng còn một số quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân 2009 là chưa hợp lý, cần hoạn thiện, bổ sung để tạo nên sự hỗ trợ pháp lý cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Xuất phát từ những nhu cầu trên, tôi đã chọn nghiên cứu vấn đề “Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới tác động của thuế thu nhập” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Tìm hiểu lý luận tổng quan về chính sách cổ tức của công ty cổ phần, các tranh luận về ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá trị doanh nghiệp, các chính sách cổ tức trong thực tiễn của các công ty trên thế giới.  Phân tích chính sách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết ở Việt Nam hiện nay.  Tìm hiểu, phân tích ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập hiện nay ở Việt Nam đến việc quyết định chính sách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết. vi  Đề xuất chính sách cổ tức phù hợp cho các công ty cổ phần niêm yết trong giai đoạn hiên nay.  Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế thu nhập. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt trong đề tài là phương pháp tổng hợp và phân tích trên nguyên tắc khách quan, toàn diện, thống nhất và logic. Đề tài cũng dùng các công cụ toán học để so sánh, thống kê và xử lý dữ liệu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện nay và tác động của chính sách thuế của Chính phủ đối với việc quyết định chính sách cổ tức cho các công ty này. IV. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về chính sách cổ tức và tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức Chương 1 trình bày tổng quát về cổ tức cũng như chính sách cổ tức như các khái niệm, các phương thức, các chính sách cổ tức, các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức; tóm tắt quan điểm của lý thuyết M&M về chính sách cổ tức và xem xét một số kinh nghiệm từ các nước trên thế giới. Chương I cũng giới thiệu một số mô hình lý thuyết đề cập đến tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng chính sách cổ tức và tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay Chương này tập trung phân tích chính sách cổ tức trong thực tiễn các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua; phân tích các yếu tố tác động đến việc ra quyết định cổ tức trong thực tế tại Việt Nam, đặt biệt là tác động của thuế thu nhập. Chương 3: Lựa chọn chính sách cổ tức trong mối quan hệ với thuế thu nhập Chương này giới thiệu một số phương thức chi trả cổ tức hiện ít được sử dụng tại Việt Nam và phân tích, định hướng quy trình ra quyết định cổ tức cho các công ty vii niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương 3 cũng đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện chính sách thuế thu nhập của nhà nước để tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của thị trường chứng khoán, doanh nghiệp và nhà đầu tư mà vẫn đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. 1CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 1.1 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC: 1.1.1 Khái niệm: Chính sách cổ tức là chính sách ấn định phân phối giữa lợi nhuận giữ lại tái đầu tư và cổ tức chi trả cho cổ đông. Lợi nhuận giữ lại cung cấp cho các nhà đầu tư một nguồn tăng trưởng lợi nhuận tiềm năng tương lai thông qua tái đầu tư, trong khi cổ tức cung cấp cho họ một phân phối hiện tại. Nó ấn định mức lợi nhuận sau thuế của công ty sẽ được đem ra phân phối như thế nào, bao nhiêu phần trăm được giữ lại để tái đầu tư và bao nhiêu dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông. Vì thế, chính sách cổ tức sẽ có ảnh hưởng đến số lượng vốn cổ phần trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp (thông qua lợi nhuận giữ lại) và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ban giám đốc của công ty là những người quyết định chính sách cổ tức. Ban giám đốc sẽ quyết định xem bao nhiêu phần trăm thu nhập được trả về cho các cổ đông và bao nhiêu phần trăm thu nhập được giữ lại. Và một giám đốc tài chính xây dựng chính sách cổ tức cho công ty là trực tiếp trả lời cho các câu hỏi sau: - Tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận sau thuế là bao nhiêu? - Cổ tức cố định hay thay đổi qua các năm? - Phương thức chi trả là bằng tiền mặt, cổ phiếu hay phương thức khác? - Thời kỳ trả cổ tức là theo năm, quý hay tháng? 