Đề tài Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ 1993 đến 2001

Chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Tình hình thế giới có nhiều biến động và thay đổi lớn. Đứng trước tình hình đó, các quốc gia trên thế giới đều phải có những sự thay đổi và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với tình hình quốc tế và khu vực. Để phù hợp với sự thay đổi của tình hình nói trên, Mỹ cũng đã có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại. Đây là giai đoạn trật tự thế giới hai cực không còn nữa, lợi thế nghiêng về có lợi cho Mỹ. Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton đã có những ảnh hưởng nhất định đến quan hệ quốc tế, cũng như an ninh chính trị của các quốc gia trên thế giới. Sau khi nhậm chức ngày 20/1/1993, về đối nội, chính quyền Tổng thống Bill Clinton tập trung giải quyết những vấn đề nước Mỹ đang phải đối mặt như: sức mạnh quân sự bị giảm sút do cuộc chạy đua vũ trang, chi phí quốc phòng tăng khiến cho nền kinh tế của Mỹ bị giảm sút nghiêm trọng. Các cuộc xung đột sắc tộc, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Điều này đã dẫn đến rất nhiều những hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, xã hội của nước Mỹ. Về đối ngoại, Mỹ luôn thục hiện mục tiêu duy trì "Vị trí siêu cường số 1" thế giới. Để đạt được mục tiêu trên chính quyền Clinton đã đưa ra các biện pháp tiếp cận mềm dẻo, linh hoạt, thực dụng đối với các vấn đề quan hệ quốc tế, kết hợp sức mạnh quân sự với sức mạnh mềm, chuyển từ ngoại giao đơn phương sang đa phương, thúc đẩy quan hệ đồng minh với các đối tác chiến lược như Nhật Bản, NATO, tăng cường hợp tác với các nước trong lục địa Á-Âu. Bên cạnh đó, chính quyền Clinton luôn sử dụng các chiêu bài dân chủ và nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để gây sức ép và can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Trong điều chỉnh chiến lược đối ngoại, Mỹ coi trọng và quan tâm nhiều đến lục địa Á-Âu, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton sang Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và các nước SNG sau khi nhậm chức thể hiện rất rõ điều này. Tiếp đó, chính quyền Clinton tiếp tục triển khai và thực hiện chính sách can dự sâu hơn vào các khu vực và các nước như cuộc xung đột ở Somali, Haiti, Iran, Iraq, vấn đề hạt nhân của CH DCND Triều Tiên. Đánh giá được vai trò và vị thế ngày càng tăng của khu vực Châu Âu và Châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ khẳng định sẽ can dự vào các hoạt động của khu vực này, đồng thời tiếp tục củng cố mối quan hệ với các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, NATO, Thái Lan, Philippine, coi trọng và tăng cường mối quan hệ với Trung Quốc nhằm giải quyết các vấn đề liên quan như vấn đề Đảo Đài Loan, vấn đề hạt nhân CH DCND Triều Tiên hay các vấn đề toàn cầu mà hai nước quan tâm.

