Đề tài Chính sách cổ tức của công ty cổ phần niêm yết trong thực tiễn dưới tác động của thuế

Các công ty ở Mỹ thường trả cổ tức hàng quý. Còn ở Việt Nam thì các công ty thường trả cổ tức 2 lần/năm. Cổ tức thường được đề xuất bởi Hội đồng quản lý và sau đó được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông. Có vài cột mốc thời gian chính sau: Ngày công bố cổ tức: là ngày công ty công bố mức chi trả cổ tức. Đây là ngày quan trọng bởi vì thông qua việc công bố cổ tức, nhà đầu tư sẽ đánh giá được mức cổ tức là tăng hay giảm, hay vẫn được duy trì. Các nhà đầu tư sẽ đánh giá được những tín hiệu thông tin mà các công ty phát ra. Vì vậy, nếu công ty thay đổi cổ tức đột ngột thì đây là ngày mà p hản ứng trên thị trường thường sẽ xuất hiện rất rõ. Ngày giao dịch cuối cùng được hưởng quyền: là ngày cuối cùng được hưởng cổ tức, tức là ngày mà nhà đầu tư nên mua cổ phiếu để được hưởng cổ tức. Do đó, nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu sau ngày này thì sẽ không được hưởng cổ tức.

pdf53 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2394 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách cổ tức của công ty cổ phần niêm yết trong thực tiễn dưới tác động của thuế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM Bộ môn: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Đề tài: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRONG THỰC TIỄN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ. GVHD : TS NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN Lớp : Ngân Hàng đêm 2-3 Khóa : 19 Nhóm SV : Nhóm 4 Võ Quỳnh Bảo Thy Phan Thị Kim Hoàng Nguyễn Thanh Thông Nguyễn Thị Kim Thoa Niên khóa : 2009 – 2012 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ CỔ TỨC, CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CÔNG TY CỐ PHẦN VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1.1 TỔNG QUAN VỀ CỔ TỨC VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 1.1.1 Tổng quan về cổ tức 1.1.1.1 Định nghĩa - Cổ tức là phần thu nhập mà cổ đông thực nhận từ thu nhập mà đáng lẽ cổ đông được nhận.  Nếu công ty chi trả toán bộ thu nhập cho cổ đông thường thì cổ tức bằng EPS  Nếu công ty giữ lại một phần lợi nhuận để tái đầu tư thì cổ tức được tính như sau: 1.1.1.2 Đo lường cổ tức 1.1.1.2.1 Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức là một tỷ số phản ánh công ty trả cổ tức bao nhiêu phần cho cổ đông từ lợi nhuận sau thuế. Trong đó: - DPR: là tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận - Div: là mức cổ tức chi trả trên mỗi cổ phiếu - Ear : là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu EPS Cổ tức = Tỷ lệ chi trả cổ tức DPR = Div x Ear Ví dụ: theo Bảng lưu chuyển tiền tệ của cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) năm 2009 cho thấy rằng công ty dành 23.07 tỷ VND để trả cổ tức. Bảng Kết quả kinh doanh cùng năm cho thấy thu nhập ròng của công ty là 390.02 tỷ VND. DPR(DRC) = 23.070.000 / 390.020.000 = 6.9%. Như vậy, các nhà đầu tư có thể thấy rằng DRC chỉ dành 6.9% lợi nhuận để trả cổ tức cho các cổ đông. Phần lợi nhuận không trả