Đề tài Chính sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế giới

Liên Bang Nga (LBN) khi còn là một trong 15 nước cộng hòa liên bang xã hội chủ nghĩa Xôviết, đã luôn luôn có tiếng nói quyết định trong hầu hết các công việc nội trị và giữ vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Ngày nay với tư cách là “quốc gia kế thừa” Liên Xô cũ, tuy không còn đối trọng-siêu cường như Liên Xô trước đây nhưng LBN vẫn là một chủ thể quan trọng trên bàn cờ địa – chính trị quốc tế nói chung và ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói riêng. Trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, các nước lớn thông qua việc tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại, đang ngày càng thể hiện vai trò chi phối xu hướng phát triển của đời sống quốc tế. Đó cũng là điều dễ hiểu, bởi những nước này là những quốc gia khổng lồ về diện tích, về dân số hoặc là cường quốc về kinh tế. Và LBN là một quốc gia như vậy. Nhờ thực hiện Chính sách Đối ngoại một cách đúng đắn và triệt để đã mang lại cho nền kinh tế LBN những khởi sắc, từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng. Dần lấy lại được vị thế của một nước lớn của mình, khiến tất cả các quốc gia khi tiến hành thực hiện chính sách đối ngoại của mình đều phải xem xét tới LBN. Quan hệ đối ngoại của LBN và nhiều cường quốc khác trên thế giới có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực.

docx33 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3410 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Liên Bang Nga (LBN) khi còn là một trong 15 nước cộng hòa liên bang xã hội chủ nghĩa Xôviết, đã luôn luôn có tiếng nói quyết định trong hầu hết các công việc nội trị và giữ vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Ngày nay với tư cách là “quốc gia kế thừa” Liên Xô cũ, tuy không còn đối trọng-siêu cường như Liên Xô trước đây nhưng LBN vẫn là một chủ thể quan trọng trên bàn cờ địa – chính trị quốc tế nói chung và ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói riêng. Trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, các nước lớn thông qua việc tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại, đang ngày càng thể hiện vai trò chi phối xu hướng phát triển của đời sống quốc tế. Đó cũng là điều dễ hiểu, bởi những nước này là những quốc gia khổng lồ về diện tích, về dân số hoặc là cường quốc về kinh tế. Và LBN là một quốc gia như vậy. Nhờ thực hiện Chính sách Đối ngoại một cách đúng đắn và triệt để đã mang lại cho nền kinh tế LBN những khởi sắc, từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng. Dần lấy lại được vị thế của một nước lớn của mình, khiến tất cả các quốc gia khi tiến hành thực hiện chính sách đối ngoại của mình đều phải xem xét tới LBN. Quan hệ đối ngoại của LBN và nhiều cường quốc khác trên thế giới có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Vậy Chính sách Đối ngoại của LBN từ khi 1991 đến nay có gì đặc biệt, việc tổ chức thực hiện như thế nào mà hiệu quả mang lại lại to lớn như vậy, tiểu luận sẽ từng bước làm rõ. Đồng thời tiểu luận cũng đúc rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam, khi mà Việt Nam cũng đang trên con đường phát triển hội nhập, việc tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại là vô cùng quan trọng và có yếu tố quyết định trong việc thành bại của một quốc gia dân tộc. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về Chính sách đối ngoại của LBN nhưng chưa có đề tài nào đi sâu làm rõ quá trình tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại, một số cuốn sách đã đề cập tới vấn đề này như “Chính sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế giới” Chủ biên Phạm Minh Sơn đã viết về Chính sách đối ngoại của LBN nhưng chưa đi sâu làm rõ theo hướng tổ chức thực hiện. 3. Mục đích và nhiệm vụ Tiểu luận với mục đích nghiên cứu quá trình tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại của LBN, làm sáng rõ từng khâu thực hiện nhằm mang lại cho người đọc cái nhìn tổng quan toàn diện hơn về chính sách. Rút ra những bài học, kinh nghiệm thực tế cho Việt Nam. 4. Đối tượng, phạm vi Đối tượng của tiểu luận là quá trình tổ chức thực hiện chính sách của LBN. Phạm vi nghiên cứu từ năm 2000 khi Putin chính thức làm tổng thống. 5. Phương pháp nghiên cứu Chủ yếu dùng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin mà hạt nhân là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp so sánh, lập luận, phương pháp diễn dịch quy nạp, đối chiếu… 6. Những đóng góp khoa học của tiểu luận Cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan toàn diện và sâu sắc về vấn đề tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại của LBN. Tìm ra những điểm chung điểm khác biệt và cả điểm tiến bộ trong chính sách đó. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luận Tiểu luận làm sáng rõ vấn đề lý luận của Chính sách đối ngoại LBN, tìm ra những nguyên lý tổ chức thực hiện trong đó, đồng thời làm sáng rõ vấn đề về mặt lý luận. Mang lại cho người đọc những kinh nghiệm thực tiễn, những cách làm có thể áp dụng vào thực tiễn khi tổ chức thực hiện một chính sách nào đó. 8. Kết cấu của tiểu luận Tiểu luận có kết cấu gồm 3 chương, cụ thể là: Chương 1.Một số vấn đề lý luận về tổ chức thực hiện và Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga Chương 2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga. Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA 1.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG. 1.1.1 Khái niệm tổ chức thực hiện và vị trí của tổ chức thực hiện trong quy trình thực hiện Chính sách công. Khái niệm thực hiện chính sách là giai đoạn biến các ý đồ chính sách thành những kết quả thực tế thông qua hoạt động có tổ chức của các cơ qua trong bộ máy nhà nước, nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Một chính sách dù được hoạch định tốt đến đâu nhưng nếu không đưa ra thực hiện, hoặc thực hiện nhưng có kết quả kém thì cũng không có ý nghĩa thực thi. Đối với nhân dân kết quả thực tế của chính sách là quan trọng hơn ý định ban đầu của chính sách đó. Đích đến của các chính sách là tạo ra những thay đổi thực tiễn, do đó thực hiện tốt là yêu cầu tất yếu cho thành công của chính sách. Vì vậy, thực hiện chính sách có ý nghĩa quyết định đối với việc thành công hay thất bại của một chính sách và luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Giai đoạn thực hiện có tầm quan trọng bởi ba lý do sau: Một là, đã là quá trình thực thi nội dung chính sách dưới tác động của nhiều yếu tố. Hai là, thong tin nhận được trong quá trình triển khai chính sách sẽ giúp đánh giá lại các mặt của quyết định chính sách và thay đổi nó sau này. Ba là, sự vận động của chính sách từ lý thuyết sang giai đoạn triển khai cụ thể dẫn đến sự nhìn nhận lại qua đánh giá và xây dựng lại chính sách. Tóm lại, thực hiện chính sách là việc tiếp nối và chịu sự quy định của giai đoạn hoạch định chính sách, song không phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả công tác hoạch định mà có vị trí độc lập riêng và ý nghĩa quyết định với toàn bộ quy trình chính sách. 1.1.2 Các bước tổ chức thực hiện Chính sách công Thứ nhất, lựa chọn cơ quan thực hiện chính sách. Trong bước này bao gồm bốn bước nhỏ sau: một là lựa chọn cơ quan chủ chốt thực hiện chính sách, hai là lựa chọn cơ quan phối hợp chính sách, ba là hình thành mới quan hệ phân công và phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chính sách, bốn là xác định đối tượng chịu tác động của chính sách. Thứ hai là tuyên truyền giải thích chính sách. Nhận thức của mỗi người là khác nhau vậy nên thái độ của mỗi người đối với chính sách cũng khác. Vậy các cơ quan phải tuyên truyền, chuẩn bị dư luận cho thực hiện chính sách để mọi người hiểu đồng tình và ủng hộ. Thứ ba là triển khai thực hiện. Để làm tốt bước này cần làm tốt những điều sau đây: Có kế hoạch thực hiện chu đáo, cần phát huy tính chủ động trong tổ chức thực hiện, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện chính sách. Hơn nữa cần có sự phối hợp thực hiện các chính sách, giải quyết các mâu thuẫn trong quá trình thực hiện chính sách. 