doc112 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4561 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ 1993 đến 2001, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài  Chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Tình hình thế giới có nhiều biến động và thay đổi lớn. Đứng trước tình hình đó, các quốc gia trên thế giới đều phải có những sự thay đổi và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với tình hình quốc tế và khu vực. Để phù hợp với sự thay đổi của tình hình nói trên, Mỹ cũng đã có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại. Đây là giai đoạn trật tự thế giới hai cực không còn nữa, lợi thế nghiêng về có lợi cho Mỹ. Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton đã có những ảnh hưởng nhất định đến quan hệ quốc tế, cũng như an ninh chính trị của các quốc gia trên thế giới. Sau khi nhậm chức ngày 20/1/1993, về đối nội, chính quyền Tổng thống Bill Clinton tập trung giải quyết những vấn đề nước Mỹ đang phải đối mặt như: sức mạnh quân sự bị giảm sút do cuộc chạy đua vũ trang, chi phí quốc phòng tăng khiến cho nền kinh tế của Mỹ bị giảm sút nghiêm trọng. Các cuộc xung đột sắc tộc, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Điều này đã dẫn đến rất nhiều những hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, xã hội của nước Mỹ. Về đối ngoại, Mỹ luôn thục hiện mục tiêu duy trì "Vị trí siêu cường số 1" thế giới. Để đạt được mục tiêu trên chính quyền Clinton đã đưa ra các biện pháp tiếp cận mềm dẻo, linh hoạt, thực dụng đối với các vấn đề quan hệ quốc tế, kết hợp sức mạnh quân sự với sức mạnh mềm, chuyển từ ngoại giao đơn phương sang đa phương, thúc đẩy quan hệ đồng minh với các đối tác chiến lược như Nhật Bản, NATO, tăng cường hợp tác với các nước trong lục địa Á-Âu. Bên cạnh đó, chính quyền Clinton luôn sử dụng các chiêu bài dân chủ và nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để gây sức ép và can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Trong điều chỉnh chiến lược đối ngoại, Mỹ coi trọng và quan tâm nhiều đến lục địa Á-Âu, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton sang Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và các nước SNG sau khi nhậm chức thể hiện rất rõ điều này. Tiếp đó, chính quyền Clinton tiếp tục triển khai và thực hiện chính sách can dự sâu hơn vào các khu vực và các nước như cuộc xung đột ở Somali, Haiti, Iran, Iraq, vấn đề hạt nhân của CH DCND Triều Tiên... Đánh giá được vai trò và vị thế ngày càng tăng của khu vực Châu Âu và Châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ khẳng định sẽ can dự vào các hoạt động của khu vực này, đồng thời tiếp tục củng cố mối quan hệ với các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, NATO, Thái Lan, Philippine, coi trọng và tăng cường mối quan hệ với Trung Quốc nhằm giải quyết các vấn đề liên quan như vấn đề Đảo Đài Loan, vấn đề hạt nhân CH DCND Triều Tiên hay các vấn đề toàn cầu mà hai nước quan tâm. Quan hệ Việt - Mỹ cũng có tầm quan trọng rất lớn trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Kể từ sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ 12/7/ 1995, quan hệ hai nước có nhiều thay đổi và phát triển trên các lĩnh vực như đầu tư, thương mại, giáo dục, đào tạo, khoa học- kỹ thuật. Mặc dù vẫn còn tồn tại một số bất đồng như vấn đề dân chủ nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, song có thể thấy mối quan hệ Việt - Mỹ đang từng bước được cải thiện và phát triển. Lãnh đạo cấp cao hai nước đã có những chuyến thăm cấp cao chính thức, nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước như chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton tới Việt Nam năm 2000. Hai nước cũng ký được những hiệp định và thỏa thuận chung về kinh tế như Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ (BTA) ký năm 2000, bước đầu có những thỏa thuận song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO, hai nước đã trao cho nhau quy chế Tối huệ quốc (MND). Trong bối cảnh chính quyền Clinton đã thực hiện và điều chỉnh chính sách đối ngoại đối với các nước và