cho nhà đầu tư sẽ được dành cho việc đầu tư nhằm cung cấp một sự tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai. Các nhà đầu tư đang tìm kiếm thu nhập hiện tại cao và tăng trưởng vốn có giới hạn thì thích các công ty có tỷ lệ trả cổ tức cao. Tuy nhiên, các nhà đầu tư t ìm kiếm tăng trưởng vốn có thể thích tỷ lệ trả cổ tức thấp hơn bởi vì thu nhập lãi vốn bị đánh thuế thấp hơn (tại các nước như Mỹ). Các công ty tăng trưởng cao trong thời kỳ đầu của quá trình hoạt động thường có tỷ lệ trả cổ tức thấp hoặc bằng không. Đến khi họ hoạt động ổn định ở giai đoạn trưởng thành thì họ lại có xu hướng đền bù lại cho nhà đầu tư từ lợi nhuận của mình. 1.1.1.2.2 Tỷ suất cổ tức Tỷ suất cổ tức phản ánh bao nhiêu tiền một nhà đầu tư sẽ kiếm được chỉ tính riêng từ cổ tức của một cổ phiếu phổ thông dựa trên giá thị trường hiện tại. Trong đó: - DY : tỷ suất cổ tức trường của cổ phiếu đó tại thời điểm chi trả cổ tức - PMarket: là giá trị thị trường của cổ phiếu đó tại thời điểm chi trả cổ tức Ví dụ: Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM) trả cổ tức năm 2009 là 3000 (VND/CP) và cổ phiếu của VNM giao dịch tại mức giá là 83.000 (VND/CP) trong khi đó công ty cổ phần nông lâm sản Yên Bái (CAP) trả cổ tức 1620 (VND/CP) và cổ phiếu của công ty này giao dịch tại mức giá là 17.500 (VND/CP). Bằng cách tính toán tỷ suất cổ tức, nhà đầu tư có thể tính được lượng tiền mặt mà anh ta kiếm được hàng năm từ thu nhập của các cổ phiếu. DY(VNM) = 3.000 / 83.000 = 3.61% DY(CAP) = 1.620 / 17.500 = 9.26% DY = Div x PMarket Thực tế ta thấy VNM trả cổ tức cao hơn trên mỗi cổ phiếu nhưng nếu nhà đầu tư đầu tư 100.000.000 VND vào VNM chỉ được lợi nhuận từ đầu tư vốn là 3.614.458 VND trong khi đó nếu đầu tư vào CAP thì nhà đầu tư có thể được 9.257.143 VND từ khoản đầu tư 100.000.000 VND này. Một nhà đầu tư quan tâm thu nhập từ cổ tức mà không quan tâm thu nhập từ lãi vốn sẽ chọn cổ phiếu thứ 2. Hình 1.1.1.2 Tỷ suất cổ tức các cổ phiếu Mỹ từ 1960-2003 Nguồn: Estimated using S&P 500 data from 1960 to 2003; Source is Bloomberg. 1.1.1.3 Quá trình chi trả cổ tức Các công ty ở Mỹ thường trả cổ tức hàng quý. Còn ở Việt Nam thì các công ty thường trả cổ tức 2 lần/năm. Cổ tức thường được đề xuất bởi Hội đồng quản lý và sau đó được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông. Có vài cột mốc thời gian chính sau: Ngày công bố cổ tức: là ngày công ty công bố mức chi trả cổ tức. Đây là ngày quan trọng bởi vì thông qua việc công bố cổ tức, nhà đầu tư sẽ đánh giá được mức cổ tức là tăng hay giảm, hay vẫn được duy trì. Các nhà đầu tư sẽ đánh giá được những tín hiệu thông tin mà các công ty phát ra. Vì vậy, nếu công ty thay đổi cổ tức đột ngột thì đây là ngày mà phản ứng trên thị trường thường sẽ xuất hiện rất rõ. Ngày giao dịch cuối cùng được hưởng quyền: là ngày cuối cùng được hưởng cổ tức, tức là ngày mà nhà đầu tư nên mua cổ phiếu để được hưởng cổ tức. Do đó, nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu sau ngày này thì sẽ không được hưởng cổ tức. Ngày chốt giao dịch không hưởng quyền: là ngày mà nếu các nhà đầu tư mua