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA. 1.2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của Liên Bang Nga. 1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư LBN nằm ở miền đông Châu Âu và miền bắc Châu Á, diện tích trên 17 triệu km2, rộng nhất thế giới, có đường biên giới chung với 14 nước, tổng chiều dài đường biên giới gần 40 nghìn km. Trên lãnh thổ LBN có các miền địa hình khác nhau. Khu vực giữa dãy Uran và Ban tích là đồng bằng Bắc Âu, phía nam là đồng bằng rộng lớn, màu mỡ; phía đông dãy Uran là vùng Sibiri, vùng viễn đông mênh mông, giữa biển Đen và biển Caxpi là dãy núi Cápcadơ… nhìn chung, lãnh thổ thấp về phía tây, cao dần về phía đông. Hệ thống sông ngòi khá phát triển. LBN có nguồn tài nguyên giàu có và rất phong phú: có trữ lượng lớn về dầu mỏ, khí đốt, than, quặng kim loại đen (sắt, mangan), kim loại màu, vàng, kim cương, quặng phóng xạ… Miền đồng bằng đất đen Đông Âu có độ phì nhiêu cao, đồng bằng tây Sibiri kém màu mỡ hơn nhưng rộng bao la, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Tài nguyên rừng rất lớn, che phủ một nửa diện tích đất nước, đặc biệt là các dải rừng taiga ở miền đông bắc. Khí hậu LBN khá đa dạng, thay đổi từ bắc xuống nam, có từ băng giá, ôn đới đến cận nhiệt đới, đại dương. Nhiệt độ trung bình tháng giêng từ -1 đến -50, tháng 7 từ 1 đến 25 độ C. Lượng mưa trung bình hằng năm 100 – 1000mm. Về dân cư, đến tháng 6-2000, Nga có khoảng 145,5 triệu người đứng thứ 6 thế giới. Ngoài ra có gần 25 triệu người Nga sống ở các nước thuộc Liên Xô cũ và gần 2 triệu người Nga sống ở các nước khác. Mật độ dân cư thuộc loại thấp nhất thế giới – 22 người/km2 nhưng phân bố không đồng đều, trên 80% sống trên lãnh thổ Châu Âu. Tỷ lệ dân thành thị khá cao, trên 76%. Tôn giáo chính ở Liên Bang Nga chủ yếu là đạo Chính thống, ngoài ra còn có Thiên chúa giáo, Do thái, đạo Hồi… 1.2.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội Nước Nga là một nước có sản lượng công nghiệp, nông nghiệp lớn trên thế giới, là một trong những nước đứng hàng đầu trong sản xuất than, thép, dầu lửa, xi măng. Cải tổ kinh tế từ năm 1985 đến 1991 do M.Goocbachốp tiến hành đã chuyển nền kinh tế quản lý tập trung sang phi tập trung. Từ năm 1991, cải tổ được đẩy mạnh thông qua việc áp dụng chính sách tư nhân hóa, thị trường tự do và khuyến khích kinh tế đối với lực lượng lao động, điều này ảnh hưởng tới tất cả các thành phần kinh tế. Thời gian đầu, nhiều hàng hóa cơ bản bị thiều do lưu thông kém, lạm phát tràn lan và đồng rúp mất giá nhanh. Sau đó nền kinh tế thị trường dần ổn định, cộng với việc dầu mỏ tăng giá mạnh, Nga hội nhập vào kinh tế thế giới…nên sản xuất của Nga dần được khôi phục và phát triển. Sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn do trước đây được tổ chức theo hình thức nông trường quốc doanh hay nông trang tập thể. Quyền sở hữu và canh tác đất đai tư nhân đã được áp dụng. Tuy đã thực hiện cơ khí hóa và được hỗ trợ bởi nghành công nghiệp sản xuất phân bón lớn nhất thế giới, nông nghiệp của nước Nga vẫn chưa sản xuất đủ lương thực cho nhu cầu trong nước do năng suất thấp, ít kho bãi và các phương tiện vận tải. Các cây trồng chính của Nga là lúa mạch, lúa mì, yến mạch, khoai tây, củ cải đường và cây ăn quả. LBN có trữ lượng than lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 khí đốt và 1/3 diện tích rừng thế giới. LBN có các mỏ mangan, niken, chì, kẽm, vàng, bô xít, đồng… Tiềm năng thủy điện cũng rất phong phú. Bước vào thế kỷ XXI, nền kinh tế LBN đã phục hồi nhanh chóng. Nước Nga bước ra khỏi khủng hoảng và bắt đầu phát triển tương đối ổn định. GDP mỗi năm tăng trung bình 6%, đến năm 2006 GDP cua LBN đạt gần 1.000 tỷ USD. Thị trường tài chính, tiền tệ ổn định, dự trữ vàng, ngoại tệ tăng nhanh. Tính đến tháng 7- 2007 dự trữ ngoại tệ đạt trên 413 tỷ USD. LBN cũng thanh toán trước thời hạn các khoản nợ từ thời Liên Xô cho câu lạc bộ Paris. Hiện nay LBN được xếp vào danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới. 1.2.2 Bối cảnh lịch sử LBN hình thành do sự phân rã của Liên Xô – một trong hai siêu cường thế giới nửa cuối thế kỷ XX. Liên Xô sụp đổ, mô hình chính trị Liên Xô sụp đổ khiến cho vị thế của nước Nga suy yếu nghiêm trọng, mô hình chính trị – văn hóa – xã hội Nga gần như không có ảnh hưởng và lôi cuốn bất cứ một nước nào trên thế giới. Không gian chính sách địa chính trị của nước Nga bị thu hẹp. Buộc Nga phải điều chỉnh các chiến lược chính trị – quân sự ở hai đại dương (rút khỏi căn cứ quân sự ở Cuba và Việt Nam), phải từ bỏ ảnh hưởng ở các nước Đông Âu và vùng bán đảo Bancăng, đã và đang bị Mỹ và các nước Tây Âu gạt bỏ ảnh hưởng của Nga khỏi các nước thuộc Liên Xô. Tiềm lực kinh tế – khoa học của Nga bị suy giảm lớn, tổng sản phẩm quốc dân (GDP) không nằm trong mười quốc gia hàng đầu thế giới, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Các nhóm ly khai sắc tộc, đặc biệt nhóm ly khai người Trexnhia đã gây tổn thất nặng nề cho LBN về người và của trong thời gian dài, để lại hậu quả to lớn đến sự bền vững thống nhất của Nga. Mặt khác LBN kế thừa hầu hết các di sản mà Liên Xô để lại: tiềm lực kinh tế, tiềm lực quân sự, tiềm năng và văn hóa, địa vị pháp lý quốc tế… Mặc dù LBN mất đi vị thế siêu cường nhưng vẫn còn vị thế của một cường quốc lớn. LBN vẫn là một trong năm ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Nga kế thừa gần như nguyên vẹn kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Liên Xô, nhiều thành tựu về khoa học quân sự hạt nhân và công nghệ vũ trụ còn cao hơn Mỹ. Nga duy trì hầu hết các mối quan hệ hữu nghị mà Liên Xô trước đây đã xây dựng với các nước trên thế giới. Lãnh thổ LBN rộng từ Châu Âu sang Châu Á, khả năng khống chế địa bàn chính sách xung yếu của thế giới còn cao. Trên lãnh thổ rộng lớn đó, với nguồn năng lượng than đá, dầu mỏ, thủy điện dồi dào, Nga có khả năng làm khuynh đảo thị trường năng lượng thế giới. Vì vậy Nga xây dựng chính sách đối ngoại của mình trong bối cảnh kế thừa Liên Xô, mặt khác mất vị thế siêu cường khiến Nga phải có những điều chỉnh lớn để xây dựng một chính sách đối ngoại phù hợp với tình hình mới. Quá trình phát triển chính sách đối ngoại hiện đại của Nga trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn khủng hoảng và hình thành: từ tháng 12 năm 1991 đến tháng 5/2000, còn gọi là “giai đoạn Enxin”. Tháng 12-1991 Gioocbachốp từ chức, Liên Xô tan rã, LBN thành một chủ thể độc lập kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô trên trường quốc tế, Enxan lên làm tổng thống Nga trong bối cảnh hết sức khó khăn, phức tạp cả về kinh tế, chính trị xã hội cũng như đối nội và đối ngoại. Suốt 9 năm làm tổng thống Nga, B.Enxin đã chuyển xã hội Nga từ mô hình kinh tế – xã hội tập trung bao cấp sang mô hình kinh tế – xã hội tự do. Enxin đã phải đối đầu với nhiều khủng hoảng, chấn động hỗn loạn cả về kinh tế lẫn xã hội. Đây cũng là quá trình nước Nga chịu nhiều thử thách để hình thành 1 chính sách đối ngoại mới: phải từ bỏ chính sách siêu cường của Liên Xô để hình thành chính sách đối ngoại phù hợp với thực lực hiện tại của Nga. Chính sách mới này