khu vực trong đó có Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu sự điều chỉnh và hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các nước và khu vực, đánh giá sự điều chỉnh này đối với các nước, khu vực trong đó có Việt Nam mang tính chiến lược có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Vì vậy tác giả chọn đề tài chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (từ năm 1993 đến năm 2001) làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quan hệ quốc tế là cần thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích Nhằm làm rõ nội dung và sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton trong hai nhiệm kỳ (từ năm 1993 đến năm 2001). 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được những mục đích nêu trên này, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Phân tích những nhân tố tác động đến việc điều chỉnh và hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (1993- 2001); - Phân tích nội dung và sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ với các nước, khu vực trên thế giới; - Đánh giá những tác động của chính sách đến quan hệ quốc tế nói chung, Việt Nam nói riêng và nhưng đối sách của Việt. 3. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về " Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (từ 1993 đến 2001)", trong quá trình thực hiện luận văn phải luôn đảm bảo duy trì nguyên tắc: đứng từ góc độ là người Mỹ để nghiên cứu và phân tích chính sách đối ngoại (từ năm 1993 đến năm 2001) Về thời gian, giới hạn nghiên cứu của đề tài "Chính sách đối ngoại của Mỹ từ năm 1993 đến năm 2001". 4. Tình hình nghiên cứu Có thể nói chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều học giả và các nhà nghiên cứu của nước Mỹ, Việt Nam, cũng như các nhà nghiên cứu nước ngoài. Công trình nghiên cứu đó có thể chia thành các nhóm sau: Trong nhóm công trình nghiên cứu về Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton có thể kể một số công trình tiêu biểu của các nhà nghiên cứu Mỹ như sau: Preparing America's Foreign Policy for the 21th Century của David L. Bore and Edward J. Perkin xuất bản năm 1999. Trong cuốn sách này tác giả tập trung nghiên cứu và phân tích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và những sự điều chỉnh để chuẩn bị đối phó với những biến động của thế kỷ XXI. Các nhóm nghiên cứu của những nhà nghiên cứu nước ngoài khác về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton như: Bill Clinton (A Taking Part Book); Victoria Sherrow; Library Binding; Published 1993; The Agenda: Inside the Clinton White House; Bob Woodward, Julie Rubenstein (Editor); Mass Market Paperback; Published 1995; Clinton’world: Remarking America Foreign Policy, William G. Hyland. Trong nhóm các công trình nghiên cứu Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton của các nhà nghiên cứu Việt Nam tiêu biểu như: Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ từ G.Bush (cha) đến Bill Clinton của Hà Mỹ Hương. Châu Mỹ ngày nay, số 1/2001 Trong bài viết này tác giả tập trung nghiên cứu và phân tích sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ sau chiến tranh Lạnh: từ chiến lược "Vượt trên ngăn chặn" của Tổng thống G.Bush đến chiến lược "Cam kết và mở rộng" của Tổng thống Bill Clinton; Hoa kỳ Cam kết và mở rộng của Lê Linh Lan, xuất bản năm 1997, trong cuốn sách này đi sâu nghiên cứu và phân tích chiến lược của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton... Nhìn chung, các bài viết và các công trình nghiên cứu này có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, nó chỉ ra sự phong phú và đa dạng, những thuận lợi và khó khăn trong việc hoạch định đường lối đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, các công trình nói trên phần lớn đi sâu vào nghiên cứu những khía cạnh chung, chưa thấy có công trình nào của các tác giả Việt Nam, Hoa Kỳ hay nước ngoài đi sâu vào nghiên cứu Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (từ 1993-2001). Trên cơ sở kế thừa những bài viết, công trình đã công bố, tác giả đi sâu vào nghiên cứu và phân tích "Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (từ 1993 đến 2001). 5. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu 5.1. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phản ánh trung thực chính sách đối ngoại của chính quyền Clinton (1993- 2001), nhìn nhận và đánh giá chính sách đối ngoại của Mỹ trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Ngoài ra, đề tài luận văn "Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (từ 1993 đến 2001) là một đề tài nghiên cứu mang tính chất liên ngành, vừa là một vấn đề của Lịch sử thế giới Hiện đại, vừa là vấn đề thuộc Lịch sử Quan hệ quốc tế. Do đó, trong việc nghiên cứu đề tài tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng một số các phương pháp như: phương pháp lịch sử và phương pháp logic; phương pháp hệ thống hóa và khái quát hóa; phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh và dự báo. 5.2. Tư liệu Các văn bản gốc bao gồm các bài diễn văn, tuyên bố, hiệp định, thông điệp liên bang của chính quyền Tổng thống Bill Clinton. Các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung và chính sách đối ngoại của chính quyền Clinton nói riêng do các học giả Mỹ, nước ngoài và Việt Nam nghiên cứu. 6. Đóng góp của luận văn - Chính sách đối ngoại của Mỹ được coi là một phần rất quan trong trong Quan hệ quốc tế. Bởi lẽ, Mỹ là một siêu cường trên thế giới, việc hoạch định đường lối đối ngoại của Mỹ ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ, sự phát triển của các nước trên thế giới. Do đó, việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung và chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton. - Thông qua việc phân tích, nghiên cứu, đề tài góp phần làm rõ mục tiêu bên trong và sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ đó đưa ra những đánh giá. - Luận văn sẽ đóng góp thêm vào tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử Quan hệ quốc tế hiện đại. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton Trong chương này, tác giả trình bày khái quát những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Đây chính là nền tảng cho việc triển khai nội dung chính sách đối ngoại của chính quyền Clinton trong những chương sau. Chương 2: Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton Chương này tập trung vào phân tích mục tiêu nội dung và sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ ở các khu vực, các quốc gia trên thế giới trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Clinton: nhiệm kỳ thứ nhất (1993 - 1997) với chiến lược "Cam kết và mở rộng" và nhiệm kỳ thứ hai (1997- 2001) với chiến lược "An ninh quốc gia cho thế kỷ mới". Chương 3: Đánh giá chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton Trên cơ sở kết quả nghiên cứu chương 1 và 2, trong chương này, tác giả rút ra những nhận xét, đánh giá về những thành tựu và hạn chế trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton. CHƯƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON 1.1.Tình hình Quốc tế Dưới thời tổng thống Bill Clinton, những biến động của môi trường chính trị, an ninh và kinh tế quốc tế luôn là nhân tố chi phối mạnh mẽ đến chính sách cũng như hoạt động đối ngoại Mỹ. Trước hết, đó là sự kết thúc của trật tự thế giới hai cực, một hình thái biểu hiện của cuộc đối đầu Đông - Tây khốc liệt kéo dài gần nửa thế kỷ kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, cùng với sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới tan rã, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế khủng hoảng, chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào khiến so sánh lực lượng thế giới nghiêng về có lợi cho Mỹ và chủ nghĩa tư bản. Những sự kiện này làm thay đổi sâu sắc cục diện thế giới, cơ cấu địa - chính trị và sự phân bố quyền lực toàn cầu bị đảo lộn. Trong bối cảnh đó, trên thế giới đã diễn ra những thay đổi có tính chất xu thế đan xen nhau phức tạp, thậm chí trái chiều nhau. Hoà bình, hợp tác và phát triển trở thành một xu thế lớn trong quan hệ quốc tế. Với nhiều cấp độ khác nhau, tiến trình cải thiện quan hệ giữa các nước được thúc đẩy, hình thành nhiều phương thức hợp tác, liên kết mới trên các lĩnh vực theo xu hướng chú trọng lợi ích dân tộc và mục tiêu phát triển. Các quốc gia độc lập, có chủ quyền nỗ lực vươn lên khẳng định vị thế là những chủ thể có vai trò ngày càng tăng trong hệ thống các quan hệ quốc tế hiện đại. Ý thức độc lập tự chủ, tự cường quốc gia, tự cường khu vực của các nước vừa và nhỏ, các nước đang phát triển trỗi dậy mạnh mẽ.