cổ phiếu sẽ không được hưởng cổ tức. Do đó, giá tham chiếu của cổ phiếu ngày này thường được điều chỉnh xuống tương ứng với số cổ tức để đảm bảo bình đẳng giữa các cổ đông, tức là cổ đông được lợi về cổ tức thì bị thiệt về giá và ngược lại. Ngày chốt danh sách cổ đông hay ngày đăng ký cuối cùng: là ngày Trung tâm lưu ký đóng sổ, chốt danh sách những cổ đông được hưởng cổ tức. Ở Việt Nam, do qui chế giao dịch là T+3 nên ngày chốt danh sách cổ đông thường sau 3 ngày so với ngày giao dịch cuối cùng được hưởng quyền hay sau 2 ngày so với ngày giao dịch không hưởng quyền. Ngày thanh toán cổ tức: là ngày mà các cổ đông sẽ nhận được cổ tức (thường là 2-3 tuần sau ngày chốt danh sách cổ đông). Sơ đồ: Quy trình trả cổ tức 1.1.1.4 Các phương thức chi trả cổ tức 1.1.1.4.1 Chi trả cổ tức bằng tiền mặt Cổ tức tiền mặt là số đơn vị tiền tệ mà công ty thanh toán cho chủ sở hữu t ính trên một cổ phần. Hầu hết cổ tức được trả dưới dạng tiền mặt. Giá tham chiếu ngày giao dịch không hưởng quyền = giá đóng cửa ngày giao dịch hưởng quyền cuối cùng – cổ tức Trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm lượng tiền mặt tại doanh nghiệp, điều này làm cho tài sản cũng bị giảm theo và lợi nhuận chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán cũng giảm, tức giảm nguồn vốn chủ sở hữu. Khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính thì chi trả cổ tức bằng tiền mặt rất nguy hiểm. Doanh nghiệp có thể chọn hình thức chi trả khác như là chi trả bằng cổ phiếu. 1.1.1.4.2 Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là việc công ty chi trả thêm cổ phiếu cho các cổ đông nắm giữ cổ phần thường theo tỷ lệ nhất định và công ty không nhận được khoản tiền thanh toán nào từ phía cổ đông. Khi thực hiện giao dịch này không có sự thay đổi (tăng hay giảm) nào về vốn cổ đông cũng như tài sản của công ty. Về cơ bản, số lượng cổ phiếu sẽ tăng lên và làm cho tỷ lệ vốn cổ phần tăng lên nhưng tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông cũ không đổi. 1.1.1.4.3 Chi trả cổ tức bằng tài sản Là hành động doanh nghiệp chi trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm, hàng tồn kho, bất động sản ( nhà, đất) hay cổ phiếu của công ty khác mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Hình thức này rất hiếm xảy ra trong thực tiễn. 1.1.1.4.4 Mua lại cổ phần Mua lại cổ phần là hành động doanh nghiệp tiến hành mua lại toàn bộ hoặc một phần số cổ phần do chính doanh nghiệp phát hành đang thuộc sở hữu của các cổ đông. Việc mua lại này có thể thực hiện bằng các cách sau:  Chào mua với giá cố định ( còn gọi là giá đệm): Doanh nghiệp mua cổ phần trực tiếp từ cổ đông của mình bằng cách đưa ra giá đệm thường cao hơn giá thị trường.  Mua lại cổ phần trên thị trường mở: Doanh nghiệp thương lượng riêng để mua lại từ những người đang nắm giữ lượng lớn cổ phần của công ty ( ví dụ như những định chế tài chính). Doanh nghiệp có thể thực hiện trong thời gian dài và chỉ mua bằng đúng giá thị trường.  