cố gắng giữ cho Nga có uy thế toàn cầu, tranh thủ được nguồn lực hợp và sự hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế Nga, giữ cho vùng ngoại biên láng giềng Nga không đối đầu với Nga, không lệ thuộc vào Mỹ. Giai đoạn thứ 2 là giai đoạn hình thành và ổn định: Từ tháng 5-2000 đến nay, còn gọi là “giai đoạn Putin”. Ngày 7-5-2000, V.Putin lên làm Tổng thống Nga. Về đối nội. V.Putin củng cố quyền lực thống nhất vào chính quyền trung ương và tổng thống. Ông đã thành công trong việc điều hành 89 chủ thể của LBN, luật pháp hóa các hoạt động của các đảng phái chính trị Nga, trấn áp giới tài phiệt âm mưu lũng đoạn sự điều hành của nhà nước. V.Putin đã có nhiều biện pháp chấn chỉnh nền kinh tế thị trường tự do của nước Nga, làm cho kinh tế Nga liên tục tăng trưởng và ổn định. Trên cơ sở đó, V.Putin đã hình thành và ổn định chính sách đối ngoại của Nga, ngày càng phù hợp với tình hình mới, nhằm đảm bảo tăng cường vị thế của Nga trên thế giới và tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của Nga. 1.2.3 Một số nội dung cơ bản của Chính sách đối ngoại. 1.2.3.1 Cơ quan tổ chức thực hiện chính sách Tổng thống LBN giao cho Chính phủ LBN soạn thảo và đệ trình chính sách, sau đó chuyển cho các Ban nghành có liên quan xem xét và cho ý kiến cụ thể. Khi quá trình hoàn tất, chính sách được Tổng thống ký và được Chính phủ ban hành. Chính phủ và Bộ ngoại giao là đơn vị trực tiếp thực hiện chính sách đối ngoại trên mọi phương diện. Vì Tổng thống LBN có nhiều thực quyền lớn như: bổ nhiệm thủ tướng chính phủ dưới sự đồng ý của Đuma quốc gia. Các Phó thủ tướng và các bộ trưởng do Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng. Một số bộ chủ chốt như Ngoại giao, Quốc phòng, Nội vụ… hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống. Bộ Ngoại giao sẽ có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại, nhưng khi chính sách khi ban hành đều phải được sự phê chuẩn của Tổng thống. 1.2.3.2 Vấn đề chính sách, mục đích, đối tượng, phạm vi chính sách hướng tới. Hiện nay, LBN đang thi hành chính sách đối ngoại thực dụng và linh hoạt, đa dạng hóa quan hệ trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, đồng thời tranh thủ hợp tác kinh tế với các đối tác khác nhau, tạo môi trường hòa bình ổn định cho đất nước phát triển. Tư tưởng chủ đạo của trong chính sách đối ngoại của LBN là bảo vệ kiên quyết và triệt để lợi ích quốc gia dựa trên lập trường thực tiễn và thực dụng trong bối cảnh phức tạp chứa đựng nguy cơ mới và sự bất ổn định đang gia tăng. Mốc định hướng chính của toàn bộ hoạt động đối ngoại của LBN là tạo ra những điều kiện thuận lợi tối đa nhằm bảo đảm an ninh và phát triển đất nước, củng cố chủ quyền Nhà nước Nga, tăng phúc lợi cho nhân dân, phát triển nền dân chủ và xã hội công dân cũng như vì sự tiến bộ kinh tế và xã hội. LBN cũng hướng tới việc khôi phục và tăng cường vị thế nước lớn của mình, cùng cộng đồng quốc tế đấu tranh vì nền dân chủ, công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc và thực thi công pháp quốc tế. Chính sách đối ngoại đó đã được thực hiện một cách nhất quán trong các công việc cụ thể và những sáng kiến đối ngoại của LBN. Trên các hoạt động đối ngoại đa phương: Ngay trong những năm 2000, quan điểm thuộc về chủ trương của LBN đã được thể hiện đầy đủ trong các văn kiện Hội nghị Thượng đỉnh thiên lien kỷ của Liên hợp quốc, trong đó có sự tham dự của tổng thống Nga. Tại Liên hợp quốc từ năm 2000-2004, những sáng kiến do Nga đề xuất đã khẳng định phần nào LBN trở thành một quốc gia chủ đạo trong việc bảo vệ Công pháp quốc tế dựa vào Hiến chương Liên hợp quốc cũng như ưu thế trong những hoạt động tập thể nhằm vô hiệu hóa những nguy cơ và thách thức của thế kỷ XXI. Trước hết LBN góp phần quan trọng vào việc tìm kiếm lời đáp trả như
Luận văn liên quan