[77] Mặt khác, trật tự thế giới hai cực mất đi làm giảm các cuộc xung đột bắt nguồn từ cuộc đối đầu Xô - Mỹ trước đó, nhưng đồng thời nó cũng làm mất đi giới hạn kiềm chế đối với các xung đột khác, hoặc làm bộc lộ rõ nét và ngày càng gay gắt thêm một số mâu thuẫn vốn tiềm ẩn. Điều đó lý giải vì sao trong lúc không ít cuộc nội chiến, xung đột kéo dài đã từng bước đi đến giải pháp chính trị, thì tại nhiều khu vực, hàng loạt cuộc xung đột mới lại bùng lên dữ dội. Môi trường an ninh toàn cầu sau chiến tranh lạnh vẫn tiếp tục trở nên không chắc chắn. Xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, những bất ổn do mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp về lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên xảy ra ở nhiều nơi, nhất là tại khu vực các nước đang phát triển. Nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống xuất hiện bên cạnh những vấn đề toàn cầu cấp bách, mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được nếu không có sự hợp tác đa phương. Tính chất nghiêm trọng và phức tạp của những vấn đề này rõ ràng đòi hỏi các nước, nhất là các nước phát triển cần đóng góp tích cực hơn nữa trong sự phối hợp, hợp tác hành động một cách hiệu quả thiết thực. Dưới tác động của cách mạng khoa học- công nghệ và toàn cầu hoá, quá trình tự do hóa kinh tế và cải cách thị trường diễn ra phổ biến. Các nền kinh tế dựa vào nhau, liên kết với nhau, xâm nhập lẫn nhau, khiến cho tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng tăng. Toàn cầu hoá thúc đẩy phân công lao động quốc tế sâu rộng và phát triển kinh tế, đồng thời tạo điều kiện mở rộng giao lưu văn hoá. Song toàn cầu hoá là một quá trình đầy mâu thuẫn, trước hết, đó là mâu thuẫn giữa một bên là lợi ích của các thế lực tư bản, đế quốc bá quyền với một bên là chủ quyền của các quốc gia dân tộc; giữa tăng trưởng kinh tế với bất công xã hội; giữa áp lực của tư bản độc quyền xuyên quốc gia với sự lựa chọn con đường phát triển của các dân tộc; giữa các lực lượng lợi dụng toàn cầu hóa để bóc lột về kinh tế, áp đặt về chính trị với các lực lượng đấu tranh chống toàn cầu hóa phi nhân bản, bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và sự tiến bộ xã hội. Do đó, toàn cầu hóa không chỉ thuần tuý là một quá trình kinh tế - kỹ thuật, mà còn là cuộc đấu tranh kinh tế - xã hội, kinh tế - chính trị và văn hoá- tư tưởng rất gay gắt với thời cơ và thách thức đan xen nhau đối với nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển. Sau chiến tranh lạnh, tính chất và nội dung giao lưu quốc tế cũng thay đổi một cách cơ bản. Trong quan hệ quốc tế, vị trí ưu tiên hàng đầu thuộc về yếu tố kinh tế. Phương thức tập hợp lực lượng trên thế giới cũng thay đổi mạnh và được quy định trước hết và chủ yếu từ lợi ích kinh tế - chính trị của các quốc gia. Mặt khác, phương thức tập hợp lực lượng quốc tế ngày càng trở nên cơ động, linh hoạt, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Sự tập trung quyền lực và sự hình thành các trung tâm quyền lực trên thế giới dựa trên cơ sở tập trung sức mạnh kinh tế- chính trị và hình thành các trung tâm kinh tế- chính trị hùng mạnh. Việc mở rộng không gian, tăng cường về lực lượng của các trung tâm đó làm cho cuộc cạnh tranh quyền lực trên thế giới, cũng như ở các khu vực ngày càng trở nên gay gắt. Đây là một tiền đề thúc đẩy khuynh hướng hình thành thế đa cực trong quan hệ quốc tế hiện đại. Các trung tâm quyền lực quốc tế, mặc dù có sự khác biệt về quyền lợi quốc gia và chế độ chính trị- xã hội, nhưng không đối đầu với nhau, mà vừa đấu tranh quyết liệt kiềm chế lẫn nhau, lại vừa có khả năng thỏa hiệp và hợp tác với nhau.