Mua lại cổ phần theo hình thức đấu giá kiểu Hà Lan: Doanh nghiệp xác định biên độ giá và số cổ phần định mua lại, những cổ đông quan tâm đến chương trình này sẽ gửi đến công ty đề nghị bán lại cổ phần với giá tối thiểu mà họ chấp nhận được và nằm trong biên độ giá. Công ty sẽ tập hợp lại và sắp xếp theo thứ tự xem giá nào là tốt nhất.  Phân phối quyền bán lại khả năng chuyển nhượng: Cổ đông có quyền bán lại cho công ty ở một mức giá thực hiện xác định trong khoản thời gian nhất định. Những cổ đông không muốn thực hiện quyền bán lại có thể giao dịch các quyền chọn bán trên thị trường thứ cấp, theo đó các cổ đông có giá đăng ký bán lại giá cao có thể bán quyền cho các cổ đông có giá đăng ký thấp để thu một khoản tiền.  Mua lại cổ phần mục tiêu: Mua lại cổ phần chỉ nhằm vào một mảng cổ đông nào đó. Đối tượng việc mua lại cổ phần là những cổ đông nhỏ nhằm làm giảm chi phí cho những tài khoản nhỏ. 1.1.1.4.5 Chi trả cổ tức bằng cách chia nhỏ cổ phần Doanh nghiệp muốn chia nhỏ cổ phần nhằm làm cho người nắm giữ cổ phần thấy giá trị của nó tăng lên và thu hút thêm các nhà đầu tư nhỏ và trung bình. Đồng thời việc chia nhỏ cổ phần ra để thị trường có thể tiêu hoá nó một cách nhanh chóng, thường chia nhỏ để khi mà giá cổ phiếu cao làm tăng tính thanh khoản của nó. Chia nhỏ cổ phần còn nhằm làm tăng tính ổn định về mặt giá cả cho cổ phiếu. Ví dụ: Công ty ABC có tổng giá trị cổ phần 200$ + Trường hợp 1: Công ty phát hành 2 cổ phần  Mỗi cổ phần giá 100$ + Trường hợp 2: Công ty phát hành 200 cổ phần  Mỗi cổ phần giá 1$ Các nhà đầu tư nắm giữ 1 cổ phần cho 2 trường hợp + Trường hợp 1: Nhà đầu tư đang cần tiền nên bán gấp 1 cổ phần với giá 50$ ( nhỏ hơn 100$). Điều này làm cho giá cổ phần còn lại cũng bị giảm, cơ hội để giá cổ phần công ty này tăng trở lại bằng 100$ là rất khó  Như vậy việc thay đổi giá một cổ phần làm cho giá cổ phần còn lại cũng thay đổi theo. + Trường hợp 2: Nhà đầu tư bán 1 cổ phần với giá 0.5$ ( nhỏ hơn 1$), còn lại 199 cổ phần với giá không đổi  Giá cổ phần vẫn được bảo vệ. Đây là một hành động chống độc quyền và cũng giống như hình thức marketing, làm tăng số lượng cổ đông góp phần giúp công ty tránh khả năng bị thâu tóm bởi một tổ chức hay cá nhân nào đó. 1.1.2 Chính sách cổ tức trong mối quan hệ giá trị doanh nghiệp 1.1.2.1 Khái niệm Là việc xác định tỉ lệ phần trăm hợp lý giữa tài trợ lợi nhuận giữ lại và tài trợ phát hành cổ phần mới. 1.1.2.2 Lý thuyết MM và một số trường phái khác 1.1.2.2.1 Trường phái trung dung ( Hiện thân của lý thuyết MM ) Merton Miller và Franco Modigliani (MM) là hiện thân của trường phái trung dung khi họ công bố một công trình lý thuyết vào năm 1961 cho rằng chính sách cổ tức không tác động đến giá trị doanh nghiệp. Họ chủ trương rằng giá trị của một doanh nghiệp chỉ do các quyết định đầu tư ấn định và tỷ lệ chi trả cổ tức chỉ là một chi tiết. Họ cho rằng tác động của một chính sách cổ tức nào đó có thể được bù trừ chính xác bằng các hình thức tài trợ khác, như việc bán cổ phần thường chẳng hạn. Tuy nhiên lập luận này dựa trên một số các giả định chính như sau:  Các giả thuyết của MM - Thị trường vốn là thị trường hoàn hảo - Không có thuế: theo giả thuyết này, các nhà đầu tư không