1.1.2 Các chính sách chi trả cổ tức: 1.1.2.1 Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động: Chính sách này xác nhận rằng một doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi doanh nghiệp có các cơ hội đầu tư hứa hẹn các tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi mà các cổ đông đòi hỏi. Ngoài ra, nguyên lý giữ lại lợi nhuận thụ động cũng đề xuất là các công ty “tăng trưởng” thường có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn các công ty đang trong giai đoạn sung mãn (bão hòa). Nói cách khác, chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động ngụ ý việc chi trả cổ tức của doanh 2nghiệp là nên thay đổi từ năm này sang năm khác tùy thuộc vào các cơ hội đầu tư có sẵn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp thường cố gắng duy trì một mức cổ tức ổn định theo thời gian. Điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp đã bỏ qua nguyên lý về chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động, mà bởi vì cổ tức có thể được duy trì ổn định hàng năm theo hai cách: - Thứ nhất, doanh nghiệp có thể giữ lại lợi nhuận với tỷ lệ khá cao trong những năm có nhu cầu vốn cao. Nếu đơn vị tiếp tục tăng trưởng, các giám đốc có thể tiếp tục thực hiện chiến lược này mà không nhất thiết phải giảm cổ tức. - Thứ hai, doanh nghiệp có thể đi vay vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư và do đó tăng tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần một cách tạm thời để tránh phải giảm cổ tức. Nếu doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư tốt trong suốt một năm nào đó thì chính sách vay nợ sẽ thích hợp hơn so với cắt giảm cổ tức. Sau đó, trong những năm tiếp theo, doanh nghiệp cần giữ lại lợi nhuận để đẩy tỷ số nợ trên vốn cổ phần về lại mức thích hợp.  Ưu điểm: - Phù hợp mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và tối đa hóa thu nhập cổ đông. - Lợi nhuận giữ lại là nguồn vốn tài trợ nội bộ sẵn có giúp doanh nghiệp chủ động kịp thời trong quyết định tái đầu tư của mình tốn thời gian và chi phí. - Tạo ra sự gia tăng tốc độ tăng trưởng lợi tức cổ phần cho cổ đông  Nhược điểm : - Nếu doanh nghiệp áp dụng cứng nhắc sẽ dẫn đến sự bất ổn đối với chính sách chi trả cổ tức, giá cổ phiếu của công ty cũng như ảnh hưởng của công ty trong mắt cổ đông. - Phát sinh chi phí đại diện. 1.1.2.2 Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định: Theo Luật Doanh nghiệp, hình thức chi trả cổ tức tại các công ty cổ phần nói chung, các công ty niêm yết hiện nay trên TTCK nói riêng, có thể thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu. Xét về bản chất, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu không mang lại lợi ích gì cho cổ đông vì hành động này không khác gì thưởng cổ phiếu (chia tách cổ phiếu). Cổ đông sẽ nhận được nhiều cổ phiếu hơn nhưng giá thị trường của cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh giảm để đảm bảo nguyên tắc công bằng với các cổ đông mua vào ngày hoặc sau ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, vốn điều lệ công ty sẽ tăng lên và số lượng cổ phiếu lưu hành sẽ nhiều hơn. Luồng tiền mặt không hề bị di chuyển ra khỏi doanh nghiệp. Do 3đó, nếu phải trả cổ tức trong khi thực tế các công ty niêm yết lại đang rất cần vốn, công ty có thể thông qua đại hội đồng cổ đông để trả cổ tức bằng cổ phiếu thay cho tiền mặt. Bản thân cổ đông cũng sẽ được hưởng lợi ích cho dù không nhận cổ tức bằng tiền, vì khoản lợi nhuận giữ lại đó để tái đầu tư sẽ góp phần làm gia tăng các giá trị nội tại của doanh nghiệp, và từ đó sẽ làm tăng giá cổ phiếu trong tương lai. Tuy nhiên, việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu được các chuyên gia khuyến nghị nên áp dụng cho những doanh nghiệp đang làm ăn tốt và có thị giá cổ phiếu cao. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam thích chi trả cổ tức theo mệnh giá hơn là chi trà cổ tức theo EPS. Vì trên thực tế nếu chi trả theo mệnh giá sẽ mang lại một mức độ an toàn nhất định cho cổ đông với số cổ phiếu cùng với mệnh giá họ đang nắm giữ. Đối với hình thức chi trả theo thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) còn phải phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình lãi lỗ của doanh nghiệp mà được hưởng cổ tức như thế nào. Với tâm lý của người phương Đông ắt hẳn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chuộng phương thức chi trả mà mình đang đứng ở vị trí an toàn hơn. Hầu hết các doanh nghiệp và cổ đông đều thích chính sách cổ tức tương đối ổn định. Tính ổn định được đặc trưng bằng một sự miễn cưỡng trong việc giảm lượng tiền mặt chi trả cổ tức từ kỳ này sang kỳ khác. Tương tự, những gia tăng trong tỷ lệ cổ tức cũng thường bị trì hoãn cho đến khi các giám đốc tài chính công bố rằng các khoản lợi nhuận trong tương lai đủ cao đến mức độ thỏa mãn cổ tức lớn hơn. Như vậy, tỷ lệ cổ tức có khuynh hướng đi theo sau một gia tăng trong lợi nhuận và đồng thời cũng thường trì hoãn lại trong một chừng mực nào đó.  Ưu điểm: - Tăng giá cổ phiếu công ty trên thị trường, tạo tâm lý tốt cho nhà đầu tư. - Ổn định thành phần cổ đông của công ty tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý công ty (chi phí đại diện ít) - Giúp công ty dễ dàng niêm yết
Luận văn liên quan