[76] Trong điều kiện cách mạng khoa học- công nghệ và toàn cầu hoá, sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn đang làm thu hẹp đáng kể khoảng cách chênh lệch về thực lực kinh tế giữa họ. Quan hệ giữa các nước lớn thay đổi nhanh chóng, từ chỗ mất cân bằng chuyển sang tìm kiếm sự cân bằng mới, kiềm chế bất đồng, tránh xung đột mang tính chất đối kháng. Các nước lớn, nhất là sau sự kiện 11/9/2001 đều tiến hành điều chỉnh chiến lược và chính sách một cách linh hoạt, coi trọng việc xác lập và củng cố những điều kiện quốc tế có lợi, tăng cường hệ số an toàn quốc gia, tập trung phát huy nội lực làm nền tảng của sức mạnh tổng hợp quốc gia nhằm duy trì, mở rộng ảnh hưởng, giành giật lợi ích về nhiều mặt. Sự thay đổi đáng kể về so sánh thực lực giữa các nước lớn sau chiến tranh lạnh khiến Mỹ trong khi theo đuổi mục tiêu duy trì vị trí siêu cường và chi phối tình hình quốc tế, nhưng cũng phải thỏa hiệp nhiều hơn với các nước lớn khác. Trung Quốc, ưu tiên duy trì môi trường hoà bình, ổn định ở trong nước và khu vực nhằm phục vụ cho lợi ích cao nhất là tăng cường thế và lực thông qua phát triển kinh tế, đồng thời ổn định quan hệ với các nước lớn khác, chủ động can dự và phát huy ảnh hưởng ở khu vực, từng bước thể hiện vai trò nước lớn. Nhật Bản tiếp tục cải cách kinh tế, nỗ lực nâng cao vị thế trên trường quốc tế kể cả về chính trị và an ninh. Nga tập trung ổn định tình hình trong nước, phát triển kinh tế, thực hiện chính sách đối ngoại thực dụng trên nhiều hướng, với nhiều đối tượng, nhất là các nước lớn, đồng thời ngày càng tỏ rõ sự kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích sống còn ở không gian SNG trước sự lấn lướt của Mỹ và phương Tây nhằm thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của Nga. Liên minh châu Âu (EU) chú trọng vào các vấn đề mở rộng và thống nhất nội bộ, theo đuổi chủ nghĩa đa phương, tăng cường quan hệ với các nước lớn khác nhằm đối phó với chủ nghĩa đơn phương của Mỹ. Ấn Độ đẩy mạnh cải cách và phát triển kinh tế, điều chỉnh lại quan hệ với Mỹ, đồng thời triển khai mạnh mẽ chính sách hướng sang phía đông, gắn chặt hơn với Đông Á- Thái Bình Dương.[58] Cùng với việc phải đối phó trước sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc và xu hướng hình thành các trung tâm quyền lực quốc tế mới, Mỹ còn đứng trước những thách thức nan giải do sự bất ổn định ở một số khu vực trên thế giới có ảnh hưởng đến lợi ích thiết yếu của Mỹ, sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố quốc tế và các mối đe dọa xuyên quốc gia khác. Mặt khác, quá trình triển khai chiến lược toàn cầu của Mỹ đối với phong trào cách mạng, tiến bộ trên thế giới sau chiến tranh lạnh diễn ra không như Mỹ dự kiến. Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế tuy chưa hoàn toàn vượt qua khủng hoảng, nhưng có những dấu hiệu phục hồi rõ nét. Các nước xã hội chủ nghĩa không chỉ tiếp tục đứng vững, mà còn giành được nhiều thành tựu quan trọng trong cải cách, đổi mới và nâng cao vị thế quốc tế. Làn sóng cánh tả lan rộng ngay tại khu vực Mỹ Latinh vốn được coi là “sân sau” của Mỹ. Những biến động của tình hình nước Mỹ và quốc tế như đã nêu vừa tạo ra những cơ hội thuận lợi, vừa đưa lại nhiều khó khăn, thách thức đối với chính quyền Tổng thống Bill Clinton Mỹ trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu, cũng như việc hoạch định, thực thi và điều chỉnh chính sách đối ngoại thời kỳ sau chiến tranh lạnh. 1.2. Tình hình nước Mỹ Nước Mỹ (Hợp chúng quốc Hoa Kỳ- The United States of America) được thành lập ngày 04/7/1776, nằm ở tây bán cầu, phía bắc lục địa châu Mỹ. Sau hơn 200 năm phát triển, ngày nay nước Mỹ gồm 50 tiểu bang và 1 quận liên bang, với diện tích hơn 9,6 triệu km2, đứng thứ tư trên thế giới sau Liên bang Nga, Canađa, Trung Quốc và chiếm 6,2% diện tích toàn cầu.[34, tr.54] Ngoài hai tiểu bang là Alaska nằm phía tây bắc Canađa và Hawaii nằm trên Thái Bình Dương, phần lục địa chính của nước Mỹ hai mặt giáp biển: Đại Tây Dương ở phía đông, Thái Bình Dương ở phía tây; từ bắc xuống nam rộng 2500 km, từ đông sang tây rộng 4500 km, trải dài trên bốn m
Luận văn liên quan