bận tâm về việc họ sẽ nhận được thu nhập cổ tức hay thu nhập lãi vốn. Doanh nghiệp cũng sẽ không nhận được khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế, và cũng không quan tâm đến việc chi trả cổ tức nhiều hay ít - Không có chi phí phát hành: MM giả định rằng chi phí phát hành cổ phần mới và chi phí giữ lại lợi nhuận là như nhau. - Không có chi phí giao dịch: giả định này ngụ ý rằng các nhà đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp chi trả ít hoặc không chi trả cổ tức có thể bán lại (không có phí tổn) bất cứ số cổ phần nào mà họ muốn bán để chuyển đổi lãi vốn thành thu nhập thường xuyên. - Chính sách đầu tư và tài trợ là cố định. Công ty đã thiết lập kế hoạch đầu tư và cũng đã xác định được kế hoạch này cần tài trợ bao nhiêu từ vốn vay, bao nhiêu từ lợi nhuận giữ lại. Số tiền thặng dư còn lại được dùng để chi trả cổ tức. MM cho rằng các thay đổi quan sát được trong giá trị doanh nghiệp là kết quả của các quyết định cổ tức mà thật ra là do chính sách cổ tức mang nội dung hàm chứa thông tin và phát tín hiệu cho nhà đầu tư. Một gia tăng trong cổ tức sẽ chuyển tải thông tin đến các cổ đông là ban điều hành doanh nghiệp dự kiến thu nhập tương lai sẽ cao hơn. Tương tự, một cắt giảm cổ tức xem như truyền đạt thông tin bất lợi về triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp. Hai ông còn dựa vào lập luận hiệu ứng khách hàng đó là các nhà đầu tư ưa thích chính sách cổ tức của một doanh nghiệp nào đó sẽ không có tác động trên giá trị cổ phần. Khi doanh nghiệp thay đổi chính sách cổ tức có thể mất đi một số cổ đông bởi lẽ họ sẽ bán cổ phiếu đang sở hữu và chuyển sang mua cổ phiếu của các doanh nghiệp khác có chính sách cổ tức hấp dẫn hơn. Điều này lại có thể đưa đến sụt giảm tạm thời giá cổ phần của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có các nhà đầu tư khác thích chính sách cổ tức mới sẽ cho rằng cổ phần của doanh nghiệp bị bán dưới giá và sẽ mua thêm cổ phần. Trong thế giới MM, các giao dịch này diễn ra ngay tức khắc và không có tổn phí cho nhà đầu tư, kết quả là giá trị của cổ phần giữ nguyên không đổi. 1.1.2.2.2 Thuế và trường phái cấp tiến cánh tả Trường phái này cho rằng một gia tăng trong cổ tức chi trả cho cổ đông đều làm giảm giá trị doanh nghiệp Nếu thu nhập từ cổ tức bị đánh thuế cao hơn thu nhập từ phần thặng dư, và tâm lý của cổ đông muốn nộp thuế ít, doanh nghiệp muốn giúp cổ đông tránh thuế sẽ chi trả cổ tức ít  lượng tiền mặt doanh nghiệp sẽ giữ lại để tái đầu tư hoặc mua cổ phần 1.1.2.2.3 Trường phái ngược MM Các lập luận của MM được công nhận là hợp lý cùng với các giả định của nó. Tuy nhiên, một khi không tồn tại những giả định hạn chế này, thì giá trị cổ phần thực sự chịu ảnh hưởng của việc phân chia lợi nhuận cho cổ tức và giữ lại để tái đầu tư. Các lập luận đưa ra như sau: − Không thích rủi ro : một cách cụ thể Gordon khẳng định rằng các cổ đông không thích rủi ro có thể thích một mức cổ tức nào đó hơn là hứa hẹn lãi vốn trong tương lai vì cổ tức là các thu nhập thường xuyên, chắc chắn, trong khi lãi vốn trong tương lai ít chắc chắn hơn. Theo Gordon, cổ tức làm giảm tính bất trắc của các cổ đông, cho phép họ chiết khấu lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp với một tỷ lệ thấp hơn, do đó làm tăng giá trị của doanh nghiệp, và ngược lại. − Các chi phí giao dịch: thực tế, việc tồn tại chi phí giao dịch khiến cho các nhà đầu tư phải quan tâm tới việc họ được nhận cổ tức bằng tiền mặt hay lãi vốn. Các khoản chi phí môi giới và chênh lệch lô lẻ (số chứng khoán bán ra ít, không đủ để tạo thành đơn vị mua bán trên thị trường nên khó bán và giá thấp) làm cho việc bán cổ phần bị tốn kém và không thể thay thế một cách hoàn hảo cho các chi trả cổ tức thường xuyên. − Thuế: việc bỏ giả định không có thuế cũng sẽ có tác động đến cổ đông, vì lãi vốn không chịu thuế cho đến khi bán cổ phần. Nghiên cứu về chính sách cổ tức từ 1920 đến 1960, John A. Britain đã đi đến kết luận rằng thuế suất tăng làm giảm tỷ lệ chi trả cổ tức. − Các chi phí phát hành: Sự hiện diện của chi phí phát hành khi bán cổ phần mới cũng có khuynh hướng làm cho các doanh nghiệp ưa thích giữ lại lợi nhuận hơn. Chi phí của việc bán các phát hành nhỏ cổ phần thường nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư thường quá cao cho hầu hết các doanh nghiệp. Vì vậy, các công ty khi có đủ các cơ hội đầu tư để có thể sử dụng vốn giữ lại của mình một cách có lợi thường thích giữ lại lợi nhuận hơn. − Các chi phí đại diện: khi công ty chi trả cổ tức làm giảm số lượng lợi nhuận giữ lại có sẵn để tái đầu tư và đòi hỏi phải sử dụng nhiều vốn cổ phần từ bên ngoài hơn để tài trợ tăng trưởng. Việc huy động vốn cổ phần từ bên ngoài (như bán cổ phần thường) trong các thị trường vốn làm cho công ty phải chịu sự giám sát kỹ lưỡng của các cơ quan điều phối (Ủy ban chứng khoán và thị trường chẳng hạn) và các nhà đầu tư tương lai, việc này được coi như một chức năng giám sát thành quả của ban điều hành. Do đó có thể nói rằng chi trả cổ tức sẽ làm giảmchi phí đại diện giữa các cổ đông (chủ sở hữu) và ban điều hành. Do bất hoàn hảo của thị trường và sự ảnh hưởng của các yếu tố trên nên nhiều nhà thực hành tin rằng chính sách cổ tức rất quan trọng. Như vậy, khi xác lập một chính sách cổ tức tối ưu góp phần làm gia tăng giá trị doanh nghiệp, Hội đồng quản trị nên xem xét ưu tiên của các cổ đông cùng với các cơ hội đầu tư và chi phí liên quan của lợi nhuận giữ lại so với vốn cổ phần huy động từ bên ngoài. 1.1.3 Chính sách cổ tức công ty cổ phần niêm yết trong thực tiễn 1.1.3.1 Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động Giữ lại lợi nhuận nhiều chia cổ tức ít có nghĩa là doanh nghiệp áp dụng thiên về giữ lại lợi nhuận cao khi tỷ suất sinh lợi cao hơn phần của cổ đông thì mới được giữ lại  Đặc điểm của chính sách: Chính sách lợi nhuận giữ lại xác nhận rằng doanh nghiệp chỉ nên giữ lại lợi nhuận khi doanh nghiệp có các cơ hội đầu tư hứa hẹn đem lại tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi mà các cổ đông đòi hỏi vì việc chi trả cổ tức sẽ dẫn đến hoặc là doanh nghiệp phải từ bỏ các cơ hội đầu tư hoặc phải chấp nhận huy động các nguồn tài trợ khác vốn không có sẵn để từ đó tốn kém nhiều hơn so với lợi nhuận giữ lại. Tuy nhiên, chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động cũng có một đặc điểm là mức chi trả cổ tức có thể sẽ thay đổi từ năm này sang năm khác tùy thuộc vào các cơ hội đầu tư có sẵn và nếu điều này xảy ra thì sẽ đi ngược lại với mục tiêu mà hầu hết các doanh nghiệp theo đuổi là duy trì cổ tức ổn định do đó thực hiện chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động với mục tiêu duy trì chính sách cổ tức ổn định thì phải thực hiện theo hai cách:  Cách thứ nhất: ban đầu doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận trong những năm có nhu cầu cao và nếu doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng. Các doanh nghiệp có thể tiếp tục thực hiện chiến lược này mà không nhất thiết phải giảm cổ tức  Cách thứ hai: doanh nghiệp có thể vay vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư và do đó tăng tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần một cách tạm thời để tránh phải giảm cổ tức  Ưu và nhược điểm Ưu điểm:  Phù hợp với mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp cũng như mục tiêu tối đa hóa thu nhập cho chủ sở hữu doanh nghiệp  Là nguồn tài trợ nội bộ sẵn có giúp doanh nghiệp chủ động kịp thời trong quyết định tái đầu tư của mình thay vì đi vay và phát hành cổ phiếu mới tốn thời gian và chi phí  Một nhóm các cổ đông mong muốn lợi ích cao nhất từ việc sử dụng tiền của mình, họ thích những khoản lãi vốn cao hơn là việc công ty chia cổ tức hiện tại để từ bỏ những cơ hội đầu tư có khả năng sinh lợi cao. Một nhà đầu tư khôn ngoan sẽ thích doanh nghiệp đầu tư thay mình cho dù nhà đầu tư có thể tìm được khoản đầu tư hơn hẳn vì nhà đầu tư cá nhân khi đầu tư bao giờ cũng chịu rủi ro hơn. Nhược điểm  Nếu công ty áp dụng một cách cứng nhắc lợi nhuận giữ lại thụ động sẽ dẫn đến bất ổn cao đến mức cổ tức chi trả ảnh hưởng đến giá cổ phần cũng như hình ảnh công ty trong mắt cổ đông  Có thể làm phát sinh chi phí đại diện 1.1.3.2 Chính sách chi trả cổ tức tiền mặt ổn định  Mục tiêu: Doanh nghiệp thực hiện chính sách này nhằm duy trì cổ tức ở một mức độ nhất định. Cần lưu ý rằng sự ổn định trong cổ tức không có nghĩa là cố định mà cổ tức phải được trả không gián đoạn, mức độ thay đổi của cổ tức không có sự đột biến như sự tăng giảm của lợi nhuận.  Ưu và nhược điểm Ưu điểm  Thực hiện chính sách này nhằm tạo sự ổn định cho cổ tức mà sự ổn định này có thể làm tăng giá trị doanh nghiệp trên thị trường  Thực hiện ổn định cổ tức sẽ ổ định thành phần cổ đông của công ty  Ổn định cổ tức là yếu tố quan trọng giúp cho công ty dễ dàng niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán Nhược điểm  Khi doanh nghiệp thực hiện chính sách này sẽ tạo áp lực cho chính mình bởi vì lợi nhuận của công ty trong quá trình hoạt động có sự sụt giảm đột biến  Doanh nghiệp có thể sẽ bị chủ nợ phản đối bởi vì làm tăng nguy cơ không trả được nợ  Làm cho doanh nghiệp bỏ lỡ những cơ hội đầu tư khác. 1.1.3.3 Các chính sách khác Ngoài các công ty còn có thể sử dụng một số các chính sách cổ tức khác như: − Chính
Luận văn liên quan